![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/12/1/ba-lan-vs-argentina-1-73.jpg)
Đường hầm Zion - Mount Carmel (Mỹ): Bạn có thể tìm thấy một trong những đường hầm đẹp nhất nước Mỹ ở Utah. Zion - Mount Carmel thuộc đường cao tốc giữa 2 vườn quốc gia Zion và Bryce Canyon. Đường hầm xuyên qua khối núi sa thạch, mang đến cho du khách tầm nhìn tuyệt đẹp ra cảnh quan ngoạn mục xung quanh. Ảnh: Daniela Rodriguez.
![]() |
Đường hầm ngắm cảnh Bến Thượng Hải (Trung Quốc): Đường hầm ngắm cảnh Bến Thượng Hải sẽ đưa bạn băng qua, hay nói đúng hơn là bên dưới, sông Hoàng Phố ở Thượng Hải. Đến điểm du lịch kỳ lạ này, du khách được chở bằng ôtô tự động qua đường hầm đầy đèn LED, hiệu ứng nghe nhìn độc đáo, kỳ dị. Ảnh: Terraxplorer. |
![]() |
Đường hầm Laerdal (Na Uy): Na Uy là quê hương của đường hầm đã hoàn thành dài nhất thế giới Laerdal. Con đường hầm đi qua 24,51 km địa hình đồi núi. Các kỹ sư tạo ra Laerdal không muốn người lái xe phải trải qua 20 phút buồn chán, vì vậy họ chia đường hầm thành nhiều đoạn, mỗi đoạn có hệ thống chiếu sáng và độ cong tinh tế riêng. Ảnh: TPopova. |
![]() |
Đường hầm vào vườn quốc gia Sequoia (Mỹ): Công viên Sequoia có 2 đường hầm xuyên qua cây lớn. Một đường bạn có thể đi bộ và đường khác có thể lái xe qua. Đường hầm xuyên cây được tạo ra với mục đích thu hút du khách đến công viên. Mỗi năm, hàng trăm ôtô đi qua đường hầm được đục từ một cây Sequoia 2.000 năm tuổi. Cây này đổ ngang đường Crescent Meadow vào năm 1937. Ảnh: Rafalkrakow. |
![]() |
Đường hầm Yerba Buena (Mỹ): Sau hơn 80 năm xây dựng, Yerba Buena ở San Francisco vẫn là đường hầm rộng nhất thế giới. Đường hầm rộng 76 m với 5 làn xe mỗi chiều. Các nhà thiết kế quyết định xây đường hầm cắt qua hòn đảo nhỏ ở vịnh San Francisco vì cho rằng chi phí sẽ rẻ hơn một cây cầu lớn bắc qua nơi này. Ảnh: Joe_Potato. |
![]() |
Đường hầm Channel (Anh): Channel là đường hầm quốc tế dài nhất thế giới, nối Folkestone, Kent ở Anh với Coquelles phía bắc Pháp. Đoạn đường hầm đường sắt dài 50 km băng qua bên dưới eo biển Manche. Ở độ sâu nhất, đường hầm Channel nằm dưới mực nước biển hơn 115 m. Ảnh: Wikipedia. |
![]() |
Rừng tre Sagano (Nhật Bản): Rừng tre Sagano ở Kyoto là một trong những đường hầm cây đẹp nhất thế giới. Thuộc quận Arashiyama, con đường dài hơn 300 m uốn lượn qua những cây tre được trồng dày đặc, là nơi lý tưởng để du khách đi bộ và tận hưởng không khí yên bình. Ảnh: iStock. |
![]() |
Đường hầm Siloam (Israel): Đường hầm Siloam được đào bên dưới khu vực khảo cổ City of David ở thủ đô Jerusalem vào đầu thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Đây là một trong những đường hầm lâu đời nhất thế giới được biết đến. Du khách khám phá nơi này sẽ đi một loạt bậc thang dẫn xuống đường hầm và lội qua làn nước cao đến đầu gối để tới hồ nước Siloam. Hồ này có nguồn cung cấp nước từ dòng suối tự nhiên duy nhất của Jerusalem. Ảnh: RobertHoetink. |
Vẻ đẹp mê hoặc suốt 4 mùa của Đường hầm tình yêu ở Ukraine
Đường hầm tình yêu là một phần của tuyến đường sắt ở Ukraine, được bao phủ hoàn toàn bởi cây cối dày đặc tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, mỗi mùa một vẻ quyến rũ.Chùa Keo (Thái Bình) gắn liền với câu chuyện về cuộc đời Thiền sư Không Lộ thời nhà Lý và bức tượng bằng gỗ trầm hương dát vàng.
" alt=""/>8 đường hầm độc đáo trên thế giớiTrong số đó, có nhiều loại bánh gây tò mò ngay từ tên gọi kỳ lạ và không phải ai cũng biết đến.
1. Bánh gio
![]() |
Bánh gio (hay bánh tro, bánh ú tro, bánh nẳng) được làm với thành phần chính là gạo nếp ngâm qua nước tro (tức tro than lá cây, nhất là lá tre) và gói lá đem luộc chín trong nồi.
