- Tại Việt Nam, cha mẹ chi trả một khoản tiền khá lớn cho việc học ở nướcngoài của con cái. Vào năm 2013, có khoảng 1,8 tỉ đô la Mỹ được chi trảcho các khoản liên quan đến du học ở nước ngoài, chiếm khoảng 1%GDP của năm.Đây là những thông tin đưa ra tại báo cáo “Học tập cho tương lai” của HSBC. Báo cáo khảo sát về giá trị của giáo dục với hơn 5.500 phụ huynh tại 16 quốc gia vừa được công bố hôm nay.
Khảo sát cho biết 47% cha mẹ nghĩ rằng con cái họ gặp nhiều khó khăn hơn họ trong việc kiếm việc làm, vì thế 78% cha mẹ sẽ cân nhắc việc chi trả cho việc học tập thêm của con. Tỉ lệ này cao hơn ở châu Á: cha mẹ Trung Quốc (93%), Indonesia (92%), Ấn Độ (89%) và Malaysia (88%).
Trong khi đó, con số này ở các nước phát triển có tỷ lệ khác. Chỉ khoảng một phần tư phụ huynh ở Mỹ (26%), Anh (23%) và Canada (23%), và một phần năm cha mẹ ở Úc (21%) và Pháp (20%) chi trả cho việc học thêm của con cái.
19% cha mẹ cho biết vấn đề chi phí là lý do khiến họ không muốn chi trả cho việc học thêm.
Khảo sát cũng cho thấy 77% bậc phụ huynh sẽ cân nhắc cho con cái học đại học hoặc sau đại học tại nước ngoài nhằm trang bị cho con một khởi đầu suôn sẻ trên thị trường việc làm. Phụ huynh châu Á có mong muốn cao nhất về một nền giáo dục đại học quốc tế: Cha mẹ ở Malaysia (80%), Hong Kong (74%), Indonesia (74%), Singapore (74%), Ấn Độ (88%), Thổ Nhĩ Kỳ (83%), Malaysia (82%) và Trung Quốc (82%).
Tại Việt Nam, theo Bộ GD-ĐT, có khoảng 125.000 sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài vào năm 2013. Con số này tăng 15% so với năm 2012 và là con số tăng nhảy vọt kể từ giai đoạn 2008 – 2009.
Báo cáo “Học tập cho tương lai” cũng cho thấy 79% bậc cha mẹ trên toàn cầu xem trường đại học là điều ‘bắt buộc’ nhằm giúp con cái đạt được mục tiêu trong cuộc sống.
95% trong số 5.500 phụ huynh ở 16 quốc gia cho biết họ đã sẵn sàng hoặc đã chuẩn bị khoản đầu tư cho việc học đại học của con cái.
29% kỳ vọng sẽ vay mượn tiền để trang trải những chi phí này và ước tính sẽ mất trung bình khoảng 6,7 năm để họ trả hết khoản nợ này trong khi 40% kỳ vọng con cái sẽ chia sẻ một phần gánh nặng tài chính, và ước chừng đứa trẻ sẽ mất trung bình 7,5 năm để trả hết nợ của chúng.
" alt=""/>Phụ huynh Việt chi trả 1,8 tỷ USD cho con du học
Chị Nguyễn Minh Nguyệt (Quận 2, TP.HCM) kể lại tình cảnh tìm sách giáo khoa (SGK) lớp 9 cho con trong trạng thái dở cười, dở khóc.“Hôm nay, tôi phải chạy vòng vòng thành phố, chắc phải tới 50 cây số, để mua 1 bộ sách lớp 9 cho con. Tôi vào nhiều nhà sách nhưng đều hết, chỉ còn SGK lớp 10 và các loại sách bài tập. Tôi sốc quá vì cứ chủ quan, nghĩ rằng bây giờ làm gì có chuyện hiếm SGK như thời bao cấp. Thế nhưng không ngờ SGK thật sự hết sạch, từ nhà sách Nguyễn Thị Minh Khai, Văn Lang, Thăng Long, tới Nguyễn Văn Cừ hay tiệm sách lớn ở Quận 2 cũng không còn.
 |
SGK vẫn đang là mối bận tâm của nhiều phụ huynh dù năm học mới đã diễn ra được gần 1 tuần |
Sợ con không có sách học, chị Nguyệt đã có lúc bật khóc. “Lúc đấy, tôi vừa thất vọng vừa lo con học mà không có sách”.
