Trao đổi vớiZing.vn, nhiều cửa hàng cho biết hiện tượng hết sạch hàng tại nhiều nơi là có thật. “Khách đến hỏi mua liên tục nhưng cửa hàng chỉ còn biết lắc đầu từ chối vì không có hàng để bán”, anh Phong - chủ một cửa hàng di động tại Hoàng Cầu (Hà Nội) cho hay.
Giới kinh doanh cho biết đây là tình trạng thường xuyên diễn ra nhưng không có cách khắc phục. “Các đầu nậu ở Trung Quốc nghỉ tết rất dài. Thông thường phải ngoài mùng 10 âm lịch họ mới bắt đầu kinh doanh trở lại sau nghỉ Tết. Mối buôn ở Hong Kong thường nghỉ qua rằm (15 âm lịch), thậm chí hết tháng. Do đó, cửa hàng ở Việt Nam không còn cách nào khác”, anh Phong chia sẻ.
" alt=""/>Sau Tết, mua điện thoại xách tay khó như lên trờiTheo Thời báo Phố Wall, nhà sản xuất smartphone Trung Quốc Xiaomi đang muốn đi theo con đường tự làm chip di động của Apple, Samsung và Huawei, tạo sự khác biệt so với các đối thủ khác.
Hiện tại, chip của Xiaomi có tên Pinecone và sẽ được ra mắt “trong vòng một tháng”. Nếu công ty giữ vững truyền thống ra mắt sản phẩm như mọi năm, con chip nhiều khả năng có mặt trong Mi 6 vào khoảng tháng 3. Bộ phận thiết kế chip của Xiaomi đến từ công ty có tên Beijing Pinecone Electronics. Xiaomi đã chi 15 triệu USD để mua lại công nghệ chip di động từ Leadcore Technology.
" alt=""/>Xiaomi đang phát triển chip riêng cho smartphoneNhìn lại lịch sử Microsoft, dưới sự lãnh đạo của Gates, Microsoft nổi tiếng là một công ty có "sứ mệnh" phải chiến thắng bằng mọi giá. Từ các ứng dụng văn phòng cho đến trình duyệt web, Microsoft muốn mình là kẻ đứng đầu. Nếu có bất kỳ hãng nào nổi lên muốn cạnh tranh, hãng tìm cách mua lại. Nếu không mua lại được, Microsoft sẽ bắt tay vào phát triển một sản phẩm cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ. Microsoft sẽ bán sản phẩm này cho một nền tảng người dùng rất lớn của mình và giành chiến thắng.
![]() |
Giờ đây, chúng ta đang nhìn thấy lịch sử lặp lại, nhưng lần này CEO Facebook là Mark Zuckerberg bước vào và đóng vai trò của Gates. Sự lặp lại này được thấy rõ khi nhìn vào phản ứng của Facebook với Snapchat, ứng dụng mạng xã hội đang lên và muốn cạnh tranh với Facebook. Bản cáo bạch mà Snap (công ty đằng sau Snapchat) đăng ký mới đây cho cuộc IPO 3 tỷ USD, tiết lộ những áp lực mà Facebook và công ty con Instagram đã tạo ra cho mảng kinh doanh của Snapchat.
Quay trở lại thời điểm tháng 8/2016, Facebook vừa ra mắt Instagram Stories - về cơ bản là một dịch vụ nhái tính năng Stories của Snapchat (nhái ngay cả tên gọi). Cùng lúc đó, Snapchat không có tăng trưởng về lượng người dùng trong nửa cuối 2016. Snap đổ lỗi cho tình trạng này là do các sai sót về kỹ thuật, tuy nhiên, người ta có quyền hoài nghi về kết luận đó.
Hồi tháng 1/2017, Instagram Stories cũng đã được Facebook thử nghiệm bên trong ứng dụng Facebook chính trên di động. Đây là động thái có thể đã giúp cho mạng xã hội này lôi kéo được một lượng người dùng từ đối thủ, và cùng với việc mở rộng Instagram Stories vào tháng 8, Snapchat đã liên tiếp chịu 2 đòn tấn công từ 1 địch thủ vốn đã mạnh hơn họ rất nhiều.
![]() |
Có thể nói, những gì Zuckerberg đã làm rất giống với những gì Bill Gates từng làm tại Microsoft, và điều đó biến Mark Zuckerberg trở thành một kiểu mẫu lãnh đạo giống với nhà sáng lập hãng phần mềm. Hai người có một triết lý chung rất rõ ràng: Nếu không thể đánh bại hay thu nhận, hãy đè bẹp, huỷ diệt đối thủ của mình. Trong một phát biểu cách đây 4 năm, chính Zuckerberg cũng thừa nhận rằng, thần tượng hồi nhỏ của anh ta chính là Bill Gates chứ không phải là Steve Jobs hay bất kỳ ai khác.
" alt=""/>Vì sao Mark Zuckerberg đang trở thành Bill Gates tiếp theo?