Về chính trị tiếp tục được tăng cường và ngày càng trở nên sâu sắc, gắn bó, tin cậy lẫn nhau.
Về hợp tác quốc phòngtiếp tục được tăng cường, góp phần giữ vững ổn định chính trị và hòa bình hai nước. Hai bên đã cùng xây dựng Kế hoạch hợp tác quốc phòng, an ninh giai đoạn 2020-2024.
Vềđối ngoại, hai bên phối hợp thường xuyên, đặc biệt gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng đảng, hệ thống chính trị, phát triển kinh tế-xã hội... Việt Nam cung cấp tư vấn và hỗ trợ về nhiều mặt để Lào có thể thực hiện thành công nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2024 và Chủ tịch AIPA 45 năm 2024.
Về kinh tế, thương mại, đầu tưtiếp tục được hai nước khuyến khích. Việt Nam đã đầu tư 256 dự án với tổng số vốn đăng ký là 5,5 tỷ USD; thương mại Lào - Việt 8 tháng năm 2024 đạt 1,3 tỷ USD; Việt Nam sẽ nhập khẩu 3.000 MW điện từ Lào vào năm 2025 và 5.000 MW vào năm 2030.
Về giáo dục, đào tạo nhân lực, Việt Nam và Lào đẩy mạnh thực hiện Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2022 - 2027, trong đó Việt Nam dành cho Lào khoảng hơn 1.000 suất học bổng mỗi năm để giúp xây dựng, phát triển nguồn nhân lực.
Hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước tiếp tục được khuyến khích mạnh mẽ và ngày càng thiết thực, đi vào chiều sâu.
Đại sứ Lào Khamphao Ernthavanh cho rằng, những thành tựu trong quan hệ hợp tác góp phần quan trọng vào việc giữ gìn ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và tăng cường quan hệ đặc biệt Lào - Việt, góp phần tích cực giữ gìn hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực, trên thế giới và trở thành tấm gương sáng trong quan hệ quốc tế.
"Đặc biệt trong năm 2024 vừa qua, tôi đánh giá cao sự hợp tác giữa hai bên. Nhiều việc đã hoàn thành đúng kế hoạch và vượt mong đợi, nhiều việc tiến triển và nhiều việc còn tồn đọng đã được giải quyết", Đại sứ Lào chia sẻ.
Nói về chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Lào, Đại sứ Khamphao Ernthavanh cho biết, hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước đang kỷ niệm 47 năm ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, 62 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, 49 năm thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và 79 năm thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chuyến thăm là sự tiếp nối sau thành công của chuyến thăm Lào của Chủ tịch nước Tô Lâm vào tháng 7. Chuyến thăm lần này là đáp lại lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, nhằm tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam.
Đại sứ cho biết, hai bên sẽ đánh giá lại những nội dung và kết quả hợp tác, đồng thời xác định phương hướng trọng tâm trong năm 2025 và các năm tiếp theo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith sẽ hội đàm, hội kiến, gặp gỡ các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, các cựu chuyên gia quân sự Việt Nam từng giúp đỡ Lào và lưu học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith cũng sẽ thăm một số cơ sở kinh tế, di tích lịch sử và văn hóa của Việt Nam.
Đại sứ Khamphao Ernthavanh kỳ vọng, chuyến thăm sẽ góp phần tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước ngày càng gần gũi.
Đây là dịp để hai bên thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy hợp tác toàn diện để ngày càng có nhiều thành quả, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
Đại sứ nhấn mạnh: "Mặc dù khu vực, quốc tế có thay đổi phức tạp, trong đó có cả cơ hội và thách thức, Lào và Việt Nam vẫn ưu tiên cao nhất trong đường lối đối ngoại mỗi nước, với quyết tâm bảo vệ và tăng cường mối quan hệ đặc biệt từ thế hệ này đến thế hệ mai sau".
Vì vậy, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có cuộc gặp gỡ cựu quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam từng giúp đỡ Lào, sinh viên Lào đang học tập nghiên cứu ở Việt Nam, để khẳng định cho nhân dân hai nước cũng như thế giới biết được mối quan hệ gắn bó, thủy chung, tin cậy đặc biệt "có một không hai" Lào - Việt Nam đã có từ lâu và sẽ tiếp tục được vun đắp, phát huy mãi mãi đến thế hệ con cháu.
Cuộc gặp mặt là dịp để nhân dân hai nước nhớ về khối đoàn kết đặc biệt Lào - Việt mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đã xác lập, được các thế hệ lãnh đạo, chiến sĩ cách mạng, nhân dân hai nước kế thừa, vun đắp, bảo vệ suốt nhiều thập kỷ.
