Chuyển đổi số thay thế hàng trăm lao động
- Ởđây, diện mạo khác mà chuyển đổi số mang lại cho Điện lực Bình Định là gì, thưa ông?
Đó là sự cạnh tranh và cái nhìn từ phía khách hàng. Chuyển đổi số đã cải cách dịch vụ của điện lực để chúng tôi không thua gì các doanh nghiệp cạnh tranh, thậm chí, làm tốt hơn họ. Chúng tôi muốn tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh, mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, những khách hàng của mình.
Chuyển đổi số là bắt buộc, từ lãnh đạo cấp cao tới anh em lao động, chúng tôi hiểu tầm quan trọng của chuyển đổi số tại PC Bình Định.
Chúng tôi phân nhánh các công việc cụ thể liên quan tới chuyển đổi số, có nhóm chuyên làm các vấn đề trong quản trị nội bộ để nâng cao năng suất lao động; có nhóm chuyên về kinh doanh dịch vụ khách hàng, cải thiện môi trường số hoá, tạo thuận lợi cho khách hàng; có nhóm chuyên về kỹ thuật vận hành lưới điện thông minh; có nhóm tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về chuyển đổi số trong nội bộ.
Các nhóm công việc trên được xâu chuỗi với nhau, từ đó, tạo thành hệ sinh thái chuyển đổi số tại Điện lực Bình Định.
- Vậy, những lợi ích được cụ thể hoá từ chuyển đổi số là gì?
Trước hết, nói về năng suất và hiệu quả lao động, chuyển đổi số giúp ích quá nhiều cho đơn vị.
Đơn cử, trước đây, mỗi trạm biến áp 110kV có khoảng 9 lao động trực, 15 trạm phải cần khoảng 150 lao động có mặt thường xuyên 24/24 tại vị trí trạm.
Giờ đây, trung tâm điều khiển của PC Bình Định đã kết nối với tất cả trạm biến áp 110kV trên địa bàn. Với việc thiết lập kênh kết nối tự động, hướng đến lưới điện thông minh, toàn bộ trạm biến áp 110kV đã chuyển thành trạm không người trực. Hiện, chỉ cần 2 người/ca thay thế toàn bộ lực lượng lao động trước đây, phục vụ công tác đi kiểm tra luân phiên.
Ngoài ra, công tơ điện tử kết nối hệ thống cũng đã thay thế toàn bộ nhân sự trực tiếp đi ghi chỉ số công tơ hàng tháng. Với 500.000 khách hàng, trước đây, PC Bình Định có 300 người chuyên đi ghi chỉ số công tơ hàng tháng. Chưa kể, sai số trong ghi chép bằng tay có thể xảy ra.
Hiện tại, các chỉ số công tơ được gửi lên hệ thống nhanh chóng, chính xác, loại trừ rủi ro chênh lệch dữ liệu cho khách hàng.
Nói một cách tổng thể, PC Bình Định hiện có khoảng 750 lao động. Nếu không có chuyển đổi số thì tổng số cán bộ công nhân viên ngành điện phải gấp 3 lần con số hiện nay. Ở chiều ngược lại, cách đây 10-15 năm, chúng tôi từng có 900 người nhưng khối lượng quản lý khách hàng, sản lượng điện cung cấp chỉ bằng 1/3 hiện tại.
Như vậy, lao động thì giảm nhưng khối lượng quản lý gấp 3-5 lần ngày trước. Đây là hiệu quả rõ nhất khi ứng dụng chuyển đổi số.
Chuyển đổi số giúp vận hành một lưới điện thông minh
- Đấy là thuận lợi trong quản trị nội bộ, còn lợi ích khách hàng nhận được là gì?
Chuyển đổi số hướng tới vận hành một lưới điện thông minh. PC Bình Định ứng dụng trung tâm điều khiển, chương trình tự động hoá lưới điện đã đem lại lợi ích cho chính công ty và khách hàng.
Ở đây, tính tự động của lưới điện cao hơn, thời gian xử lý sự cố nhanh hơn, giảm thời gian mất điện và số lần mất điện của khách hàng. Như vậy, chất lượng dịch vụ mà chúng tôi cung cấp cho khách hàng đã tăng.
Ví dụ, một khu vực bị sự cố mất điện, tín hiệu sẽ báo trên chương trình phần mềm. Hệ thống sẽ tự động tính toán phương án tối ưu để đóng đường dây, cô lập khu vực đó. Mục tiêu là trong thời gian chờ nhân viên điện lực tới hiện trường khắc phục sự cố, diện tích bị mất điện ít nhất.
