当前位置:首页 > Công nghệ > Trẻ em học nói từ bố

Trẻ em học nói từ bố

2025-01-25 12:22:24 [Bóng đá] 来源:NEWS
{ keywords}
Các nhà nghiên cứu đã xua tan những hiểu nhầm xung quanh "Giả thuyết tiếng bố đẻ" và "Giả thuyết tiếng mẹ đẻ". Ảnh: Uber Image/Shutterstock

Vô số nghiên cứu trong quá khứ,ẻemhọcnóitừbốbóng bao gồm cả nghiên cứu của Đại học Tây Bắc Evanston và Trung tâm Y Tế Tây Bắc Evanston, đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai giới khi bắt đầu học một ngôn ngữ mới.

Thế truyền lại ngôn ngữ thì sao? Giới tính đóng vai trò thế nào trong việc dạy trẻ em học nói? "Tiếng mẹ đẻ" thường được định nghĩa là ngôn ngữ đầu tiên chúng ta nói, và hầu hết trẻ em tiếp thu ngôn ngữ từ mẹ mình, nhưng suy nghĩ đó đang dần trở nên lạc hậu.

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Nhân chủng học đương đại của Đại học Fudan do Menghan Zhang dẫn đầu đã phát hiện cả bố và mẹ đều ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu của trẻ nhỏ, và ảnh hưởng lên những lĩnh vực ngôn ngữ khác nhau.

Người ta từng cho rằng con trẻ chỉ tiếp nhận ngôn ngữ từ mẹ - nhưng điều này hoàn toàn không đúng.

Năm 1997, các nhà nghiên cứu cũng từng đưa ra một lý thuyết trái ngược với khái niệm "tiếng mẹ đẻ'', đề ra một giả thiết rằng trẻ em cũng học ngôn ngữ từ cha chúng.

Trái ngược với "Giả thuyết tiếng mẹ đẻ", "Giả thuyết tiếng bố đẻ" cho rằng con người có khuynh hướng tiếp thu ngôn ngữ của bố chứ không phải mẹ.

Estella Poloni và các nhà nghiên cứu khác tại Đại học Geneva đã tiến hành một nghiên cứu dựa trên Giả thuyết tiếng bố đẻ để xem xét mối tương quan giữa đa dạng ngôn ngữ và gene di truyền từ cả bố và mẹ.

Người đứng đầu nghiên cứu, Estella Poloni xác nhận rằng đa dạng ngôn ngữ có tương quan với nhiễm sắc thể Y từ người bố và không hề tương ứng với DNA ty thể chỉ có ở người mẹ.

{ keywords}
Ty thể mẹ di truyền cho trẻ có thể giải thích lí do tại sao trẻ cố gắng bắt chước âm thanh của mẹ, chứ không phải từ vựng mẹ chúng sử dụng. Ảnh: warapong chodokmai/Shutterstock

Tuy nhiên, thuật ngữ 'tiếng mẹ đẻ' không hoàn toàn sai, vì những người mẹ có ảnh hưởng lớn tới cách trẻ em tiếp nhận ngôn ngữ như thế nào.

Trước tiểu thành niên, trẻ em thường ở cùng mẹ hơn là ở cùng bố, thực tế, chúng đã bắt đầu học 'tiếng mẹ đẻ' trước cả khi được sinh ra.

Lúc này, trẻ em đã có thể phân biệt được 'tiếng mẹ đẻ' và ngoại ngữ, và có thể nhận biết tới 800 từ.

Không phải ngẫu nhiên mà trẻ em song ngữ có thể nhanh chóng nhận ra âm thanh của hai ngôn ngữ khác nhau.

Về cơ bản, người mẹ không chỉ truyền đạt lời nói, mẹ cũng truyền đạt cả truyền thống, hành vi, trách nhiệm và tất cả mọi thứ cấu tạo nên một nền văn hóa.

Về bản chất, người mẹ không chỉ truyền lại ngôn ngữ cho con, mà còn truyền lại cả nền văn hóa.

{ keywords}
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Zhang cho hay nhiễm sắc thể Y của bố có thể là lý do tại sao trẻ em có xu hướng học từ vựng từ cha mình. Ảnh: Picsea / Unsplash

Để trả lời câu hỏi hóc búa: "Ngôn ngữ được truyền lại do bố hay mẹ?", đội ngũ nghiên cứu của tiến sĩ Zhang đã thực hiện một nghiên cứu ngôn ngữ di truyền trong 34 quần thể Ấn-Âu, tập trung vào liên kết giữa từ vựng và nhiễm sắc thể Y của bố, cũng như mối quan hệ giữa âm thanh và DNA ty thể từ mẹ.

Khác với những nghiên cứu trước, lần này các nhà nghiên cứu đã phân loại ngôn ngữ dựa trên hệ thống từ vựng (từ ngữ) và ngữ âm (âm thanh) riêng biệt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng ta bắt chước phát âm của mẹ mình, nhưng đã học được vốn từ vựng từ bố - một phát hiện hoàn toàn trái ngược với những tư tưởng về tiếp nhận ngôn ngữ từ xưa tới nay.

Những nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa gen của cha và đặc điểm từ vựng; tương tự, có bằng chứng chứng minh gen từ mẹ liên quan tới đặc tính ngữ âm.

Bằng cách hợp nhất hai Giả thuyết về 'tiếng mẹ đẻ' và 'tiếng bố đẻ', các nhà nghiên cứu đã bác bỏ được cả 2 giả thuyết này.

Hà Dung (Theo Bussiness Insider)

 

Có thể học ngoại ngữ trong giấc ngủ sâu

Có thể học ngoại ngữ trong giấc ngủ sâu

Chúng ta có thể trau dồi từ vựng ngoại ngữ trong giấc ngủ sâu; từ vựng học được trong giấc ngủ có thể được bộ não vô thức ghi nhận khi ta thức dậy.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
推荐文章
热点阅读
随机内容