Việc các doanh nghiệp đua nhau làm nhà ở thương mại với diện tích tối thiểu 25m2 (dù Luật Nhà ở không cho phép) gây nhức nhối cho cơ quan chức năng trong nhiều năm qua. Thế nhưng mới đây, Bộ Xây dựng lại đồng ý cho một doanh nghiệp xây dựng căn hộ thương mại diện tích nhỏ kiểu này, khiến dư luận lo ngại việc phá vỡ quy hoạch và biến các khu nhà thành dạng “ổ chuột” kiểu mới… |
Dự án Nhà ở sinh viên Pháp Vân -Tứ Hiệp (Hà Nội) xin chuyển đổi, điều chỉnh cơ cấu căn hộ làm nhà ở xã hội. Ảnh: Như Ý. |
Sửa luật, quy chuẩn vì… doanh nghiệp
Nhiều năm liền, Bộ Xây dựng không cho phép xây nhà ở thương mại với diện tích tối thiểu 25m2. Cấm là vậy nhưng thực tế, doanh nghiệp xây dựng và cả cá nhân vẫn đua nhau xây những căn hộ diện tích nhỏ dưới 25m2 tại các ngóc ngách ở các đô thị lớn. Những căn hộ này không được cấp sổ đỏ, nhưng chủ đầu tư vì lợi nhuận nên cứ xây, người dân có nhu cầu vẫn mua, bất chấp luật pháp không cho phép.
Dường như cấm không được nên Bộ Xây dựng ngày càng thả lỏng hơn với căn hộ 25m2 kiểu này. Bắt đầu bằng việc Luật Nhà ở (sửa đổi) năm 2014 (thay thế Luật Nhà ở ban hành năm 2005) đã bỏ quy định giới hạn diện tích tối thiểu 45m2 đối với căn hộ chung cư thương mại. Trong đó, về tiêu chuẩn đối với nhà ở được quy định tại khoản 2 điều 24 như sau: “Đối với căn hộ chung cư thì phải thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín, có diện tích sàn căn hộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng”.
Liên tiếp sau đó, Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 20/2016 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016). Lần đầu tiên, căn hộ 25m2 được phép chấp thuận cho nhà ở xã hội. Cho phép là vậy, nhưng chính doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội cũng chỉ dám xây diện tích 35m2 tại một số nơi, như: Khu Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội), Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội) vì nhu cầu người dân không cao.
Gần đây nhất, trong công văn trả lời một doanh nghiệp ở TP.HCM, ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) ký ngày 26/4/2017 đã chính thức cho phép doanh nghiệp xây dựng căn hộ 25m2 với dự án thương mại. Ông Ninh lý giải trong công văn rằng: Do có nhiều địa phương, doanh nghiệp gửi văn bản đến Bộ Xây dựng, đề nghị cho phép đầu tư nhà ở thương mại với diện tích 30-40m2. Theo đó, Bộ Xây dựng thừa nhận nhu cầu về căn hộ có diện tích nhỏ (dưới 45m2) rất lớn. Loại nhà ở này nhằm phục vụ đối tượng có thu nhập thấp, độc thân, hộ gia đình trẻ có 2-3 thành viên tại các đô thị lớn, các khu vực phát triển công nghiệp.
“Hiện, Bộ Xây dựng chuẩn bị ban hành Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nhà chung cư. Trong thời gian chờ ban hành, đối với căn hộ chung cư thương mại có thể áp dụng tạm thời tiêu chuẩn diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 25m2 (tương đương quy định hiện hành về diện tích tối thiểu đối với căn hộ chung cư nhà ở xã hội) và đảm bảo thiết kế, xây dựng theo kiểu căn hộ khép kín”, công văn nêu rõ.
Việc cơ quan chức năng chạy theo doanh nghiệp để sửa, ban hành các quy định trước đó không phải hiếm trong xây dựng. Mới đây, chính Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất với Hà Nội việc chuyển đổi 2 tòa nhà thuộc dự án nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp sang nhà ở xã hội. Từ trước đến nay, Sở Xây dựng Hà Nội chỉ cho phép chuyển đổi nhà ở thương mại sang làm nhà ở xã hội để “cứu nguy” cho doanh nghiệp bất động sản khi dự án không bán được. Giờ đây, cơ quan chức năng lại tiếp tục giải cứu cả doanh nghiệp đầu tư bằng vốn ngân sách vào nhà ở sinh viên. Với lý do không bố trí được vốn cho dự án, nhà ở sinh viên không có người thuê, doanh nghiệp tiếp tục nhận được “phao cứu sinh” từ chính cơ quan quản lý đó.
Quy hoạch kiểu thụt lùi?
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Vũ Ngọc Đạm, Trưởng phòng Phát triển Nhà ở (Sở Xây dựng Hà Nội) cho biết, tại Hà Nội trước đây có những căn hộ có 18 - 24 m2 (không tính khu nhà bếp, nhà vệ sinh, hành lang, ban công) tại các khu tập thể cũ nên người dân có thể ở được. Bây giờ, căn hộ 25m2 mà tính cả tường bao bên ngoài sẽ rất nhỏ (chỉ phù hợp với gia đình dùng nội thất tiện nghi). Sống trong căn hộ vậy rất bất tiện, không khả thi.
Ông Đạm lấy ví dụ: Khu thí điểm nhà ở xã hội ở Long Biên, Hà Nội, nhiều người chuyển đi đã trả lại căn hộ nhà ở xã hội và đa phần trả căn 36m2. Theo ông Đạm, tại Hà Nội, việc xây dựng căn hộ 25m2 gặp phải khó khăn khi xây trong nội thành vì vướng hạ tầng, liên quan đến chất tải đô thị. “Từ trước đến nay, Hà Nội chưa từng cấp phép xây dựng cho dự án nào làm căn hộ 25m2”, ông Đạm nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phân tích: Tại Việt Nam, quản lý đô thị phải căn cứ vào luật pháp, quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn và thị trường. “Không phải chỗ nào cũng cho xây căn hộ 25m2. Ví dụ như xây căn hộ 25m2 ở Thạch Thất chắc sẽ không ai ra mua. Người dân mua nhà, kể cả căn hộ 25m2 cũng phải chọn nơi có hạ tầng tốt”, ông Hà nói.
“Hiện, nhiều người cho rằng, phát triển chung cư 25m2 sẽ biến thành các khu ổ chuột. Tôi xin nói ổ chuột hay không ổ chuột nằm ở chất lượng sống của người dân trong chung cư đó. Tuy nhiên, vẫn cần lưu ý rằng, bước tiếp theo sẽ phải xây dựng quy trình quản lý các chung cư 25m2 này sao cho phù hợp. Quan trọng là làm sao đảm bảo nhu cầu hiện tại”. Nguyên Cục trưởng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Mạnh Hà |
Theo Tiền phong
Căn hộ 25m2: Không phải cứ xây lên đều bán hết!Bộ Xây dựng cho phép xây dựng căn hộ chung cư thương mại 25m2 được doanh nghiệp đánh giá là bước ngoặt quan trọng của thị trường bất động sản. ">
Căn hộ 25m2: Hình thành khu “ổ chuột” kiểu mới?
|
Với việc xe ô tô lắp ráp trong nước không còn được ưu đãi 50% phí trước bạ như năm 2020 để cạnh tranh, xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam tăng mạnh trong 2 tháng trở lại đây, do nhu cầu thị trường tăng.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2021 số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan đạt 14.886 chiếc, giảm 12,3% (tương ứng giảm 2.094 chiếc) so với lượng nhập khẩu trong tháng trước. Lượng ô tô nhập khẩu này có giá trị đạt 310 triệu USD.
Ô tô nguyên chiếc các loại được đăng ký làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ 3 thị trường chính là từ Thái Lan với 6.427 chiếc; Indonesia với 4.927 chiếc và từ Trung Quốc với 2.685 chiếc. Số ô tô nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới 94% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng vừa qua.
