VĐV Thanh Vũ (ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng 6 VĐV khác của thế giới hoàn thành thử thách Triple Deca Continuous (Ảnh: FBNV)
Triple Deca Continuous diễn ra tại Italy là cuộc thi siêu 3 môn phối hợp được xem là khắc nghiệt nhất thế giới, khi các VĐV phải hoàn thành các phần thi gồm bơi bể 144km (giới hạn thời gian 96 tiếng), đạp xe 5.400km trên đường nhựa và đường bằng có chiều dài 7km (giới hạn thời gian 550 tiếng) và chạy 1.260km trên cung đường có chiều dài 1km (giới hạn thời gian 550 tiếng).
VĐV Thanh Vũ là VĐV duy nhất người Việt Nam và là một trong 7 VĐV của thế giới đã hoàn thành cuộc thi sau 45 ngày (các VĐV tham gia cuộc thi sẽ bắt đầu từ ngày 1/9 và phải hoàn thành trước ngày 16/10, VĐV Thanh Vũ hoàn thành vào ngày 15/10) với thời gian 1.044 tiếng, 7 phút và 45 giây, nhanh hơn giới hạn thời gian tổng (1.080 tiếng) gần 36 tiếng.
Thông số cụ thể mà cô gái sinh năm 1990 đạt được là 95 tiếng 47 phút bơi, 535 tiếng 53 phút 56 giây đạp xe và 403 tiếng 35 phút 23 giây chạy bộ. Thậm chí Thanh Vũ là nữ VĐV đạt thông số tốt nhất ở phần thi chạy bộ.
"Tổng quãng đường của Triple Deca Continuous là 6.810km, nghĩa là gấp gần 3 lần chiều dài của con đường dài nhất Việt Nam (tính từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Trong đó, đường bơi là 114km (trong bể 50m), đạp xe 5.400km (vòng 7km) và cuối cùng là chạy 1.266km (vòng 1km).
Trong một cuộc thi xoay quanh hàng ngàn vòng lặp dường như vô tận như thế, đối thủ duy nhất bạn cần đánh bại là chính bản thân mình, bởi vì đây không hẳn là cuộc đua, nó là cuộc chiến, một cuộc chiến của thể chất và tinh thần ngay từ khi bắt đầu.
Tôi đã rất, rất nhiều lần tự vấn bản thân, rằng động lực nào để tôi đi tiếp, bước tiếp, hay thậm chí lê lết tiếp trong những vòng lặp vô cùng tận này. Những con số trên đồng hồ giờ đã trở nên vô nghĩa. Trong cuộc chiến này, tôi tự nguyện bắt đầu và tự nguyện chiến đấu.
Rất nhiều lần tôi hoài nghi về ý nghĩa của hành trình này, khi mình phải lặp đi lặp lại những vòng bơi, vòng đạp và đến những vòng chạy đến phát cuồng, Tôi tìm động lực từ việc làm sao để hành trình thách thức này tạo ra một ý nghĩa sâu đậm.
Trong những khoảnh khắc đen tối nhất, kiệt quệ nhất, mệt mỏi nhất, thì một nụ cười của người lạ, của đội ngũ hỗ trợ, hay những người đang cùng trải qua hành trình này với mình làm thay đổi thế giới quan, làm cho sự đen tối trở thành sự biết ơn, trở thành một đặc ân cuộc sống trao tặng", VĐV Thanh Vũ chia sẻ về cách cô có thể hoàn thành cuộc thi khắc nghiệt nhất thế giới.
Trước khi tham gia cuộc thi siêu 3 môn phối hợp nói trên, vào năm 2016, Thanh Vũ từng lập kỳ tích khi là người phụ nữ châu Á đầu tiên chạy qua 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới, gồm: Sahara, Gobi, Atacama, Nam Cực ở giải chạy siêu bền quốc tế 4 (Deserts Grand Slam) với tổng chiều dài lên đến 1.000km chỉ trong vòng 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11/2016).
Năm 2022, Thanh Vũ trở thành nữ VĐV Việt Nam đầu tiên vô địch cuộc đua 3 môn phối hợp (The Deca Ultratriathlon) sau khi vượt qua quãng đường 2.260km, trong đó cô đã bơi 38km, đạp xe 1.800km và chạy bộ 422km.
