当前位置:首页 > Thể thao > Bệnh Whitmore: Thanh niên lực lưỡng bị mất dần nội tạng

Bệnh Whitmore: Thanh niên lực lưỡng bị mất dần nội tạng

2025-01-17 21:46:16 [Ngoại Hạng Anh] 来源:NEWS

- Sau hơn 1 tháng bị trực khuẩn tấn công,ệnhWhitmoreThanhniênlựclưỡngbịmấtdầnnộitạđiểm ngoại hạng anh chàng thanh niên 70kg sụt còn 40kg kèm suy đa phủ tạng, cơ hội sống sót chỉ còn vài phần trăm.

Sáng nay, khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai cho biết đã điều trị thành công cho bệnh nhân Cao Văn Thêm (24 tuổi, Sầm Sơn, Thanh Hóa) - mắc bệnh Melioidosis (Whitmore) nặng nhất từ trước đến nay.

TS.BS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, các bác sĩ đã nghĩ trường hợp này không thể cứu sống, tiên lượng tử vong trên 90% do phát hiện Whitmore ở giai đoạn quá muộn khi nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa phủ đạng.

Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp nhiều loại kháng sinh liều cao và hỗ trợ dinh dưỡng tốt, sau hơn 1 tháng điều trị đến nay bệnh nhân đã hết sốt, hết suy hô hấp, phổi cải thiện tốt, sẽ được xuất viện trong thời gian tới.

{ keywords}
Bệnh nhân hồi phục sau hơn 1 tháng điều trị. Ảnh: T.Hạnh

Theo BS Ngô Thị Phương Nhung, khoa Truyền nhiễm, cách đây hơn 2 tháng, anh Thêm bị sưng đau khớp gối, từng đi châm cứu hơn 1 tuần không đỡ sau đó tiếp tục điều trị 10 ngày tại bệnh viện đa khoa tỉnh với chẩn đoán viêm khớp gối do nhiễm khuẩn.

Ngày 8/9, bệnh nhân được chuyển đến khoa Cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai, hội chẩn nhiều lần không phát hiện ra nguyên nhân nên tiếp tục điều trị phác đồ bệnh khớp.

Sau 3 ngày không đỡ, bệnh nhân được đưa sang khoa Truyền nhiễm trong tình trạng liên tục sốt cao 39-40 độ C, nhiễm trùng khớp gối phải, tổn thương gan, thận, sau 5 ngày phổi bị áp xe trắng xóa trên nền nhiễm trùng huyết...

"Lúc đầu chúng tôi đều không nghĩ đến Whitmore vì cấy máu 2 lần đầu đều cho kết quả âm tính, đến lần thứ 3 mới xác định được bệnh thì đã ở giai đoạn muộn nên tiên lượng sống sót chỉ còn vài phần trăm. Bình thường bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng 3 điểm sofa đã nguy kịch thì bệnh nhân này sofa lên tới 13 điểm", BS Nhung chia sẻ.

Do xác định bệnh muộn, sau hơn 10 ngày điều trị theo phác đồ đặc hiệu, bệnh nhân vẫn không tiến triển, bệnh nhân từ 70kg sụt nhanh còn 40 cân.

Các bác sĩ phải đặt ống nội khí quản, xử trí sốc nhiễm khuẩn đồng thời phối hợp nhiều kháng sinh liều cao, truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch với hy vọng "còn nước còn tát" và bệnh nhân đã may mắn sống sót. Sau khi trở về nhà sẽ tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì trong 3-6 tháng nữa.

Tỉ lệ tử vong lớn

Theo TS.BS Đỗ Duy Cường, bệnh Whitmore do trực khuẩn B.pseudomallei gây ra không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu ở mọi lứa tuổi. Bệnh chẩn đoán rất khó nên dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn da mô mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn huyết…

Bệnh tiến triển nhanh và có thể cướp đi mạng sống bệnh nhân chỉ sau 48 giờ nhập viện. Thông thường, 40-60% bệnh nhân mắc Whitmore sẽ tử vong. Tỉ lệ tử vong sẽ giảm đáng kể nếu bệnh nhân được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn.

{ keywords}
Chân phải bệnh nhân sưng to tại thời điểm nhiễm trùng

Các bác sĩ cảnh báo, những bệnh nhân trên nền bệnh mãn tính như thận, đái tháo đường..., thường xuyên tiếp xúc với đất, khi có biểu hiện sốt liên tục, nhiễm trùng kéo dài nên nghĩ đến Whitmore và cần đi đến bệnh viện để khám, không được chủ quan.

"Như trường hợp bệnh nhân Thêm có tiền sử thận mạn tính, viêm cầu thận và lại làm nông nghiệp nên trong nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc Whitmore do trực khuẩn xâm nhập từ vết thương ngoài da vào cơ thể. Do đó nông dân, công nhân làm gạch và làm xây dựng nên mặc bảo hộ lao động, đi ủng và mang găng tay cẩn thận", TS Cường khuyến cáo.

BS CKII Nguyễn Quang Tuấn, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết thêm, Whitmore không phải bệnh mới và hiếm gặp mà bị "bỏ quên" trong cộng đồng. Bệnh này được phát hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 1911, xuất hiện tại Việt Nam từ 1936.

Trong 10 năm nghiên cứu từ 1992-2003, bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 44 ca, trong đó chỉ có duy nhất có 1 bệnh nhân tiếp xúc với đường xâm nhập rõ ràng do sặc bùn.

Từ đầu năm 2016 tới nay, khoa Truyền nhiễm cũng đã tiếp nhận hơn 10 ca Whitmore, chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Do mắc nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nên các bệnh nhân điều nhập viện, điều trị tại nhiều chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa trước khi đến truyền nhiễm.

Thúy Hạnh

(责任编辑:Kinh doanh)

相关内容
推荐文章
热点阅读