当前位置:首页 > Bóng đá

Ngân hàng Nhật Bản ‘lên mây’ dưới áp lực tăng trưởng

Một năm trước,ânhàngNhậtBảnlênmâydướiáplựctăngtrưởket qua bong da ngoai hang anh Hokkoku Bank tại Kanazawa trở thành ngân hàng đầu tiên của Nhật Bản thay thế hệ thống thanh toán và quyết toán – xương sống của mọi ngân hàng – bằng hệ thống dựa trên đám mây Azure của Microsoft. Hiện tại, ít nhất 7 trong số khoảng 100 ngân hàng của nước này đã thực hiện hay lên kế hoạch thực hiện các bước tương tự. Kiraboshi Bank là một trong số đó. Ngân hàng đã triển khai hệ thống đám mây của Shinhan Financial cho ứng dụng UI Bank trên di động của mình. 

Hiroshi Ichimura, Giám đốc nghiên cứu IDC Nhật Bản, nhận xét việc một ngân hàng Nhật Bản sử dụng hệ thống lõi của một ngân hàng nước ngoài là động thái chưa từng có. Tuy nhiên, các thay đổi như vậy không thể tránh khỏi. Tại một nước mà trái phiếu chính phủ 10 năm gần như không có lãi trong hơn 6 năm và các cơ hội cho vay tại khu vực nông thôn còn hạn chế, cắt giảm chi phí là điều cần làm.

Đó cũng là một lý do mà các hệ thống dựa trên đám mây, vốn có chi phí chỉ bằng một phần so với duy trì máy chủ vật lý, dần thu hút được sự chú ý. Dù vậy, theo Katsunori Tanaka, nhà sáng lập công ty đầu tư Ariake, tốc độ thay đổi vẫn còn chậm chạp. Cựu chuyên gia ngân hàng của Goldman Sachs thừa nhận một số nhà đầu tư vẫn còn nghi ngờ về khả năng thay đổi của các doanh nghiệp Nhật Bản, song ông tranh luận rằng sự thay đổi sẽ diễn ra nhanh hơn một khi đạt điểm bùng nổ. Các ngân hàng thường có tâm lý “chạy theo đám đông”.

Vì sao ngân hàng Nhật Bản “lười” thay đổi?

Cổ phiếu ngân hàng không được công chúng yêu thích. Định giá của chúng trồi sụt từ năm 2016, sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm xuống 0 và trái phiếu ngắn hạn xuống 0,1%. Ngày nay, tỉ lệ P/B – tỷ lệ dùng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó – loanh quanh mức 0,3, cho thấy nhà đầu tư không mấy kỳ vọng vào khả năng sinh lời của các nhà băng.

Dù vậy, hoàn cảnh không phải thứ duy nhất khiến ngân hàng Nhật Bản đi lùi. Họ chậm chân hơn các đồng nghiệp châu Á trong ứng dụng công nghệ mới như fintech hay đám mây. Chi phí cho công nghệ thông tin của họ dự kiến giảm 2,7% xuống còn 2,2 tỷ USD năm nay, theo IDC, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp sụt giảm. Trong khi đó, tổng chi phí của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng 7,1% lên 30 tỷ USD.

Theo ông Ichimura, một phần nguyên nhân của sự chậm tiến này là thái độ “chưa hỏng, không cần sửa”.

Dù chi phí bảo trì các máy chủ vật lý khá tốn kém, ngân hàng xem chúng là thiết yếu xét tới khối lượng giao dịch khổng lồ cần xử lý. Các giao dịch này rất đa dạng, từ đơn giản như ghi lại việc rút tiền, chuyển tiền cho tới phức tạp như thanh toán lãi suất, trả nợ trước hạn, cho vay mới và chuyển tiền xuyên biên giới. Ông Ichimura nhận xét, các ngân hàng Nhật Bản chậm chuyển đổi là vì hệ thống hiện tại vẫn ổn.

Họ cũng không chịu áp lực phải hành động theo yêu cầu của cổ đông nhờ vào quy định địa phương. Đạo luật Ngân hàng yêu cầu một nhà đầu tư phải xin chấp thuận của Cơ quan dịch vụ tài chính (FSA) để mua 20% cổ phần trở lên của một ngân hàng. Tuy vậy, tình hình thay đổi từ năm 2019 khi FSA cho phép công ty môi giới SBI nắm 21% cổ phần Shimane Bank. SBI sau đó đầu tư vào 8 ngân hàng khác, với cổ phần từ 1% đến 34%. Một trong các sáng kiến của họ là phát triển hệ thống ngân hàng lõi dựa trên đám mây để các ngân hàng có thể tích hợp.

Buộc phải thích ứng

Chính phủ và BOJ đang khuyến khích hợp nhất. Sự nổi lên của các nhà đầu tư như SBI và Ariake cũng như quy định siết chặt tiêu chuẩn niêm yết của Sàn chứng khoán Tokyo đã gia tăng áp lực cải thiện tài chính của các ngân hàng. ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) dưới mức 4%, so với mức khoảng 10% trước khi BOJ ban hành chính sách lãi suất tháng 1/2016.

IDC dự đoán chi tiêu cho công nghệ thông tin của ngân hàng Nhật Bản sẽ bật tăng 1,7% vào năm 2023. Sự có mặt của nhiều giải pháp đám mây hơn cũng như trình độ công nghệ thông tin của các nhân viên ngân hàng được nâng cao, kết hợp với tình thế cấp bách sẽ giúp nhà băng bắt kịp với đồng nghiệp khác tại châu Á.

Fukuoka Financial là một ví dụ. Ngân hàng này ra mắt ứng dụng Minna no Ginko, hay “ngân hàng cho mọi người”, đầu tiên của Nhật Bản vào năm 2021. Đi ngược với truyền thống, Minna Bank sử dụng dịch vụ đám mây của Google cho hệ thống thanh toán và quyết toán, cũng như nhờ cậy công ty tư vấn Accenture để phát triển hệ thống chung. NTT Data và IBM Nhật Bản từ lâu đã thống trị thị trường máy tính dành cho các ngân hàng quy mô nhỏ. Song, họ nhận ra cần phải hợp tác với các cái tên mới nếu muốn số hóa dịch vụ.

Các hãng công nghệ ngoại quốc cũng xem ngân hàng Nhật Bản là khách hàng tốt vì rủi ro tín dụng thấp, nền tảng kinh doanh bền vững, nhân lực có trình độ. Shinhan Financial là một trong số các bên đang để mắt tới cơ hội ở Nhật Bản. Shinhan đã phát triển hệ thống đám mây cho riêng mình hơn một thập kỷ và xuất khẩu sang nhiều nước, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Lợi thế lớn nhất của hệ thống của họ là chi phí thấp. Một quan chức cấp cao tiết lộ công ty đang thảo luận với 2 hoặc 3 khách hàng tiềm năng.

Cho tới thời điểm này của năm 2022, cổ phiếu của các ngân hàng Nhật Bản đã tăng khoảng 5% nhờ kỳ vọng vào lãi suất cao hơn và chênh lệch cho vay được cải thiện. Ngược lại, thị trường chung lại giảm điểm tương ứng. Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu ngân hàng có thể duy trì được đà tăng hay không. 

Du Lam

分享到: