Đạo diễn Đỗ Đức Thành vừa chia sẻ hình ảnh anh và con gái xuống tóc trước khi bắt đầu cuộc chiến đấu mới. Năm ngoái, cô con gái 20 tuổi của đạo diễn "Những ngọn nến trong đêm" đã phải tiến hành ghép tuỷ của em trai nhưng căn bệnh tiến triển không tốt. Anh chia sẻ với VietNamNet thời điểm tháng 3/2019 rằng đã chi khoảng 15 tỷ để chữa bệnh cho con ở Singapore.
Cuối tháng 9 này Hạnh An - con gái đạo diễn Đỗ Đức Thành sẽ phải ghép tủy lần 2 và người cho tủy chính là người bố. Xác định hai cha con sẽ cùng bị rụng tóc trong cuộc điều trị tới nên Đỗ Đức Thành và Hạnh An tự cạo đầu cho nhau.
Anh chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng có ngày tôi nắm chặt tay con, bước đi trên một hành trình. Một hành trình không biết sẽ hết bao lâu, không biết sẽ tiêu hết bao nhiêu tiền. Chỉ có điều, hành trình này không có chỗ cho sự sợ hãi, mệt mỏi. Không có chỗ để lùi lại mà phải luôn ngẩng cao đầu, bước đi.
![]() |
Hai cha con luôn giữ tinh thần lạc quan trong thời gian chiến đấu với bệnh tật. |
Là người làm cha, làm mẹ, trong mọi hoàn cảnh thì dù có 1% cơ hội cứu con, chúng tôi cũng phải cố gắng dù rằng có những lúc tôi cảm thấy bất lực. Nhưng tôi không tuyệt vọng, vì tôi tin rằng những trái tim nhân hậu sẽ giúp đỡ, chia sẻ khó khăn này với chúng tôi bằng tình yêu lớn lao và vì điều kỳ diệu sẽ đến, con tôi khỏe lại. “Con khỏe lại” chắc chắn đó là những lời từ hạnh phúc nhất trong hành trình này và trong cả cuộc đời của tôi".
Đạo diễn Đỗ Đức Thành cho biết chi phí cho đợt ghép tuỷ này vào khoảng 200.000 đô la Singapore (khoảng 3,3 tỷ đồng). Tuy nhiên gia đình vẫn còn thiếu gần 70.000 đô la Singapore (hơn 1 tỷ đồng) mới đủ. Do vậy dù ngại nhưng Đỗ Đức Thành vẫn quyết định đăng số tài khoản lên trang cá nhân để xin sự giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng mạng. "Tôi xin, không dám vay vì không biết khi nào trả được”, anh nói.
Mời xem clip tự tạo của chương trình:
Quỳnh An
Đạo diễn của bộ phim "Những ngọn nến trong đêm" chia sẻ không bao giờ cảm thấy bi quan trong hành trình trị bệnh ung thư máu cho con gái. Anh sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu con.
" alt=""/>Đạo diễn 'Những ngọn nến trong đêm' cạo đầu, hiến tuỷ cho con gái bị ung thư![]() |
Danh hài Quang Thắng thành công nhất trong vai Táo kinh tế. |
Quang Thắng là một trong những danh hài nổi tiếng trong giới giải trí, văn nghệ Việt. Đặc biệt, anh được nhắc tới nhiều trong các chương trình như: Gặp nhau cuối năm, Gala Cười, Gặp nhau cuối tuần…
Quang Thắng thường vào vai những người nông dân hiền lành, chân chất, thật thà trên sân khấu. Kể cả ngoài đời, anh cũng là một người chân thành, bộc trực.
Dù có hàng nghìn fan hâm mộ và quen mặt trên các sân khấu cũng như sóng truyền hình nhưng Quang Thắng chưa bao giờ nhận mình là ngôi sao. “Đến bây giờ tôi chẳng biết ngôi sao là thế nào nữa. Ngôi sao là nó phải bay cao trên bầu trời, bay bằng máy bay. Đây tôi toàn đi xe ô tô (cười). Với lại tôi mà ngôi sao thì bạn chẳng bao giờ gọi được cho tôi”- Quang Thắng chia sẻ.
Những cuộc trò chuyện của Quang Thắng với báo chí luôn khiến độc giả thích thú bởi anh không màu mè, hoa mĩ và luôn nói thật. Còn nhớ, có lần Quang Thắng tâm sự anh sợ nhất đi viếng đám ma. Hẳn ai cũng tò mò, ngạc nhiên. Quang Thắng lí giải: “Tôi sợ nhất đi viếng đám ma. Vào đó, không chào hỏi thì người ta bảo khinh người, chào một vài câu người ta lại cười sằng sặc. Cái cảm giác người nhà đám ma nhìn mình như đang làm trò gì đó nhố nhăng ở lễ tang khiến tôi cảm thấy khó chịu vô cùng. Vì vậy, trừ những mối quan hệ không thể từ chối, tôi rất ngại xuất hiện trong đám ma. Đại khái thế!”.
