Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ thường bị suy giảm trầm trọng do biến đổi của nội tiết tố và cơ chế cơ thể tập trung nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Lúc này, mẹ bầu đối mặt nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, thậm chí các căn bệnh thông thường như cảm cúm, thủy đậu, viêm đường tiêu hóa… cũng có thể trở nên nguy hiểm hơn cho cả mẹ và bé.
Vì vậy, giữa thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng, mẹ cần phải nâng cao cảnh giác, quan tâm đến sức khỏe của mình hơn bao giờ hết bằng nhiều biện pháp tăng sức đề kháng, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh và virus corona.
![]() |
Sức đề kháng suy giảm sẽ khiến mẹ bầu dễ dàng trở thành mục tiêu của virus corona |
Mẹ bầu nên tránh việc ở trong phòng kín có nhiệt độ thấp, hãy mở cửa thông thoáng, tạo luồng không khí tự nhiên lưu thông quanh nhà để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hay virus corona nếu có. Luôn nhớ phải duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, điều độ bằng cách ngủ đủ giấc, thực hiện những bài tập thể dục đơn giản tại nhà để nâng cao sức khỏe. Mẹ cũng cần tránh nơi đông người và không nên quá hoảng loạn trước diễn biến dịch bệnh mà phải giữ cho tinh thần được thư giãn, thoải mái.
Việc tăng cường dinh dưỡng, uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt… có tác dụng tăng lượng bạch cầu trong máu, củng cố khả năng đề kháng cho cả mẹ và thai nhi.
Quan trọng nhất, mẹ cần giữ thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay với xà phòng theo quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế vào nhiều thời điểm trong ngày. Cụ thể hơn, việc lựa chọn các sản phẩm chất lượng cho mẹ, sử dụng nước rửa tay hay gel rửa tay khô cũng ảnh hưởng không ít tới hiệu quả bảo vệ sức khỏe mẹ bầu, cần được quan tâm đúng mức.
Bài toán lựa chọn sản phẩm tối ưu cho phụ nữ mang thai
Theo Bộ Y tế, rửa tay thường xuyên có thể giảm tới 35-47% nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Rửa tay hiệu quả nhất là khi sử dụng nước sạch và xà phòng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thiếu nước rửa tay, mẹ cần trang bị cho mình một sản phẩm gel rửa tay khô an toàn, uy tín, có nồng độ cồn ít nhất 60% (theo khuyến cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC) để bảo vệ bản thân khỏi nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh hiệu quả, kể cả virus corona.
Giữa lúc nhu cầu về nước rửa tay, gel rửa tay khô tăng cao trong mùa dịch Covid-19, các sản phẩm không rõ nguồn gốc bắt đầu xuất hiện nhan nhản trên thị trường, gây thêm nhiều áp lực cho mẹ bầu khi chọn lựa. Bởi nếu lựa chọn không đúng, mẹ khó lòng bảo vệ sức khỏe bản thân mùa dịch, thậm chí có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chính mình và thai nhi.
Để mang đến giải pháp hiệu quả, uy tín cho người dùng, Lifebuoy - nhãn hiệu sạch khuẩn hàng đầu thế giới - đã ra mắt gel rửa tay khô tại Việt Nam. Với thành phần chính là cồn thực phẩm cao cấp, sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Unilever, gel rửa tay khô Lifebuoy được sử dụng an toàn cho tất cả mọi người, kể cả mẹ bầu.
![]() |
Mẹ cần trang bị gel rửa tay khô Lifebuoy để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé trong những ngày thai kỳ |
Bên cạnh đó, nỗi lo về tình trạng khô da khi sử dụng gel rửa tay khô nhiều lần trong ngày nay đã được gỡ bỏ, bởi gel rửa tay khô Lifebuoy được bổ sung Vitamin E và Glycerin dưỡng ẩm, giữ cho bàn tay mẹ luôn mềm mại, tránh bị khô da.
Với khả năng bảo vệ khỏi 99.9% vi khuẩn gây bệnh mà không cần nước, gel rửa tay khô Lifebuoy chính là trợ thủ đắc lực hỗ trợ bảo vệ sức khỏe mẹ bầu trước đại dịch Covid-19, đặc biệt tại những thời điểm không có nước sạch và xà phòng.
Tuy nhiên, mẹ vẫn nên ưu tiên việc rửa tay với xà phòng và nước sạch, không nên lạm dụng tính tiện lợi của gel rửa tay khô bởi theo khuyến cáo của CDC, gel rửa tay khô chỉ nên sử dụng trong điều kiện không có nước và xà phòng, như tại những nơi công cộng, sau khi vừa tiếp xúc với người lạ…
Áp dụng đúng và đủ những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch, song song với việc phòng ngừa virus corona và vi khuẩn gây bệnh bằng bộ đôi nước rửa tay Lifebuoy và gel rửa tay khô Lifebuoy, sức khỏe của mẹ và bé sẽ được bảo vệ trọn vẹn hơn trong cả thai kỳ.
