Tham dự buổi tập huấn tại điểm cầu UBND huyện có bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; ông Dương Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Tĩnh; ông Phan Tấn Linh, Bí thư Huyện ủy Nghi Xuân cùng các Ủy viên BTV Huyện ủy, các phòng ban, cơ quan, đơn vị cấp huyện.
Theo nội dung kế hoạch, hội nghị sẽ được nghe 4 chuyên đề gồm: Chủ trương, định hướng và các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chương trình chuyển đổi số quốc gia; tổ chức triển khai dữ liệu số trong cơ quan Nhà nước; quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sử dụng ngân sách Nhà nước; thúc đẩy các hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương.
Trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Việt Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cho biết, chuyển đổi số là một nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng và là một xu thế tất yếu, cho nên thời gian gần đây, đặc biệt là từ năm 2023, huyện đã tập trung cao trong công tác lãnh đạo chỉ đạo. Kết quả đầu tiên phải khẳng định đó là đã xây dựng kế hoạch và triển khai ngày hội chuyển đổi số ở các xã rất quy mô bài bản. Đến nay, đã tổ chức thực hiện được 10/17 xã.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân, tại các ngày hội này, rất nhiều doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến người dân trên nền tảng số tham gia như bưu điện, ngân hàng, điện lực, trung tâm hành chính công, công an,… Kết quả bình quân mỗi xã có trên 1.000 người đến tham dự ngày hội chuyển đổi số cộng đồng để thực hiện các dịch vụ, các thao tác ứng dụng chuyển đổi số.
“Để thực hiện chuyển đổi số thành công trước hết phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người đứng đầu. Vì thế, huyện đã phối hợp Cục Chuyển đối số quốc gia tổ chức tập huấn để nâng cao nhận thức, kỹ năng cho lãnh đạo, đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện, các ban ngành, địa phương đến tận thôn, xóm. Đã có trên 1.200 người tham gia bằng hình thức cả trực tiếp và trực tuyến”, ông Bùi Việt Hùng cho hay.
Cũng theo ông Bùi Việt Hùng, qua hội nghị, Cục Chuyển đổi số quốc gia đánh giá rất cao cách làm của Nghi Xuân. Hy vọng trong thời gian tới, bằng sự chỉ đạo, bằng quyết tâm và cách làm này chắc chắn chuyển đổi số ở Nghi Xuân sẽ có sự phát triển đột phá, vượt bậc.
Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân cũng xác định, việc chuyển đổi số trên địa bàn đang còn gặp nhiều khó khăn do chưa đồng bộ về hạ tầng số và nhận thức của người dân, đặc biệt là kinh nghiệm, kỹ năng của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, thiếu quyết liệt. Hội nghị sẽ cung cấp những thông tin, kiến thức một cách toàn diện, gợi mở nhiều giải pháp giúp huyện thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số.
Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục chuyển đổi số quốc gia cho biết, Nghi Xuân là huyện đầu tiên trong cả nước phối hợp Cục Chuyển đổi số quốc gia tập huấn chuyển đổi số. Trên cơ sở nội dung bài giảng, hội nghị sẽ được tiếp cận những bài học thực tiễn, thiết thực, gần gũi với địa phương, phù hợp với đặc thù và tình hình của huyện.
Tham gia hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức chuyển đổi số, bà Lê Thị Sáu, Phó chủ tịch UBND xã Cương Gián chia sẻ, buổi tập huấn đã nêu được lợi ích, các chủ trương của Nhà nước về chuyển đổi số giúp cán bộ địa phương áp dụng vào thực tiễn.
“Trước đây, nhiều người nghĩ rằng chuyển đổi số như là công nghệ thông tin, chưa hiểu được bản chất của vấn đề này, mọi điều hành về thôn xóm theo cách thông thường như gọi điện hoặc đưa giấy mời trực tiếp. Ngày nay, có thể điều hành qua hệ thống Zalo đối với từng nhóm để trao đổi nội dung công việc”, bà Sáu thông tin.
Theo Phó chủ tịch UBND xã Cương Gián, ngoài hệ thống truyền thanh, mỗi thôn xóm sẽ thành lập nhóm Zalo của tổ chuyển đổi số và các thành viên phụ trách. Thôn cũng thành lập nhóm hộ gia đình để chuyển tải các văn bản chỉ đạo của cấp trên khi cần.
Ngọc Minh và nhóm PV, BTV" alt=""/>Huyện đầu tiên phối hợp Cục Chuyển đổi số quốc gia tập huấn chuyển đổi sốCụ thể trong tập này, Yujeong kể về khoảng thời gian áp lực vì không nhận được chú ý từ công chúng: "Trước đó, bất kể chúng tôi làm gì cũng không có ai biết tới ngoại trừ công ty, gia đình và CEO. Vậy nên chúng tôi đã nghĩ đến việc từ bỏ". Nhờ một video tổng hợp những lần biểu diễn trong quân ngũ, Brave Girls trở nên nổi tiếng vào đầu năm 2021. Yujeong bộc bạch, "Thật kỳ lạ khi chúng tôi đột ngột nhận được quá nhiều chú ý. Nhưng điều đó chỉ kéo dài trong 2 đến 3 tháng".
