Soi kèo góc Lecce vs Sassuolo, 21h00 ngày 24/9
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/82b998932.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Yokohama Marinoss vs Tokyo Verdy, 12h00 ngày 5/4: Bất phân thắng bại
Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Canada và Mexico hiện là hai nước xuất khẩu dầu hàng đầu sang Mỹ, chiếm lần lượt 52% và 11% nhập khẩu nhiên liệu nước này. Hãng dữ liệu Kpler cho biết Mỹ mua 61% dầu xuất khẩu bằng đường biển của Canada và 56% từ Mexico.
Năm nay, Canada xuất khẩu dầu tăng vọt, nhờ mở rộng đường ống Trans-Mountain (TMX) để tăng vận chuyển sang Mỹ và châu Á.
"Nếu bị hạn chế xuất khẩu và không thể chuyển hướng số dầu trước đó sang Mỹ, các công ty Canada phải giảm giá và đối mặt nguy cơ sụt doanh thu", Daan Struyven - nhà nghiên cứu hàng hóa tại Goldman Sachs nhận định.
Châu Á có thể mua dầu giá rẻ nếu Trump áp thuế Mexico, Canada
"Khoảnh khắc đó tôi nhận ra không ai có thể làm được điều này trừ bản thân mình. Vậy tôi phải thực hiện thôi", Skipper nói.
Nghĩ là làm, cô bắt đầu thực hiện dự án "Trade me" với khởi đầu là một chiếc kẹp tóc vô cùng đơn giản, chỉ có giá trị 0,01 USD (hơn 220 đồng). Sau 28 lần đổi chác, cô đã thu về một căn nhà trị giá 80.000 USD (gần 2 tỷ đồng).
Từ chiếc kẹp tóc chỉ có giá 220 đồng, cô gái người Mỹ đã đổi thành công lấy được căn nhà giá gần 2 tỷ đồng. |
"Gần 30 lần buôn qua bán lại, trải qua tất cả những thăng trầm, cuối cùng tôi đã làm được", Skipper tự hào chia sẻ trong một video đăng tải hồi giữa tháng 12 vừa qua. Cô gái người Mỹ không quên chia sẻ khoảnh khắc cười tươi rạng rỡ khi đứng trước căn nhà biệt lập gồm 2 phòng ngủ gần Nashville, Tennessee.
Ý tưởng có vẻ "điên rồ" nhưng hiện video của cô thu hút hàng triệu lượt xem. Trang cá nhân của Skipper cũng thu hút lượng người theo dõi cao không kém gì những nhân vật nổi tiếng.
Trở lại với "thương vụ" đổi kẹp tóc lấy nhà. Ban đầu, cô đổi kẹp tóc lấy một đôi hoa tai trị giá 10 USD. Giao dịch tiếp theo, cô lấy món đồ này đổi được bộ ly giá 24 USD. Những món đồ càng về sau càng được nâng cao giá trị. Skipper tiếp tục đổi được những món lớn hơn như chiếc Apple TV, máy chơi game, giày thể thao hàng hiệu, vòng cổ bằng kim cương cho tới ô tô...
![]() |
Cô gái đổi chiếc cặp tóc bé xíu lấy ngôi nhà giá hơn 1,8 tỷ đồng |
Đương nhiên quá trình trao đổi không phải lúc nào cũng "thuận buồm xuôi gió". Một vài sự cố vẫn xảy ra do tình hình dịch bệnh khiến việc vận chuyển gặp khó, thủ tục không dễ dàng.
Đó là khi cô muốn đổi chiếc thẻ VIP của hệ thống nhà hàng Chipotle trị giá 18.250 USD (có hiệu lực trong một năm, ăn uống không giới hạn), lấy món đồ có giá trị hơn. Một phụ nữ ở Canada có chiếc xe kéo chạy bằng năng lượng mặt trời và chiếc Tesla Powerwall, trị giá 40.000 USD, muốn đổi lấy chiếc thẻ VIP này. Tuy nhiên, vì dịch bệnh nên biên giới đóng cửa, cả hai mất nhiều tháng trời mới thực hiện được giao dịch.
Thương vụ cuối cùng diễn ra đầu tháng 12 vừa qua. Skipper đổi món đồ với một phụ nữ tại Tennessee để lấy căn nhà diện tích 70 m2 nhỏ xinh với sân sau rộng rãi.
Theo chia sẻ của Skipper, nguyên tắc khi đổi đồ của cô là không giao dịch với người quen. Khi mặt hàng giá trị càng lớn, càng khó tìm được chủ nhân mới.
