|
Hình minh họa bệnh nhân tại Trung tâm Cai nghiện Internet tại Trung Quốc |
Một buổi chiều tháng 5, cậu bé Li Jiazhuo, 14 tuổi bị hai người đàn ông vạm vỡ của Trung tâm điều trị cai nghiện game tới tận nhà để đưa đi cai nghiện. Họ đã nhận được sự ủy thác của cha mẹ cậu bé sau khi gia đình chứng kiến cảnh con trai không ăn, không ngủ để chơi game trong suốt 20 giờ mỗi ngày, kéo dài trong nhiều tuần lễ.
Các tựa game yêu thích của Li là League of legends (Liên minh huyền thoại) và Honor of Kings (Vương giả vinh diệu) - cả hai đều thuộc sở hữu của tập đoàn Tencent Holdings, “gã khổng lồ” về công nghệ Trung Quốc.
Bà Qiu Cuo, mẹ của Li, tâm sự: “Thằng bé tự tách biệt mình với đời sống hằng ngày. Chúng tôi thậm chí không dám ngắt lết nối internet vì sợ nó sẽ tự làm bản thân tổn thương”.
Li là một trong khoảng 100 đứa trẻ cả nam và nữ, chủ yếu là thanh thiếu niên, hiện có mặt tại Trung tâm điều trị cai nghiện internet, nơi những tòa nhà màu xám xịt nằm cách trung tâm thủ đô Bắc Kinh khoảng 30 km (19 dặm).
Qua quá trình kiểm tra, hầu hết những đứa trẻ này đều phản đối việc điều trị.
Thực trạng giới trẻ nghiện game trở thành mối quan tâm lớn của quốc gia tỷ dân sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận đây là một bệnh lý thần kinh.
Trung Quốc đã tăng cường giám sát ngành công nghiệp trò chơi video theo chỉ thị của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 8 năm ngoái. Các trò chơi mới được cơ quan quản lý kiểm duyệt chặt chẽ, buộc các công ty sản xuất phải tìm biện pháp thiết lập thời gian chơi của trẻ vị thành niên.
Trung tâm điều trị cai nghiện game ở Bắc Kinh được điều hành bởi Tao Ran, cựu đại tá quân đội. Đây là một trong những nơi chẩn đoán và điều trị nghiện internet sớm nhất Trung Quốc.
Về cơ sở vật chất, trung tâm gồm có một số tòa nhà như căng tin, ký túc xá và phòng trị liệu, được xây dựng bao quanh khoảng sân ngoài trời, vừa là sân chơi bóng rổ vừa là nơi bệnh nhân tập trung để tập thể dục. Trung tâm cấm tuyệt đối các thiết bị điện tử.
|
Trung tâm cung cấp một loạt các phương pháp điều trị thể chất, cảm xúc và y tế. Những người nghiện trẻ tuổi còn được học các bài hát quân sự. |
Nghiện internet càng trở nên phức tạp ở Trung Quốc vì sự phổ biến của điện thoại thông minh. Tao Ran ước tính rằng khoảng 10% thanh thiếu niên Trung Quốc bị ám ảnh bởi internet.
Tao cũng cho biết, có một số người mê chơi game đến nỗi mặc sẵn tã người lớn để tránh việc phải đi vệ sinh làm gián đoạn trò chơi. Thậm chí, một đứa trẻ đã đánh cắp 30.000 nhân dân tệ (4.345 đô la Mỹ) của cha mẹ, vào quán cà phê chơi game từ mùa thu và đến mùa xuân năm sau mới về nhà.
“Ban đầu, khi mới vào Trung tâm, những người cai nghiện internet đều cố gắng trốn tránh, lì lợm và bất tuân. Nhưng hiệu quả đã được chứng minh sau nhiều tháng điều trị”, Tao nói.
Trong những năm qua, các tin tức về lạm dụng tại các trung tâm điều trị cai nghiện internet, bao gồm cả việc sử dụng liệu pháp sốc điện gây tranh cãi, khiến chính phủ phải tăng cường giám sát.
