您现在的位置是:Nhận định >>正文
Bất ngờ từ cuộc thi Olympic quốc tế của trò Việt
Nhận định13341人已围观
简介- 6 học sinh VN tham dự cuộc thi Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế vừa trở về đến sân bay Nội Bài...
- 6 học sinh VN tham dự cuộc thi Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế vừa trở về đến sân bay Nội Bài vào chiều 17/12 mang theo cả niềm vui và nỗi buồn.
Đoàn học sinh Hà Nội đại diện cho học sinh Việt Nam gồm 6 em tham dự kỳ thi Olympic các môn khoa học trẻ quốc tế năm (IJSO) 2014 tại Argentina đã đoạt 5 HC,ấtngờtừcuộcthiOlympicquốctếcủatròViệc2 cup gồm 2 HC vàng, 2 HC bạc và 1 HC đồng.
Thái Long Vũ tại lễ đón đoàn học sinh VN vừa trở về từ kỳ thi IJSO 2014. (Ảnh: Văn Chung)
Cả 5 em này đều là học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Trong đó: 2 HC Vàng thuộc về học sinh Mai Đặng Quân Anh (lớp 10 toán 1) và Đinh Anh Dũng (lớp 10 lý 1); 2 HC Bạc thuộc về học sinh Nguyễn Đức Quang (lớp 10 lý 1) và Nguyễn Bằng Thanh Lâm (lớp 10 hóa 1); HC Đồng thuộc về học sinh Nguyễn Minh Chính (lớp 10 Lý 1).
Đây là lần thứ 7 Việt Nam cử học sinh tham gia giải và là lần thứ 5 liên tiếp, Sở GD-ĐT Hà Nội được Bộ GD-ĐT ủy quyền, giao trách nhiệm tổ chức chọn lựa, thành lập đội đại diện cho Việt Nam tham dự.
Olympic khoa học trẻ quốc tế là một kì thi dành cho các học sinh lứa tuổi 15. Mục đích của cuộc thi nhằm khuyến khích học sinh trong việc đam mê tìm hiểu, khám phá và bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học tự nhiên từ khi còn nhỏ.
Các học sinh tham dự kì thi phải trải qua ba phần thi bao gồm: Bài thi tự luận, bài thi lý thuyết, bài thi thực hành. Mỗi bài thi đều chứa các câu hỏi thuộc về 3 lĩnh vực chính: vật lí, hóa học và sinh học. 2014 là năm thứ 11 kỳ thi được tổ chức với sự tham gia của 234 học sinh đến từ 41 nước.
Niềm vui, bất ngờ
Nói về thành tích của đoàn, Phó GĐ Sở GD-ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết: Đây là thành tích cao nhất của Việt Nam trong các lần tham dự cuộc thi quan trọng này.
Cuộc thi diễn ra từ ngày 3 - 10/12/2014 với sự tham dự của 234 học sinh đến từ 41 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kết quả có 7 nước có HC vàng và 5 nước có từ 2 HC vàng trở lên. Với kết quả này, VN đã đứng tốp 5 nước có thành tích tốt nhất tại cuộc thi.
Học sinh VN vui mừng trở về sau thành tích tốt tại IJSO 2014 (Ảnh: Văn Chung)
“Đáng nói là năm nay VN đã vượt qua nhiều đoàn vốn có truyền thống và thế mạnh. Trung Quốc với sự đầu tư công phu, giao cho trường đại học có danh tiếng bồi dưỡng nhưng học sinh chỉ giành 2 HC Bạc, 2 HC Đồng, Hàn Quốc mọi năm kết quả tốt nhưng năm nay không có HC Vàng, Đài Loan có năm giành 3-4 HC Vàng nhưng năm nay chỉ được 1 em. Argentina là chủ nhà và được chọn 12 học sinh nhưng chỉ giành được 3 HC Đồng” – ông Quang cho biết thêm.
Cũng theo ông Quang: “Tại kỳ IJSO lần này, mức điểm để giành HC Đồng năm nay cao hơn hẳn năm 2013. Muốn giành HC Đồng năm nay điểm phải cao hơn HC Đồng năm ngoái hơn 20 điểm, bảng điểm thấp nhất của đoàn học sinh chúng ta năm nay gần bằng thành tích giành HC Bạc năm 2013”.
Phó GĐ Quang cho biết: “Chúng tôi rất hồi hộp khi nhận giải, em đạt gần 78 điểm đã tiệm cận với HC Vàng năm ngoái nay chỉ ở mức HC Đồng. Cả đoàn đã nghĩ 2014 sẽ chỉ có HC Đồng, HC Bạc. Nhưng khi xướng tên hết học sinh giành HC Đồng và HC Bạc, VN vẫn còn lại 2 em. Đó là điều rất mừng”.
Chuyện người buồn nhất
Chưa tính tới mức độ khó dễ của đề nhưng nhìn vào bảng điểm của học sinh, ông Quang ví von cuộc chơi lần này cũng gần giống “đấu trường khắc nghiệt” với mức độ phân hóa điểm số và giải thưởng rõ rệt.
Thái Long Vũ, học sinh lớp 10 chuyên Lý Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) có lẽ là người buồn nhất trong buổi đón đoàn chiều 17/12 tại sân bay quốc tế Nội Bài.