Dù đang ở vị trí giám đốc sản phẩm của một công ty, nhưng cô gái người Mỹ này vẫn giữ thói quen đổi đồ. Cô tiết lộ sẽ tặng lại căn nhà này cho ai thực sự cần nó ở Tennessee.
Sắp tới, cô dự kiến sẽ thực hiện "Trade me" mùa 2. Rất có thể, cô sẽ tiếp tục chọn một chiếc kẹp tóc khác làm món đồ trao đổi trong phiên giao dịch tới đây.
Theo Dân Trí
Thất nghiệp vì Covid-19, Hồng về quê Lạng Sơn để tìm cách sản xuất mì ngô - loại cây lương thực từng gắn bó suốt tuổi thơ của cô.
">Cô gái đổi chiếc cặp tóc 220 đồng lấy ngôi nhà giá gần 2 tỷ đồng
Biết vậy, nhưng cũng chẳng ai hơi đâu lên án hay trách cứ chị em nếu họ có "đàn bà tính". Vai trò, thiên chức, trách nhiệm phải tổ chức, cất đặt từng li từng tí, tỉ mẩn vun vén cho tổ ấm mặc định họ được quyền như vậy. Thành thử, một khi các ông phạm phải "vùng" tính cách ấy, nhiều hay ít đều không tránh khỏi cái bĩu môi ngán ngẩm, chê bai... tầm thường.
Mình em làm vợ được rồi!
"Trăm bữa cơm như một, nếu không chê món này, chồng cũng bảo món kia phải chế biến "vầy nè, vầy nè" mới ngon. Đàn ông sao lại quá quan tâm đến chuyện ăn uống. Cái tính hay chê của chồng khiến tôi phiền lắm. Đơn cử, một bữa nghe anh quát con: "Nó bẩn thỉu, con không được chơi với nó". Hỏi, anh bảo con bé hàng xóm sang chơi, nhìn nó mũi dãi lòng thòng, đi chân đất dơ dáy nên không muốn con làm bạn. Tôi hỏi anh, vậy phải cho con chơi với người nào? Anh cao giọng: "Ít nhất phải người dạy cho con điều hay. Mình đã trầy trật chỉ bảo, con mới có thói quen mang dép, biết hỉ mũi, giữ quần áo sạch thì không thể để con chơi với bạn vệ sinh kém".
Chưa hết, anh còn cực kỳ... nhiều chuyện. Có lần, anh đưa con ra ngõ chơi, lát sau quay vào, bảo: "Bà Tám ve chai, quanh năm lam lũ, vất vả, người gầy đét; hôm nay đi ăn cưới mặc cái váy sang trọng vẫn chẳng "cứu vớt" được; còn trông lạc điệu, kỳ kỳ sao đó". Tôi chỉ biết... há mồm.
Cạnh nhà tôi là gia đình anh Thẩm sửa xe. Một trưa đang ngủ, chồng bị đánh thức bởi tiếng ồn. Bực mình, anh chạy sang mắng vốn, sau đó mang chuyện mách lên tổ dân phố. Vậy là hai nhà không ngó nhau. Tôi biết chồng quá đáng, muốn anh sang giảng hòa nhưng anh nhất định "tội gì phải hạ mình". "Chiến tranh lạnh" kéo dài đã nửa năm, chưa biết bao giờ chấm dứt.
Người ngoài anh đã vậy, tôi thì khỏi nói. Quần áo vừa giặt xong, nếu không mang đi phơi liền bị anh nhăn nhó "để lâu nhàu đồ hết"; tôi quét nhà xong, thể nào anh cũng... quét lại. Bi kịch nhất, thi thoảng tôi dắt xe, anh sẽ... dòm dòm xem liệu bánh xe có giẫm lên đôi dép? Đàn bà quá phải không? Ngán ngẩm! Bao lần tôi nửa đùa nửa thật "ở nhà này, mình em làm vợ là được rồi"; nhưng tình hình vẫn chẳng khá hơn" - chị Ngọc Oanh, H.Củ Chi nói một hơi.
Bần hơn đàn bà!
"Còn tôi, hiện tại ý nghĩ muốn thoát khỏi ông chồng "bần hơn đàn bà" cứ lởn vởn trong đầu. Cuộc sống gia đình không đến nỗi, nhưng cách anh ứng xử với đồng tiền khiến tôi nghẹt thở.