Trong gần 15.000 xe ô tô nhập khẩu, có 10.336 chiếc được làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam, trị giá là 156 triệu USD, chiếm 69,4% lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu. Kết quả này, số xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập về Việt Nam trong tháng đã giảm 4,7% (tương đương giảm 513 chiếc) so với tháng trước.
Số liệu thống kê chi tiết cho thấy, xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống được đăng ký nhập khẩu trong tháng 4/2021 chủ yếu là xe xuất xứ từ thị trường Thái Lan với 5.182 chiếc, giảm 17,3%; còn xe từ thị trường Indonesia là 4.452 chiếc, tăng 20% so với tháng trước.
Xe vận tải (bao gồm cả bán tải) làm thủ tục hải quan nhập khẩu vào nước ta trong tháng 4/2021 là 2.546 chiếc, trị giá đạt 65,9 triệu USD; giảm 46,4% về lượng và giảm 44,1% về trị giá so với tháng trước. Hầu hết các xe vận tải được nhập từ Thái Lan với 1.223 chiếc. Tiếp theo, có 757 chiếc xuất xứ từ Trung Quốc và có 465 chiếc xuất xứ từ Indonesia.
|
Cơ cấu xe nhập khẩu nguyên chiếc theo thị trường (Biểu đồ: Phúc Vinh) |
Tính đến hết tháng 4/2021, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu vào thị trường Việt Nam đạt 50.161 chiếc, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xe dưới 9 chỗ ngồi đạt 33.366 chiếc, tăng 36,9%. Trong 4 tháng đầu năm 2021, lượng xe vận tải nguyên chiếc nhập về tăng trưởng khá mạnh, lên tới 82,4%, với số lượng 11.998 chiếc.
Xe ô tô nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia và Trung Quốc đang chiếm chủ yếu trong các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc ở Việt Nam. Trong đó, lượng ô tô nhập khẩu từ Thái Lan vẫn có số lượng lớn nhất là 25.732 xe, trị giá 474,8 triệu USD. Xe ô tô nhập từ Indonesia trong 4 tháng qua là 13.873 chiếc, đạt trị giá 172,8 triệu USD.
Đáng chú ý, xe ô tô nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 4 tháng, có 6.633 xe từ Trung Quốc mở tờ khai về Việt Nam đạt trị giá 247 triệu USD, gấp hơn 5 lần so với lượng xe nhập cùng kỳ năm trước. Đồng thời, số xe ô tô nhập từ thị trường Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm 2021 đã gần bằng tổng số xe về trong năm 2020 xét cả về lượng và trị giá.
Xe ô tô nhập khẩu tăng khi nhu cầu tiêu thụ ở thị trường trong nước tăng lên đáng kể từ đầu năm nay. Báo cáo từ Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, khoảng cách giữa xe ô tô nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước đã rút ngắn đáng kể.
Trong 4 tháng đầu năm 2021, đã có 43.414 xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc bán ra, còn lượng ô tô lắp ráp trong nước là 57.895. Dù xe ô tô lắp ráp vẫn đang có lợi thế ở nhiều phân khúc, nhất là các phân khúc cỡ nhỏ, nhưng mức độ tăng trưởng của các dòng xe nhập khẩu cũng cao hơn, điều này cho thấy, các doanh nghiệp lắp ráp trong nước đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ ô tô nhập Thái Lan, Indonesia.
Cũng theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2021 có 452 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta, trong khi đó con số này của tháng trước là 491 triệu USD.
Như vậy, linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được nhập về Việt Nam trong tháng này đã giảm 8% so với tháng trước. Thị trường chính của nhóm hàng này là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Thái Lan.
Tính trong 4 tháng/2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và phụ tùng ô tô đạt 1,67 tỷ USD, tăng 44,8%, tương ứng tăng 518 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Phúc Vinh
Xe máy điện Việt không bắt tay tạo hệ sinh thái sẽ không thể đấu với xe xăng
Nếu các doanh nghiệp sản xuất xe máy điện trong nước không bắt tay nhau tạo ra một hệ sinh thái tiện ích bền vững, e rằng rất khó thay đổi nhận thức của khách hàng và không thể cạnh tranh với xe máy xăng.
">