![]() |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại lễ khai mạc. |
Phát biểu tại lễ khai mạc Hội sách trực tuyến quốc gia, ông Hoàng Vĩnh Bảo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Hội sách có sự tham gia của trên 70 gian hàng, giới thiệu khoảng 20.000 đầu sách đến từ các nhà xuất bản, các đơn vị phát hành trên cả nước. Hội sách còn tổ chức ngày hội bản quyền sách quốc tế với sự tham gia của hàng chục đơn vị xuất bản nước ngoài và Việt Nam nhằm khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid đến hoạt động giao dịch bản quyền, tạo điều kiện để các đơn vị xuất bản trong nước tham gia giao dịch bản quyền với các đơn vị xuất bản thế giới.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cắt băng khai mạc Hội sách trực tuyến. |
Trên cơ sở tích hợp các tính năng tiện ích để kết nối bạn đọc đến với sách, Hội sách còn tổ chức nhiều hoạt động sự kiện trực tuyến, như giao lưu với các nhà văn, dịch giả, tác giả được bạn đọc yêu mến; giao lưu người nổi tiếng về chủ đề sách và văn hóa đọc, giao lưu với những người làm xuất bản trên cả nước chia sẻ những kỷ niệm, kinh nghiệm về nghề đồng thời triển khai chương trình tri ân khách hàng, miễn, giảm phí vận chuyển, gây quỹ ủng hộ đưa sách đến đối tượng học sinh, sinh viên, đến đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn.
"Tôi hy vọng, phương thức tổ chức này sẽ giúp bạn đọc tăng cơ hội tiếp cận sách, khơi dậy tình yêu và thói quen đọc sách ngay trong những ngày cả nước chung tay chống đại dịch, đồng thời giúp các đơn vị xuất bản mở ra một hướng đi mới đột phá phát triển thị trường, và cũng là một bước tiến quan trọng giúp ngành xuất bản bước vào nền kinh tế số", Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo nhấn mạnh.
![]() |
Hội sách trực tuyến lần thứ hai lần này có sự kết hợp với lễ khai mạc Ngày sách Việt Nam lần thứ 8 tại đường sách TP.HCM cùng các hoạt động đa dạng của Đường sách trong dịp này, như: Tọa đàm Văn hóa đọc trong xu thế chuyển đổi số do Cục Xuất bản, In và Phát hành, Công ty Đường Sách TP.HCM thực hiện (10h ngày 18/4); giới thiệu sách về TP.HCM do NXB Tổng hợp TP.HCM thực hiện (ngày 19/4); giới thiệu các bộ sách mới về chuyển đổi số do NXB Thông tin và Truyền thông thực hiện (9h30 ngày 19/4); tọa đàm giới thiệu các bộ sách mới về triển khai Nghị quyết Đại hội XIII NXB Chính trị Quốc gia Sự thật (15h ngày 19/4); chương trình gặp gỡ các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng (ngày 20/4)… Các tọa đàm, giao lưu trong khuôn khổ Ngày sách Việt Nam sẽ được kết nối với Hội sách trực tuyến quốc gia để độc giả khắp nơi có thể tham gia.
Tình Lê
Ảnh:Phạm Hải
Cho tới thời điểm hiện tại, 32 nước đã nhận lời tham gia giao dịch bản quyền tại sàn Book365.vn như Thái Lan, Malaysia,...
" alt=""/>Chính thức khai mạc Hội sách trực tuyến quốc giaĐầu tháng 6/2022, hôn lễ của cặp đôi Nguyễn Cao Bun (31 tuổi, thượng úy không quân, quê Đồng Nai) và Lê Thùy Dung (29 tuổi, kế toán, quê Bà Rịa Vũng Tàu) đã được tổ chức trong không khí ấm cúng và sự chúc mừng của quan viên hai họ. Trước đó, đôi vợ chồng trẻ đã làm lễ Vu quy vào tháng 12/2022 và về chung một nhà được 6 tháng trước khi tổ chức tiệc.