Danh tiếng bùng nổ còn mang đến rắc rối cho nhóm nhạc khi phải nhận về những bình luận ác ý. Yujeong kể các cô gái bị khán giả quá khích gọi là lợn và tiết lộ: “Tôi thậm chí còn nhận được những tin nhắn trực tiếp dọa giết mình". Khi Brave Girls quay trở lại các chương trình âm nhạc, những lời dọa giết cũng xuất hiện theo.
Một số bình luận ác ý mà sao nữ thường gặp như "Tôi biết họ đã nghỉ làm thần tượng một thời gian, nhưng cũng phải chú ý đến ngoại hình chứ", "Hãy loại bỏ mỡ bụng đi", "Họ không có ý thức khi làm thần tượng sao? Trông họ không khác gì người bình thường” khiến cô không khỏi chạnh lòng.
‘Diet’là show tạp kỹ của đài KBS dạy cách trở nên khỏe mạnh và đầy năng lượng bằng nhiều phương pháp lành mạnh. Theo hồ sơ của Yujeong trong chương trình, nữ thần tượng sinh năm 1991 cao 1,63 m và nặng 53 kg. Thông tin trên làm khán giả thắc mắc, cảm thấy khó hiểu khi người đẹp phải hứng chịu bình luận tiêu cực dù sở hữu vẻ ngoài và cân nặng lý tưởng.
Yujeong ra mắt cùng Brave Girls vào năm 2011. Tháng 2/2021, nhóm bất ngờ trở thành hiện tượng làng nhạc sau khoảng 10 năm hoạt động không gây tiếng vang. Cụ thể, sự nghiệp Brave Girls khởi sắc khi ca khúc Rollin' phát hành 4 năm trước được đón nhận và vươn lên thành bản hit mới tại Hàn Quốc, giúp các cô gái có màn lội ngược dòng ngoạn mục nhất Kpop.
Mẫn Tâm
Theo Allkpop
Trong đó, triển khai hiệu quả dịch vụ công (DVC) trực tuyến tại Bộ phận Phục vụ hành chính công (PVHCC) của xã. Từ đó, giúp người dân hiểu và áp dụng vào cuộc sống, hình thành thói quen sử dụng DVC trực tuyến khi có nhu cầu giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC).
Ông Trần Đức Tiến - Chủ tịch UBND xã Báo Đáp cho biết: "Thực hiện công tác CĐS năm 2022, xã Báo Đáp được UBND huyện chọn là 1 trong 8 xã triển khai. Để triển khai, thực hiện hiệu quả, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ, công chức tham gia các hội nghị tập huấn tìm hiểu và lựa việc dễ làm trước, việc khó làm sau”.
Xã Báo Đáp đã thành lập 1 tổ CĐS cộng đồng xã với 20 thành viên; 12 tổ CĐS cộng đồng ở 12 thôn với 64 thành viên. Đồng thời duy trì hoạt động nhóm Zalo của xã với cán bộ thôn để thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ tới tổ CĐS cộng đồng các thôn. Công an xã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật, làm sạch dữ liệu dân cư phục vụ các nhiệm vụ của Đề án 06; thực hiện cấp căn cước công dân và định danh điện tử…
Theo đó, đã triển khai cấp chữ ký số cá nhân cho 80% cán bộ, công chức UBND xã; 58,5% văn bản đi của UBND xã được ký số; tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 đạt 83,4%; sản phẩm OCOP, các sản phẩm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã được đưa lên sàn thương mại điện tử; tỷ lệ người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử đạt 45,6%; các cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo luôn sẵn sàng tiếp nhận thanh toán không dùng tiền mặt để phục vụ tốt nhu cầu của người dân; tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt là 41,2%…
Kết quả, công tác thực hiện xây dựng xã CĐS năm 2022, Báo Đáp đã đạt 15/17 chỉ tiêu. Năm 2023, xã đã và đang tiếp tục xây dựng kế hoạch CĐS, CĐS nâng cao, xã thông minh, xã nông thôn mới kiểu mẫu với tiêu chí nổi trội về CĐS.
Ngay từ đầu năm Đảng ủy, UBND xã đã ban hành nghị quyết, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Hiện, xã đã thực hiện 100% văn bản điều hành được ban hành trên môi trường điện tử với tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt 100%; tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử, phần mềm điện tử hàng tháng đều đạt 100%; từng bước triển khai xây dựng phòng họp không giấy tờ, chú trọng tổ chức các hội nghị, cuộc họp không sử dụng văn bản, tài liệu giấy trong các hoạt động tại cơ quan…
Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Thị Nhung cho biết: "Tại Bộ phận PVHCC xã đã triển khai thu phí, lệ phí không dùng tiền mặt; phối hợp với các tổ chức tín dụng mở tài khoản giao dịch cho người dân giúp thuận lợi trong thực hiện thanh toán các loại lệ phí khi giao dịch… Theo đó, 6 tháng đầu năm 2023 đã có gần 200 hồ sơ được hướng dẫn nộp trực tuyến, tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến đạt 63,22%”.
Qua những đợt tuyên truyền, hướng dẫn đã nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn xã Báo Đáp về CĐS mang lại quyền lợi, tiện ích nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp khi giao dịch với các cơ quan, tổ chức trong giải quyết các TTHC. Thời gian tới, UBND xã Báo Đáp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng DVC trực tuyến toàn trình, DVC trực tuyến một phần và thanh toán trực tuyến qua nhiều hình thức tuyên truyền…
Theo Trần Ngọc(Báo Yên Bái)
" alt=""/>Báo Đáp chuyển đổi số hướng đến sự hài lòng của người dân