Vượt lên hoàn cảnh, Nguyễn Trung Kiên đã trở thành thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2013. (Ảnh: Văn Chung)
Số phận éo le
Ở chàng thủ khoa có dáng vóc nhỏ bé, nặng chỉ 38kg là một nghị lực đáng khâm phục. Gia đình Nguyễn Trung Kiên (thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội 2013) rất nghèo, quanh năm chỉ trông vào mấy sào ruộng thuê. Năm 2002, trong lúc sang đường em gái Kiên bị tai nạn giao thông. Sau tai nạn ấy, đầu óc em trở nên không bình thường.
Bố Kiên, sau trận ốm thập tử nhất sinh năm 1996 đã mắc bệnh tâm thần, luôn cần có người chăm sóc. “Nhiều lần bố trốn nhà đi đến vài ngày mới về. Mẹ con em và mọi người vừa đi tìm, vừa gào khóc gọi bố, chỉ sợ ngộ nhỡ bố không may…” – Kiên xúc động nhớ lại.
Mẹ Kiên sức khỏe kém, lại gặp phải tai nạn năm 2012, mất hơn nửa năm mới đi lại được. Nhà có hai anh em, Kiên là con trai lớn nhưng bố mẹ không đủ điều kiện nên phải gửi em cho ông bà ngoại và cậu mợ nuôi từ lúc 5 tuổi.
Gia đình ông bà chỉ cách nhà Kiên hơn 1km nên em thường xuyên về nhà nấu cơm, dọn dẹp giúp mẹ. Ngày mùa, như bao bạn bè, Kiên cũng lao vào gặt lúa, làm màu giúp mẹ.
Thương cháu khó khăn mà lại rất chăm học, cậu mợ thay cha mẹ lo cho Kiên học hành nên người. Hiểu hoàn cảnh của mình, Kiên càng cố gắng học tập để vươn lên.
Đang dốc sức cho kỳ thi ĐH thì giữa tháng 6/2013, Kiên nhận tin bố bị tai nạn giao thông. Bỏ dở việc học, Kiên vào viện chăm bố 4 ngày liên tục. Nhưng bố đã bỏ 3 mẹ con ra đi mãi mãi.
“Lúc ấy em thực sự suy sụp, không muốn tiếp tục học nữa. Em muốn ở nhà hay kiếm việc làm thêm nuôi mẹ và em. Mẹ khóc, ôm em động viên con phải ráng học tốt. Như vậy, bố ở nơi xa xôi mới an lòng. Mẹ mong em không được gục gã vì mẹ và em gái còn ở lại” – Kiên nhớ lại.
Vượt lên nghịch cảnh
Thầy Nguyễn Xuân Vinh, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1, Trường THPT Lý Thường Kiệt cho biết: “Kiên là học sinh giỏi toàn diện. Em học đều tất cả các môn và luôn đứng trong tốp đầu của lớp về thành tích học tập. Ở em luôn toát lên ý chí, tinh thần học tập rất tốt. Dù trời mưa gió hay giá rét đến đâu em đều đi học chuyên cần và đến từ rất sớm để ôn bài...”.
Suốt 3 năm học THPT Kiên đều là học sinh giỏi. Điểm trung bình lớp 12 của Kiên môn Toán là 9,1; môn Hoá học 9,5; môn Vật lý 9,7.
Với 25,5 điểm Nguyễn Trung Kiên học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (TP.Bắc Ninh) trở thành thủ khoa Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội (khối A) năm 2013. Em cũng đỗ Trường ĐH Nông nghiệp I Hà Nội với 25 điểm, khối B.
Với thành tích và nỗ lực trong học tập, cuộc sống, Kiên vừa được chọn là một trong 40 gương mặt Thủ khoa nhận học bổng Nâng bước thủ khoa 2013 do Quỹ hỗ trợ và phát triển sinh viên - Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Trung tâm hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam tổ chức.
Sau khi thi đại học xong, trong thời gian chờ kết quả, Trung Kiên lập tức đi tìm việc làm thêm. Em được nhận vào làm lại một xưởng may gia công với công việc cắt chỉ thuê, thu nhập 60 ngàn đồng/giờ.
Vậy là trong suốt những tháng hè oi bức, Kiên chăm chỉ làm thêm kiếm tiền. Tới nay, chàng Thủ khoa đã dùng số tiền kiếm được để trang trải chi phí mua sách vở, vật dụng cần thiết cho việc nhập học ở cơ sở của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tại Hà Nam.
Kiên cho hay: “Đợi ổn định việc học, em sẽ tiếp tục kiếm việc làm thêm và dần tự lập. Em biết nhiều người đã cố gắng vì em nên em càng phải nỗ lực hơn nữa”. Chàng thủ khoa chia sẻ rằng sẽ dùng số tiền học bổng nhận được để học thêm Tiếng Anh, nâng cao trình độ giao tiếp của mình.
Hỏi về ước mơ, Kiên tâm sự: “Sau này em sẽ cố gắng học tốt để trở thành kỹ sư điện tử truyền thông, có một công việc tốt để phụng dưỡng, chăm sóc mẹ và em gái còn đau yếu”.
Bức ảnh hồi tháng 4 năm ngoái cho thấy, hàng chục chiếc thuyền trên kênh đào Grand và kênh đào Giudecca, nhưng trong bức ảnh năm nay, số lượng thuyền đã ít hơn hẳn.