Cặp đôi xuất hiện tại chương trình Bạn muốn hẹn hò tại tập 677. Cao Bun cho thấy bản thân là người trầm tính và mong muốn tìm được “nửa kia” cảm thông cho công việc đặc biệt. Trong khi đó, Thùy Dung lớn lên trong gia đình có bố là quân nhân nên cô càng thấu hiểu và yêu thích sự chững chạc, mạnh mẽ của người bộ đội. Sự hòa hợp từ quan điểm yêu, tính cách đã trở thành động lực để cả hai cùng bấm nút, cho nhau cơ hội tìm hiểu sâu hơn.
Nói về mối duyên gặp gỡ chàng thượng uý không quân tại chương trình hẹn hò, Thuỳ Dung vẫn chưa khỏi bồi hồi. Chưa từng nghĩ sẽ cần phải đến show hẹn hò để tìm nửa kia vì sợ hàng xóm, người quen dị nghị, nhưng khi được em gái đăng ký giúp, nàng kế toán đã hạ quyết tâm tham gia số đặc biệt.
Thế nhưng, hành trình đến với nửa kia của Thuỳ Dung khá gian nan khi bị huỷ lịch quay đến hai lần vì dịch Covid-19. Nhủ lòng không có duyên với chương trình, nên đến lần thứ ba được mời tham gia, cô nàng không còn nhiều hy vọng sẽ tìm được ý trung nhân.
Ấy vậy nhưng khi được NSND Hồng Vân và Quyền Linh mai mối cho chàng thượng úy không quân Cao Bun, Thùy Dung đã “quay ngoắt” 180 độ, ngại ngùng gửi gắm câu thả thính: “Mây kia là của hạt mưa, anh xem đã thích em rồi hay chưa?” khiến ông mai bà mối thích thú.
Kết thúc ghi hình vào buổi tối và nhà cả hai đều khá xa nên mãi đến một tuần sau đó, Thùy Dung - Cao Bun mới có buổi hẹn đầu tiên. Chàng lính trẻ đã ghé thăm gia đình Thùy Dung tại Bà Rịa - Vũng Tàu đúng như lời hứa ở chương trình.
Điều khiến Thùy Dung bất ngờ hơn cả là Cao Bun rất dí dỏm, thân thiện, hòa đồng, khác hẳn với hình ảnh trầm tính, ít nói trước đó. Dù công việc bận rộn và khoảng cách địa lý, chàng thượng úy vẫn tranh thủ chạy đến Vũng Tàu để gặp gỡ bạn gái vào cuối tuần.
Hiện đã về chung một nhà nhưng Cao Bun vẫn phải túc trực tại đơn vị, cắm trại dài ngày không về hoặc xa nhà đột xuất để chấp hành nhiệm vụ.
Sinh ra trong gia đình có bố là quân nhân, Thùy Dung phần nào thấu hiểu và thông cảm cho công việc của chồng: “Thật ra mình cũng không cảm thấy tủi thân hay cô đơn gì đâu. Ngày nào mình và chồng cũng gọi điện, nhắn tin cho nhau, từ lúc mới quen đến giờ vẫn thế. Khi nào anh ấy đi làm thì mình ở với bố mẹ, anh ấy về thì hai đứa lại ở chung. Bố mình thì như tìm được đồng minh vậy, nhiều khi cưng con rể còn hơn cưng mình nữa”.
Lắm lúc anh chàng “bày trò” lãng mạn nhưng trong mắt của Thùy Dung, những điều ấy lại trở nên hài hước lạ thường. Cô vẫn nhớ như in màn cầu hôn siêu “bá đạo” của ông xã: “Lúc hai đứa yêu nhau được hơn nửa năm thì cùng nhau xuống Vũng Tàu chơi. Đang ngồi ngắm biển, đột nhiên anh Bun lấy nhẫn cưới ra rồi hô to ‘Lấy anh nha’. Mình chưa kịp phản ứng thì anh ấy tự nhiên đeo nhẫn vào tay mình và nói ‘Em đeo rồi là phải chịu trách nhiệm với cuộc đời anh’. Mình nghĩ chắc không ai cầu hôn như chồng mình đâu”.
Về việc sinh con đầu lòng, Thùy Dung chia sẻ vợ chồng cô đã lên kế hoạch nhưng hiện tại chưa phải thời gian phù hợp. Một phần vì cả hai chỉ vừa tổ chức đám cưới, một phần vì Cao Bun đi làm xa và việc chuyển công tác cũng là vấn đề lớn của cả hai. Hy vọng đôi vợ chồng son sớm sinh quý tử và xây dựng tổ ấm hạnh phúc, bền lâu.
