- Trước quy định cấmhọc sinh tô son môi đến lớp của Trường THPT Lô-mô-nô-xốp,ữsinhtôsonhiệutrưởnggặpkhótrực tiếp giải bóng đá ngoại hạng anh lãnh đạo mộtsố trường THPT ở Hà Nội cho biết họ cũng gặp nhiều khó trước chuyệntrang phục, trang điểmcủa học sinh.
Việc đăng ký YouTube Premium tại các quốc gia khác tương đối khó khăn. Ảnh: TechSign.in.
Điều này đồng nghĩa người dùng buộc phải mở thẻ quốc tế nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Thậm chí, một vài quốc gia hoặc ngân hàng không hỗ trợ sử dụng thẻ ngoại.
Trên các hội nhóm về YouTube Premium, nhiều người dùng cũng đang phản ánh tình trạng không thể thanh toán dịch vụ bằng thẻ quốc tế tại Ấn Độ.
Sau khi đăng ký thành công, người dùng không cần duy trì VPN để đổi IP sang quốc gia khác trong quá trình sử dụng. Mức cước hàng tháng sẽ được tự động trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng đã đăng ký.
Để có thể trải nghiệm YouTube Premium mà không cần dùng VPN, một số người lựa chọn việc mua các gói thuê bao có sẵn qua các bên thứ 3 hoặc sử dụng Y.V. Theo anh Thành, những cách làm trên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt là việc mua tài khoản qua các cá nhân hoặc tổ chức không uy tín.
“Thủ thuật của bên bán là thêm tài khoản của người mua vào một gói Premium dành cho gia đình mà họ đã đăng ký từ trước. Nguy cơ mà người dùng có thể đối diện là bị khóa tài khoản hoặc mất trắng tiền”, anh Thành cho biết.
Tiềm năng tại Việt Nam
“Nếu Youtube Premium có hỗ trợ tại Việt Nam, mức giá có thể ngang với Spotify hay Netflix 4K. Dự kiến đối tượng người dùng chủ yếu là thế hệ Z hoặc thế hệ Alpha. Đây là tệp khách hàng này chịu chi, chịu tìm hiểu, có ví điện tử và tài khoản ngân hàng riêng để dễ dàng thanh toán”, anh Thành chia sẻ.
Anh Thành cho biết thị trường đã có nhiều đơn vị phát triển dịch vụ trả phí thành công tại Việt Nam như Spotify và Netflix. Vì vậy, trong tương lai, YouTube có thể phân cấp rõ tài khoản phổ thông và Premium bằng những tính năng đặc biệt. Ngoài ra, hãng có thể sản xuất và phát hành những bộ phim dài tập dành riêng cho các gói thuê bao.
YouTube Premium được kỳ vọng sẽ sớm có mặt tại Việt Nam. Ảnh: Android Authority.
Trước việc YouTube có thể thu phí cho những video có độ phân giải 4K, anh Đặng Nam Hải Triều đến từ kênh công nghệ AnhEm TV cho rằng người dùng không cần quá lo lắng về điều này. “Việc quan trọng nhất khi xem YouTube vẫn là nội dung. Video 4K nhưng nội dung không hấp dẫn thì cũng không mang lại giá trị gì cho người xem”, anh Triều khẳng định.
Theo anh Triều, loại bỏ quảng cáo chính là tính năng đáng giá nhất trên YouTube Premium khi nó trực tiếp ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Đây có thể là lí do chính khiến nhiều người sẽ phải xuống tiền để đăng ký dịch vụ khi gói Premium “cập bến” Việt Nam.
YouTube sẽ tăng giá gói cước Premium kể từ ngày 21/11, đặc biệt là đối với tài khoản gia đình. Các thị trường Mỹ, Nhật và Canada ghi nhận mức tăng khoảng 28%. Riêng với Argentina, giá cước đã tăng lên tới 290%.
Nhận định về việc tăng phí dịch vụ của YouTube, anh Thành cho rằng đây là hướng đi đúng đắn. “Doanh thu của nền tảng đang khá thấp so với độ bao phủ. Nếu công ty chỉ đơn thuần bán quảng cáo thì hiệu quả lợi nhuận sẽ không cao”, đại diện bên phía ReLab nhận định.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý III của YouTube, doanh thu quảng cáo trên nền tảng này đã giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 7,07 tỷ USD, thấp hơn mức dự kiến 7,42 tỷ USD của các nhà phân tích.
(Theo Zing)
" alt="YouTube Premium có gì mà người Việt phải 'sang' tận Ấn Độ đăng ký?"/>