Các lệnh cách ly và phong toả trên toàn thế giới cũng có tác động đáng kể lên môi trường. Chỉ vài ngày sau khi lệnh cách ly được áp dụng, người dân Venice bắt đầu chia sẻ hình ảnh của những chú cá có thể được nhìn thấy từ trong đầm phá, nơi thường xuyên có thuyền chạy làm khuấy tung phù sa từ lưu vực.
Nước trong kênh đào tại Venice đã trong hơn rất nhiều giữa lệnh phong ly
Trong khi đó, cách hàng ngàn dặm tại Ấn Độ, người dân đã có thể nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ nhờ sự tụt giảm mức ô nhiễm không khí. Tương tự, những hình ảnh chụp từ vệ tinh trên bầu trời nước Mỹ cũng cho thấy ô nhiễm đang có chiều hướng giảm khi hàng triệu người được yêu cầu ở nhà.
Anh Thư
" alt="Ảnh vệ tinh tiết lộ thay đổi ở thành phố lãng mạn nhất Italia do Covid"/>
"Cuộc đời, chuyện tình cảm của tôi đôi lúc không suôn sẻ, 3 chìm 7 nổi, không phải lúc nào cũng hạnh phúc. Khi hát, tôi cũng đưa cảm xúc cá nhân vào đó", anh nói.
Nam nghệ sĩ mong tìm được sự đồng cảm với người nghe, đặc biệt là những người đã kết hôn, làm cha mẹ. Anh quan niệm khi gia đình tan vỡ, người tội nhất cuối cùng là những đứa con. Do đó, anh hy vọng các bậc phụ huynh quyết định điều gì cũng nghĩ đến con trước tiên.
"Các bạn trẻ đừng nóng vội mà hãy suy nghĩ cho thật chín chắn. Mỗi người hãy dẹp bỏ cái tôi để con mình được hạnh phúc", nam ca sĩ bày tỏ.
Trước đó, Kim Tiểu Long thực hiện một số MV về đề tài gia đình như Thua một người dưng, Anh em bỏ nhau sao đành, Tiền bạc như vôi... hút triệu lượt xem, khán giả phản hồi tích cực.
Lần này, anh chọn chủ đề ly hôn để phần nào phản ánh mặt trái xã hội. Theo anh, đây là nỗi khổ của những người trong cuộc, không chỉ là người chồng hay vợ mà còn của chính những đứa con.
Nam nghệ sĩ muốn thực hiện những sản phẩm nghệ thuật hướng tới cộng đồng: “Chúng ta không thể cứ ca ngợi tình yêu chung chung, sáo rỗng mà phải đi vào đời sống, những vấn đề xã hội quan tâm”.
Ca khúc do nhạc sĩ trẻ Danh Zoram viết và gửi trực tiếp cho Kim Tiểu Long vì nghĩ bài hát hợp với anh. Khi thu âm, anh thấy tâm đắc và quyết định thực hiện MV. Sản phẩm được đầu tư như một vở cải lương ngắn, do nghệ sĩ Duy Mỹ viết kịch bản, Lữ Kiến Hào đảm nhận vai trò đạo diễn.
MV kể về đôi vợ chồng trẻ vì cuộc sống nghèo mà lục đục rồi dẫn đến "ông ăn chả, bà ăn nem", cái kết là ly hôn. Mỗi người chọn hạnh phúc riêng bỏ lại đứa con nhỏ tên Long sống thui thủi với bà ngoại ở quê. Khi lớn lên, thành đạt nhưng trong lòng Long vẫn không quên ký ức tuổi thơ với bao nỗi đau của một gia đình không trọn vẹn…
Trong sự kiện, nghệ sĩ Linh Tâm bày tỏ niềm vui, chúc mừng NSƯT Kim Tiểu Long luôn nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm nghệ thuật có ý nghĩa.
Kim Tiểu Long sinh năm 1974 tại Vĩnh Long, đam mê cải lương từ nhỏ. Lớn lên, anh theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp. Một thời gian, anh gặp nghệ sĩ Kim Tử Long và được khuyên đổi thành nghệ danh Kim Tiểu Long.
Sau khi đoạt giải triển vọng Trần Hữu Trang 2003, anh trở thành ngôi sao mảng cổ nhạc vào thập niên 2000, huy chương vàng Hội diễn Sân khấu Cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2004. Kim Tiểu Long còn đi hát, đóng phim với các tác phẩm Người hát rong, Hậu hoa hậu, Tiếng dương cầm trong mưa, Hướng nghiệp. Tháng 10/2022, anh đoạt huy chương bạc Liên hoan Sân khấu Thủ đô với vở Vương quyền - Vụ án Tống Thị Quyên.
Trailer phim ca nhạc 'Ly hôn' của Kim Tiểu Long
Cháu gái NSƯT Kim Tiểu Long buồn vì bị nói ‘3 năm 2 đời chồng’Saka Trương Tuyền – cháu gái NSƯT Kim Tiểu Long buồn và sốc khi chịu những tin đồn đã kết hôn sinh con, nổi tiếng nên bỏ chồng…" alt="NSƯT Kim Tiểu Long: Chuyện tình cảm của tôi đôi lúc không suôn sẻ, 3 chìm 7 nổi!"/>