Cuối cùng, sau khi đã chạy 3h đồng hồ cả dưới nắng lẫn mưa thì chị Nguyệt được một người chỉ đến nhà sách trên đường Nguyễn Tri Phương, Quận 5. Tức tốc chạy tới, chị Nguyệt mua được một bộ SGK lớp 9 cuối cùng ở đây. “Cảm giác giống như trúng xổ số vậy” – chị nhẹ nhõm chia sẻ.
Nháo nhác tìm SGK lớp 1
Chị Bùi Ngọc Ánh ở Đồng Nai có hai con sinh đôi vào lớp 1 năm nay. Hai con của chị học Trường TH-THCS-THPT ABC và dùng bộ sách Cùng học để phát triển năng lực. Từ một tháng trước, nhà trường đã giới thiệu các SGK phải mua. Để đủ sách cho con, chị mất vài buổi chạy đôn chạy đáo tìm kiếm.
“Lần đầu tiên nhận thông báo của trường, tôi đi tìm ở nhà sách lớn nhất Biên Hòa nhưng không nơi nào bán. Ở đây toàn sách của chương trình năm ngoái. Đến khi trường thông báo chỗ bán thì cũng phải đi đến lần thứ 3 tôi mới mua được đủ 2 bộ sách cho các con” - chị Ánh kể.
Theo ghi nhận của VietNamNet, dù đã nhập học được vài hôm, chiều qua (10/9), sau khi đưa con đi học về, vẫn có nhiều phụ huynh ghé nhà sách Nguyễn Văn Cừ trên đường Tô Ngọc Vân (Quận Thủ Đức) mua sách. Loại SGK được nhiều phụ huynh hỏi mua là lớp 6 và một số đầu SGK lớp 1.
Một nhân viên ở đây cho hay, cả tháng nay nhà sách khi nào cũng đông đúc. Nhà sách liên tục nhập các đầu SGK về nhưng mỗi đợt chỉ vài ngày là hết sạch vì lượng phụ huynh đến mua đông. Có lúc khách mua SGK nhiều, nhân viên thu ngân làm việc không kịp, nhà sách phải căng dây để tạo lối xếp hàng vào thanh toán.
6h chiều, chị Phạm Thủy (Quận 1, TP.HCM) vẫn đang rong ruổi trên đường tìm mua thêm SGK cho con. Tại 3 nhà sách trên đường Đinh Tiên Hoàng, chị đều nhận được những cái lắc đầu khi hỏi mua sách Tiếng Việt và Toán lớp 1, bộ Chân trời sáng tạo.
Chị Thủy bảo đã mua đủ SGK cho con ngay từ hôm đến làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, bộ sách này được để lại trường nên... không hiểu con học gì. Mấy hôm vừa rồi, buổi tối về nhà, con chị chỉ chơi, xem tivi rồi đi ngủ. Nhưng hôm nay đón con, thấy con tỏ ra sợ sệt vì viết chậm hơn các bạn thì chị mới lo lắng. Hỏi thăm một vài phụ huynh khác, chị được biết rất nhiều người đã mua thêm một bộ sách nữa để kèm con học ở nhà.
"Tôi hỏi một vài người bạn có con học ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Ngọc Hân, Wellspring thì hóa ra ai cũng đã "găm" thêm một bộ nữa. Họ đều bảo chương trình năm nay khác lắm, không kèm thêm ở nhà thì con không theo kịp bạn trên lớp, nên tôi mới lao đi mua sách. Mà bây giờ cũng không biết mua ở đâu nữa" - chị Thủy lo ngại nói.
 |
Học sinh lớp 1 trên cả nước năm nay sẽ được học theo 5 bộ SGK |
Tại TP.HCM, đa số các trường tiểu học trên địa bàn chọn bộ 'Chân trời sáng tạo' (bộ sách do Sở GD-ĐT phối hợp với NXB Giáo dục Việt Nam thực hiện).