Chồng tôi thích đi chợ, nấu ăn. Phải chăng, thường phải chi tiêu từng chút một biến anh thành kẻ chi li, tính toán đến bần tiện? Có lần anh sai con: "Ra bà Liên mua cho ba nửa ký cà chua, phải là bà Liên nha". Khổ nỗi, cà chua thì mua đâu chẳng được; thằng nhỏ vừa về, anh lôi mấy quả cà ra càm ràm: "Con không nghe lời ba phải không?". Anh bảo, cà chua bà Liên ngon nhất chợ, trái mọng, vừa chín tới. Xong anh tuyên bố: "Chợ Cầu Mé này anh lạ gì ai, người nào bán gì ngon anh nắm hết. Cũng chẳng ai lạ gì anh mà dám bán thứ tệ hại". Chồng lạ gì ai thì tôi không biết, riêng khoản "ai lạ gì anh" thì tôi đã... mục sở thị.
Hôm đó nhà có tiệc, cùng nhau đi chợ, thấy anh hùng hổ ngã giá mà tôi ái ngại vô cùng. "Cũng là dưa leo, sao hàng kia bán rẻ hơn của chị 500 đồng, bớt đi rồi tôi mua" - anh kỳ kèo. Người bán đáp: "Tôi biết tính anh mà, hàng tuyển anh mới ưng; bên đó rẻ nhưng anh vẫn bỏ sang tôi đó thôi". Hay, mỗi lần có người đến giao nước, thu tiền điện, tiền rác... nếu đưa dư tiền, anh sẵn lòng chờ thối, dù chỉ một ngàn đồng; ai quên, anh níu tay vặn hỏi, quy kết họ... gian.
Riêng tôi, thi thoảng mua sắm vài thứ cho mình, như bộ váy dành ăn cưới mới đây, là gặp ngay cái nhíu mày khó chịu: "Sắp tới phải bóp miệng, bóp bụng may ra đủ ăn". "Cơn nghẹt thở" khiến tôi tức nước, vỡ bờ, có ý nghĩ muốn thoát khỏi anh, thoát khỏi tính bần tiện này. Cậu em vào công tác, vợ chồng tôi đến khách sạn thăm em. Tại đó, tôi "lạt miệng", mở bịch snack của khách sạn ra ăn, anh thấy vậy, nhăn mặt: "Coi giá đi, của khách sạn mà". Tôi chưa hết bẽ mặt thì bị nghe phán tiếp: "Ăn trông nồi, ngồi trông hướng là tính luôn những trường hợp như vậy đấy!". Không còn khả năng chịu đựng, tôi xin phép ra ngoài rồi đón taxi về" - chị Bích Vân, Q.Tân Phú kết thúc bài ca thán chồng trong tiếng thở dài.
Sao mới đáng mặt đàn ông?
Các ông chồng có hiểu cho nỗi chán nản chất chứa của các bà? Ai sống nổi nếu các ông "đàn bà tính" quá mức? Họa hoằn lắm, chị em chỉ có thể khép hờ mắt cho qua; hoặc tập thích nghi, sống chung với lũ. Nhưng, kiểu gì thì cuộc chung sống cũng dẫn đến bi kịch bởi những tính cách ấy như "vòng kim cô" trên đầu mỗi ngày một siết chặt; khi mà nó diễn ra hàng ngày, va chạm trong mọi sinh hoạt.
Tuy vậy, nói đi cũng phải nói lại, thời cuộc đã khiến chồng vợ ít nhiều "đổi vai" nhau. Đàn ông đi chợ, ngã giá hay giữ sổ thu chi là chuyện bình thường; nhất là khi xu hướng mới đòi hỏi người đàn ông hiện đại vừa có chỗ đứng trong xã hội mà vẫn chu đáo, biết lo toan, chăm sóc, thu vén cho gia đình. Nhiều ông còn cảm thấy hạnh phúc bởi được thể hiện tình thương yêu vợ con, ở sự lo toan vụn vặt, chi tiết, biết tiết kiệm, dành dụm từng đồng. Tội gì không để họ hạnh phúc? Lẽ đó, phụ nữ, nên chăng bớt bận tâm, xét nét đến những tiểu tiết của chồng - bởi sự xét nét đó cũng một cách tự thân chị em gián tiếp phô bày "đàn bà tính".