Gel rửa tay khô Lifebuoy bảo vệ vượt trội 10 - bảo vệ khỏi 99.9% vi khuẩn (*) mà không cần dùng nước hiện đã có mặt tại tất cả hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên cả nước hoặc có thể mua tại: https://bit.ly/2Qj9h7v Song song với việc sử dụng gel rửa tay khô Lifebuoy, rửa tay thường xuyên với nước rửa tay Lifebuoy chính là cách bảo vệ tối ưu cho sức khỏe cả gia đình trong mùa dịch bệnh. (*) Dựa trên kết quả kiểm nghiệm trên vi khuẩn chỉ thị trong phòng thí nghiệm. |
" alt=""/>Phòng dịch đúng cách cho phụ nữ mang thai
Hãng gọi xe và giao hàng Gojek (trụ sở tại Indonesia) và công ty thương mại điện tử Tokopedia đã chính thức sáp nhập để tạo ra công ty công nghệ mới với tên gọi GoTo Group.
Trong khi đó, Shopee mang lại cho công ty mẹ Sea (Singapore) doanh thu hơn 922 triệu USD (tương đương khoảng 21.200 tỷ đồng) trong quý 1/2021, tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý đầu năm 2021, Tập đoàn Sea công bố doanh thu tăng 147% so với cùng kỳ năm trước, là quý thứ 11 liên tiếp đạt mức tăng trưởng doanh thu 3 con số.
![]() |
Gojek hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với hãng đặt xe công nghệ Grab. Còn đối thủ của Tokopedia lại là Shopee (công ty con của Sea). Mới đây, Grab đã tuyên bố thực hiện IPO ở Mỹ thông qua sáp nhập với một công ty thâu tóm, sáp nhập chuyên dụng (SPAC). Việc sáp nhập này đẩy giá trị của "gã khổng lồ" về dịch vụ gọi xe này chạm mốc gần 40 tỷ USD, trở thành thương vụ liên quan tới công ty SPAC lớn nhất từ trước tới nay.
GoTo cũng đặt mục tiêu IPO tại Mỹ cuối năm nay. Ông Patrick Cao, Chủ tịch Tokopedia và tới đây sẽ là chủ tịch của GoTo, khẳng định, GoTo theo đuổi kế hoạch IPO để có thêm vốn cho hoạt động phục vụ khách hàng và mở rộng.
Brendan Ahern, Giám đốc đầu tư Quỹ ETF KraneShares cho hay: "Về cơ bản, loạt 'ông lớn' này đang tập trung sản phẩm của họ với cùng khung sandbox (khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới). Đây có thể coi là một cuộc chiến sinh tồn".
Tiềm năng mà thương vụ sáp nhập Gojek - Tokopedia tại Indonesia có thể được ví như khi công ty thương mại điện tử Amazon, công ty giao đồ ăn DoorDash và công ty gọi xe Uber sáp nhập ở Mỹ. Đặc biệt khi Indonesia là một trong những nền kinh tế internet phát triển nhanh nhất.
![]() |
Nguồn: Nikkei Asia |
Thị trường kinh doanh trên nền tảng tại Trung Quốc là một ví dụ điển hình nhất trong nhiều năm đối với các thị trường mới nổi. Hơn 30% hoạt động mua sắm tại quốc gia này diễn ra trên các sàn thương mại điện tử. Doanh thu của Alibaba tăng gần 40% trong quý gần nhất. Andy Tian, CEO của Asia Innovations Group cho biết: "Thị trường Trung Quốc phát triển ở mức ổn định. Trong khi đó, nhiều thị trường khác vẫn đang nổi lên".
Điều này chính là lý do dư địa phát triển kinh doanh số ở các thị trường khác cũng "rộng mở" hơn so với Trung Quốc, chưa kể đến những thị trường phát triển khác. Đối với một thị trường mới nổi, nơi tiền mặt vẫn đang phổ biến, các siêu ứng dụng này có thể nhanh chóng nắm bắt cơ hội trong việc thanh toán không tiền mặt và nhiều dịch vụ tài chính khác.
Jerry Goh, Giám đốc đầu tư tại Aberdeen Standard Investments nhấn mạnh: "Tất cả các doanh nghiệp hiện đang cạnh tranh trên thị trường thanh toán số. 'Cuộc chiến này' sẽ ngày càng trở nên phức tạp".
![]() |
Đại diện Asia Innovations Group nhận định, hiện tại Sea là một trong các công ty công nghệ hàng đầu với hoạt động tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản.. với vốn hoá thị trường hiện tại lên đến 137 tỷ USD. Giá cổ phiếu của Sea cũng tăng nhanh. Chỉ riêng trong 10 tháng gần nhất, cổ phiếu của ông lớn công nghệ Singapore đã tăng 5 lần.
