当前位置:首页 > Thể thao

'Chỉ có một bộ sách giáo khoa là điều đáng tiếc!'

Nghị quyết 88 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2014 "khuyến khích các tổ chức,ỉcómộtbộsáchgiáokhoalàđiềuđángtiế24h.com.vn vn cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông". Sau khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành, nhiều nhóm tác giả đã tiến hành làm sách để "đón đầu" cho việc triển khai chương trình vào những năm học tới.

Tại cuộc họp của Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi chiều 21/2/2019, một số ý kiến nêu ra với điều kiện đất nước hiện nay, trước hết vẫn nên có một bộ SGK thống nhất dùng chung; còn lộ trình hướng tới cho xây dựng nhiều bộ SGK sẽ tiến tới khi trình độ dân trí, nhận thức xã hội nâng cao hơn.

{ keywords}
Bộ sách giáo khoa VNEN là một trong những bộ đang được đưa vào nhà trường.

GS Nguyễn Minh Thuyết, từng là Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng: Nhìn ra nước ngoài, các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển thực hiện "một chương trình, nhiều SGK" từ lâu, không có vấn đề gì; nhưng một số nước châu Phi gặp khó khăn, đang quay lại chính sách "một chương trình, một bộ SGK". Do đó, để thuyết phục được Quốc hội và một bộ phận dư luận về việc thực hiện một chương trình nhiều SGK thì Chính phủ, cụ thể là Bộ GD-ĐT, cần đưa ra được những giải pháp thật sự thuyết phục, khả thi, làm cho mọi người yên tâm.

Theo GS Thuyết, việc có nhiều SGK không ảnh hưởng gì đến việc đảm bảo chất lượng sách, chất lượng dạy và học, thậm chí còn tốt hơn lên bởi có cạnh tranh tích cực.

"Nếu trước mắt nếu chỉ áp dụng 1 chương trình 1 bộ SGK là một điều rất đáng tiếc".

Ông Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó Giám đốc GD-ĐT TP.HCM ủng hộ chủ trương "một chương trình, nhiều bộ SGK" và phân tích: Muốn thay đổi nội dung một Nghị quyết của Quốc hội (vì lý do nào đó) phải đưa ra xin ý kiến Quốc hội để bổ sung, điều chỉnh hoặc hủy bỏ cái cũ.

 

Ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) nhớ lại: Trước khi có chương trình giáo dục phổ thông năm 2000, đã có 4 chương trình cùng 4 bộ SGK và tài liệu (165 tuần, 120 tuần, 100 tuần và Công nghệ Giáo dục) được song song đưa vào giảng dạy trong các trường phổ thông.

Đó là chủ trương đúng đắn và mang tính tất yếu của phát triển giáo dục, phù hợp với xu thế hiện đại và toàn cầu; mang lại sự dân chủ hóa trong giáo dục.

“Các nước Bắc Âu, hay ngay cả gần chúng ta là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore từ hàng chục năm nay họ đã thực hiện một chương trình giáo dục quốc gia, cùng với nhiều bộ SGK khác nhau. Giáo viên tại các trường học phổ thông ở Mỹ được tự mình lựa chọn SGK hay tài liệu dạy học cho học sinh của lớp mình. Như vậy, chúng ta đổi mới giáo dục quá chậm, giữ mãi quá lâu quan điểm giáo dục lạc hậu, cũ kỹ ở những năm của giai đoạn thế kỷ 19, thế kỷ 20"- ông Ân cho hay.

Theo ông Ân, SGK chỉ là một phương án mở giúp giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm các đơn vị kiến thức. Tuy được chọn một bộ SGK, nhưng mỗi giáo viên vẫn có thể tham khảo cách giải quyết cùng một vấn đề ở các bộ SGK khác. SGK chỉ là một trong những công cụ giúp học sinh bày tỏ những tư tưởng, cách nghĩ, cách thể hiện của mình, để rồi đưa ra những cách nhìn khác nhau và cùng thảo luận, hợp tác về những điều đó.

