Nhận định, soi kèo Djurgardens IF vs GAIS, 19h00 ngày 21/4: Không dễ dàng


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Adelaide United, 16h00 ngày 22/4: Tưng bừng bàn thắng -
Tour thám hiểm hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng 4 ngày 3 đêm có thể được so sánh với một chuyến nghỉ dưỡng 10 ngày tại châu Âu khi tính tới chi phí 3.000 USD (69,8 triệu đồng)/người. Nhiều ý kiến cho rằng giá trị tour Sơn Đoòng quá đắt so với thực tế, chỉ dành cho người có tiền. Thực tế, chi phí này bao gồm những gì? "> Vì sao tour Sơn Đoòng có giá tới gần 70 triệu đồng?
-
Nỗi buồn của ông chủ vườn hoa Sài GònHồ sen rộng hàng ngàn m2 của vợ chồng ông Sáng.
Người đàn ông sinh năm 1955 kể, trước đây, vợ chồng ông làm kinh tế bằng cách trồng sen lấy ngó bán. Việc trồng cây phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nguồn nước nên thu nhập không đáng là bao.
Năm 2011, ông Sáng được chính quyền địa phương cử đi Đồng Tháp thăm quan, học hỏi mô hình trồng sen phát triển du lịch. “Khách ở các nơi đến đây mua vé vào cổng để chụp hình với sen rất đông. Nhìn họ rất say sưa và thoải mái”, ông Sáng nhớ lại.
Trở về từ chuyến đi, ông Sáng tự đặt câu hỏi, tại sao mình cũng là dân trồng sen mà không làm gì đó để người dân Sài Gòn có nơi vui chơi, thư giãn, có phong cảnh quay phim, chụp hình. Được vợ đồng ý, ông quyết định nhổ bỏ số sen trồng để lấy ngó trong ao, cải tạo lại đất, mua giống sen cho hoa về trồng. Ông cũng tận dụng thân cây, ván gỗ bỏ đi, lá dừa nước để làm cầu, các căn nhà chòi, đường đi… trang trí cho hồ sen.
Khách đến thuê trang phục, mua hoa rồi chèo thuyền ra hồ sen chụp hình. Ông Sáng cho biết, ban đầu, ông chỉ trồng cầm chừng để vừa học kinh nghiệm vừa tránh rủi ro. “Nguồn nước, đất, khí hậu ở Sài Gòn không như ở Đồng Tháp, nếu trồng đại trà ngay sẽ khó thành công. Một phần, tôi cũng không có vốn nên cứ lấy ít nuôi dài cho chắc ăn”, người đàn ông quê gốc Sài Gòn chia sẻ.
Một năm sau, hồ sen của ông Sáng được nhiều bạn trẻ, các đoàn làm phim, thợ ảnh biết đến. Ông Sáng mua thêm cá rô phi, cá lóc, cá trê… về thả xuống hồ sen để khách vừa chụp hình vừa câu cá thư giãn. Vợ ông cũng nuôi gà, học làm các món ăn phục vụ khách.
Công việc thuận lợi, ông Sáng mở rộng diện tích hồ sen, từ 1 ha lên hơn gần 3 ha. Ông cho biết, trước nhà ông có khu đất rộng đã có chủ nhưng họ bỏ không nhiều năm, cây cối, cỏ mọc um tùm. Không biết chủ đất là ai, ông lên phường xin phép cho khai hoang đất mở rộng diện tích trồng hoa. Ông cam kết chỉ mượn tạm đất, khi chủ đòi sẽ trả lại.
Ông Sáng chèo thuyền cho khách. Ý tưởng của ông được UBND phường Trường Thạnh chấp nhận. Năm 2014, ông phát cây, đào ao, cày đất, cho nước từ sông vào, mua phân, hạt giống… trồng thêm sen, hoa hướng dương, túy điệp, sao nhái…
Ông Sáng cho biết, trồng hoa giữa Sài Gòn không dễ. Hồi tháng 1 vừa qua, Sài Gòn bước vào mùa nắng nóng, đất bị nhiễm phèn, nguồn nước mặn xâm lấn làm toàn bộ hoa sen trong ao của ông Sáng úng nước, héo úa.