Tao nói rằng liệu pháp sốc điện và trừng phạt thân thể không được sử dụng tại trung tâm của ông. Ở đây điều trị bằng sự kết hợp giữa thuốc, tư vấn tâm lý, thể dục thể thao và các hoạt động khác. Thời gian điều trị ít nhất ba tháng.
Cha mẹ và người giám hộ được yêu cầu ở lại trung tâm, trong ký túc xá riêng biệt. Họ cũng có những bài học riêng dành cho phụ huynh, chẳng hạn như cách giao tiếp với con cái.
Một ngày điển hình tại trung tâm bắt đầu lúc 5h sáng, tập thể dục khởi động lúc 6h sáng. Sau bữa sáng lúc 7h10 là thời gian cho các buổi tư vấn, vận động nhiều hơn cùng với các hoạt động khác theo lịch trình được cung cấp. Kết thúc hoạt động một ngày tại trung tâm vào lúc lúc 21h30.
Cuối tuần, các bệnh nhân có thời gian để tổng vệ sinh, giặt ủi, tập thể dục và làm một bản tóm tắt công việc đã thực hiện của tuần qua.
Các phóng viên của tờ SCMP đến thăm trung tâm vào khoảng 9h30 một ngày tháng 6. Lúc này, bọn trẻ đang chạy, đẩy và hít đất theo hiệu lệnh của những người hướng dẫn mặc trang phục quân đội.
Những kẻ nổi loạn bị trói vào giường cho đến khi bình tĩnh lại, những trường hợp nghiêm trọng hơn được trông giữ một mình trong căn phòng nhỏ khoảng 10 ngày, một bệnh nhân chia sẻ.
|
An ninh trong trung tâm điều trị giống như nhà tù. Cổng và cửa sổ bị khóa và dây thép gai được cố định trên các bức tường cao |
Trung tâm đã xác nhận việc sử dụng phương pháp giam cầm đơn độc, nhưng phủ nhận việc sử dụng các biện pháp kiềm chế.
Tại ký túc xá, có những chiếc giường hai tầng, nệm mỏng và thảm rơm trong mỗi phòng. Đồ đạc cá nhân được giữ trong hộp nhựa màu xanh, viết họ tên lên trên, cùng với giày dép được sắp xếp gọn gàng.
Đối với nhiều đứa trẻ trong trung tâm, đây là lần đầu tiên chúng tự làm việc nhà và tự dọn dẹp giường ngủ của mình.
Zhao Xiaojia, 15 tuổi, nhớ lại ngày đầu tiên đến trung tâm.
“Tôi không biết nơi này và cũng không muốn ở lại đây. Tôi không được phép gặp bố mẹ, chỉ biết la hét rồi đụng độ với lính canh, và bị trói vào khung giường bằng kim loại trong nửa ngày”.
Trước đó, trong suốt khoảng 2 tháng chỉ trừ lúc ngủ, Zhao luôn đắm chìm trên internet. Có thời điểm, Zhao trò chuyện trên mạng QQ trong ba ngày liên tiếp. Vì vậy, bố mẹ Zhao bắt buộc phải đưa con đi cai nghiện.
Wang Guoqiang, một công nhân nhà máy thuộc tỉnh Hà Bắc, đã phải chi hơn 150.000 nhân dân tệ để điều trị cho con trai, đồng thời bản thân ông cũng đăng ký ở lại trung tâm. Trong khi con trai trải qua tư vấn trị bệnh, Wang cũng tham gia các lớp học với mong muốn làm một người cha tốt.
“Đó là một gánh nặng tài chính lớn nhưng đáng giá. Chúng tôi đang cứu mạng đứa con của mình. Tôi tin con trai sẽ thích nghi với xã hội sau khi ra ngoài”, ông Wang nói.
Khoảng 800 triệu người sử dụng internet thường xuyên tại quốc gia tỷ dân. Trung tâm của Tao Ran chỉ là một trong số những trung tâm cai nghiện internet tại Trung Quốc hiện nay.