" alt=""/>VĐV Thanh Vũ: "Tôi đã khóc rất nhiều trong suốt chặng đua khắc nghiệt"Ở kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2024, Trường THPT Chuyên Bắc Giang có 1 học sinh (là em Giáp Vũ Sơn Hà, lớp 12 chuyên Hóa) trong 3 học sinh giành được Huy chương Vàng, góp phần giúp đội tuyển Việt Nam xếp thứ 2/89 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự (xếp đồng hạng hai với đoàn Mỹ và chỉ xếp sau đoàn Trung Quốc).
Chia sẻ với VietNamNet, ông Trần Duy Phương, Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Bắc Giang, cho hay, không chỉ cá nhân ông mà tập thể nhà trường nói riêng và ngành giáo dục của tỉnh Bắc Giang nói chung rất vui mừng khi liên tiếp nhận được kết quả của các học sinh. “Khi nhận được tin đội tuyển Việt Nam dự Olympic Vật lý quốc tế giành được 2 Huy chương Vàng và cả 2 đều là học sinh của trường, chúng tôi rất bất ngờ. Nhà trường luôn đặt niềm tin và kỳ vọng ở các em nhưng không nghĩ rằng các em đạt được kết quả xuất sắc như vậy.
Đối với nhà trường, 2 tấm Huy chương Vàng trong một năm đã là một kỳ tích. Nhưng chỉ sau đó không lâu, tiếp tục nhận được thông tin em Sơn Hà giành thêm được Huy chương Vàng ở cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế, quả thực niềm vui với chúng tôi như không thể tả nổi, vỡ òa trong nhiều cung bậc cảm xúc”, ông Phương nói.
Theo ông Phương, đây cũng là kết quả tốt nhất trong lịch sử hơn 30 năm xây dựng và phát triển của nhà trường tại đấu trường quốc tế.
“Đã có những thời điểm, nhà trường có học sinh tham gia kỳ thi cấp quốc tế. Trong đó, năm 2018 và 2019, trường từng có học sinh Trịnh Duy Hiếu tham gia thi Olympic quốc tế 2 năm liền nhưng kết quả cao nhất cũng chỉ là Huy chương Bạc. Năm nay, các học sinh của trường giành cùng lúc 3 Huy chương Vàng Olympic quốc tế, trong đó 2 huy chương ở môn Vật lý, 1 ở môn Hóa học”, ông Phương chia sẻ.
Không chỉ ở đấu trường Olympic quốc tế, 3 học sinh này còn từng mang về cho Trường THPT Chuyên Bắc Giang những thành tích khác.
Em Thân Thế Công từng 3 năm liên tiếp giành giải Nhất thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý (năm lớp 10, 11, 12). Nam sinh này cũng hai năm liền giành huy chương tại cuộc thi Olympic Vật lý châu Á, gồm Huy chương Vàng Olympic Vật lý châu Á năm 2024 và Huy chương Đồng Olympic Vật lý châu Á năm 2023.
Em Trương Phi Hùng trước đó cũng từng giành được Huy chương Đồng tại kỳ thi Olympic Vật lý châu Á năm 2024. Phi Hùng còn từng giành giải Nhất thi học sinh giỏi quốc gia môn Vật lý năm 2024 (với điểm số cao nhất toàn quốc) và giải Nhì năm 2023; Huy chương Bạc Olympic Vật lý châu Âu năm 2023; Huy chương Đồng Olympic Vật lý không giới hạn năm 2022.
Còn Giáp Vũ Sơn Hà cũng giành được Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế Abu Reikhan Beruniy năm 2023. Sơn Hà từng 2 năm liền giành giải Nhất thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa học (năm 2023 và thủ khoa toàn quốc năm 2024).
Với kết quả này, 3 học sinh của Trường THPT Chuyên Bắc Giang cũng được tuyển thẳng vào các trường đại học trong nước.
Vị hiệu trưởng cho hay, kết quả này có được đến từ sự đầu tư công sức, tập trung miệt mài ôn luyện của thầy và trò nhà trường trong suốt thời gian qua.