Tín hiệu báo về kịp thời nhằm giảm thời gian chờ đợi xử lý sự cố xuống mức thấp. Không cần khách hàng gọi lên tổng đài báo thì nhân viên PC đã nắm thông tin.
Do đặc điểm địa phương chịu ảnh hưởng của mưa bão, cách đây 5 năm, thời gian mất điện trung bình của một khách hàng tới 700-800 giờ/năm mùa bão lụt. Nhưng, con số này hiện nay chỉ còn khoảng 100 giờ, cải thiện rất nhiều.
Ngoài ra, trước đây, nếu như khách hàng muốn giải quyết một vấn đề gì đấy về dịch vụ điện. Họ phải đến các trụ sở điện lực, còn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, khách hàng hoàn toàn có thể ngồi tại nhà, thông qua các máy tính kết nối internet hoặc điện thoại thông minh để phản ánh, yêu cầu dịch vụ.
Thông qua phần mềm, người dân cũng có thể kiểm soát mức điện tiêu thụ, hay sự minh bạch trong mua bán điện giữa ngành điện với khách hàng thông qua nội dung các hợp đồng điện tử. Rõ ràng, môi trường số giúp giao tiếp giữa khách hàng với ngành điện gần gũi hơn.
- Thuận lợi là vậy, còn đâu là khó khăn khi áp dụng chuyển đổi số tại đơn vị?
Khi chuyển đổi số thì giảm nhân lực là điều chắc. Những lao động dôi dư đấy, chúng tôi cần giải quyết ra sao ? Đây luôn là câu hỏi thường trực trong đầu đội ngũ lãnh đạo PC Bình Định.
Hãy nhớ rằng, chuyển đổi số là một chặng đường dài, cần được định hướng và có lộ trình về nhân sự. Chúng tôi không bao giờ để người lao động bị sốc. Chúng tôi phải dần đào tạo lại cho họ. Tới khi bộ phận đó lạc hậu, hay chức năng cũ không còn thì người lao động được đào tạo, đã sẵn sàng chuyển sang làm việc khác. Đây là lộ trình được tính toán trước để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho người lao động.
Khi đã chuyển đổi số toàn diện thì ai cũng phải tham gia. Có những công nhân trước giờ không đụng tới công nghệ thì giờ phải làm. Họ đi kiểm tra đường dây, trạm biến áp cũng không ghi chép trên giấy tờ mà cầm máy tính, smartphone để xem và đánh dấu. Lúc này, chúng tôi sử dụng người trẻ để hướng dẫn cho người nhiều tuổi hơn, mở lớp đào tạo lại đội ngũ nhân sự.
Còn đối với những lao động không phù hợp nữa, khi họ nghỉ thì phải có chế độ, chính sách cụ thể. Ngoài quy định của Nhà nước, chúng tôi có cơ chế khuyến khích để họ nghỉ việc. Tuyệt đối không để người lao động bị thiệt.
Từ trước tới nay, tâm lý con người là luôn ghét những thứ độc quyền. Có đôi lúc, ngành điện của bị áp lên những suy nghĩ như vậy từ người dân. Nhưng chuyển đổi số đã mang lại diện mạo khác biệt.
Ngoài PC Bình Định, trên địa bàn tỉnh có 3 huyện đang được cung cấp điện bởi 3 công ty cổ phần kinh doanh bán lẻ điện khác. Không phải chúng tôi nói xấu về đơn vị khác, nhưng, nếu anh hỏi khách hàng của các công ty đó thì họ sẽ trả lời cũng như có sự so sánh khách quan nhất về chất lượng dịch vụ của PC Bình Định với các công ty trên. Nhờ vào chuyển đổi số, Điện lực Bình Định đang rất khác.
- Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn!
Thái Khang - Trần Chung - Xuân Quý
" alt=""/>Chuyển đổi số thay thế hàng trăm lao động, ngành điện Bình Định tăng năng suấtTheo tờ trình của UBND tỉnh Phú Yên, tuyến đường dài 14,2km, từ đường dẫn phía Bắc cầu An Hải, xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) tới Trung tâm An điều dưỡng tàu ngầm hải quân ở xã An Phú, TP.Tuy Hòa, dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2023-2027.
Dự án này là công trình nhóm A, nền đường rộng 42m, tốc độ thiết kế 50-80km/h. Tổng mức đầu tư sơ bộ là 3.428 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương 2.000 tỷ đồng, còn lại là vốn ngân sách tỉnh.