Sau cùng, chẳng ông nào muốn mang những đặc tính mà "phe kia" còn muốn chối bỏ. Hai bên phải hiểu rằng, mọi sự đều có ngưỡng; mà, vợ chồng bao giờ chẳng canh lề, giữ lối cho nhau. Dưới đôi mắt tỉ mẩn, nhạy cảm có sẵn, các bà hãy là người góp ý, khuyên nhắc, động viên chồng trở về đúng vị thế, tư cách nếu thấy ông sa đà. Ngược lại, các ông tự kiểm kê, rà soát, xem ngó chính mình sao cho không chệch ray... tay đàn ông chính hiệu! Đừng để "đàn bà tính" - chẳng riêng gì các ông - ở thế không cứu chữa được, ngôi nhà như có hai bà vợ; sớm muộn cũng mất vui.
(Theo Phunuonline)
">Chồng... đàn bà
Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4
Trước đó, ngày 7/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nghị quyết đồng ý đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan, Đại biểu Quốc hội khóa 15 theo quy định của pháp luật; tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu Quốc hội đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan kể từ ngày có quyết định khởi tố bị can.
Ngày 20/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 đã họp xem xét và quyết định thi hành kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Trung ương nhận định, bà Lan đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; tiêu cực, nhận hối lộ, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Trước đó, ngày 8/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét đối với 9 bị can, trong đó có bà Hoàng Thị Thúy Lan về tội "Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4, Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Việc này nằm trong diễn biến mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” do Nguyễn Văn Hậu và đồng phạm thực hiện xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn), Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long và các đơn vị liên quan.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan bị bãi nhiệm Đại biểu Quốc hội
Suốt 2 năm yêu và cưới, Hoàng Linh (20 tuổi, quê ở Yên Bái) đôi lúc vẫn ngỡ như đang nằm mơ khi lấy được một người chồng Hàn Quốc giỏi giang, tâm lý dù hơn mình 20 tuổi.
Năm 2019, Dong Won khi ấy là một chuyên gia được công ty mời sang Việt Nam làm việc, còn Hoàng Linh đang mải mê mưu sinh để trang trải cuộc sống. Họ gặp và quen nhau khi cùng học ở một trung tâm tiếng Hàn. Ở đây, Dong Won học tiếng Việt để có thể giao tiếp với nhân viên trong công ty. Còn Linh học tiếng Hàn để thực hiện dự định sang Hàn Quốc lao động.
Linh sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại tỉnh Yên Bái. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên Linh luôn cố gắng tự lập để phụ giúp mẹ chăm sóc, nuôi nấng hai em nhỏ.
Lúc còn đi học, 10X đã làm đủ mọi việc như đi mót sắn, mót khoai,... đem về bán kiếm tiền mua sách vở. Thậm chí, cô còn nuôi tóc dài rồi cắt bán, tích cóp vài chục nghìn đồng.
Hoàng Linh kết hôn với người chồng Hàn Quốc hơn mình 20 tuổi chỉ sau 2 tháng hẹn hò.
Vì nhà quá nghèo, không đủ tiền đóng học phí nên năm 15 tuổi, Linh phải nghỉ học và bắt đầu đi làm, kiếm thêm thu nhập. Ban đầu, cô gái xin làm giúp việc, trông con cho một gia đình ở Vĩnh Phúc, sau đó chuyển sang phục vụ tại một nhà hàng Hàn Quốc 14 tiếng/ngày.
Thời gian làm ở đây khiến cô gái trẻ thấy thích thú và muốn học tiếng Hàn để đi xuất khẩu lao động. Bởi vậy, khi gặp Dong Won - một người Hàn "chính hiệu", Linh nhiệt tình trò chuyện với hy vọng trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình.
Lần đầu gặp, Linh rất ấn tượng với chàng trai người Hàn Quốc "cao, to, da trắng" khi anh chủ động làm quen và xin cách liên lạc với cô. Những lần gặp gỡ và trò chuyện nhiều hơn khiến cả hai càng thêm thiện cảm. Quen nhau được một tuần, đúng dịp nghỉ lễ nên Dong Won mạnh dạn rủ Linh đi du lịch.
"Nhà mình nghèo lắm nên chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đi du lịch đâu xa. Khi anh rủ vào Nha Trang và nhận trả mọi chi phí, mình thích lắm. Anh nhiệt tình, chu đáo và mình cũng cảm nhận được sự chân thành nên đồng ý luôn", Linh kể.
Cô gái Việt và chàng trai Hàn Quốc quen nhau khi cùng học ở một trung tâm tiếng Hàn.