Việc Gojek và Tokopedia sáp nhập thành GoTo sẽ làm tăng tính cạnh tranh với Sea và cả Grab - công ty trước đó tuyên bố sẽ mua lại Gojek. Angus Mackintosh, người sáng lập CrossASEAN Research thông tin, cổ phiếu Altimeter Growth - công ty mua lại có mục đích đặc biệt của Altimeter Capital Management đã giảm 1/4 kể từ khi thoả thuận được công bố vào ngày 13/4.
![]() |
Nhìn chung, khi còn là công ty tư nhân, Grab, Gojek và Tokopedia đã có thể dựa vào các nhà đầu tư dài hạn, có nguồn vốn mạnh và không ngại rủi ro như SoftBank. Song, một khi đã IPO đồng nghĩa với việc các tập đoàn này sẽ phải đáp ứng một loạt tiêu chí khác để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Câu hỏi cơ bản, hiển nhiên nhất bây giờ là: Khi nào thì các công ty này có lãi?
Trước đó, do tập trung vào mục tiêu tăng thị phần và tăng trưởng doanh thu, Grab, Gojek, Tokopedia và thậm chí Sea cũng chưa tạo ra lợi nhuận. Grab nêu rõ, hãng sẽ không có lãi cho đến năm 2023. Hay đối với Sea, năm 2020, khoản lỗ ròng của tập đoàn này tăng lên 1,62 tỷ USD từ con số 1,46 tỷ USD một năm trước đó.
Việc thực hiện IPO theo kế hoạch của Grab hay GoTo sẽ là một bài kiểm tra về cách các nhà đầu tư đánh giá triển vọng tăng trưởng và rủi ro của mỗi công ty. Khi Grab và GoTo thực hiện IPO, các nhà đầu tư sẽ có thể so sánh hiệu quả hoạt động của từng công ty mỗi quý, từ đó đánh giá của nhà đầu tư được phán ánh thông qua biến động giá cổ phiếu.
Cơ cấu cổ phần của GoTo được đánh giá là phức tạp hơn cả. Sau khi sáp nhập, cổ đông Gojek sẽ nắm giữ khoảng 58% cổ phần công ty mới, trong khi đó cổ đông của Tokopedia có 42%. SoftBank và Alibaba, những cổ đông lớn nhất của Tokopedia trước sáp nhập, sẽ là những cổ đông lớn nhất của GoTo với cổ phần lần lượt là 15,3% và 12,6%.
Đáng chú ý, sự cạnh tranh đã có từ lâu giữa một số cổ đông của GoTo, chẳng hạn như Alibaba và Tencent, hay Facebook và Google, cũng có thể cản trở công ty mới đưa ra các quyết định nhanh chóng.
Khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan và nhiều quốc gia khác nữa được đánh giá là thị trường tiềm năng, với hơn 600 triệu người dùng. Các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực đang tăng trước với tốc độ 5%/năm hoặc hơn, đồng thời đang bắt đầu quá trình đi tắt đón đầu đối với các giao dịch không tiền mặt.
Theo báo cáo của Google, Temasek Holdings và Bain & Co, tổng giá trị giao dịch (GMV) của nền kinh tế internet Đông Nam Á được kỳ vọng sẽ tăng 3 lần để chạm mốc 300 tỷ USD vào năm 2025.
(Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị, Barron's, Nikkei Asia)
Cuộc đối đầu giữa hai siêu ứng dụng Grab và GoJek, nay là GoTo, ngày càng căng thẳng với định hướng fintech (công nghệ tài chính) rõ ràng hơn.
" alt=""/>Cuộc đua công nghệ tại Đông Nam Á sẽ ra sao khi xuất hiện công ty công nghệ mới GoTo?Ngày 28/7, phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi của Viện kiểm sát.
Biết sai vẫn ký...
Bị cáo buộc về hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhiều bị cáo nguyên là trưởng, phó phòng phụ trách kinh doanh, nhân viên tín dụng, kế toán của VNCB vướng vòng lao lý.
![]() |
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 28/7. Ảnh: Đinh Tuấn |
Theo cáo trạng, để có tiền trả nợ, chi chăm sóc khách hàng, Phạm Công Danh đã chỉ đạo các cán bộ cấp dưới sử dụng 12 pháp nhân thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 công ty khác để lập hồ sơ khống, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo thế chấp, vay của VNCB tổng cộng gần 4.000 tỷ đồng, gây thiệt hại 2.095 tỷ đồng.
