Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Lens, 01h45 ngày 31/3: Ghìm chân nhau
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/649b498570.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Las Palmas, 2h00 ngày 1/4: Nối dài mạch thắng
Hai siêu xe Lamborghini Aventador ở VN hội ngộ
(Theo Autodaily/TTTĐ)
">Dàn mỹ nhân 'thiêu đốt' triển lãm ôtô Seoul 2013
Apple Store tạm đóng cửa vài giờ chuẩn bị cho các đơn hàng iPhone và Apple Watch
Apple Watch Series 4 ra mắt: Đẹp hơn, kiêm máy điện tâm đồ, giá 11,6 triệu
Thiết kế
Về kiểu dáng, chiếc smartwatch mới đến từ nhà Táo trông có vẻ nam tính hơn khi duy trì kiểu mặt đồng hồ hình chữ nhật bo tròn góc so với kiểu mặt tròn cổ điển như hai mẫu đồng hồ còn lại. Kích thước đường chéo màn hình của Apple Watch series 4 đạt đến 1,78 inch, lớn nhất trong bộ ba, thế nhưng xét về diện tích hiển thị thì cả ba thiết bị đều xấp xỉ nhau quanh mức 10 cm2.
Cùng được cấu tạo bởi thép không gỉ Stainless Steel 316L nhưng Galaxy Watch đầm tay hơn so với LG Watch Style với trọng lượng đến 63g. Có vẻ như thiết kế đạt tiêu chuẩn quân đội MIL-STD-810G đã góp phần nâng trọng lượng của smartwatch từ Samsung lên đáng kể. Đồng hồ thông minh của LG nhẹ nhàng với 46g cân nặng nhờ sự phối hợp đan xen của kim loại với nắp lưng nhựa giúp vị trí này thêm dễ chịu ngay cả khi vừa sạc xong.
Apple Watch series 4 |
Trong khi đó, Apple Watch series 4 được tạo từ chất liệu khung thép không gỉ kết hợp với hai mặt gốm/tinh thể sapphire. Mặt lưng bằng gốm sẽ giúp máy thu phát tín hiệu không dây tốt hơn. Cả ba mẫu smartwatch đều thiết kế theo phương châm bền bỉ: LG Watch Style đạt chuẩn kháng bụi nước IP67 (thử nghiệm ngâm nước sâu 1m trong 30 phút) hay Apple Watch series 4 và Galaxy Watch có thể chống nước đến 50m.
Bên trên màn hình của ba chiếc smartwatch đều được phủ kính cường lực (LG Watch Style và Galaxy Watch) hoặc kính tinh thể sapphire (Apple Watch 4). Bộ đôi đồng hồ của Apple và LG được trang bị nút bấm tròn mang hơi hướng hoài cổ gợi nhớ đến các mẫu đồng hồ đeo tay cổ điển, trong khi Galaxy Watch sử dụng các nút bấm tiêu biểu cho kỷ nguyên đồng hồ số.
Tính năng
LG Watch Style được trang bị màn hình cảm ứng P-OLED 1,2 inch độ phân giải 360 x 360 và dùng chip Snapdragon Wear 2100 bốn nhân 1,1GHz, RAM 512MB cùng bộ nhớ trong 4GB và được cài Android Wear 2.0. Lợi thế của smartwatch chạy Android Wear 2.0 này nằm ở khả năng xử lý một lượng lớn các tác vụ độc lập so với chiếc điện thoại kết đôi.
Galaxy Watch đồng hành với màn hình Super AMOLED 1,3 inch độ phân giải 360 x 360 pixel. Đại diện của Samsung được trang bị chip Samsung Exynos hai nhân 1,5GHz và RAM 768MB cùng bộ nhớ 4GB. Apple Watch 4 ra mắt với màn hình LTPO AMOLED 1,78 inch độ phân giải 448 x 368 pixel hỗ trợ cảm ứng lực 3D Touch cùng độ sáng tối đa đến 1000 nits. Thế hệ smartwatch mới của Apple cũng sử dụng chip S4 cùng chip không dây W3 và bộ nhớ trong 16GB có thể chép nhạc để nghe trong khi tập luyện với tai nghe Bluetooth.