Sau chuyến du lịch, cả hai hiểu nhau hơn và nhanh chóng trở thành một đôi. Sau đó, Linh chuyển tới sống cùng người yêu. Để khắc phục vấn đề bất đồng ngôn ngữ, cặp đôi dùng công cụ dịch mỗi khi cần diễn đạt suy nghĩ của mình tới "nửa kia".
"Anh cao 1m85, 38 tuổi còn mình chỉ chừng m58 và mới 18 tuổi thôi. Tuy chênh lệch về cả ngoại hình và tuổi tác, thậm chí lối sống có chút khác biệt nhưng cả hai dễ dàng đồng cảm và chấp nhận nhau. Anh cũng chu đáo, tinh tế từ những hành động nhỏ nhất nên mình rung động và cảm thấy muốn được che chở, yêu thương", 10X chia sẻ.
Chuyện tình "đũa lệch" của cô nàng tuổi 18 với chàng trai hơn 20 tuổi
Sau thời gian ngắn hẹn hò, Dong Won chủ động ngỏ lời muốn về nhà bạn gái ra mắt. Dù ban đầu có chút lo lắng, sợ bạn trai thấy cảnh nhà mình nghèo, lụp xụp nhưng Linh cũng đồng ý vì cảm nhận được sự chân thành từ anh.
Lần đầu tới một vùng quê nghèo ở Việt Nam, gặp gỡ những người dân thân thiện, hiếu khách, chàng trai Hàn Quốc rất thích thú. Gia đình Linh cũng ấn tượng với bạn trai cô, hào hứng hỏi anh đủ thứ, cả về vị HLV tài ba Park Hang-seo đang dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Thậm chí, họ còn nhiệt tình vun vén chuyện tình "đũa lệch" của cặp đôi này.
Sau lần ra mắt, Dong Won ngỏ lời kết hôn với Linh. Cô gái nhà nghèo bày tỏ quan điểm, muốn tập trung đi làm để kiếm tiền nuôi dưỡng mẹ và hai em. Nghe vậy, bạn trai Linh không hề lo lắng mà còn xin được chia sẻ, gánh vác khó khăn cùng cô.
"Lắng nghe những lời nói chân thành từ anh, mình cảm động lắm. Tự dưng có người yêu thương, chiều chuộng hết mực lại còn sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn nên mình nhận lời. Lâu nay chỉ có 4 mẹ con nương tựa nhau mà sống, nay có người đàn ông làm chỗ dựa, trụ cột trong gia đình khiến mình yên tâm và thêm động lực cố gắng hơn", cô gái Yên Bái nhớ lại.
Sau 2 tháng hẹn hò, cặp đôi cùng nhau đi đăng ký kết hôn. Chuyện này khiến bạn thân Dong Won tỏ ra không thoải mái, khuyên anh nên tìm hiểu kỹ càng. Nhưng chàng trai Hàn Quốc không bận tâm suy nghĩ mà hoàn toàn tin vào quyết định của mình.
Bố mẹ chồng Linh từ Hàn Quốc sang Việt Nam cưới vợ cho con.
Cặp đôi chụp nhiều bộ ảnh cưới ở Hội An.
Đến Tết năm 2020, Linh sang Hàn Quốc ra mắt bố mẹ chồng. Trái ngược với tưởng tượng, Linh rất xúc động khi bố mẹ chồng luôn quan tâm và lo lắng cho con dâu. Sau khi trở về từ Hàn Quốc, bố mẹ chồng Linh cùng sang Việt Nam để tổ chức đám cưới cho cặp đôi.
Không lâu sau đó, cặp vợ chồng Việt - Hàn có thêm niềm vui khi chào đón người con trai đầu lòng. Linh kể, đến lúc sinh nở, cô càng cảm nhận được sự chu đáo, tuyệt vời của người chồng hơn mình 20 tuổi.
Người chồng Hàn Quốc chu đáo, quan tâm vợ hết mực từ lúc quen cho tới khi kết hôn. Anh chăm con khéo, nhận làm mọi việc để vợ được nghỉ ngơi.
"Anh xin nghỉ làm một tháng liền để túc trực, chăm sóc vợ mọi thứ. Lúc ở viện, anh chẳng ngần ngại thay rửa, vệ sinh cho mình, đến mức mọi người xung quanh còn kinh ngạc.
Anh chăm con rất khéo, tự cho con uống sữa, thay tã,... chẳng việc gì không biết làm. Khi về nhà, dù công việc bận rộn nhưng anh vẫn nhận nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa rồi chăm con để vợ có thời gian nghỉ ngơi", Linh tự hào kể về chồng.