“Kết quả của các học trò năm nay đạt được khiến các thầy cô rất phấn khởi, như tiếp thêm động lực cho các thầy cô tiếp tục nỗ lực, cống hiến trong công tác dạy học, bồi dưỡng học sinh. Kết quả này có sức lan tỏa rất lớn đối với học sinh của Trường THPT Chuyên Bắc Giang nói riêng và đối với học sinh toàn tỉnh nói chung. Trên nền tảng này, chúng tôi rất hy vọng và mong mỏi các thế hệ học sinh của nhà trường sẽ tiếp tục noi gương các anh chị đi trước để phấn đấu, mang về cho bản thân và nhà trường những kết quả tốt hơn”, ông Phương nói.
Trường THPT Chuyên Bắc Giang tiền thân là Trường PTTH Năng khiếu Hà Bắc, thành lập từ năm 1991. Với 3 Huy chương Vàng của các em Thân Thế Công, Trương Phi Hùng, Giáp Vũ Sơn Hà năm 2024, đến nay, các học sinh nhà trường đã giành được 8 huy chương Olympic quốc tế các môn (trong đó 3 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng).
Tại buổi đối thoại, lãnh đạo hai Bộ cam kết hai nước sẽ tiếp tục thắt chặt hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại. Giám đốc điều hành Ray Smith và Thứ trưởng Lê Quốc Doanh khẳng định việc Thủ tướng hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược vào tháng 7 vừa qua đã tạo nền móng vững chắc để đẩy mạnh hợp tác song phương và các kết nối trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai nước.
Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giúp hai bên phát triển các mối quan tâm chính trong nông nghiệp, bao gồm việc đẩy mạnh thương mại song phương, giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, tăng cường an toàn thực phẩm, tận dụng các công nghệ và nghiên cứu phát triển nông nghiệp, và đẩy mạnh phát triển nông thôn.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh phát biểu: “Nông nghiệp có vai trò thiết yếu trong nền kinh tế của hai quốc gia. New Zealand và Việt Nam đều là những nước sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp lớn, với nhiều mặt hàng bổ trợ cho nhau. Việc thành lập Đối thoại Nông nghiệp cấp cao New Zealand – Việt Nam và ký bản hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ tạo động lực cho các chương trình hợp tác sẵn có, góp phần tăng trưởng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước. Đây cũng là mục tiêu mà hai Thủ tướng đã tuyên bố khi chính thức nâng cấp quan hệ hai nước lên đối tác chiến lược vào năm ngoái”.
Bộ Các ngành cơ bản New Zealand hiện đang hỗ trợ một số dự án cho Bộ NN&PTNT trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật, dịch tễ học thú y và thành lập hệ thống chứng nhận điện tử dành cho các sản phẩm thực phẩm và nông- lâm nghiệp. Những chương trình này bổ sung cho các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc khuôn khổ Chương trình Viện trợ phát triển New Zealand hiện đang tài trợ cho Việt Nam.
Ông Ray Smith nhấn mạnh: “Chúng tôi hiểu rằng tăng cường thương mại không chỉ đồng nghĩa với việc đẩy mạnh xuất khẩu. Điều đó còn phụ thuộc vào quá trình trao đổi kiến thức, chuyên môn, công nghệ, dịch vụ và đầu tư. Sự trao đổi hai chiều này sẽ đem lại lợi ích cho cả hai nước chúng ta”.
Lãnh đạo hai bộ cam kết nhanh chóng hoàn tất thủ tục cấp phép nhập khẩu cho một số loại hoa quả của hai nước để người tiêu dùng Việt Nam được thưởng thức trái dâu và bí của New Zealand, đồng thời người dân New Zealand sẽ sớm được thấy quả chanh và bưởi của Việt Nam trên các kệ hàng.
Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ 14 của New Zealand. Dù đại dịch Covid tạo ra nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục là thị trường tiềm năng của New Zealand và ngược lại nhờ nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cao đến từ người tiêu dùng.
Bảo Đức
Chuyên gia Sholmo Kramer đã có 40 năm làm việc tại các sa mạc ở Israel. Ông cố vấn cho các hộ nông dân Israel về tưới tiêu, sử dụng đất, dinh dưỡng cây trồng.
" alt=""/>New Zealand và Việt Nam đẩy mạnh hợp tác nông nghiệp