5/6 người cùng đi với em được xướng tên, lên nhận bằng khen của Bộ GD-ĐT. Thành tích của Long Vũ so với năm 2013 đã cao hơn mức giành HC Đồng đến 20 điểm nhưng chưa đủ để em giành HC và được gọi lên.
Thứtrưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Mạnh Hùng trao bằng khen cho các học sinh VNgiành HC Đồng, HC Bạc và HC Vàng tại IJSO 2014. (Ảnh: Văn Chung)
Theo Long Vũ các bài thi năm nay không quá khó so với em. Tuy nhiên phần lý thuyết nhiều có phần dài và em chưa chuẩn bị thật kỹ nên kết quả chưa thực sự như mong đợi.
Buồn nhiều nhưng Long Vũ cho rằng mình đã may mắn hơn nhiều bạn khi có cơ hội được giao lưu, làm quen với bạn bè nhiều nước trên thế giới.
Không ít bạn Long Vũ gặp tại cuộc thi không giành huy chương mọi người vẫn rất vui. Sự đoàn kết và sẻ chia của mọi người là động lực để em cố gắng hơn nữa để vươn lên, vượt qua chính mình.
Mục đích cao hơn của kỳ thi, theo Phó GĐ Quang đây là cơ hội để thế giới và các nhà khoa học trao đổi với nhau về phương pháp sư phạm.
Các bài thi đòi hỏi các kỹ năng vào giải quyết các vấn đề gần gũi cuộc sống, tích hợp các bộ môn hay liên môn, rất gần với đổi mới căn bản toàn diện giáo dục của VN.
Ông Quang hi vọng lãnh đạo Bộ GD-ĐT có thể nhân rộng các bài giảng mà giáo viên Hà Nội đã miệt mài nghiên cứu, góp sức để dạy cho học sinh cả nước. Các đề thi được ra tại cuộc thi lần này cũng rất đáng học hỏi, tiếp thu.
Văn Chung
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Parma vs Juventus, 1h45 ngày 22/4
Nhận địnhPhạm Xuân Hải - 21/04/2025 05:25 Máy tính dự ...
阅读更多Việt Nam và Đông Á
Nhận địnhNếu như tiến trình đó của người châu Á diễn ra theo các phương hướng dân chủ thì một quốc gia như Việt Nam, mặc cho lãnh thổ tương đối hạn chế và dân cư tương đối nhỏ, hoàn toàn có thể cho thấy nó vẫn là một mắt xích quan trọng. Và nếu đúng như vậy thì Việt Nam sẽ góp một phần thiết thực trong tiến trình của toàn khu vực. VÀO THÁNG BA TRƯỚC, HỘI NGHỊ Liên Á tại New Delhi đưa ra thái độ rất rõ về sự cảm thông của nhân dân châu Á với Việt Nam trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đây không phải chỉ là một động thái suông. Chính phủ Ấn Độ đã quyết định hạn chế đường bay của Pháp qua lãnh thổ nước mình, đồng thời, những người công nhân khuân vác ở cảng đã từ chối cung cấp thực phẩm cho việc vận chuyển quân đội Pháp.
Sẽ có người đánh giá về “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc châu Á” trong những hành động như trên đây. Họ sẽ gợi lại sự tuyên truyền của người Nhật về một “đại Châu Á” mà thực tế là một châu Á đô hộ bởi chủ nghĩa đế quốc Nhật.
Những hiện thực địa lý, lịch sử và kinh tế nói trên hội tụ lại tạo cho Việt Nam một vị trí đặc biệt ấn tượng ở trung tâm của Đông Á. Hội nghị Liên Á hướng về một ý nghĩa hoàn toàn khác. Nó khởi động lại một khuynh hướng lâu dài vốn bắt đầu từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, chấn hưng châu Á bằng tư tưởng dân chủ của Tây Âu.
Những nhà lý luận Trung Quốc như Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi cùng với một nhóm các nhà khai quốc, trong đó nổi bật nhất là Tôn Dật Tiên – cha đẻ của Cộng hòa Trung Hoa – đã thực hiện chương trình truyền bá tích cực những tư tưởng của Cách mạng Pháp.
Đã mất độc lập, Việt Nam bị cuốn vào phong trào này. Những cây bút người Việt đọc Rousseau và Montesquieu qua các bản dịch Hán ngữ và tìm cách truyền bá những giá trị của văn hóa phương Tây đến người dân mình.
Sự đồng thuận trên phạm vi lớn mà họ tạo ra đã biến họ thành những đối tượng bị theo dõi; họ bị các nhà cầm quyền Pháp bắt bớ và đày ra Côn Đảo. Tại Trung Quốc, Tôn Dật Tiên nhậm chức năm 1912 nhưng Quốc Dân Đảng vẫn chưa đạt được cuộc cách mạng dân chủ.
Cuộc nội chiến với những nhà Cộng sản đã chuyển hóa Quốc Dân Đảng thành một Đảng của sự phản kháng và làm chậm bước tiến của cả hai mục tiêu: tiêu diệt chủ nghĩa phong kiến và xây dựng một chế độ dân chủ.
Và chính bởi thế, cái phong trào mà có nhiều khả năng sẽ hiện thực hóa được niềm mong ước của người châu Á về sự hòa nhập thực sự vào với quỹ đạo văn minh Tây Phương đã bị sa lầy. Giá như những nhà cách mạng dân chủ thành công ở Trung Quốc cũng như ở những nước nằm trong phạm vi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Việt Nam, sự hội nhập của Viễn Đông vào cộng đồng quốc tế có thể đã diễn ra một cách yên bình.