![]() |
Hiện nay, bánh tro được làm và bán quanh năm trên khắp các vùng miền trong cả nước. Đây cũng được xem là 1 đặc sản của tỉnh Bắc Kạn.
2. Bánh cóng
![]() |
Bánh cóng (hay bánh cống) là một đặc sản của người Khmer Nam Bộ thuộc tỉnh Sóc Trăng, trong đó xã Đại Tâm là nơi nức tiếng nhất. Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (tiếng Khmer). Tuy nhiên vì tên khó nhớ nên sau được gọi là bánh Cóng, ý để chỉ hình thức bánh được đổ vào chiếc Cóng – một dụng cụ có dáng tựa như phin cà phê với tay cầm dài như vá múc canh để người chiên bánh cầm đỡ nóng. Bánh cóng sau khi chiên giòn lên có màu khá sậm, thường được dùng kèm với rau xanh và nước mắm chua ngọt.
![]() |
3. Bánh cáy
Bánh cáy là đặc sản nổi tiếng của làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Bánh được làm từ một số nguyên liệu như nếp cái hoa vàng, gấc, mạch nha, mứt dừa, mè, đậu phộng rang thơm lừng.
![]() |
![]() |
Sở dĩ gọi "bánh cáy" là vì trông màu sắc nhìn giống trứng con cáy (một loại cua càng đỏ). Có thuyết lại nói rằng vì bánh thơm ngon nên được quan chức địa phương chọn làm vật phẩm dâng vua, vua ăn thấy vị bùi, ngọt lại hơi cay của gừng nên mới hỏi tên, viên quan dâng bánh nói rằng đó là bánh cay, sau đọc chệch thành bánh cáy cho tới ngày nay.
4. Bánh pía
![]() |
Bánh pía thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Triều Châu, là những chiếc bánh nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh, loại bột bánh có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn mỡ. Từ pía bắt nguồn từ tiếng Triều Châu là "pi-é", âm Hán Việt có nghĩa là bánh. Ngày nay, đây được xem là đặc sản nức tiếng của tỉnh Sóc Trăng.
5. Bánh uôi
![]() |
Bánh uôi là đặc sản và niềm tự hào của người Mường ở tỉnh Hòa Bình, thường được người địa phương nơi đây gọi là "peẻng uôi" (trong tiếng Mường thì từ này không có ý nghĩa rõ ràng). Ngoài ra, bánh còn có nhiều tên gọi hay ho khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết,… Bánh uôi có nguyên liệu chính là bột nếp nương, gồm hai loại: nhân mặn làm từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, còn nhân ngọt làm từ hạt nho nhe (một loại hạt có ở địa phương) hoặc từ đậu xanh.
6. Bánh khọt
![]() |
Bánh khọt là món đặc sản nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Có hai cách lý giải tên gọi của món ăn này. Một là xuất phát từ âm thanh khọt khọt vang lên khi người ta cho bột vào chảo. Hai là ngày xưa người dân nghèo chỉ có tiền làm món bánh toàn bột, gọi lâu chệch thành "khọt". Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân tôm hoặc các loại hải sản, trứng cút, khi ăn thường dùng kèm với rau sống và nước mắm chua ngọt.
![]() |
7. Bánh tai
Bánh tai là một đặc sản của vùng làng quê Phú Thọ. Trước kia, bánh được gọi là "bánh trai" vì được nặn theo hình con trai. Nhưng về sau, dân gian gọi tắt là bánh tai. Nguyên liệu để làm món bánh khá đơn giản, chỉ cần gạo tẻ, thịt lợn và các loại gia vị cần thiết.
![]() |
8. Bánh gật gù
![]() |
Là đặc sản của huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh), bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài khá giống với bánh phở, bánh cuốn.
![]() |
Người dân vùng này truyền tai nhau rằng ngày xưa khi thưởng thức những chiếc bánh đậm đà, phồng xốp và dẻo mịn thì cứ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Bởi thế mà từ ấy, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được phổ biến cho đến hiện nay.
9. Bánh ngải
![]() |
![]() |
Thoạt nghe tên chắc hẳn nhiều người sẽ hiểu lầm, nhưng bánh ngải thực chất được làm từ lá ngải cứu được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo, là một đặc sản nức tiếng của người Tày ở Lạng Sơn. Bánh có hình tròn dẹt, bắt mắt trong màu xanh thẫm với lớp vỏ dẻo, nhân vừng đen bùi ngọt kết hợp với đường phèn thơm lừng bên trong.
10. Bánh răng bừa
![]() |
![]() |
Bánh răng bừa có nơi còn gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá, nhưng người Thanh Hóa gọi tên như vậy vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống thường được làm vào các ngày rằm, ngày giỗ, tết Nguyên đán. Nguyên liệu chính của nó là gạo tẻ, còn nhân bánh là tổng hòa của các hương vị từ hành khô, mộc nhĩ, thịt ba chỉ, hạt tiêu, gia vị.