Để có vườn hoa hướng dương đẹp, ông Sáng phải chăm sóc rất tỉ mỉ, nhưng nhiều khách đến đã không có ý thức bảo vệ. “Từ khi gieo hạt đến khi sen ra bông phải mất 3,5 tháng, nhìn cây chết từ từ, tôi rầu lắm. Nhưng biết làm sao, làm công việc này thì phải chịu rủi ro”, ông Sáng tự động viên mình. Ông dọn sạch cây chết, rửa sạch ao, cày và phơi đất, rải phân, thay nước chờ đến mùa mưa mới trồng tiếp.
May mắn cũng mỉm cười với vợ chồng ông khi tình hình dịch bệnh vừa lắng xuống thì những cây hoa được trồng mới cũng bắt đầu trổ bông. Ông Sáng cho biết, mỗi ngày, vợ chồng ông đón từ 100-150 khách đến tham quan, chụp hình. Các ngày cuối tuần, ngày lễ lượng khách từ 400-600 người đến. Vé vào cổng là 40 ngàn đồng/khách. Vì vậy, trung bình mỗi năm trừ hết các khoản phí, vợ chồng ông thu về gần 300 triệu đồng.
Ông Sáng cho biết, nhiều khách ông vừa nhắc xong thì họ bẻ hoa, dù đang đứng trước mặt ông. Khách đến chụp hình với hoa, ông Sáng rất vui vì mình có thu nhập, được trò chuyện, tiếp xúc với nhiều người. Tuy nhiên, nhiều người tự ý hái hoa, làm hư hoa, xả rác… làm ông thấy buồn và tiếc.
Người đàn ông quê gốc Sài Gòn kể, có lần, vợ chồng ông đón 900 khách đến thăm quan. Dù ông đã để biển cấm hái hoa, làm hư hoa, nhưng khi khách về, vườn hoa của ông rũ rượi, nhiều bông hoa bị bẻ, cuống hoa rơi khắp vườn. Khách về, ông phải dọn dẹp vườn, chăm sóc, nâng niu từng cây hoa.
"Tôi trồng hoa vừa làm kinh tế, vừa đam mê. Quá trình chăm cho cây hoa từ lúc gieo hạt đến lúc trổ bông rất cực và phải thật có tâm huyết. Không có khách thì buồn, mà khách đến, mình vừa quay lưng đi thì họ bẻ hoa, phá hoa nên tôi rầu lắm", ông Sáng trải lòng.
Ông lão Hà Nội 14 năm nhặt rác, tái chế thành vật hữu ích
Qua bàn tay của ông Lĩnh (74 tuổi, Nam Từ Liêm, Hà Nội), rác thải trở thành món đồ hữu ích.
"> -
Tiết lộ của tiếp viên hàng không trên những chiếc máy bay tư nhânMary Kalymnou đã làm tiếp viên hàng không được 13 năm.
Tiếp viên hàng không Kimberley Benten – người đã có 9 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành công nghiệp này cho biết, sở thích được đi đây đi đó đã cuốn cô vào cuộc sống trên bầu trời. Trong suốt quãng thời gian 9 năm, cô đã đặt chân tới 130 quốc gia và bay trên 27 loại máy bay thương mại khác nhau.
Với Benten, việc trở thành một tiếp viên hàng không dành cho khách VIP không chỉ là việc cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình, mà còn là việc “có thêm những trải nghiệm”.
“Họ mong chờ bạn biết chính xác họ muốn gì, khi nào họ muốn điều đó. Đó có thể là một thứ rất nhỏ như khi bước chân lên máy bay, họ sẽ có một cốc Nespresso, một chỗ để gác chân hay một tờ Sunday Times đang đợi sẵn.
Benten cũng từng tổ chức những bữa tiệc sinh nhật trên bầu trời dành cho những ngôi sao nhạc pop, thậm chí là cả những bữa tiệc hoành tráng cho khách hàng. Đó là một công việc đòi hỏi cô thường xuyên phải thích nghi với mọi tình huống ập đến.
“Các ban nhạc, người của hoàng gia, các triệu phú, tỷ phú, người thừa kế”, Benten liệt kê những dạng khách VIP mà cô từng phục vụ. “Tôi từng bay với rất nhiều người mà bạn thấy trên tivi và bạn có thể hơi lo lắng một chút. Nhưng khi bạn tiếp xúc với họ, bạn mới hiểu rằng họ cũng giống như mọi người”.