Không chỉ đám ma, Quang Thắng sợ cả đám cưới. Bởi đến đám cưới đúng là có đỡ ngượng hơn đám ma, nhưng vẫn khiến anh vô cùng khó xử. “Anh em họ hàng thấy mặt tôi một cái là lôi thốc lên sân khấu nói: Này ông Thắng, lên sân khấu làm trò gì đó cho mọi người vui đi! Điều đó làm tôi cảm thấy tự ái. Họ hàng đâu có hiểu, công việc của tôi là hằng ngày đi diễn, mang lại tiếng cười cho mọi người, chứ đâu phải kẻ làm trò, mua vui. Cho nên, ngoài đi diễn ra, tôi rất ngại xuất hiện trước đông người vì lý do như vậy. Đại khái thế!”- Quang Thắng nói.
Hóa ra một nghệ sĩ có thể làm đủ trò trên sân khấu để mang lại tiếng cười cho mọi người nhưng lại rất sợ phải làm “một thằng hề” giữa đời thường. Nên nghe những tâm sự của Quang Thắng không ít người cảm thấy ái ngại.
Quang Thắng từng tâm sự: “Đã lên sân khấu là quên hết những buồn bã ở ngoài, nhưng khi xong vai diễn, trở lại cuộc sống thật của mình, tôi đã nhiều lần khóc thầm. Đàn ông cũng khóc chứ, khóc với nỗi đau nào đó mà mình không chia sẻ được” hay “Lắm lúc đi đâu đó, gặp người hâm mộ, họ nhảy bổ vào đấm một cái rõ đau, hoặc chửi mình trước rồi mới hỏi han sau. Điều đó làm tôi rất buồn”.
Bản thân Quang Thắng khẳng định nếu được chọn lại nghề thì anh không chọn nghề này, vì nó quá bạc bẽo. “Nếu nghệ sĩ như tôi ở nước ngoài, được mọi người biết đến nhiều thế, thì tôi sẽ có một cuộc sống xênh xang chứ không chật vật, lo từng bữa như bây giờ. Nhưng nghề diễn đã vận vào mình rồi, nên có đam mê hay không thì khi ánh đèn sân khấu bật lên là mình lao lên như một con nghiện, lao vào diễn và quên hết nỗi buồn ngay.
Đời diễn chúng tôi nghèo lắm. Ai cũng nghèo, cứ nhìn cụ Văn Hiệp thì biết. Những lúc ông sống thì chả ai quan tâm. Bây giờ lại góp tiền cho ông Trần Hạnh, tôi thấy chả ra làm sao. Người ta đang sống bình thường thế, đâu cần thương hại. Tại sao không tạo điều kiện cho người ta làm việc ấy. Nghệ sĩ họ sống tình cảm và vì thế họ rất mong manh, dễ vỡ, dễ tổn thương. Thế nên đừng thương hại họ, mà hãy ghi nhận sự đóng góp của họ một cách công tâm.
Diễn viên họ có nhiều uẩn khúc trong lòng lắm. Như chị Minh Vượng, tiền bao nhiêu năm tích cóp được giờ chưa đủ đi chữa bệnh. Anh Quốc Khánh, anh ấy chẳng chịu lấy vợ, anh ấy chán rồi... Diễn cho khán giả cười mà khóc trong lòng ấy”- Quang Thắng bộc bạch.
Cuối cùng, Quang Thắng cho rằng anh đến với khán giả bằng sự chân thành, bằng lòng nhiệt tình, được ở lại lòng khán giả đối với anh là hạnh phúc nhất trên đời. Chứ không phải bằng chiêu trò để nổi tiếng.
Theo Tiền Phong
Công Lý nói Trấn Thành huyên thuyên, Thanh Thảo kêu ảo tưởng" alt=""/>Nỗi sợ hãi của Quang ThắngGần như ngày nào ông cũng vẽ, tác phẩm nào của ông cũng thấm đậm tình cảm và tài nghệ của một họa sĩ lớn. Với các chất liệu sơn dầu, sơn mài, bột màu, chì than… chất liệu nào ông vẽ cũng thành công. Nhiều sáng tác của ông nổi tiếng trong và ngoài nước.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm sinh ngày 20/10/1922 ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ nhỏ ông đã ham học và rất thích vẽ. Khi học xong bậc tiểu học ở Vinh, ông theo người anh trai ra Hà Nội tìm đến họa sĩ Lê Phổ, người tốt nghiệp khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930), để học vẽ.