Bánh bí đỏ dừa non có vị ngọt thơm dẻo mịn được nhiều bạn nhỏ yêu thích. Chúng tôi sẽ hướng dẫn cách làm món bánh này để các mẹ cùng con trổ tài vào bếp:
" alt=""/>10 món bánh đặc sản có tên gọi lạ ở Việt NamRa mắt vào mùa hè 2020, Benny Frienze là sự lựa chọn lý tưởng cho nội thất hiện đại khi đảm đương hai chức năng: vừa có tính thẩm mỹ cao, áp dụng linh hoạt với nhiều phong cách nội thất khác nhau, vừa ứng dụng công nghệ cao, mang tới trải nghiệm luồng gió thoáng mát như gió tự nhiên.
Ứng dụng đa phong cách với thiết kế “không tưởng”
Phá vỡ “công thức chung” của quạt trần truyền thống, Benny Firenze có khả năng tạo gió mà không cần tới sự hiện diện của cánh quạt nhờ ứng dụng nguyên lý tạo gió đặc biệt. Do đó, những cánh quạt được lược bỏ hoàn toàn, quạt Benny Firenze được thu gọn trong một khối hình trụ đường kính 730 mm.
Không chỉ vậy, ở giữa thiết kế được tích hợp với đèn LED 3D hiệu ứng ánh trắng dịu mắt, giúp quạt trần không cánh có thể “ẩn mình” dưới dạng một chiếc đèn trang trí trần nhà hiện đại. Thiết kế độc đáo này giúp tạo hiệu ứng thị giác thoáng mắt, không gian rộng rãi hơn, bớt cồng kềnh, thô cứng.
Kết hợp với thiết kế tối giản, quạt trần không cánh sử dụng hai sắc màu trung tính là bạc coffee và trắng, linh hoạt với nhiều phong cách kiến trúc nội thất khác nhau. Do đó, không ngạc nhiên khi một gia chủ yêu thích phong cách hitech - ưu tiên sử dụng vật liệu kim loại sáng bóng, mặt kính cho tới người theo đuổi phong cách minimalsim (tối giản), hay scandinavian (Bắc Âu),… có thể cùng lựa chọn quạt trần không cánh Benny Firenze để trang trí không gian sống.
Đặc biệt, trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, thương hiệu Benny đã thiết kế quy trình lắp đặt tại nhà không cần khoan đục trần, cũng như có thể tháo gỡ vệ sinh đơn giản. Nhờ ưu điểm này, quạt “nằm gọn gàng” như một vật trang trí mà không để lại dấu vết sửa chữa, phát sinh các đường đấu dây điện kém thẩm mỹ.
![]() |
Luồng gió 360 độ tùy biến mọi không gian
Làm hài lòng thẩm mỹ của các gia chủ hiện đại nhưng không vì thế mà quạt trần không cánh bỏ qua việc phát triển các tính năng làm mát. Ngược lại, thiết kế không cánh độc đáo cho phép Benny Firenze phát huy công nghệ tạo luồng gió 360 độ. Cụ thể, Benny Firenze bố trí hàng trăm lỗ gió thông minh xung quanh thân quạt với nhiệm vụ là lấy gió từ dưới, nhẹ nhàng vận chuyển và tỏa khắp không gian.
Cơ chế này giúp luồng gió xoay chuyển 360 độ, góc tỏa gió lên tới 40 - 110 độ, tản rộng 2.580 mm, cao tới 2.450 mm. So sánh với luồng gió một chiều của quạt trần truyền thống dễ làm người ngồi dưới cảm giác nặng nề và mỏi mệt, cơ chế gió 360 độ vượt trội hơn khi phân bổ nhiệt độ đồng đều khắp không gian.
Không chỉ vậy, luồng gió thông minh giúp ứng dụng linh hoạt với nhiều kiểu không gian có diện tích khác nhau, từ phòng sinh hoạt chung, phòng khách cho tới các phòng đơn nhỏ,… đều đảm bảo luồng không khí vận chuyển 360 độ.
Nhờ đó, quạt trần không cánh được nhiều kiến trúc sư chuyên nghiệp tư vấn cho gia chủ kết hợp sử dụng cùng điều hòa, mang tới không khí mát mẻ. Ngoài ra, ưu điểm nổi bật khác của Benny Firenze là sử dụng motor một chiều DC giúp tiết kiệm điện lên tới 40% so với motor thông thường, song vẫn đảm bảo sức gió mạnh với lưu lượng 140 m3/ phút, đáp ứng 6 tốc độ gió khác nhau.
Có thể nói, sự dung hòa giữa yếu tố công năng và thẩm mỹ đã giúp Benny Firenze chinh phục nhiều gia chủ trẻ - những người tìm kiểm sự hài hòa trong kiến trúc nội thất hiện đại, song vẫn luôn có nhu cầu sử dụng quạt trần để làm thoáng mát.
Lệ Thanh
" alt=""/>Tô điểm không gian sống với quạt trần không cánh