Với các bữa tiệc, một kinh nghiệm của Benten là cần đảm bảo các vị khách không “vượt quá tầm kiểm soát”. “Bạn không được để họ uống quá nhiều, nhưng cũng đừng làm họ mất vui”.
Những con vẹt kỳ lạ, súng và xác chết
Mary Kalymnou cũng là một tiếp viên đã làm việc trong ngành hàng không 13 năm. Cô cũng từng phục vụ các khách hàng cấp cao như người hoàng gia, nguyên thủ quốc gia, CEO và người nổi tiếng.
Từng bay trên nhiều loại máy bay, Kalymnou cho biết có những vị khách còn mang theo những con vẹt, những món đồ trang sức kỳ lạ, hơn 20 chiếc túi mua sắm, thậm chí là cả súng và xác chết.
Kalymnou từng phục vụ người của hoàng gia, các CEO, tỷ phú, người nổi tiếng. “Ba lần trong sự nghiệp, tôi đã gặp trường hợp khách mang xác chết lên máy bay – một lần chiếc quan tài được làm từ vàng và gỗ đắt tiền đặt trong khoang hàng”, cô nhớ lại.
“Họ là 3 người đàn ông rất nổi tiếng, rõ ràng là đã có một chuyến đi xa xỉ lần cuối trong đời”.
Cô nói, tiếp viên hàng không của khách VIP là một công việc khó khăn và đòi hỏi rất nhiều sự hy sinh. “Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn, linh hoạt và chắc chắn là lòng tự trọng rất cao”, Kalymnou giải thích. “Khách hàng mong đợi những điều tốt nhất, nhà điều hành đòi hỏi những tiêu chuẩn cao nhất, vì thế bạn phải sẵn sàng và tất nhiên là phải làm hết sức mình”.
Nếu không, bạn sẽ dễ dàng bị thay thế.
“Mọi cô gái đều có thể học nghề này… nhưng chỉ một số ít trở nên nổi bật. Chuyên nghiệp thôi chưa đủ, bạn phải là duy nhất”, cô nói.
“Bạn có thể dễ dàng bị thay thế bởi những người mới, trẻ hơn, xinh đẹp hơn, thông minh hơn, linh hoạt hơn. Vì thế, ngay từ ngày đầu tiên, bạn biết mình phải giống như một miếng bọt biển để tồn tại trong ngành công nghiệp này”.
Kalymnou nói rằng, để thành công, một tiếp viên hàng không cần phải có “kỹ năng phục vụ cao cấp, tư duy sáng tạo, cách cư xử tuyệt vời cũng như thái độ thanh lịch và hiếu khách”.
Hiện tại, Kalymnou đang sở hữu một blog và trang Instagram chuyên về phong cách sống và du lịch sang trọng có tới hơn 23.000 người theo dõi. Cô cũng truyền cảm hứng cho những người khác theo đuổi công việc tiếp viên hàng không.
Công việc chuẩn bị trước mỗi chuyến bay đôi khi là một thách thức với Kalymnou. Những chuyến đi 119.000 USD
Benton hiện là một tiếp viên hàng không tự do cho hãng TAG Aviation và nhiều nhà khai thác dịch vụ hàng không tư nhân khác.
Trước đây, cô từng làm việc trên chiếc máy bay tư nhân sang trọng nhất của chuỗi khách sạn Four Season mà khách hàng đặt riêng cho toàn bộ chuyến đi của mình. Tức là chuyến đi kéo dài từ 4-5 tuần và họ là những khách hàng duy nhất – Benton giải thích.
Các vị khách trong những chuyến đi như thế này thường là khách quen, đôi khi họ lại đặt một chuyến khác tương tự trong lần tiếp theo. Benton cho biết thêm rằng, trên chuyến bay ấy, có 8 tiếp viên làm việc thường xuyên.
Tuy nhiên, không giống như những chuyến bay của Four Seasons, khi Benton làm việc trên những chiếc máy bay nhỏ hơn, cô thường chỉ làm việc một mình.