Linh Giang
" alt=""/>Chàng thượng úy cưới nàng kế toán sau 1 năm tham gia Bạn muốn hẹn hò![]() |
Ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam (thứ 3 từ phải sang) bên MC và các diễn giả. |
Thiếu tủ sách, thừa tủ rượu
Ông Lê Hoàng dẫn đề tài từ câu chuyện gia đình là tế bào của xã hội nên văn hóa gia đình là phần quan trọng quyết định đó là gia đình như thế nào. Qua khảo sát nhiều gia đình, ông ngạc nhiên khi nhà nào cũng có thể có tủ rượu, phòng xem tivi, phòng karaoke, phòng nghe nhạc, phòng gym… nhưng lại thiếu một tủ sách.
“Vì sao nhiều gia đình ngày nay có tủ rượu nhưng không có tủ sách? Trong khi các không gian xem tivi, ca hát, nghe nhạc chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí thì tủ sách ngoài giải trí còn có chức năng giáo dục, góp phần hình thành, phát triển tính cách con người trẻ em”, ông Lê Hoàng nói.
PGS Tuyết cho rằng món quà lớn nhất cha mẹ cho con không phải chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng mà là niềm đam mê đọc. Bà dẫn chứng: “78% trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ là quá nhiều. Trong khi trẻ em đọc trung bình 3 – 4 đầu sách/năm và 2,8 đầu sách trong số đó đã là sách giáo khoa. Trách nhiệm của cha mẹ là giữ con mình trước sức hấp dẫn vô cùng của đồ công nghệ”. Theo đó, việc đọc của trẻ nên bắt đầu khi trẻ còn trong bụng mẹ và duy trì đến 9 tuổi. Đây là cột mốc các thói quen tốt của một con người tác động trực tiếp đến việc định hình trẻ trong tương lai.
Chị Mỹ Dung đồng tình với vị PGS. Từ khi mang thai, chị đã đọc sách rất to hằng đêm trước khi đi ngủ cũng như tìm sách cho con ra đời. Khi con bắt đầu có nhận thức, chị Dung nhận thấy con thích lễ Giáng sinh nên đã tìm mua những sách tranh Giáng sinh đẹp nhất. “Bé đọc, cầm hay thậm chí xé cũng được. Cách riêng của tôi là kiên trì đọc sách cùng con bất kể bận rộn thế nào và mang những câu chuyện, nhân vật từ trang sách ra đời thường. Tôi đã làm như vậy ít nhất 1 tiếng/ngày trong suốt 4 năm qua”, chị cho hay.
Các kệ sách thiếu nhi trưng bày ở Đường sách TP.HCM thu hút các em nhỏ.
Doanh nhân/nhạc sĩ Phạm Uyên Nguyên đưa ra 2 đề xuất. Nhìn từ kinh nghiệm nước ngoài, trẻ đến trường phải đọc sách như một nội dung bắt buộc. Nhà trường giao sách cho học sinh đọc cho bài học mới, viết thu hoạch, làm bài tập nhóm hoặc thuyết trình. Nếu thành công thay đổi phương thức giáo dục sẽ mở ra cho sách một hướng đi mới.
Bên cạnh đó, ông Nguyên nhận thấy sách ở Việt Nam càng quý càng “ế”, nhiều công ty hiện có hàng tấn sách quý tồn kho. Vì vậy, ông đề xuất các công ty sách nên mở dịch vụ tủ sách gia đình trọn gói: “Công ty sách sẽ cung ứng dịch vụ từ đóng tủ đến một tủ sách gia đình hoàn chỉnh. Chính công ty sách cần chủ động chọn sách cho khách hàng hoặc chọn theo gợi ý của cha mẹ trẻ. Dịch vụ này sẽ thay sách hằng năm để sách trong tủ luôn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ”.