Ông Phạm Phúc Thịnh, Phó Hiệu trưởng khối Phổ thông trường Việt Mỹ, cho rằng thực tế, trong khoảng 5 năm trở lại đây, kể từ khi từ khi Bộ GD-ĐT cho phép dạy học theo chủ đề, dạy học theo dự án, việc quy định số tiết thực hiện cho các đơn vị kiến thức trong SGK không còn ràng buộc chặt chẽ chính xác như 10 năm trước, đặc biệt là đẩy mạnh việc dạy học theo hướng phát huy năng lực người học. Vì vậy đa phần đối với giáo viên giỏi thật sự, với giáo viên có kinh nghiệm lâu năm, SGK đang dần trở thành sách ... tham khảo.

Theo thầy Thịnh, điều đó có nghĩa dựa trên khung phân phối chương trình, dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng quy định...giáo viên sẽ tự biên soạn ra một tập bài giảng bao gồm lý thuyết và bài tập phù hợp nhất với đối tượng học sinh mình đang dạy (khuynh hướng dạy học cá thể).

Nguyên một lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM quả quyết, cứ tư duy phải có bộ SGK chung thì không biết khi nào giáo dục của Việt Nam mới theo theo kịp giáo dục thế giới.

Ông Nguyễn Văn Ngai cho rằng, thời gian qua, một số địa phương, tổ chức (trong đó có TP.HCM) đã bắt tay vào việc tiến hành biên soạn SGK. Việc làm này đòi hỏi phải tập trung trí tuệ, đầu tư nhiều chất xám, công sức, tài chính lẫn tinh thần của các tổ chức, cá nhân được mời tham gia biên soạn SGK.

GS Nguyễn Minh Thuyết cũng băn khoăn, từ khi Bộ GD-ĐT bắt đầu công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (ngày 12/4/2017), đặc biệt là từ khi công bố dự thảo các chương trình môn học (ngày 19/1/2018), nhiều nhà xuất bản đã đứng ra tổ chức, nhiều nhóm tác giả đã tập hợp nhau để viết sách và có thể nói nhiều quyển sách bây giờ đang ở giai đoạn hoàn thiện. Do đó, các chủ trương mới cần hết sức cân nhắc bởi có thể gây sự hụt hẫng cho các tổ chức, cá nhân đang hăm hở đóng góp, tham gia vào việc viết SGK.

Khẳng định không nên thay đổi chủ trương này, ông Đặng Tự Ân bày tỏ: “Có lẽ việc trọng tâm và cấp thiết hệ trọng lúc này là Chính phủ cần chỉ đạo Bộ GD-ĐT có những việc làm cụ thể để các NXB có chức năng làm được bộ SGK có chất lượng, được cạnh tranh công khai, công bằng và các trường học được dân chủ, khoa học lựa chọn bộ SGK phù hợp nhất cho giáo viên và học sinh của mình”.

Theo ông Ân, có thể nói, khi có nhiều bộ SGK, sẽ kích thích giáo viên tự chủ nội dung và phương pháp, tức là thay đổi giáo dục từ dưới lên. Tương đồng, thay đổi định hướng cải cách giáo dục từ trên xuống.

“Chẳng riêng gì ở Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới khi thực hiện cơ chế nhiều bộ SGK với cùng một chương trình, giai đoạn đầu cũng gặp phải những bất cập và rủi ro nhất định: Móc ngoặc, tham nhũng, lợi ích nhóm và cạnh tranh tranh không lành mạnh trong việc bán và mua SGK. Và để giải quyết thì các cấp cần thực hiện đúng chức trách mà mình được phân công” - ông Ân khẳng định

Lê Huyền - Thanh Hùng


Sẽ không có bảng lương riêng hay phụ cấp cao nhất cho nghề giáo

Sẽ không có bảng lương riêng hay phụ cấp cao nhất cho nghề giáo

 - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu quan điểm, không nên quy định bảng lương riêng cho nhà giáo.

分享到:

相关推荐