Hôn nhân hạnh phúc
Chung sống ở Việt Nam được 2 năm, Dong Won đưa vợ con về Hàn Quốc. Cặp đôi hiện sống tại một căn chung cư ở thủ đô Seoul, cách bố mẹ chồng chừng 2 phút di chuyển… bằng thang máy. Vợ chồng Linh ở tầng 11, còn bố mẹ chồng sống trên tầng 21.
Không chỉ lấy được người chồng giỏi giang, tâm lý, Linh còn hạnh phúc vì có bố mẹ chồng tuyệt vời rất thương con dâu.
"Từ cái lược chải tóc đến dao cạo râu, mẹ chồng mình sắm hết. Hàng ngày, mẹ còn nấu ăn, tiếp tế thực phẩm cho chúng mình. Mình vốn thiếu thốn nhiều thứ, cuộc sống chưa bao giờ nhận được đãi ngộ nào lớn lao nên tất cả tình yêu thương từ chồng và gia đình chồng đều khiến mình cảm động, vượt qua những áp lực tinh thần khi xa quê", cô gái quê Yên Bái tâm sự.
Linh chụp ảnh cùng gia đình chồng sau khi cặp đôi trở về Hàn Quốc.
Dong Won đưa vợ con đi khám phá nhiều nơi ở xứ sở kim chi.
Căn nhà mới của gia đình Linh ở quê nhà được chàng rể Hàn Quốc hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Nói về người chồng hơn 20 tuổi, Linh thừa nhận "hơn cả mong đợi". Cô gái hài hước kể, anh "tiết kiệm" khi còn yêu nhưng sau kết hôn lại sẵn sàng "nộp" lương cho vợ. Từ tiền mặt đến thẻ lương của chồng đều do Linh giữ để chi tiêu, vun vén cho gia đình.
Giữ đúng lời hứa lúc trước, suốt 2 năm nay, tháng nào Dong Won cũng đều đặn gửi 5 triệu đồng cho gia đình vợ để nuôi các em. Thậm chí, anh còn trả luôn khoản nợ 30 triệu đồng mà gia đình vợ vay đã lâu chưa có khả năng trả. Gần đây nhất, chồng Linh còn xây một ngôi nhà mới trị giá 400 triệu đồng để bố mẹ, các em của vợ có nơi che mưa che nắng khang trang đón năm mới. Những hành động san sẻ, gánh vác khó khăn và trách nhiệm cùng vợ của Dong Won khiến Linh xúc động vô cùng.
Kết hôn sau 2 tháng hẹn hò, cô gái Yên Bái luôn cảm thấy đúng đắn về quyết định năm xưa khi "về chung một nhà" với người chồng Hàn Quốc hơn 20 tuổi.
Dù có đôi lúc vợ chồng cãi vã, bất đồng quan điểm nhưng Dong Won luôn chủ động làm hòa, dỗ dành Linh bằng mọi cách. Là người sạch sẽ, lại kén món ăn nhưng sau khi kết hôn, chàng trai Hàn Quốc đã cố gắng thay đổi.
Anh ăn uống thoải mái hơn, thưởng thức được nhiều món Việt như mắm tôm, trứng vịt lộn,... Người đàn ông Hàn Quốc còn tìm hiểu những ngày lễ đặc biệt ở quê vợ để tặng quà hay hoa hồng cho bà xã.
Theo Dân Trí
Câu hỏi trên đã nhận về hàng ngàn ý kiến chia sẻ của cộng đồng mạng. Giới trẻ yêu thời đại học liệu có thể tiếp tục duy trì sau khi một trong hai người rời giảng đường để bắt đầu sự nghiệp?
">Chuyện tình sét đánh của cô gái nghèo Yên Bái với chồng Hàn hơn 20 tuổi
Hai năm qua, con tim, khối óc của tôi dần chai sạn với cuộc đời. Mọi khó khăn đến rồi đi, rèn cho tôi sự lì lợm khi phải chống đỡ với những khó khăn của cuộc đời.
Sống trong bối cảnh cả đất nước gồng mình lên chống dịch, cá nhân tôi cũng phải gồng mình lên để sống, để tồn tại vì đơn giản một điều, tôi sống không phải cho mình tôi, mà cho cả những người thân yêu, những người hàng ngày luôn dõi theo từng bước đi của tôi. Họ không hề muốn nhìn cảnh tôi bị gục ngã.