Việc phong trào bị cản trở dẫn Nhật Bản đến chiến dịch tái dựng châu Á và xu hướng áp dụng những phương pháp phát–xít. Sự hồi sinh của châu Á đi theo dạng thức của chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến.
Người Nhật đã dùng quá nhiều bạo lực để có thể bá chủ Viễn Đông. Trung Quốc kháng chiến hào hùng mười bốn năm và cuối cùng đi đến thắng lợi. Ấn Độ, dù khôn nguôi mong mỏi giải phóng khỏi đế quốc Anh, có tầm nhìn xa trông rộng khi cùng các quốc gia dân chủ nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế quốc phát–xít.
Tại Việt Nam, người Nhật – mặc cho cơ sở mà họ đạt được thông qua thỏa ước Pháp–Nhật năm 1940 – không thể thực hiện được bất kỳ một phong trào đáng kể nào trong “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á”. Tại Hội nghị Toàn Á tại Tokyo năm 1943, thậm chí không có đại diện Việt Nam.
Ngược lại, các mạng lưới kháng chiến – không chỉ kháng Nhật mà chống cả chính quyền Pháp ủng hộ Nhật – mọc lên ở nhiều trên lãnh thổ Việt Nam. Sự thoái vị của Bảo Đại và Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 là kết quả của một cuộc khởi nghĩa rộng khắp của một dân tộc chống lại bất kỳ một dạng đế quốc chủ nghĩa nào.
Vì thế, thật không bất ngờ khi Việt Nam được đón tiếp đặc biệt trọng thể tại Hội nghị Liên Á tại New Delhi. Sự thất bại của Nhật Bản đã làm thành công việc vạch trần chủ nghĩa phát–xít bằng việc chỉ ra rằng việc giải phóng châu Á chỉ có thể đạt được thông qua ý nguyện giành độc lập của con người chứ không phải chủ nghĩa đế quốc châu Á. Cách mạng Việt Nam, cùng với cách mạng Indonesia, chỉ ra những gì con người ta có thể đạt được một khi họ quyết tâm giành được tự do.
Thật khó để cường điệu thêm tầm quan trọng của Việt Nam trong thế giới Đông Á.
Lãnh thổ Việt Nam giữ một vị trí chiến lược; Trung Quốc, Malaya và Ấn Độ tạo thành một vòng bao rộng lớn; Sài Gòn – cảng lớn của Việt Nam – cách Batavia, Manila, Hồng Kông chừng 1.200 dặm, cách Ceylon ( nay là Siri Lanka) và Calcuta khoảng 1.500 dặm.
Từ thời cổ đại, lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã là giao điểm của người Viễn Đông. Thời tiền sử, vùng đất này đã được khai phá bởi những người có thể đã đến từ Indonesia. Vùng thượng do nhiều lớp cư dân đến từ phía Tây và phía Bắc khai phá và làm chủ.
Vào khoảng đầu Công nguyên vùng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ được người Việt khai phá. Họ bị đô hộ bởi người Hán nhưng cũng đồng thời học từ kẻ cai trị họ những nét văn hóa và các loại thể chế chính trị. Trung Bộ và Nam Trung Bộ là đất của người Chàm, những người tiếp thu văn minh Hindu qua các thương nhân và giáo sĩ Ấn – những người sống xen kẽ với cư dân Chàm.
Người Việt – dù sống dưới ách đô hộ của phương Bắc vẫn bảo tồn ngôn ngữ và gốc gác của họ – giành được độc lập vào thế kỷ X và liên tiếp thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược. Họ tiến xuống phía Nam và dần bình định người Chàm.
Trên một phương diện nào đó, quá trình Nam tiến này là sự thắng lợi của văn minh Trung Hoa đối với văn minh Ấn Độ, nhưng một số yếu tố văn hóa Chàm, đặc biệt là âm nhạc, thẩm thấu vào văn hóa Việt. Vào thế kỷ XVIII, người Việt định cư trên vùng đất Nam Bộ và đồng hóa những cư dân bản địa vốn gần với văn minh Hindu.
Bởi lẽ đó, lãnh thổ Việt Nam ngày nay, gồm cả Bắc – Trung – và Nam Bộ, là điểm giao thoa của hai nền văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam hiện nay có bản sắc văn hóa của riêng mình, dù cho văn hóa Trung Hoa in dấu đậm, những ảnh hưởng khác cũng lưu lại dấu ấn của mình. Các cảng Việt Nam đón thuyền buôn từ Nhật, Philipine, Java và Ấn Độ. Vào thế kỷ XVI, Hội An đã có những cộng đồng người Nhật sinh sống và ngày càng hòa nhập với cư dân bản địa.
Sự xâm lược của người Pháp và mối liên hệ giữa thuộc địa với mẫu quốc đã làm suy yếu – dù không hoàn toàn phá vỡ – những mối liên hệ của Việt Nam với những vùng môi trường tự nhiên truyền thống. Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu gạo, cá khô, quế và xuất sang Việt Nam chè, miến, dược liệu, vải vóc. Việt Nam xuất sang Nhật những sản phẩm công nghiệp thô như than đá, cao su và đồ sơn, đồng thời nhập khẩu từ Nhật các loại thành phẩm.