"Sự kiện này nhấn mạnh trong bối cảnh khu vực, quốc tế phức tạp, hai nước càng phải tăng cường hợp tác để bảo vệ và phát triển quan hệ liên tục, ổn định; tiếp tục lan tỏa tình đoàn kết đặc biệt giữa Lào và Việt Nam là tài sản vô giá, là yếu tố bảo đảm cho sự độc lập và phát triển của hai nước", Đại sứ Lào phân tích.
Ngoài ra, theo Đại sứ Lào, chuyến thăm còn nhằm mục đích giáo dục thế hệ trẻ hai nước cần tiếp tục kế thừa để tiếp tục sứ mệnh bảo vệ, phát triển đất nước cũng như mối quan hệ mãi mãi bền vững.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu được Đảng ta tiến hành xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua. Từ những thành quả như vậy mà trong gần 40 năm tiến hành mở cửa, đổi mới (1986), đất nước chúng ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, uy tín và vị thế quốc tế như ngày hôm nay. Đây cũng chính là sự khẳng định của người đứng đầu Đảng - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong nhiều lần phát biểu tại các diễn đàn, hội nghị.
Có thể khẳng định, năng lực cầm quyền của Đảng ngày càng được nâng lên một tầm cao mới, chắc chắn và sâu sắc, thông qua việc đề ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương đúng đắn, sáng suốt dẫn dắt dân tộc đến phồn vinh, hạnh phúc.
Đặc biệt, để hiện thực hóa tiến trình hoạch định ra đường lối chiến lược thì công tác cán bộ nói chung và công tác nhân sự nói riêng được Đảng rất coi trọng. Đảng khẳng định đó là công việc được quan tâm một cách trước hết, trên hết, do Đảng lãnh đạo, quản lý toàn diện.
Sự giám sát, kiểm tra nghiêm minh trong Đảng
Đảng nhiều lần nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là then chốt, công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Vì thế, việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc và bổ nhiệm cán bộ được Đảng tiến hành song song cùng quá trình hoạch định đường lối.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý tốt, có đức có tài sẽ giúp Đảng lãnh đạo thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội và ngược lại.
Phương thức cầm quyền của Đảng có thể hiểu là Đảng thông qua Nhà nước, sử dụng quyền lực Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của mình. Muốn vậy, phải có cán bộ gương mẫu, tài năng, tiêu biểu cho cả đức và tài.
Thời gian vừa qua một số cán bộ lãnh đạo cấp cao đã xin từ chức vì nhận thấy những khuyết điểm của mình trong quá trình công tác. Đây chính là kết quả của sự giám sát, kiểm tra nghiêm minh trong Đảng đối với đội ngũ cán bộ. Đảng đã kịp thời đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị những cá nhân không còn tương xứng với năng lực và phẩm chất, tài năng và đức độ không ngang tầm nhiệm vụ. Đây là công việc bình thường “có vào có ra, có lên có xuống”, phù hợp với những nguyên lý của khoa học chính trị, khoa học quyền lực.
Có thể thấy, công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng tiến hành ngày càng đạt được nhiều kết quả tích cực, đem lại nhiều chuyển biến to lớn trên tất cả các bình diện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Người dân đồng tình, đồng thuận và tin tưởng vào Đảng, Nhà nước trong việc ổn định, phục hồi, phát triển nền kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.
Đặc biệt, sai phạm trong các vụ án kinh tế trong đó có không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý trung ương và địa phương vướng vào vòng lao lý được công bố công khai trên các phương tiện thông tin truyền thông. Người dân càng tin tưởng rằng, cuộc đấu tranh với giặc nội xâm mà người đứng đầu Đảng phát động và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiến hành rất quyết liệt, kiên trì, thống nhất giữa ý chí và hành động, “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.
Việc một số nhà lãnh đạo cấp cao, chủ chốt của Đảng được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đồng ý cho thôi các chức vụ là minh chứng rõ nét cho kết quả của quá trình và những luận điểm đã nêu trên.
Những cán bộ này vi phạm về các điều đảng viên không được làm, tinh thần nêu gương và chịu trách nhiệm về vai trò là người đứng đầu đơn vị, tổ chức xảy ra các sai phạm, khuyết điểm. Sự việc đệ đơn từ chức của họ chính là sự tới hạn, tới ngưỡng của những vùng cấm mà xưa nay chúng ta vẫn hay đề cập trong phong trào đấu tranh phòng chống, tham nhũng tiêu cực.
Trước đây, người dân rất ít chứng kiến sự thay đổi nhân sự ở thượng tầng kiến trúc như vậy. Có những thời điểm, người ta vẫn nghi ngại, chưa thực sự tin tưởng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng với những lời nghi vấn rằng chỉ “tắm từ vai tắm xuống” “có ngoại lệ, có vùng cấm”.