Năm 19 tuổi, Nguyễn Tư Nghiêm thi đỗ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa 15 (1941-1946), học cùng với Bùi Xuân Phái, Huỳnh Văn Gấm, Tạ Thúc Bình… Năm 1944, khi còn là sinh viên, ông đã có tác phẩm dự triển lãm và dành giải Nhất Triển lãm Duy nhất với toàn bộ tác phẩm: Cổng làng Mái, Cảnh đồng quê, Người gác Văn Miếu.
![]() |
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm (1922-2016). |
Năm 1952, Nguyễn Tư Nghiêm được phân công phụ trách Xưởng họa của Hội Văn nghệ Việt Nam. Tại đây, ông đã cùng với một số họa sĩ thể nghiệm, tìm tòi chất liệu sơn mài. Đặc biệt ông đã đưa được màu xanh lục vào tranh sơn mài, tạo nên một thay đổi quan trọng cho sự phát triển sơn mài truyền thống Việt Nam…
Năm 1954, Nguyễn Tư Nghiêm được cấp một phòng ở tại số nhà 65 Nguyễn Thái Học, Hà Nội cùng với nhiều văn nghệ sĩ khác như họa sĩ Nguyễn Sáng, Nguyễn Phan Chánh, Mai Văn Hiến, Trần Đông Lương, nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Căn nhà này được mệnh danh là Nhà nghệ sĩ. Năm 1957, ông tham dự Hội nghị thành lập Hội Mỹ thuật Việt Nam và được bầu vào Ban Chấp hành khóa I (1957-1983).
Năm 1959, khi trường Trung cấp Mỹ nghệ Việt Nam (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) thành lập, ông được mời làm giảng viên của trường. Thời gian dạy ở trường không dài, nhưng những học viên khóa I của trường được ông giảng dạy sau này trở thành những nghệ sĩ tạo hình tài năng. Năm 1962, ông về Tổ Sáng tác của Hội Văn nghệ Việt Nam làm việc đến năm 1982 thì nghỉ hưu.
Trong những năm hòa bình mới được lập lại ở miền Bắc, Nguyễn Tư Nghiêm tập trung nhiều thời gian làm tác phẩm bằng chất liệu sơn mài với những thử nghiệm và tìm tòi nhiều cách thể hiện về màu sắc và khả năng của chất liệu. Sơn mài của ông có ngôn ngữ riêng từ khả năng diễn tả hiện thực, tiếp thu tinh hoa vốn Mỹ thuật cổ, đến thể hiện theo phong cách hiện đại. Các tác phẩm của ông đã được trưng bày tại nhiều Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc như Một điệu múa, Tát nước chống hạn, Con nghé, Nông dân đấu tranh chống thuế, Một điệu múa cổ...
![]() |
Tranh sơn mài “Thánh Gióng” (1990) của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. |
Tại triển lãm 12 nước Xã hội chủ nghĩa ở Mátxcơva (1958-1959) và triển lãm tại các nước Xã hội chủ nghĩa anh em ở Đông Âu (1959-1960), một triển lãm lớn lần đầu tiên của Mỹ thuật Việt Nam được đưa ra ngoài, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm đã được chọn trưng bày 3 tác phẩm, trong đó có 2 tác phẩm sơn mài.
Sau ngày thống nhất đất nước, Nguyễn Tư Nghiêm tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm mới, tham gia nhiều triển lãm, nhận được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Năm 1985, tác phẩm sơn mài Điệu múa cổ 1 tham gia trưng bày tại triển lãm tuần kì 3 năm nghệ thuật hiện thực tại Sophia, Bungary lần thứ nhất đã được tặng Giải thưởng chính thức. Đây là tác phẩm hội họa đầu tiên của Việt Nam được tặng giải thưởng quốc tế từ sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật (đợt I) cho các tác phẩm: Con nghé quả thực - sơn mài (1957), Đêm giao thừa - sơn mài (1958), Nông dân đấu tranh chống thuế - sơn mài (1958), Điệu múa cổ-sơn mài (1983), Thánh Gióng - sơn mài (1990)…
Trong quá trình hoạt động, họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy chương vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam. Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm là một danh họa lớn, đại thụ của nền Mỹ thuật Cách mạng, hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của ông có nguồn cảm hứng từ nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật dân gian Việt Nam đồng thời có nhiều sáng tạo, tìm tòi, có cá tính độc đáo với phong cách nghệ thuật hiện đại. Nhiều tác phẩm sơn mài của ông có giá trị nghệ thuật cao.
Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm từ trần sáng 15/6 (tức 11/5 âm lịch) tại bệnh viện Hữu nghị Hà Nội. Tang lễ được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia – số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng bắt đầu từ 11h15 ngày 17/6. Lễ truy điệu hồi 12h45 cùng ngày. Hỏa táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ. An táng tại Khu A Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. |
Trần Khánh Chương(Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam)
Theo Tiền phong
" alt=""/>Họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm qua đời