![]() |
Samsung Galaxy Watch |
LG Watch Style có thể chạy các ứng dụng có sẵn hay thông qua Google Play Store được tích hợp sẵn trên đồng hồ: gởi tin nhắn với emoji biểu cảm, bàn phím swipe hay vui vẻ với những giao diện mặt đồng hồ. Kèm theo đó là hàng loạt phần mềm được các nhà phát triển ứng dụng dành cho thiết bị đeo tay chạy nền tảng Android ưu ái giới thiệu: từ Facebook Messenger, WhatsApp, Google Play, Google Fit...
Watch Style tuy thiếu vắng cảm biến chuyên dụng như cảm biến nhịp tim, khí áp kế như trên LG Watch Sport nhưng vẫn có thể trở thành thiết bị theo dõi việc tập luyện hiệu quả với Google Fit. Hơi đáng tiếc khi chiếc Watch Style không được tích hợp loa nên không thể thực hiện được cuộc gọi ngay trên smartwatch này. Mẫu đồng hồ này tương thích với các smartphone chạy iOS (từ phiên bản 8.2 trở lên) hoặc Android (từ phiên bản 4.3 trở lên) thông qua các bước kết đôi ban đầu và duy trì thông qua tính năng Wi-Fi hotspot.
Galaxy Watch được cài hệ điều hành Tizen do Samsung phát triển với hàng ngàn giao diện mặt đồng hồ có sẵn. Có khá nhiều ứng dụng được phát triển trên nền Tizen trong nhiều năm qua, nhưng vấn đề là hầu hết các ứng dụng phổ biến đã bỏ rơi nền tảng này. Các ứng dụng như Spotify hay Uber vẫn có mặt, nhưng nếu bạn đòi hỏi nhiều ứng dụng hơn cho thiết bị đeo tay này thì thực sự là bài toán khó.
Máy vẫn có trợ lý ảo Bixby để cạnh tranh với Siri hay Google Assistant. Các tiện ích hỗ trợ tập luyện vẫn đầy đủ, Galaxy Watch có thể theo dõi đến 39 bài tập khác nhau. Galaxy Watch theo dõi giấc ngủ khá tốt dựa trên cử động của người dùng với kết quả khá chuẩn xác. Galaxy Watch hoạt động tốt nhất với điện thoại Samsung, nhưng máy cũng tương thích với các smartphone chạy Android 5.0 trở lên và kể cả các thiết bị chạy iOS 9 trở lên (từ iPhone 5 đến iPhone X) mặc dù tính năng sẽ có phần hạn chế hơn.
![]() |
LG G Watch Style |
Đồng hồ Apple Watch series 4 được cài phiên bản WatchOS 5 với nhiều tính năng mới, trong đó có chế độ Walki-Talkie cho phép người dùng gửi tin nhắn thoại ngắn nhờ vào loa và micro tích hợp. WatchOS 5 cũng cải thiện khả năng thông báo, dữ liệu thời tiết phong phú hơn. Bên cạnh trợ lý ảo Siri thú vị, Apple Watch 4 cũng đảm trách vai trò thiết bị hỗ trợ tập luyện với khả năng báo động để bạn luôn chủ động trong việc rèn luyện thân thể và theo dõi các bài tập thực tế thông qua cảm biến và ứng dụng có sẵn như Workout.
Các cảm biến tích hợp cho phép người dùng theo dõi khoảng cách, tốc độ, nhịp tim... đi kèm khả năng theo dõi lượng calories tiêu tốn một cách hiệu quả. Việc hỗ trợ khả năng chống nước ở độ sâu 50m giúp Apple Watch 4 có thể hỗ trợ cả việc rèn luyện cơ thể với bộ môn bơi lội.
Viên pin đi kèm đủ khả năng cung cấp cho Apple Watch trung bình khoảng 18 giờ sử dụng, vừa đủ một ngày làm việc cho đến khi cần nạp lại năng lượng khi về đến nhà. Viên pin 472mAh cho phép Galaxy Watch đáp ứng trung bình từ 3 đến 4 ngày sử dụng sau mỗi lần sạc. Và người dùng có thể kéo dài thời gian sử dụng với chế độ tiết kiệm pin tích hợp: tắt hết các thông báo, chỉ hiển thị chế độ đơn sắc để hiển thị thời gian khi cần. Với viên pin 240mAh, LG Watch Style có thể duy trì thời gian sử dụng trung bình một ngày.