Tờ trình cũng nêu rõ, theo quy hoạch chi tiết, đường bộ ven biển Việt Nam và quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ ven biển đoạn qua Phú Yên có chiều dài khoảng 132,5km.
Hiện, đã đầu tư hoàn thành được 95,5km. Phần còn lại khoảng 37km chưa đầu tư theo quy hoạch. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021- 2025 tỉnh đã bố trí khoảng 600 tỷ đồng để đầu tư khoảng 6km và đang xúc tiến vay vốn ODA để đầu tư cầu và đường dẫn khoảng 5km đầu tuyến. Phần còn lại khoảng 26km, chưa đầu tư nên chưa thật sự phát huy hiệu quả, nhất là việc khai thác các nguồn lực đất đai khu vực ven biển của tỉnh.
Đường ven biển nhằm tạo động lực thu hút hút đầu tư các dự án khu vực ven biển, nhất là dự án du lịch gắn với các danh thắng cấp quốc gia; phát triển các ngành kinh tế biển, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên biển và vùng ven biển.
Việc đầu tư cũng giúp tạo liên kết với trục giao thông ven biển nối Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương có biển.
" alt=""/>Phú Yên: Đầu tư hơn 3.420 tỷ đồng làm đường ven biểnKích thước và kiểu dáng
Trong 3 mẫu xe, Toyota Rush là chiếc xe có phong thái SUV hơn hai đối thủ Suzuki XL7 và Honda BR-V, nhờ khoảng sáng gầm cao hơn, tới 220 mm, trong khi hai mẫu xe còn lại thấp hơn, chỉ ở mức 200 mm.
Tiền thân của Toyota Rush chính là mẫu Daihatsu Terios, vốn được biết đến là dòng SUV nhỏ gầm cao bền bỉ. Ở hai mẫu xe còn lại, nhà sản xuất mới chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây, hướng đến thị trường ASEAN.
![]() |
Toyota Rush |
Để phân biệt rõ với dòng mini MPV, Toyota Rush, Suzuki XL7 hay Honda BR-V đều được nhà sản xuất nâng cấp ở các điểm nhấn như gầm cao, mâm bánh xe bọc ốp nhựa, đầu trước và sau hầm hố hơn.
![]() |
Honda BR-V |
Honda BR-V sở hữu chiều dài thân xe lớn nhất (4.456 mm) nhưng xét về trục dài cơ sở lại ngắn nhất trong 3 mẫu xe. Suzuki XL7 có trục cơ sở dài lên tới 2.740 mm, hơn hai mẫu xe còn lại từ 55 đến 78 mm, đồng thời có chiều cao lớn nhất, nhờ đó khoang hành khách sẽ thoải mái hơn hẳn.
![]() |
Suzuki Xl7 |
Cả 3 mẫu xe đều trang bị đèn LED trước và sau, không chỉ giúp thiết kế “ngầu” đầy chất công nghệ mà còn phù hợp với biện pháp tinh giản không gian trên những mẫu xe nhỏ như mini SUV.
Trang bị nội thất tiện nghi
Ở dòng mini SUV, trang bị nội thất ảnh hưởng lớn đến quyết định của người mua. Nhà sản xuất đều cố gắng tinh chỉnh bệ trung tâm ở mức gọn gàng nhất so với các dòng SUV cỡ lớn, vì thế các cửa gió điều hòa hay hệ thống phím bấm đều nhỏ.
![]() |
Nội thất Toyota Rush |
Tuy nhiên, khác với hai mẫu xe đối thủ, Toyota Rush lại hơi rườm rà ở bệ trung tâm bởi vẫn áp dụng hệ thống giải trí đầu đĩa DVD.
Ở Suzuki XL7 và Honda HR-V, vị trí này gọn nhờ hệ thống giải trí không dùng đầu đĩa mà sử dụng các chuẩn kết nối mới. Trong đó trên chiếc Suzuki XL7 sở hữu màn hình lớn nhất, lên tới 10 inch. Dù kém hơn với màn hình 7 inch nhưng âm thanh trên Toyota Rush có tới 8 loa, thay vì 6 và 4 loa của Suzuki và Honda.