Khánh Hòa (Theo Scmp)
Hơn 40% trẻ tiểu học thành thị thừa cân béo phì do mất cân bằng dinh dưỡng
41,9% học sinh tiểu học ở thành thị thừa cân béo phì, trong khi ở nông thôn, con số này là 17,8%.
" alt=""/>Bên trong Trung tâm Cai nghiện internet tại Trung Quốc
Sự việc được xác định xảy ra vào ngày 14/9 trong giờ học online môn Ngữ văn của lớp 11 A5 Trường THPT Cam Lộ (Quảng Trị).Sau đó, nhiều tài khoản Facebook ở Quảng Trị đã lan truyền một video dài 6 phút có lời của cô H.Y. với những từ ngữ vô cùng nặng nề với học sinh.
Sau đó, Trường THPT Cam Lộ đã có báo cáo lên UBND huyện Cam Lộ và Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị.
|
Trường THPT Cam Lộ. |
Hiệu trưởng Trường THPT Cam Lộ Trần Công Sơn cho biết, lời lẽ của giáo viên này đã vi phạm chuẩn mực của một nhà giáo.
Cô H.Y. đã bị kiểm điểm trước tập thể hội đồng sư phạm nhà trường, xin lỗi trước học sinh. Còn học sinh H.G. (lớp 11A5) bị kiểm điểm trước lớp vì lý do bỏ tiết học và hạ hạnh kiểm tháng 9.
Trước đó, ngày 17/9, chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Y. cho biết, vào tiết thứ 3, sáng 14/9, cô dạy trực tuyến môn Văn trên ứng dụng Zoom, lớp có 31 học sinh.
Dạy được một lúc, cô Y. hỏi học sinh có hiểu bài không thì em H. G. ở vị trí số 11 trên lớp học trực tuyến (lúc đó đang tắt màn hình) nói “em không hiểu”.
Khi hỏi vì sao chưa hiểu bài thì em này trả lời do đang ăn mì tôm nên không hiểu.
Cô Y. lại nói: “Tiết thứ 3 rồi mà ăn mì tôm. Ăn mì tôm nên không nghe, không hiểu bài là đúng rồi”.
Khoảng 3 phút sau, tại ví trí của em H. G. tắt màn hình nhưng lại phát ra tiếng nhạc kèm lời chửi tục tĩu, xúc phạm người khác.
Cô Y. cho biết, ở tuổi 51, có 26 năm trong nghề, cô chưa bao giờ bị học sinh xúc phạm, lăng nhục như thế. Vì vậy, cô bị sốc, bức xúc cực độ dẫn đến phản ứng, phát ngôn không chuẩn mực.
“Khi nghe lại lời nói của mình, tôi thấy quá nặng nề, rõ ràng đã sai. Lỗi là do học sinh nhưng mình xử lý như vậy là sai. Nhẽ ra tôi cần bình tĩnh hơn để giáo dục học sinh. Đúng là giận quá mất khôn” – cô Y. tâm sự.
Một học sinh của lớp 11A5 cho biết, rất nhiều bạn trong lớp xác nhận câu nói “em đang ăn mì tôm nên không hiểu bài” là do bạn H. G. nói.
Em này cho biết: “Vì vị trí số 11 của G. tắt màn hình, sau có tiếng nhạc to phát ra kèm tiếng chửi bới, nhục mạ thì mọi người cứ nghĩ do G. nói ra. Tuy nhiên, sau khi nghe lại đoạn clip ghi âm, các bạn đã lên mạng để tìm thì phát hiện, những lời lẽ đó ở trên Youtube”.
Hương Lài
Cô giáo dạy Văn mắng chửi học trò trong giờ học online?
Những ngày qua, nhiều tài khoản mạng xã hội Facebook ở Quảng Trị đã đăng tải clip dài 6 phút, được cho là ghi lại những lời lẽ xúc phạm của một nữ giáo viên với học sinh trong giờ học online.
" alt=""/>Kiểm điểm giáo viên dạy Văn chửi học sinh trong giờ học online