Kết luận
LG Watch Style dành cho người dùng vốn đã quen thuộc với một nền tảng Android thân thiện đi kèm thiết kế hoài cổ. Samsung Galaxy Watch có thời lượng pin dài cùng một nền tảng Tizen như một “món ăn lạ”. Apple Watch Series 4 thích hợp với người dùng vốn đã quen với hệ sinh thái sản phẩm của Apple cùng với khả năng hỗ trợ tập luyện hiệu quả đi kèm bộ nhớ trong phong phú cho nhu cầu giải trí.
Thảo Trần
Theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, Samsung đã bị mất vị trí thứ hai trên thị trường đồng hồ thông minh toàn cầu vào tay Fitbit trong quý 2/2018.
">Chọn đồng hồ thông minh của Apple, Samsung hay LG?
Kèo vàng bóng đá RB Bragantino vs Ceara, 06h00 ngày 1/4: Khó tin chủ nhà
Nội dung hỗn hợp (Mixed Content) là gì?
Trên mạng Internet hiện đang có hai loại nội dung: Nội dung được truyền tải thông qua kết nối HTTPS bảo mật và có mã hoá, và nội dung được truyền tải thông qua kết nối HTTP không được mã hoá. Khi sử dụng HTTPS, nội dung của bạn sẽ không thể bị xem trộm hay đánh cắp khi chúng đang trong quá trình di chuyển trên mạng, đó là lý do vì sao các trang web thường cung cấp tính năng mã hoá, nhất là khi thu thập và truyền tải các dữ liệu quan trọng của người dùng như thông tin tài chính hay các tập tin cá nhân riêng tư.
Hiện tại, xu thế của hệ thống mạng Internet đang dần chuyển sang các trang web HTTPS bảo mật. Nếu bạn kết nối tới một trang web HTTP cũ không được mã hoá dữ liệu, Google Chrome sẽ hiển thị cảnh báo trên thanh địa chỉ (URL) rằng những trang web này "không bảo mật". Thậm chí, Google mặc định còn ẩn chữ "https://", hàm ý là giờ đây việc các trang web phải bảo mật là chuyện đương nhiên. Bên cạnh đó, chuẩn HTTP/3 mới cũng sẽ được tích hợp tính năng mã hoá ngay từ đầu.
Tuy nhiên, có một số trang web chưa hoàn toàn chuyển sang giao thức có mã hoá HTTPS, nhưng cũng không hẳn là toàn bộ nội dung trang vẫn còn đang được truyền tải qua giao thức HTTP thông thường. Đối với những trang web này, phần lớn nội dung trang đã được truyền qua kết nối HTTPS bảo mật, nhưng chúng vẫn tải một số hình ảnh, các đoạn mã hay một số tài nguyên khác thông qua kết nối HTTP không mã hoá. Những trang web như vậy được gọi là "nội dung hỗn hợp", bởi không phải tất cả các nội dung của chúng đều được truyền tải qua kết nối bảo mật. Bản thân trang web thì không dễ bị giả mạo bởi chúng đã được mã hoá, nhưng nó có thể tải các đoạn mã, hình ảnh, khung iframe (một trang web khác được tải trong một "khung" đặt trên trang web chính) bên ngoài đã bị can thiệp và làm giả mạo.
Vì sao "nội dung hỗn hợp" lại có tác động tiêu cực đến sự an toàn của người dùng?
Nội dung hỗn hợp thường khiến cho người dùng thông thường cảm thấy bối rối. Làm sao mà tin được trang web bạn đang xem "vừa bảo mật, vừa không bảo mật" được (!?) Tuy nhiên, vấn đề thực sự đằng sau là như thế này: hầu hết các nội dung có trong trang web bạn đang xem là bảo mật và an toàn, tuy nhiên, trong mã nguồn của trang lại có tải một tập tin JavaScript thông qua giao thức kết nối HTTP thông thường. Đoạn mã đó có thể bị can thiệp, chỉnh sửa và giả mạo bởi những người có mục đích xấu – chẳng hạn khi bạn đang sử dụng mạng Wi-Fi công cộng không có các chế độ bảo mật và không đáng tin cậy – để làm những việc "không tốt", chẳng hạn như theo dõi các thao tác gõ phím của bạn hay chèn một cookie theo dõi vào trình duyệt mà bạn đang sử dụng.