Việt Nam cũng đồng thời duy trì quan hệ thương mại, dù không quan trọng lắm, với Ấn Độ, Singapore, các vùng Đông Ấn thuộc Hà Lan, và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc chính quyền thuộc địa ưu tiên quan hệ thương mại với Pháp là điều không tránh khỏi. Việt Nam xuất khẩu gạo, chè, hạt tiêu, cao su, than hoa để nhập khẩu các loại thành phẩm.
Không thể không kể đến những dạng thức “nhập khẩu vô hình” [mà người Pháp thu lợi] chủ yếu là các khoản tích cóp mà đám quan lại và nhân viên người Pháp gửi về nước sau khi đã đến xứ sở thuộc địa để làm giàu, cũng như những khoản chia chác bởi các công ty thực dân cho các nhà đầu tư tại châu Âu.
Vào thời điểm khủng hoảng kinh tế năm 1929, kim ngạch giữa Việt Nam với khu vực Viễn Đông rất hài hòa trong khi với Pháp lại mất cân đối. Trước Thế chiến lần thứ nhất, xuất khẩu của Việt Nam sang Viễn Đông vượt 49% so với nhập khẩu từ khu vực đó. Sau năm 1920 con số này là 139%.
Ngược lại, Pháp bán sang Việt Nam nhiều hơn là mua từ xứ này – những đa dạng về thống kê qua việc bù cân đối với những thể hiện trong quan hệ thương mại với vùng Viễn Đông. Kết quả này thu được thông qua hệ thống thuế đặc biệt mà Viễn Đông phải thể hiện sự thâm hụt trong cân bằng thương mại của thuộc địa với chính quốc.
Những tác giả người Pháp của hệ thống này đã giải thích rằng vấn đề trên là sản phẩm của cấu trúc kinh tế của Việt Nam. Quả thực là nó dường như có lợi nếu những loại hàng hóa xuất khẩu trên quy mô lớn nên được bán ở những quốc gia lân cận trong khi các thành phẩm – vốn chiếm tỉ trọng lớn trong số hàng xuất khẩu – có thể đến từ những xứ sở xa xôi bởi chúng có giá trị cao trong khi khối lượng lại tương đối nhỏ nên chi phí vận chuyển thấp.
Sau năm 1929, các quốc gia Viễn Đông – do bị lún sâu vào trong cuộc khủng hoảng của thế giới – sử dụng những biện pháp bảo hộ, theo đó Pháp buộc phải tiếp nhận một phần lớn của các sản phẩm xuất khẩu Việt Nam. Gạo Nam Kỳ – nay không còn thị trường tiêu thụ tốt tại Trung Quốc – được chuyển về Marseilles. Khoảng cách giữa xuất khẩu và nhập khẩu từ nước Pháp suy giảm. Tỷ lệ này phần nào giảm do tỉ giá hối đoái ở vùng Viễn Đông – vốn có lợi cho Việt Nam.
Không lâu sau đó hệ thống “kinh tế đế quốc” bộc lộ những khó khăn nghiêm trọng. Gạo nhập khẩu từ Việt Nam cạnh tranh với mì và các loại ngũ cốc sản xuất tại các mẫu quốc, tạo nên làn sóng phản đối mạnh mẽ của nông dân Pháp. Những nỗ lực nhằm hội nhập nền kinh tế Việt Nam đe dọa làm nền kinh tế Pháp mất cân bằng.
Ngoài ra, khó có thể đưa ra lý do chính đáng để có thể áp thuế vận chuyển đường biển quá cao đối với loại sản phẩm như gạo, hoặc cấm hoàn toàn việc người Việt tiêu thụ các hàng hóa thành phẩm có giá thấp khi mà các hàng hóa này có thể kiếm được từ Viễn Đông.
Bởi lẽ đó, những sản phẩm trên phải được chấp nhận nhằm tống tháo những sản phẩm có thể xuất khẩu của Việt Nam – những thứ nước Pháp không thể tiêu thụ. Rõ ràng là, với vị trí nằm kẹp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, nằm trên sườn Thái Bình Dương và quay mặt ra thế giới đại dương, nền kinh tế Việt Nam thuộc về hệ thống các mối quan hệ kinh tế tự nhiên không thể bị phân tách.
Những hiện thực địa lý, lịch sử và kinh tế nói trên hội tụ lại tạo cho Việt Nam một vị trí đặc biệt ấn tượng ở trung tâm của Đông Á. Mặc dù vậy, điểm này không được nhìn nhận một cách xác đáng cho đến thời gian gần đây.
Dưới hệ thống thuộc địa, một nước như Việt Nam không có vị thế quốc tế. Chỉ có các phong trào cách mạng qua các thời điểm khác nhau gợi lại những mối sự ràng buộc giữa Việt Nam với phần còn lại của thế giới, mà cụ thể hơn là với thế giới châu Á. [Sự gợi lại này] đã đề cập đến môn đệ người Việt – những người thấm nhuần tư tưởng dân chủ Trung Quốc đầu thế kỷ XX.
Nhiều người trong số này đã bị chính quyền Pháp trục xuất năm 1908. Tuy nhiên, trước khi áp dụng những biện pháp đàn áp, các nhà cầm quyền Pháp đã thu hút về Việt Nam những nhà cách mạng tiêu biểu như Tôn Dật Tiên.