Mọi khó khăn về cơm, áo, gạo, tiền tôi đều cố gắng vượt qua. Vài tháng cách ly, sống trong căn phòng trọ 10m2, mái lợp fibro xi măng, mùa hè nóng như chảy mỡ, mùa đông gió lùa lạnh thấu xương. Khó khăn đó không làm tôi chùn bước.
Tết ở quê. Ảnh minh họa. |
Những ngày đó, khó khăn như muốn đè tôi xuống, thu nhập không có, tiền nhà, tiền ăn vẫn phải đóng đủ, tôi dần phải học cách tồn tại qua ngày. Hôm thì làm vài gói mì tôm, hôm thì ăn cơm không với nước mắm và có ngày đỉnh điểm, đến chai nước mắm cũng không còn giọt nào… Tất cả đều qua và không làm tôi sợ hãi.
Nhưng dần đến những ngày cuối năm, thời tiết vào đông, gió lạnh ùa về, lại làm cho trái tim tôi rét buốt.
Tôi rất sợ mỗi khi Tết đến, trở về ngồi nhà thân yêu, đối diện với gương mặt hốc hác, xám xịt, đầy nếp nhăn của bố mẹ.
Mỗi tuổi nó đuổi xuân đi, bố mẹ tôi ngày càng già thêm, sức khoẻ không như trước, ánh mắt không còn tinh và nhanh, nhưng sâu thẳm bên trong, tôi vẫn nhận ra bao hi vọng, mong ngóng của bố mẹ.
Bố tôi tên Côi, cả cuộc đời của ông dường như gói gọn ngay trong cái tên. Bố tôi sinh ra đã không có cơ hội nhìn thấy mặt ông nội. Ông tôi mất khi bà đang mang thai bố được mấy tháng, vì vậy bà nội liền đặt tên là Côi, theo nghĩa là mồ côi.
Ngoài nghĩa là mồ côi, tên bố còn có thể hiểu là đơn côi, lẻ loi. Cuộc đời ông là những tháng ngày sống trong cô độc. Nhà nghèo, từ nhỏ ông không được học hành, phải đi chăn trâu, cắt cỏ, cố mong kiếm ít công điểm, cuối năm hợp tác xã phát thêm ít gạo, thịt để gia đình ăn Tết.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, bố thường kể về chuyện ngày xưa, những ngày cơ cực của bố với hi vọng các con sẽ trân trọng, thương yêu và cố gắng hơn nữa.
Tôi hiểu ý nên từ nhỏ đã cố gắng học hành, phấn đấu để bố mẹ thấy tự hào, hạnh phúc về mình.
Rời ghế nhà trường, mang theo trí tuệ, sự khao khát và cố gắng của bản thân bước ra ngoài cuộc đời. Hi vọng sẽ kiếm công việc tốt, thu nhập cao, đủ lo cho bản thân, nghĩ về điều hạnh phúc tươi đẹp trong tương lai, để bố mẹ được tự hào, hạnh phúc.
![]() |
Công việc của tôi ngày hôm nay, chuyển 10 khối cát đổ vào móng công trình. |
Nhưng cuộc đời vốn không như những điều mình suy nghĩ, mong mỏi. Sau vài năm ra trường, trải qua vài công ty, dành dụm số tiền, tôi cùng một người bạn mở một nhà hàng nho nhỏ, chuyên về thịt dê. Tôi nghĩ với nguồn nguyên liệu và thương hiệu dê núi Ninh Bình quê tôi, mọi thứ sẽ ổn.
Thời gian đầu, nhà hàng vận hành trơn tru, khách đã tin tưởng, quán dần nhận sự tín nhiệm, kéo theo đó là thu nhập được đảm bảo và cho tôi chút hi vọng về tương lai.
Dịch bệnh kéo đến, đánh sập tất cả ước mơ, hoài bão và số tiền tích cóp. Tôi phải chấp nhận bán cửa hàng, bán đồ đạc có giá trị, chuyển từ sống trong căn chung cư mi ni, sang ở căn nhà trọ bình dân, rẻ nhất có thể.
Mọi thứ với tôi trở về con số 0 tròn trĩnh, nếu không tính số tiền nợ đang gánh chịu.
Từ bỏ công việc kinh doanh, tôi dự định sẽ xin một công việc nào đó. Nhưng dịch bệnh làm mọi thứ trở nên vô cùng khó khăn.