Mặc dù các đoạn mã và khung iframe nhúng – các "nội dung động" – là nguy hiểm nhất, song thậm chí ngay cả hình ảnh, video và các file âm thanh cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn đang truy cập một trang web giao dịch cổ phiếu được bảo mật nhưng lại truyền hình ảnh lịch sử giao dịch thông qua kết nối HTTP truyền thống. Bản thân bức ảnh đó không được bảo mật – chúng có thể bị các hacker thay thế bằng một hình ảnh giả mạo khác trong quá trình truyền tải, nhằm cung cấp cho người dùng thông tin sai lệch. Ngoài ra, cũng do hình ảnh đó được truyền qua một kết nối không được mã hoá, nên bất kỳ ai có thể can thiệp và "xem trộm" dữ liệu này trong khi nó được truyền đi qua mạng cũng sẽ biết bạn đang giao dịch những mã cổ phiếu nào, số lượng bao nhiêu…
Nói tóm lại, việc "trộn lẫn" các nội dung truyền tải qua các giao thức khác nhau như thế này là một ý tưởng không hay chút nào. Nếu trang web của bạn sử dụng kết nối HTTPS, thì mọi tài nguyên được tải trên trang cũng phải được truyền qua giao thức mã hoá HTTPS. Việc "trộn lẫn" như thế này là kết quả của lịch sử - vốn ban đầu thế giới Internet sử dụng giao thức HTTP, rồi dần dần mới nâng cấp lên giao thức mã hoá HTTPS. Trong quá trình chuyển đổi này, không phải tất cả các máy chủ lưu trữ tài nguyên đều được cập nhật ngay sang HTTPS cùng thời điểm với trang web chính. Hoặc cũng có thể các trang web đó phụ thuộc vào tài nguyên của bên thứ ba vốn chưa hỗ trợ HTTPS.
Giờ đây, với việc Google và một số nhà sản xuất trình duyệt web đang dần có những biện pháp mạnh với "nội dung hỗn hợp", các chủ sở hữu trang web sẽ phải nhanh chóng giải quyết vấn đề về bảo mật truyền dẫn này để các trang web có thể hoạt động bình thường, đúng như thiết kế.
Vậy Google Chrome đang thay đổi điều đó như thế nào?
Chrome hiện đã chặn các đoạn mã và khung iframe nhúng theo dạng "nội dung hỗn hợp". Ở phiên bản Chrome 80 sẽ ra mắt thử nghiệm vào tháng 1 năm 2020 tới, Chrome sẽ chặn luôn cả các tài nguyên âm thanh và video được truyền dẫn theo kiểu "hỗn hợp" như vậy. Trên thực tế, về mặt kỹ thuật, Chrome sẽ cố gắng tải các tài nguyên hỗn hợp đó theo kết nối HTTPS bảo mật trước, và nếu không được thì mới tiến hành chặn. Các bức ảnh "hỗn hợp" vẫn sẽ được phép tải, nhưng Chrome sẽ hiển thị dòng chữ "Không an toàn" (Not Secure) trên thanh địa chỉ của trang web để cảnh báo cho người dùng biết. Và ở phiên bản Chrome 81, trình duyệt này sẽ chặn các hình ảnh được truyền theo kiểu "hỗn hợp". Người dùng vẫn có thể cho phép tải các nội dung hỗn hợp nếu muốn, nhưng họ sẽ phải làm thêm một số thao tác bổ sung. Còn theo mặc định thì các nội dung này sẽ không được phép tải.
Những nỗ lực này của Chrome không làm khó dễ gì cho người dùng, mà chỉ là một trong những nỗ lực giúp cho thế giới web trở nên an toàn hơn mà thôi. Trong một bài blog mới đây, Google cho biết công ty hy vọng dòng thông báo "Không an toàn" (Not Secure) sẽ là động lực thúc đẩy các trang web chuyển sang truyền tải toàn bộ hình ảnh qua giao thức mã hoá HTTPS.
Làm thế nào để bỏ chặn các "nội dung hỗn hợp" trên trình duyệt Chrome?
Phiên bản Chrome hiện tại đã chặn một số loại nội dung hỗn hợp. Khi phát hiện ra nội dung dạng này, trình duyệt sẽ tự động chặn chúng và hiển thị biểu tượng hình cái khiên trên thanh địa chỉ của trang web, cùng thông báo "Nội dung không àn toàn đã bị chặn" (Insecure content blocked). Bạn có thể thử nghiệm cách tính năng này hoạt động bằng cách truy cập vào trang web mẫu chứa nội dung hỗn hợp do Google tạo ra để minh hoạ tại đây. Để bỏ chặn một đoạn mã được truyền tải theo dạng "hỗn hợp", bạn hãy nhấn chuột vào biểu tượng hình cái khiên trên thanh địa chỉ, rồi chọn liên kết "Load unsafe scripts" (Tải các đoạn mã không an toàn).