Viên Toàn quyền Paul Doumer lúc đó nghĩ rằng ông ta có thể sử dụng họ để thò một tay của mình vào nam Trung Quốc bởi Bắc Kỳ nằm ở một vị trí tiền tiêu để có thể thâm nhập vào Vân Nam, Quảng Tây và Quảng Đông. Tuy nhiên, cái kỷ nguyên mà người ta dự định chia cắt Trung Quốc giữa các cường quốc với nhau đã qua rồi; và người Hoa ở Bắc Kỳ chủ yếu hoạt động ở khía cạnh khác; nó tạo điều kiện để họ liên hệ mật thiết hơn với các cộng đồng người Việt.
Những nhà cách mạng Việt Nam tham dự vào cách mạng Trung Quốc năm 1912–1913. Sau Thế chiến lần thứ nhất, Trung Quốc trở thành điểm trú chân của các nhà dân tộc Việt Nam và các nhóm Cộng sản đảng – những người tiếp tục theo đuổi cuộc chiến chống lại sự cai trị của Pháp.
Chính trong cuộc chiến đó mà sự quan trọng chiến lược, kế tiếp là tầm quan trọng chính trị, của Việt Nam lần đầu tiên thể hiện rõ rệt. Các chuyên gia quân sự cho rằng cuộc tiến công tập kích vào Mã Lai và cuộc tiến chiếm Singapore không thể xảy ra nếu như không có việc quân Nhật rút khỏi Sài Gòn – cứ điểm hoạt động qua bản thỏa thuận Nhật–Pháp năm 1940.
Ngoài ra, những cảng tự nhiên của dọc bờ biển Việt Nam cũng cần được lưu ý, nhất là cảng Cam Ranh – nơi hạm đội Rodjetsvinsky của Nga neo đỗ trước ngày diễn ra trận Tsushima năm 1905, đồng thời là vịnh Hạ Long, gần khu mỏ than Hòn Gai, được che chắn gió và các dòng đới lưu và có thể hình thành một cảng neo đậu lớn nhờ độ sâu tự nhiên lên tới ba mươi bộ.
Vị thế thuận lợi của Việt Nam phục vụ như một đầu cầu cho chính sách quân phiệt của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Tuy nhiên, nó cũng có thể phục vụ những mục đích hòa bình và xây dựng. Bởi lẽ đó, sự phát triển của các mối quan hệ liên thông làm cho chúng ta có thể nhìn nhận Ấn Độ như một phần hữu cơ của một khu vực bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và toàn vùng Malaya.
Nằm ở trung tâm, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành những giao lộ của các tuyến liên lạc. Với sự thất bại của chủ nghĩa đế quốc Nhật, tiến trình của châu Á chắc chắn sẽ theo hướng dân chủ. Việt Nam vì thế sẽ không là gì hơn một con tốt – cho dù chắc chắn đó là một con tốt tối quan trọng – nếu như lại diễn ra việc sử dụng vũ trang.
Tuy nhiên, nếu như tiến trình đó của người châu Á diễn ra theo các phương hướng dân chủ, nếu như sự đoàn kết tự nhiên – không phải được hình thành trên cơ sở những lý thuyết dân tộc xuẩn ngốc bởi chúng thường từ những nguồn rất khác nhau nhưng trong một hoàn cảnh kinh tế thông thường – không cho phép những cản trở đối với nền độc lập của bất kỳ ai trong số đó, thì một quốc gia như Việt Nam, mặc cho lãnh thổ tương đối hạn chế và dân cư tương đối nhỏ, hoàn toàn có thể cho thấy nó vẫn là một mắt xích quan trọng. Và nếu đúng như vậy thì Việt Nam sẽ góp một phần thiết thực trong tiến trình của toàn khu vực.
GS Trần Đức Thảo
--
Bài viết được trích từ sách Triết gia Trần Đức Thảo: Di cảo, Khảo luận, Kỷ niệm, 593-600, Nxb Đại học Huế, 2016. Bài viết được Hoàng Anh Tuấn dịch từ nguyên bản tiếng Anh “Vietnam and East Asia”, in trong The Far Eastern Review, Vol. 6, No. 4, French Indochina (Aug., 1947), tr. 409 - 413)
">...
阅读更多Đề thi môn Lịch sử tốt nghiệp THPT năm 2024 chính thức
Nhận địnhĐáp án tham khảo môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - 24 mã đề
VietNamNet giới thiệu đáp án tham khảo môn Lịch sử thi tốt nghiệp THPT năm 2024 - Tất cả 24 mã đề.">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Parma vs Juventus, 1h45 ngày 22/4: Tất cả vì Champions League
- A&B Central Square được HD Bank cấp chứng thư bảo lãnh
- Khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm bị băm nát như thế nào?
- Người đàn ông đi cấp cứu đột quỵ nhưng phát hiện ung thư giai đoạn cuối
- Kèo vàng bóng đá Barcelona vs Mallorca, 02h30 ngày 23/4: Khó tin Barca
- 157 tác phẩm lọt vào Chung khảo Giải Báo chí Quốc gia
最新文章
-
Nhận định, soi kèo HJK Helsinki vs Gnistan, 23h00 ngày 22/4: Bừng tỉnh
-
- Sáng ngày 14.3, thầy và trò Trường THPT Nhân Việt, TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.