Ranh giới nhạy cảm tùy vào giới hạn chấp nhận của cha mẹ
Phóng viên VietNamNet đặt vấn đề: Nếu như tuổi thơ của những đứa trẻ thế hệ 7x, 8x và đầu 9x có thể tìm thấy bất cứ loại sách nào trong tủ sách gia đình khi sách chưa được kiểm duyệt chặt chẽ thì hiện nay, bậc cha mẹ dường như quá nhạy cảm với văn hóa phẩm nói chung và sách nói riêng tiếp cận con mình. Nhiều sự vụ cho thấy một chi tiết rất nhỏ trong sách cũng có thể khiến bậc cha mẹ hoang mang, phản ứng mạnh. Vậy đâu là ranh giới của sự an toàn, phù hợp?
Ông Lê Hoàng phản hồi: “Nhiều cha mẹ vì sự cầu toàn trong giáo dục con cái mà đâm ra sợ tất cả. Chính vì họ lúng túng chọn sách, chúng tôi mới đưa ra đề xuất tủ sách gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu đọc của trẻ, cha mẹ đọc cùng con và giảng dạy trong nhà trường. Bây giờ, các NXB có thể đảm bảo mức độ an toàn từ nội dung đến cấp đọc cho trẻ”.
![]() |
Một người làm công tác sách học đường nêu lên những thực trạng của việc đưa sách vào thư viện trường học từ cấp 1 đến cấp 3. |
Dù vậy, theo ông, vấn đề nội dung nhạy cảm trong sách còn tùy trường hợp cụ thể. Vừa qua, NXB Kim Đồng phát hành bộ sách vĩ nhân 27 quyển. Trong đó, có một quyển về Julius Caesar bị nhiều cha mẹ phản ứng vì trang phục thiếu vải. Ông Lê Hoàng nhận định: “Sách vẽ trang phục thời La Mã cổ đại hoàn toàn trung thực, khách quan. Các cha mẹ có thể giải thích thêm với trẻ hoặc không mua sách đó cho con chứ phê phán NXB là không đúng”.
PGS Tuyết nói thêm rằng một cuốn sách quá nghiêm chỉnh với format cố định lại gây chán rất nhanh với trẻ. Trong khi đó, những sách truyện thiếu nhi phương Tây được trình bày một cách tếu táo, phóng khoáng và đôi khi phi lý đến ngớ ngẩn lại rất thu hút trẻ. Sách phải thu hút, trẻ mới yêu thích và ham đọc. Bà nói: “Như vậy, chúng ta cần cân nhắc để chấp nhận như thế nào là nhạy cảm và không nhạy cảm từ góc độ văn hóa”.
Một độc giả tên Hồng Anh đang làm việc ở thư viện trường học chia sẻ câu chuyện từng được một người mẹ gọi điện đề nghị thư viện không cho con trai của bà mượn truyện Doraemon đọc. Lý do, trong một tập truyện có vẽ cảnh nhân vật Shizuka đang tắm bồn. Chị này cho biết: “Đây là một trong rất nhiều trường hợp chúng tôi từng trao đổi. Theo chúng tôi, học sinh đọc truyện tranh để thư giãn sau giờ học căng thẳng. Thực tế, các bé nhìn vào nội dung dễ thương, vui nhộn trong truyện tranh rất hồn nhiên chứ không nhìn thấy chỗ nào nhân vật mặc thiếu vải như góc nhìn người lớn”.
![]() |
Nhiều cha mẹ đặt câu hỏi, trao đổi cùng các diễn giả. |
Chị Hồng Anh cũng cho rằng việc Hội Xuất bản lên danh sách 500 cuốn sách thiếu nhi an toàn, phù hợp với trẻ là viên gạch nền móng. Từ đó, việc cha mẹ chấp nhận cho con mình đọc gì là tùy vào giới hạn mỗi người. Những cuốn truyện tranh, truyện thần thoại Hy Lạp… đang đứng giữa lằn ranh được chấp nhận và bị phản đối. “Cá nhân tôi nghĩ, trẻ đọc càng nhiều thì khả năng “miễn dịch” càng cao”, chị này kết luận.
Bài và ảnh:Gia Bảo
Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 21/4 - ngày hội tôn vinh giá trị của sách và văn hóa đọc, bà Nguyễn Kim Thoa - CEO Tân Việt Bookstore nỗ lực truyền tải, lan tỏa tình yêu sách đến tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ.
" alt=""/>'Gia đình Việt có tủ rượu, phòng karaoke nhưng thiếu tủ sách'