Nếu bạn cho phép tải nội dung hỗn hợp, Chrome sẽ hiển thị dòng chữ Not Secure (Không an toàn) bên trái địa chỉ trang web.
Với phiên bản Chrome 79, phát hành vào khoảng tháng 12/2019, Google sẽ đơn giản hoá thao tác này. Bạn chỉ cần nhấn vào biểu tượng hình cái khoá ở bên trái thanh địa chỉ URL, nhấn "Site Settings" (Cài đặt trang) và chọn bỏ chặn các nội dung hỗn hợp đối với riêng trang web đó.
Như vậy, càng về sau tuỳ chọn bỏ chặn nội dung hỗn hợp sẽ càng bị Google "giấu" kỹ hơn, song đó cũng là dụng ý tốt: bởi Google muốn người dùng không bao giờ cho phép tải các nội dung hỗn hợp để bảo đảm an toàn. Các nhà phát triển trang web cần phải khắc phục vấn đề này, để có thể truyền tải tất cả các tài nguyên web một cách an toàn và bảo mật hơn. Tuỳ chọn này cũng giúp bảo đảm rằng những trang web doanh nghiệp cũ vẫn có thể truy cập được ngay cả khi chúng chứa nội dung hỗn hợp.
Nếu bạn hiện vẫn đang cần sử dụng trang web chứa nội dung hỗn hợp, thì cũng chưa cần phải lo lắng: Google vẫn chưa công bố thời điểm loại bỏ hoàn toàn tuỳ chọn cho phép tải các nội dung hỗn hợp. Trình duyệt Chrome sẽ chặn tất cả các nội dung hỗn hợp theo mặc định, song vẫn sẽ cung cấp tuỳ chọn cho phép người dùng tải các nội dung này trong trường hợp thực sự cần.
Vậy còn các trình duyệt khác?
Rõ ràng Chrome không phải trình duyệt duy nhất làm điều này. Firefox hiện cũng đã chặn các nội dung hỗn hợp gồm các đoạn mã và khung iframe nhúng, buộc người dùng phải chọn tuỳ chọn "Disable protection for now" (Tạm thời vô hiệu hoá chức năng bảo vệ) để xem các nội dung này. Trong tương lai gần chắc chắn Mozilla cũng sẽ "học theo" Google. Trình duyệt Safari của Apple cũng rất "mạnh tay" trong việc chặn các nội dung hỗn hợp.
Còn trình duyệt Edge mới của Microsoft thì sao? Chắc chắn rồi, do trình duyệt này được xây dựng dựa trên mã nguồn mở Chromium, và đây cũng là mã nguồn tạo nên Google Chrome, do đó Edge cũng sẽ "hành xử" giống như Chrome.
Quang Huy
">“Nội dung hỗn hợp” là gì? Tại sao trình duyệt Chrome lại muốn chặn những nội dung này?
Ngay trước ngày iPhone 11, iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max lên kệ, nhiếp ảnh gia Austin Mann chia sẻ bộ ảnh chụp bằng iPhone 11 Pro và dành nhiều lời khen cho iPhone mới.
">Công nghệ thứ 7: Mạng xã hội của Việt Nam ra mắt, giảm quyền lực CEO Facebook
Bloomberg đã báo cáo chính xác như vậy, tuyên bố rằng nhà sản xuất SuperMicro đã bị các đối tác Trung Quốc bí mật cài những con chip gián điệp từ cách đây vài năm. Những chiếc máy chủ này sau đó đã được bán cho Apple, Amazon và nhiều công ty công nghệ khác tại Mỹ để sử dụng cho đến bây giờ.
Các công ty có liên quan đến báo cáo của Bloomberg đều kịch liệt phủ nhận. Apple khẳng định rằng khâu kiểm tra của họ được tiến hành rất nghiêm ngặt, do đó không thể nào có một con chip gián điệp được cài trên bo mạch của máy chủ mà không bị phát hiện, cho dù con chip đó nhỏ hơn cả một hạt gạo.