Bộ sách "Chân trời sáng tạo" bao gồm 10 cuốn với 8 môn học (Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh). Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, trước đó các trường tiểu học đã đặt mua từ 86.942-121.195 cuốn tùy môn.
Bộ sách đứng thứ hai trong danh sách được nhiều trường lựa chọn là bộ "Cánh diều", được các trường tiểu học đặt mua từ 3.135-40.308 cuốn/môn học.
Các bộ sách còn lại là "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục", "Kết nối tri thức với cuộc sống", "Cùng học để phát triển năng lực" cũng được một số trường lựa chọn với số lượng đặt mua từ vài cuốn đến hơn 6.000 cuốn/môn.
Không nên quá lo lắng
Ông Nguyễn Thanh Thủy, Trưởng Phòng GD-ĐT Quận Gò Vấp, cho hay các trường trong quận đều chọn bộ sách Chân trời sáng tạo.
“Ngay từ đầu, chúng tôi đã tuyên tuyền về việc chọn lựa, công khai giá SGK để phụ huynh biết. Các trường cũng giới thiệu cho phụ huynh tự mua ở các nhà sách và chủ động mua sách của mình. Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa nhận được phản ánh nào về việc thiếu SGK hay không mua được sách trên địa bàn quận” - ông Thủy nói.
Quận Bình Tân có tới 4 bộ sách cùng được các trường chọn lựa. Theo ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng Phòng GD-ĐT, vì quận có đặc thù là tăng dân số cơ học rất cao nên ở thời điểm đăng ký SGK không thể dự báo chính xác số lượng học sinh vào lớp 1. Do đó, quận đăng ký SGK dựa theo số học sinh lớp 5 ra trường.
Vì vậy, ông Tuyên nhận định sẽ có những trường thiếu SGK cục bộ do số học sinh lớp 1 đông hơn dự kiến, nhưng cũng sẽ có những trường thừa. Do đó, các trường và NXB sẽ trực tiếp làm việc với nhau để điều chỉnh và phân phối lại cho đầy đủ.
Còn tại Quận 12, năm nay trên địa bàn có hàng nghìn học sinh không đủ điều kiện tuyển sinh vào lớp 1 (KT3 dưới 1 năm). Vì vậy, tới sát ngày nhập học, các trường học ở Quận 12 phải điều chỉnh tăng sĩ số, chấp nhận vượt chuẩn, giảm tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày để có chỗ tiếp nhận các em.
Tuy nhiên, theo ông Khưu Mạnh Hùng, Trưởng phòng GD-ĐT, thì dù học sinh đông nhưng SGK sẽ không thiếu.
Ông Hùng cũng khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng khi chưa mua được SGK, học sinh chưa có sách học trong một vài buổi đầu.
“Vừa rồi có một số trường nhận thêm học sinh, nếu phụ huynh nhờ trường mua SGK thì cứ tăng bao nhiêu học sinh, trường sẽ đăng ký thêm với NXB ngần đấy bộ sách, NXB sẽ cung ứng đầy đủ.
Còn nếu phụ huynh mua ở ngoài thì phụ thuộc vào nguồn cung của các nhà sách, như vậy có thể khó khăn hơn, đôi khi còn phải mua sách in lại, chất lượng không đảm bảo” – ông Hùng lưu ý.
Lê Huyền – Ngân Anh

Bộ Giáo dục yêu cầu thanh, kiểm tra việc trang bị SGK và sách tham khảo
Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT tiến hành thanh tra, kiểm tra việc trang bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
" alt=""/>Nháo nhác tìm SGK cho con đầu năm học mới