Nhiều vụ việc, các sai phạm của các cán bộ chỉ mới bị phanh phui và xử lý ở cấp dưới, ở địa phương, cơ sở. Tuy nhiên hiện nay, qua quá trình kiên trì, kiên quyết đấu tranh của Đảng, của Ban chỉ đạo và trực tiếp là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhân dân cảm động, cảm phục trước những nỗ lực khổng lồ, to lớn về sự can đảm làm đến cùng, triệt để đấu tranh với giặc nội xâm, các nhóm lợi ích, các trợ lý “vay mượn” quyền lực từ các chính trị gia cấp cao nhưng cũng rất nhân văn trong các vấn đến liên quan đến cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Trên thực tế, để xảy ra những sai phạm, khuyết điểm mang tính chất hệ thống, kéo dài từ trung ương tới địa phương không thể không đề cập tới trách nhiệm của những người đứng đầu tổ chức, bộ máy có thời gian hoặc có thời kỳ đã lãnh đạo, quản lý những địa bàn và các dự án của các tập đoàn, công ty tư nhân.
Vì vậy, vấn đề sâu xa hơn trong việc xử lý không có vùng cấm và sự đồng ý của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị trong việc cho thôi chức các lãnh đạo cấp cao chính là gỡ các cài đặt của các tập đoàn, nhóm lợi ích đã và đang bám rất chặt vào bộ máy Nhà nước.
Và thành công của công tác này, chính là bản lĩnh, sự dũng cảm rất lớn.
Sự thay thế vị trí các lãnh đạo cấp cao như vừa diễn ra chính là việc đảm bảo tính tiên phong, độc lập trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của các cơ quan quyền lực Nhà nước. Đảm bảo sự trong sạch, bền vững và chắc chắn của Đảng cầm quyền.
Đây cũng là bài học cho những cán bộ cấp cao, lãnh đạo chủ chốt trong vấn đề đảm bảo sự trong sạch, trong sáng trong sự nghiệp chính trị của mình. Để làm sao khi được Đảng giới thiệu ứng cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước, họ thực sự xứng đáng là tinh hoa, là “thể diện quốc gia” để “quan trên trông xuống, người ta trông vào” mà yên tâm giao phó cơ đồ, tiềm lực và uy tín quốc gia cho những cá nhân xuất sắc như vậy.
Bổ sung không ngừng những “phương pháp mềm”
Song song với việc hoàn thiện thể chế luật pháp, cơ chế và bịt các lỗ hổng trong việc ban hành luật, chính sách cũng như tăng lương cho đội ngũ cán bộ, công chức thì việc kiểm tra giám sát, đấu tranh phòng chống tham nhũng tiêu cực cần được bổ sung không ngừng bởi những “phương pháp mềm” như công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống và đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 144 về “chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay”. Đây chính là kim chỉ nam, hệ tiêu chuẩn đúng đắn, mẫu mực để cán bộ, đảng viên soi chiếu, làm theo.
Từ thực tế của công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực cũng như trước những biến đổi của thời cuộc, Đảng đã kịp thời ban hành quy định này.
Nếu như trước đây trong giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh cách mạng, giành độc lập cho dân tộc thì hình mẫu về người cộng sản được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra với các quy định về “Tư cách người cách mệnh” thì Quy định số 144 cũng mang vai trò, sứ mệnh định hình lại tư cách người cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Những quy định như Quy định số 144 thúc giục tính tự giác, tự soi, tự sửa, phấn đấu theo hệ quy chiếu của người cán bộ, đảng viên thời kỳ hiện nay. Vận dụng và hành động một cách đúng đắn, nghiêm túc và triệt để chính là bệ đỡ tinh thần chắc chắn giúp cán bộ, đang viên thực hành những bước tiến vững vàng trên sự nghiệp chính trị lâu dài của mình.
Thêm vào đó, những cán bộ chủ chốt mới được bầu nắm giữ các chức danh cấp cao trong bộ máy Nhà nước có nhiều kinh nghiệm tham gia chính trường, có giai đoạn trưởng thành chính từ quá trình tham gia vào công cuộc chống cái xấu, cái hư hỏng, chống giặc nội xâm. Họ là những con người giàu bản lĩnh, giữ vững lập trường, tiếp tục cùng với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị lãnh đạo đất nước đạt được nhiều thành tựu mới trong tương lai.
Từ sự bao quát trên bình diện tổng thể về Đảng Cộng sản Việt Nam như đã nêu trên, có thể khẳng định rằng, không có một vấn đề khó khăn, một thế lực thù địch nào có thể phá vỡ, tác động cũng như làm nao núng tinh thần, bản lĩnh của những người cộng sản…