Đây là hoạt động thường niên của trường để tưởng niệm 64 chiến sĩ đã hi sinh trên đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.
Tại buổi tưởng niệm, nhiều câu chuyện, tư liệu về sự kiện Gạc Ma được thầy cô sưu tầm kể cho học sinh nghe, giúp các em hiểu hơn về sự kiện này.
Theo thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng nhà trường, "mỗi năm, thầy và trò chúng ta ngồi đây ôn lại trận chiến Gạc Ma - giữa 64 chiến sĩ Việt Nam với quân Trung Quốc, để hiểu mỗi tấc đất trên lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc phải đổi bằng xương máu cha anh. Hiểu như vậy để chúng ta sống sao cho xứng đáng với sự hy sinh đó".
Thầy Bùi Gia Hiếu cũng kể cho học sinh nghe về người con gái duy nhất của liệt sĩ Trần Văn Phương - một trong 64 liệt sĩ hi sinh ở Gạc Ma.
"Khi anh Phương hy sinh ngoài đảo Gạc Ma, anh không biết trong chuyến về phép cuối cùng đã để lại một giọt máu ở đất liền. Người con đó chính là trung úy Trần Thị Thủy, đang công tác tại Lữ đoàn 146, Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân.
Hồi bé, chị Thủy không hiểu chuyện gì xảy ra với cha mình. Thấy bạn bè có ba, Thủy gặng hỏi mẹ thì chỉ nhận được câu trả lời: "Ba con đang đi công tác, chưa về".
Mãi đến khi học cấp một, cùng bà và mẹ ra nghĩa trang liệt sĩ thắp hương, chị mới biết cha đã hy sinh ở đảo Gạc Ma".
"Tốt nghiệp đại học, chị Thủy được phân công về huyện Trường Sa công tác. Khi tàu tới vùng biển Gạc Ma - Cô Lin - Len Đao, chị đã bật khóc nức nở rồi gọi về cho mẹ nói rằng đã nhìn thấy ba rồi" - thầy Hiếu kể tiếp.
Nữ sinh lớp 12 Lê Ngọc Nho cho biết sau buổi học em đã tìm hiểu lại về trận chiến cách đây 30 năm.
"Khi em chưa có mặt trên đời, những người chiến sĩ ấy cầm súng đứng lên, đổi xương máu giữ hòa bình, bảo vệ non sông. Ngày em chào đời, thì ngoài khơi xa, nhiều người vẫn đang nằm lại giữa lòng biển lạnh.
Nơi đất liền, nhiều gia đình liệt sĩ những năm qua cuộc sống muôn vàng khó khăn. Đến bây giờ, có không ít người, trong đó có thể là một trong số chúng ta, không biết đến các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền trên đất liền và biển đảo Việt Nam" - Nho nói.
Nữ sinh này cho rằng nhắc đến chiến tranh không phải để gây thêm hận thù, mà từ đó rút ra bài học, để giữ gìn mối quan hệ hòa bình, hữu nghị. "Để biết yêu quê hương đất nước được gầy dựng bởi sự hi sinh của người đi trước. Để biết trân trọng hòa bình của ngày hôm nay là chiến tranh gian khổ trong bom lửa khói đạn của ngày hôm qua".
"Chúng ta phải làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà mình nhận được. Thời bình, không cầm súng đánh giặc, không có nghĩa là ta không bảo vệ đất nước. Cha, anh đã gầy dựng, chúng ta phải giữ gìn và phát triển. Hãy để lòng yêu nước và sự biết ơn là quyền ta được hưởng, chứ không phải là nghĩa vụ bị ép. Đừng để sự hi sinh của những người đã ra đi để lại hòa bình trở nên vô nghia"- nữ sinh nhắn nhủ.
Nhiều tiết mục văn nghệ được thầy trò Trường THPT Nhân Việt dàn dựng, biểu diễn để tượng niệm các Liệt sĩ Gạc Ma.
Tuệ Minh
Vì sao sau 30 năm mới đưa sự kiện Gạc Ma vào sách giáo khoa?
GS Phạm Hồng Tung, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQG Hà Nội), Chủ biên chương trình môn Lịch sử mới cho biết như vậy về sự kiện Gạc Ma.
" alt="Thầy trò Sài Gòn tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma">Thầy trò Sài Gòn tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
-
Hôm 8/5, loạt ảnh về bộ sưu tập thời trang của người mẫu, nhà thiết kế Tường Danh lan truyền trên mạng xã hội. Được biết đây là show diễn New traditional (tạm dịch: Truyền thống mới) tổ chức tối 6/5 tại TP Thủ Đức.
Trong loạt ảnh chia sẻ trên mạng, khán giả sốc khi chứng kiến người mẫu diện những thiết kế táo bạo. Gây tranh cãi nhất là hình ảnh người mẫu đội nón quai thao, mặc áo yếm cách điệu, để lộ gần hết phần lưng cùng vòng 3. Nhiều thiết kế khác lấy cảm hứng từ áo dài, áo yếm truyền thống nhưng cũng có phom dáng cắt xẻ táo bạo.
Thiết kế áo yếm cách tân "che phần trước, hở phần sau" gây tranh cãi (Ảnh: Chụp màn hình).