Bỏ qua vấn đề ai đúng ai sai, việc cài một con chip gián điệp vào máy chủ mà không ai biết là hoàn toàn có thể xảy ra. Theo lời khẳng định của một chuyên gia công nghệ trong lĩnh vực này, cô Anna-Katrina Shedletsky.
“Có rất nhiều sự phức tạp trong những thiết bị công nghệ này. Bức ảnh GIF của Bloomberg cho chúng ta thấy rõ con chip gián điệp khó phát hiện như thế nào. Ngay cả đối với một kỹ sư thiết kế quen thuộc với những thiết bị này cũng khó có thể nhận ra sự tồn tại của con chip trong quá trình kiểm tra”, nữ chuyên gia cho biết.
Anna-Katrina Shedletsky là một trong những người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc kiểm tra các thiết bị công nghệ. Cô từng là kỹ sư thiết kế tại Apple trong 6 năm, sau đó trở thành đồng sáng lập của Instrumental, một công ty sử dụng machine learning để giúp loại bỏ sai sót trong việc sản xuất. Shedletsky đã có nhiều năm làm việc tại các nhà máy sản xuất linh kiện tại Trung Quốc và trên toàn thế giới.
Anna-Katrina Shedletsky cho biết thêm: “Dựa trên phương pháp các bộ phận này được thiết kế và sản xuất, tôi thực sự nghĩ rằng việc tích hợp thêm những thành phần mà đội thiết kế không yêu cầu là việc không quá khó khăn”.
Tất cả các thiết bị điện tử đều có bảng mạch
Mặc dù Shedletsky cũng không biết ai đúng ai sai trong vụ việc vừa qua, nhưng cô cho rằng chúng ta nên nhìn nhận vấn đề một cách đúng đắn nhất. Đó là thực tế có thể cài những con chip gián điệp mà không ai biết hay không, và nó được thực hiện như thế nào.
Theo kỹ sư phần cứng Saket Vora, người đã từng làm việc cho Apple và nhiều công ty sản xuất thiết bị điện tử khác cho biết: “Mỗi thành phần trên bảng mạch đều được mã hóa theo sơ đồ. Đối với kỹ sư thiết kế bảng mạch, việc phát hiện một thành phần không có trong sơ đồ mã hóa giống như việc bạn bước vào ngôi nhà, mà bạn đã xây dựng từ đầu và bỗng nhiên thấy có thêm một chiếc cửa sổ”.
Tuy nhiên nếu tài liệu thiết kế đã bị sửa đổi, thì quá trình kiểm tra này cũng trở nên vô tác dụng. Bên cạnh đó, thực tế người ta sẽ không kiểm tra xem thành phần nào mới được thêm vào, mà sẽ kiểm tra các vấn đề phổ biến hơn như mối hàn, trước khi đóng gói và vận chuyển.
Theo Shedletsky, việc thay đổi thiết kế là hoàn toàn có thể. Bạn chỉ cần một ai đó trong nội bộ thực hiện việc sửa đổi và lưu lại. Các nhà sản xuất khác nhau cũng có thể có mức độ bảo mật khác nhau.
Một vấn đề khác nảy sinh là việc sử dụng các linh kiện giả mạo. Shedletsky cho biết đôi khi các nhà sản xuất này sử dụng các linh kiện giá rẻ để thay thế mà không thông báo cho khách hàng của mình.
Có một trường hợp đã xảy ra, khi pin của một số thiết bị bốc cháy do con chip quản lý năng lượng là phiên bản giá rẻ không đúng theo thiết kế. Shedletsky đã kiểm tra các con chip này và thấy chúng có bề ngoài rất giống chip thật, nhưng nó có ít mạch hơn và giá thành rẻ hơn.
“Nếu tôi là một trong những khách hàng của SuperMicro, tôi có thể sẽ phải đặt nghi vấn cho chính mình. Liệu rằng có bất kỳ bo mạch của máy chủ nào gặp vấn đề hay không”, Shedletsky nhấn mạnh.
Theo GenK
">Có thể cài chip gián điệp mà không ai biết hay không? Đây là câu trả lời của chuyên gia công nghệ
TIN BÀI KHÁC
Giải mã những chữ cái trên biển số xe ở Việt Nam
TIN BÀI KHÁC
Cận cảnh 'cơn nghiền' mô tô của thiếu nữ Hà Nội xưa
友情链接