Tại tòa, bị cáo Doãn Quốc Long khai bản thân nguyên cán bộ tín dụng VNCB chi nhánh Sài Gòn. Theo đó, Long có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, thẩm địn hồ sơ vay và lập tờ trình. Trong thẩm định, theo quy định cán bộ tín dụng phải thẩm định tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, thẩm định phương án, dự án vay vốn, tài sản đảm bảo...Tuy nhiên, khi tiếp nhận hồ sơ vay của công ty Đại Hoàng Phương, bị cáo đã không thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định nhưng vẫn ký báo cáo đề xuất cho vay, tạo điều kiện cho Danh vay trái pháp luật 280 tỷ đồng, gây thiệt hại 202 tỷ đồng.
Lý giải về hành vi sai phạm, bị cáo Long cho rằng do bị cáo nghe Hoàng Đình Quyết (lúc đó là Giám đốc chi nhánh) nói đây là hồ sơ nằm trong cơ cấu ngân hàng và đã được kiểm duyệt.
Bị cáo Long cho rằng bản thân đã làm đúng theo quy trình, đã thẩm định hồ sơ, phương pháp thẩm định điều tra để xác nhận hồ sơ dựa trên thông tin khách khách hàng, xác minh bằng thông tin trên mạng nhưng bị cáo thừa nhận không xác minh thẩm định trực tiếp bởi hồ sơ do Quyết đưa.
Bị cáo buộc đã bỏ qua các bước thẩm định theo quy trình, tạo điều kiện cho vay trái pháp luật 1.060 tỷ đồng, gây thiệt hại 323 tỷ đồng, bị cáo Nguyễn Quốc Sơn cũng được gọi lên thẩm vấn trước tòa.
"Bị cáo nhận hồ sơ từ anh Quyết, theo nhiệm vụ, bị cáo cần xem xét hồ sơ trước nhưng nghĩ rằng đây là hồ sơ có chủ trương chỉ đạo nên bị cáo không đi thẩm định trực tiếp, cũng không gặp trực tiếp khách hàng. Bị cáo nhận hồ sơ thì nghĩ đã đầy đủ nên mới ký đề xuất phê duyệt khoản vay", bị cáo Sơn trần tình.
Ngoài hai bị cáo Long và Sơn, nhiều bị cáo khác cũng có lời khai tương tự, một số cho rằng bản thân đã làm đúng theo chỉ đạo. VKS đặt câu hỏi khi ký đề nghị duyệt vay, các bị cáo có nghĩ đến rủi ro không, bị cáo trả lời "có nhưng nghĩ là rất thấp". Thế nhưng hậu quả thực tế VNCB bị thiệt hại hơn 2.000 tỷ đồng.
"Sợ quá xin nghỉ việc"
Tại tòa, phần trả lời của bị cáo Võ Ngọc Nguyễn Bình (nguyên Phó phòng phụ trách kinh doanh VNCB chi nhánh Sài Gòn) khiến người nghe chú ý.
Theo cáo trạng, với tư cách là phó phòng, Bình chỉ đạo Nguyễn Tiến Hùng thẩm định các hồ sơ vay của 4 công ty (trong số 12 công ty của Danh) với số tiền 1.770 tỷ đồng. Mặc dù cán bộ tín dụng thẩm định có rủi ro nhưng Võ Ngọc Nguyễn Bình vẫn bỏ phiếu đồng ý cho vay trái pháp luật 1.770 tỷ đồng.
Tại tòa, Bình thừa nhận hành vi sai phạm. Bị cáo Bình còn khai ngoài những hồ sơ vay tiền đã được phê duyệt trên còn có 2 hồ sơ khác từng được cấp trên chỉ đạo Bình ký duyệt. Tuy nhiên, nhận thấy những hồ sơ trên có nhiều "lỗ hổng" bất thường, các công ty thực chất là do Danh lập ra để vay nên bị cáo kiên quyết từ chối.
"Bị cáo thấy làm như vậy là sai, bị cáo không biết tiền sau đó sẽ đi đâu nên bị cáo rất sợ. Sau đó, bị cáo xin nghỉ việc vì thấy mình làm trong tổ chức mà chống đối lãnh đạo thì khó tồn tại", bị cáo Bình bày tỏ.
Dù Bình xin nghỉ việc nhưng theo kết quả điều tra, việc bị cáo bỏ phiếu đề nghị phê duyệt cho các khoản vay trái pháp luật trước đó gây thiệt 858 tỷ đồng. Do vậy, bị cáo vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi trên.
Như vậy, trong vụ án ngoài những "giám đốc bù nhìn" ngu ngơ ít hiểu biết thì những cán bộ, nhân viên tín dụng đã được đào tạo bài bản cũng vướng vòng lao lý dưới sự điều hành của Phạm Công Danh.
M.Phượng - Đinh Tuấn
" alt=""/>xét xử Phạm Công Danh: Nhân viên NH nghỉ việc vì sợ ép...ký