Nhiều lúc ngồi trong căn phòng trọ, nhìn ra bên ngoài qua khe cửa nhỏ, tôi thấy bi quan, lạc lõng, sợ hãi khi nghĩ về tương lai. Cảm giác ngồi nhà, chờ từng cuộc điện thoại gọi phỏng vấn, trong khi số tiền trong túi dần vơi thật là khó chịu!
Cuối cùng, tôi chấp nhận đi làm cửu vạn khi thành phố mở giãn cách. Mọi thứ không hề đơn giản với người đang quen lao động trí óc, nhưng tôi phải chấp nhận và cố gắng. Vì đơn giản một điều, trước khi tôi muốn sống, tôi cần phải tồn tại.
Tôi vẫn nhớ như in, cảm giác vui mừng, phấn khởi khi đọc được mẩu tin có người tuyển đi bốc hàng, chuyển nhà, dọn kho, phá nhà, xúc cát thuê… Cảm giác hạnh phúc khi gọi đến và họ chấp nhận. Cảm giác sung sướng khi trong hàng trăm người hành nghề cửu vạn, may mắn lại đến với mình.
Cuộc đời vốn chi rất lạ, ngày trước khi mở nhà hàng, nhiều lúc tính doanh thu một ngày được cả chục triệu, tôi cũng không vui bằng việc được trả vài trăm nghìn sau một ngày chuyển 10 khối cát. Đơn giản đó là số tiền rất quan trọng với tôi, đảm bảo cho tôi tồn tại ở thành phố này. Với tôi, còn tồn tại là còn hi vọng.
Nhiều hôm đang bốc hàng, mồ hôi nhễ nhại, hơi thở gấp gáp, mẹ gọi điện lên hỏi ăn trưa, công việc dạo này tốt chứ. Tôi không dám nói thật, chỉ dám nhẹ nhàng nói công việc vẫn ổn, nhà hàng vẫn có khách đều, bố mẹ ở nhà cứ yên tâm.
Mỗi lần nói dối, tôi cảm giác thật sự rất khó chịu, như một kẻ thất bại, nhưng tôi không có sự lựa chọn khác, tôi sợ giọt nước mắt mẹ rơi khi biết những gì tôi đang trải qua.
Và không biết từ bao giờ, cuộc đời lại đặt tên tôi là anh Cửu. Một cái tên mang đầy chua xót và nuối tiếc.
Tôi rất sợ, sợ bố mẹ biết sự thật, sợ cảnh nhìn thấy sự thất vọng khi họ đang đặt cho tôi quá nhiều hi vọng. Tôi sợ cả sự thương hại và đau xót.
Tôi sợ phải đối diện, sợ phải nói dối, sợ cảm giác phải thốt ra “con ổn, công việc vẫn tốt, thu nhập vẫn cao”, sợ những lúc bố mẹ nói chuyện với hàng xóm bằng chất giọng tự hào khi nói về tôi.
Tôi sợ về quê đón Tết!
Nhưng rồi có một thứ giúp tôi vượt qua nỗi sợ. Đó là tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Đây chính là động lực để tôi mỗi ngày bước ra khỏi cửa, hít thật sâu, cố gắng làm việc, vì tôi có niềm tin rằng, hôm nay cố gắng thì ngày mai sẽ khác.
Tết là dịp đoàn viên, là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời điểm mọi người quây quần lại, nghĩ về năm cũ và hướng sang năm mới với những hi vọng, mong muốn. Và tôi hiểu, gia đình là thứ quan trọng nhất.
Cuộc đời dạy tôi một điều "cái gì không giết được mình thì làm mình mạnh mẽ hơn”. Bây giờ xã hội đang gọi tôi là anh Cửu, nhưng tương lai họ sẽ gọi tôi bằng cái tên khác, cái tên do chính cha sinh, mẹ đẻ tôi đặt ra. Và tôi tự tin về điều đó.
Tết này nhà tôi sẽ có “thịt”!
Thanh Phong
Khi còn mẹ, con chưa cảm nhận hết điều thiêng liêng trong tình mẫu tử. Giờ mẹ đi xa rồi con mới thấy, dẫu hối hận bao nhiêu cũng không thể, không thể nữa.
">Bán tháo nhà hàng, ông chủ đi làm cửu vạn, tối ngủ phòng trọ 10m2
'Tiền thách cưới càng nhiều thì con gái càng có giá'
Tuyển thủ Peru: 'Chạm ngón tay vào Messi cũng bị thổi phạt'
友情链接