![]() |
Nội thất Honda BR-V |
Ngoại trừ Honda BR-V sử dụng vật liệu ghế bọc da, hai đối thủ còn lại đều dùng nỉ.Suzuki XL7 nhỉnh hơn Toyota một chút với kiểu ghế nỉ pha da. Các hàng ghế trên cả 3 xe đều điều chỉnh bằng tay, hàng ghế 2 và 3 sử dụng cơ cấu gập linh hoạt nhằm tối ưu hóa khi trở hàng. Riêng hàng ghế thứ hai trên Suzuki XL7 có thêm tựa tay,
![]() |
Nội thất Suzuki Xl7 |
Trang bị tiện nghi trên cả 3 xe khá thức thời với đủ khởi động nút bấm, cửa kính chỉnh điện, điều hòa tự động có cửa gió cho hàng ghế thứ hai.
Động cơ và vận hành
Điểm chung trên 3 mẫu xe Toyota Rush, Suzuki XL-7 và Honda BR-V đó chính là đều trang bị động cơ 1.5L, giúp giảm thuế tiêu thụ đặc biệt hơn so với những dòng xe SUV lớn dung tích từ 2.0L. Đó cũng là lý do giúp dòng mini SUV có giá chênh không quá nhiều so với dòng mini MPV.
Có sức mạnh ổn nhất trong 3 mẫu xe, Honda BR-V dù chưa chính thức bán ra thị trường nhưng đang gây được sự chú ý. Động cơ trên Honda BR-V sản sinh công suất cực đại 117 mã lực khi kết hợp với hộp số CVT. Trong khi đó, Toyota Rush và Suzuki XL7 khá tương đồng nhau khi cùng dùng hộp số 4AT với công suất cực đại 102 và 103 mã lực.
Ngoại trừ Toyota Rush sử dụng hệ dẫn động cầu sau, hai đối thủ còn lại đều dẫn động cầu trước. Kết hợp với khoảng sáng gầm lớn, kiểu thiết kế này giúp Toyota Rush thuận lợi hơn khi di chuyển đường xấu, đèo núi. Bù lại, Honda BR-V được đánh giá chạy phố khá nhàn với kiểu đuôi và gầm thấp, dùng hộp số CVT.
Mức độ an toàn
So về an toàn, cả ba mẫu xe đều khá tương đồng nhau khi cùng sở hữu những trang bị mới, thức thời. Nhưng Toyota Rush tỏ ra nhỉnh hơn khi vẫn áp dụng phanh khẩn cấp bên cạnh bộ đôi phanh ABS và EBD, đồng thời xe có tới 6 túi khí, trong khi hai đối thủ còn lại ít hơn (Honda BR-V dùng 4 túi khí, Suzuki XL7 có 2 túi khí).
Hai trang bị rất đáng tiền là khởi hành ngang dốc và cân bằng điện tử đều xuất hiện trên Toyota Rush, Suzuki XL-7 và Honda BR-V, phù hợp nhu cầu đi xa, đi đường đồi núi.
Đánh giá chung
Có thể nói, với dòng mini SUV, phần lớn khách hàng sẽ chọn vì mục đích sử dụng thiết thực thay vì cảm giác lái như đối với dân chơi xe dã chiến. Do đó, giá và tiết kiệm nhiên liệu là 2 ưu tiên hàng đầu.
Vì vậy lợi thế này đang thuộc về Suzuki XL7 với giá chưa lăn bánh chỉ 589 triệu đồng. Toyota Rush và Honda BR-V có lợi thế về thương hiệu cùng hệ thống đại lý phong phú hơn, dù giá đắt hơn trên 50 triệu đồng.
Tuy vậy, Toyota Rush và Suzuki XL7 có ưu điểm là ra mắt thị trường và có trải nghiệm thực tế từ khách hàng, trong khi Honda BR-V vẫn đang là 1 ẩn số. Dù vậy, hai mẫu trước đó HR-V và CR-V đã gặt hái ít nhiều thành công nên có thể BR-V cũng không ngoại lệ.
![]() |
Hai hàng ghế sau trên Suzuki XL7 |
![]() |
Hai hàng ghế sau trên Honda BR-V |
![]() |
Hai hàng ghế sau trên Toyota Rush |
![]() |
Toyota Rush |
![]() |
Honda BR-V |
![]() |
Suzuki XL7 |
Đình Quý
Trân trọng mời bạn đọc đóng góp ý kiến, gửi tin bài, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
Mitsubishi Xpander và Toyota Rush được kỳ vọng sẽ mang lại làn gió mới trong phân khúc xe 7 chỗ tại thị trường Việt Nam.
" alt=""/>SUV dưới 700 triệu: Chọn Honda BR