Một số ý kiến khen ngợi sự sáng tạo, táo bạo của Tường Danh nhưng phần lớn cho rằng cho rằng đây là những trang phục phản cảm, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Khán giả Trần Thủy bình luận trên Facebook: "Đối với áo yếm, dù nó có là đồ lót nhưng vẫn là biểu tượng của phụ nữ, là biểu tượng cho sự mềm mại và thướt tha, duyên dáng chứ không phải lố lăng để mà phối với quần lọt khe, giày cao gót như vũ nữ thoát y như vậy". Tài khoản Gia Nghiêm đưa ra ý kiến: "Cách tân mà không hợp thuần phong mỹ tục thế kia thì làm ơn đừng gắn mác lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống Việt Nam".
Ngoài ra, dân mạng còn nhận xét chất liệu vải, đường may của các thiết kế cũng thể hiện sự cẩu thả, kém kỹ thuật của thợ may. "Bộ sưu tập này thiếu chỉn chu từ việc khai thác ý tưởng cho đến quá trình thực hiện. Ở góc độ thẩm mỹ thì không hề đẹp, chưa cần bàn đến chuyện có phản cảm hay không", cư dân mạng tên Vũ Anh bình luận.
"Đừng nhân danh nghệ thuật để sáng tạo tùy tiện"
Bên cạnh phản ứng của cư dân mạng, giới chuyên môn cũng đưa ra nhiều nhận xét phản đối về bộ sưu tập của Tường Danh.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nhà thiết kế Sĩ Hoàng, nhà sáng lập Bảo tàng Áo dài - đưa ra quan điểm: "Mỗi người đều có quyền sáng tạo, nhưng đừng nhân danh lấy cảm hứng từ văn hóa dân tộc để sáng tạo tùy tiện. Tôi không muốn nhận xét đồng nghiệp và thế hệ trẻ nhưng tôi cho rằng đã công bố một sản phẩm thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm đó trước công chúng".
"Sau nhiều năm nghiên cứu về văn hóa truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, tôi cho rằng đây là công việc cần sự tìm hiểu, khai thác kỹ lưỡng. Có thể lấy ý tưởng và kế thừa nét đẹp các di sản văn hóa dân tộc nhưng phải hết sức cẩn trọng. Sự sáng tạo dù táo bạo, mới mẻ đến đâu cũng cần có thời gian để cân chỉnh sao cho phù hợp với văn hóa, phong cách sống, bối cảnh xã hội", ông Sĩ Hoàng cho hay.
Các người mẫu trình diễn bộ sưu tập của nhà thiết kế Tường Danh (Ảnh: Chụp màn hình).
Nhà thiết kế cũng nhắc đến ý tưởng sáng tạo áo yếm cách tân và đưa ra quan điểm: "Áo yếm vốn là áo lót của phụ nữ xưa. Bối cảnh sử dụng hầu hết là ở nhà, nơi riêng tư như chốn phòng the. Người xưa coi yếm là cái gì đó còn mang tính thiêng liêng, khi giặt, phơi cũng phải kín đáo tránh lộ liễu. Không ai mặc hớ hênh ra đường cả. Theo cá nhân tôi, hình ảnh áo yếm cách điệu mặc cùng quần lót như trong show diễn là không chấp nhận được".
Ông Sĩ Hoàng nói thêm: "Người mẫu đảm nhận trang phục đó cũng cần nhìn lại. Họ nên từ chối khi nhà thiết kế đưa ra lời mời. Tôi cũng đặt câu hỏi rằng chương trình đó được tổ chức như thế nào, đã được Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM kiểm duyệt hay chưa?".
Trên mạng xã hội, nhà thiết kế Hà Nhật Tiến cũng đưa ra ý kiến xoay quanh cuộc tranh cãi về bộ sưu tập này. Anh nói: "Không phủ nhận sự sáng tạo vô biên của thế hệ trẻ. Tôi nể phục điều đó. Nhưng đem hình ảnh gán ghép cho sự làm mới gây sốc liên quan đến văn hóa thì không thể chấp nhận được. Sáng tạo thì vô biên nhưng cốt lõi vẫn phải có giá trị".
Họa sĩ, nhà nghiên cứu áo dài Nguyễn Đức Bình bình luận trên trang cá nhân: "Đây không phải là đứt gãy mà là tha hóa".
Ê-kíp thất bại khi truyền tải thông điệp?
Sau khi nổ ra tranh cãi, Tường Danh - nhà thiết kế kiêm giám đốc nghệ thuật của bộ sưu tập - đã lên tiếng trên một trang mạng xã hội, giải thích về sản phẩm của mình: "Nếu là áo yếm truyền thống thì chắc chắn nó sẽ là câu chuyện khác. Ở đây nó là một chiếc đầm được lấy cảm hứng từ áo yếm nhưng thành phẩm cuối cùng nó đã được thay đổi hoàn toàn so với chiếc áo yếm truyền thống".
Nhà thiết kế trẻ nói chiếc đầm có phom dáng giống áo yếm này chỉ là một phần nhỏ của bộ sưu tập và mong mọi người nhìn tổng thể bức tranh thay vì tập trung vào chi tiết cụ thể.
Liên quan đến sự việc, người mẫu Naomi Roestel Huỳnh - người trình diễn thiết kế áo yếm cách tân trong show của Tường Danh - cũng lên tiếng. Cô khẳng định hình ảnh mình mang đến không hề phản cảm hay tục tĩu: "Tôi muốn phái nữ nắm quyền sở hữu cơ thể họ. Cơ thể chúng tôi không tục tĩu mà là nghệ thuật. Đừng phán xét, tình dục hóa nó".
Người mẫu, nhà thiết kế Tường Danh (Ảnh: Facebook nhân vật).
Mặc dù vậy, dân mạng vẫn đưa ra những phản bác. Khán giả cho rằng vấn đề không phải phụ nữ mặc áo yếm cách điệu như thế nào mà vì ê-kíp đã "thất bại trong việc khai thác ý tưởng, truyền tải thông điệp".
"Một người phụ nữ mặc chiếc áo yếm nằm cạnh dòng suối, nằm trên tấm sập gỗ trong các tác phẩm nghệ thuật hiện lên mềm mại và tự nhiên, chứ không phải dưới ánh đèn chớp nhoáng kèm các biểu cảm cợt nhả. Cái sai ở đây là ê-kíp không nghiên cứu kỹ nội dung, thất bại trong việc truyền tải thông điệp", tài khoản K.A nói.
Bạn Nguyễn Nhi đưa ra lời khuyên: "Theo mình, nhà thiết kế nên giữ lại chút gì đó kín kẽ và tôn vinh cốt cách phụ nữ Việt trên các chất liệu truyền thống. Tôn trọng lịch sử và văn học cũng là cách để sáng tạo mà không đi quá xa thuần phong mỹ tục".
Phóng viên Dân tríđã liên hệ với Tường Danh và người mẫu Naomi Roestel Huỳnh nhưng chưa nhận được phản hồi.
Người mẫu Tường Danh đến từ Lâm Đồng, từng vào top 14 Miss International Queen Vietnam (Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam) năm 2020. Gần đây, Tường Danh lấn sân thiết kế, sáng lập thương hiệu thời trang riêng.
" alt="Người mẫu đội nón quai thao, mặc yếm cách tân lộ vòng 3 gây tranh cãi">Người mẫu đội nón quai thao, mặc yếm cách tân lộ vòng 3 gây tranh cãi
-
- Đã có du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản rơi vào cảnh "dở khóc dở cười" khi bị bỏ rơi nơi xứ người. Một số trung tâm gắn mác "tư vấn du học", vì mục tiêu lợi nhuận đã không quản các chiêu thức tìm mọi cách tuyển sinh.>> Du học sinh Úc đang bị bóc lột sức lao động" alt="Cuộc ngã giá cho 'giấc mộng' du học Nhật Bản"> Cuộc ngã giá cho 'giấc mộng' du học Nhật Bản
-
Nhận định, soi kèo CSKA 1948 Sofia vs Hebar Pazardzhik, 23h00 ngày 21/4: Dìm khách xuống đáy
-
- Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM), giải thích rằng thu phí khi sinh viên khi nhận bằng tốt nghiệp là do thay đổi số tiếu do bổ sung môn học mới hoặc thay đổi môn học mới sau khi kết thúc việc thu học phí.
Ban truyền thông Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM vừa lên tiếng giải thích trên trang cộng đồng của trường về việc sinh viên phản ánh phải nộp thêm kinh phí khi nhận bằng tốt nghiệp.
Sinh viên thắc mắc về nộp phí khi nhận bằng tốt nghiệp (Ảnh:Confessions Nhân văn) Giải thích cho biết, trường thu học phí bổ sung xảy ra đối với hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất do thay đổi số tiết do bổ sung môn học mới hoặc thay đổi môn học mới sau khi kết thúc việc thu học phí. Vì vậy, trường đưa ra hướng giải quyết đối với trường hợp bổ sung môn học là cử nhân cần thanh toán học phí bổ sung. Nếu điều chỉnh số tiết của môn học (do khoa, bộ môn đề nghị) thì sinh viên không phải thanh toán học phí bổ sung. Cụ thể nếu sinh viên nộp học phí là 30 tiết nhưng sau đó khoa bổ sung thêm 15 tiết cho cùng môn học thì không cần thanh toán học phí bổ sung.
Trường hợp thứ hai có thể những sinh viên này nợ học phí học kỳ hè nên phải thanh toán trước khi nhận bằng tốt nghiệp.
Những ngày qua, nhiều tân cử nhân của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) bức xúc trên Confessions (trang tự thú của sinh viên) việc phải đóng các khoản học phí chênh lệch phải để nhận bằng tốt nghiệp.
Theo phản ánh, để nhận bằng tốt nghiệp sinh viên phải đóng phí phát sinh, có sinh viên đóng 300.000 đồng, có sinh viên phải đóng tới 700.000 đồng .
Họ cho rằng nếu trong thời gian học đóng thiếu phí hoặc học phí nhà trường đã cảnh báo và nhắc nhở, nhưng họ không nhận được sự nhắc nhở nào nên rất bất ngờ khi tới trường nhận bằng tốt nghiệp thì phải đóng thêm phí.
Tuệ Minh
Người mẹ nhận bằng tốt nghiệp thay con gái đã mất
Con gái qua đời vì bệnh ung thư vài tháng trước khi tốt nghiệp đại học, mẹ đã lên nhận bằng danh dự trong lễ tốt nghiệp của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.
" alt="Trường Nhân văn giải thích việc thu phí sinh viên nhận bằng tốt nghiệp">Trường Nhân văn giải thích việc thu phí sinh viên nhận bằng tốt nghiệp