Trước những chuyến bay dành cho khách VIP, Kalymnou và Benton phải làm công tác chuẩn bị mà có thể là một thách thức. Đôi khi bạn chỉ cần nướng bánh mỳ với đậu, nhưng có khi bạn lại phải chuẩn bị một bữa tiệc đầy đủ, hay một bữa tối cho gia đình, một dịch vụ của nhà hàng 5 sao.
Có lần, Kalymnou nhận được yêu cầu vào phút cuối là món súp vây cá mập trên chuyến bay rời khỏi London. Món ăn hiếm thường phải được đặt trước 48 giờ và chuyện này khiến cô chật vật.
“Đó là một thách thức khó khăn vì món này hầu như bị cấm ở Anh và chỉ những nhà cung cấp và nhà hàng được chứng nhận mới được phép phục vụ”.
Nhưng cuối cùng, bằng các mối quan hệ ở Anh, cô đã xoay sở để có được món ăn chỉ trước khi hành khách đến vài phút. Nhưng sau tất cả những khó khăn mà cô phải trải qua để đưa được món ăn hiếm lên chuyến bay, các vị khách lại quyết định ăn bánh burger mà họ mang theo.
“Đây là một ví dụ điển hình trong cuộc sống hằng ngày của chúng tôi với tư cách là tiếp viên hàng không dành cho khách VIP. Chúng tôi cố gắng đạt được điều tốt nhất, ngay cả khi điều đó không cần thiết”, cô giải thích.
Bồn cầu hiệu Fendi và thảm lụa
Benton làm việc trong ngành công nghiệp hàng không đã được 9 năm. Một lần, Benton được làm việc trên chiếc máy bay được trang trí bằng thảm lụa trong suốt và bệ ngồi toilet do hãng thời trang cao cấp của Ý – Fendi sản xuất.
“Nó là thảm lụa nguyên chất 100%, vì thế sẽ giống như kiểu ‘trời ơi, hãy bỏ giày ra… đừng chạm vào bất cứ thứ gì!”, cô cười nói.
Cô cũng cho biết, có một số hãng hàng không thương mại lớn cung cấp phòng riêng dành cho khách hàng nếu họ muốn một trải nghiệm sang trọng hơn, nhưng dịch vụ này vẫn không thể cạnh tranh được với sự độc quyền của máy bay tư nhân.
“Với máy bay thương mại, bạn vẫn không thể thay đổi lịch trình và đó là điều làm cho máy bay tư nhân trở nên đặc quyền hơn”.
Mặc dù không có đồng phục chung dành cho tiếp viên hàng không chuyên phục vụ khách VIP, nhưng Benton cho biết một số được yêu cầu đi giày cao gót mà chủ máy bay đã mua cho họ.
“Tôi biết có những tiếp viên phải đi giày của Louboutins cả khi ở bên trong hay bên ngoài cabin”, Benton tiết lộ. Nhưng thường thì các chủ sở hữu máy bay chỉ muốn tiếp viên trông nhã nhặn với kiểu tóc và trang điểm đơn giản.
Cuộc sống ở chế độ ‘chờ vĩnh viễn’
Cuộc sống của một tiếp viên hàng không có thể khiến Benton rơi vào chế độ “chờ vĩnh viễn”, khi mà bạn có thể không biết mình sẽ ở đâu trong 48 giờ tới.
“Đôi khi không phải lúc nào bạn cũng có cơ hội được nghỉ trọn vẹn 1 ngày”, Benton nói thêm.
Là tiếp viên hàng không tự do, họ có thể kiếm được từ 150 bảng tới 450 bảng mỗi ngày, phụ thuộc vào trải nghiệm và khả năng thương lượng với nhà điều hành.
“Không có mức lương cố định. Ai cũng có một chút thoả thuận nhỏ”.
Benton nói, mặc dù không phải lúc nào cô cũng nhận được tiền bao, nhưng đôi khi cô cũng nhận được những món quà như túi xách đắt tiền từ khách hàng. Tuy nhiên, Benton cho rằng, lợi ích lớn nhất của công việc này là cơ hội được gặp gỡ những người mới và đặt chân tới những địa điểm mới.
“Bạn được đi tới những địa điểm mới mà vẫn có thể nói rằng đây là công việc của mình. Bạn đi để kiếm sống và bạn đang được làm công việc mà mình yêu thích”.
Nữ tiếp viên hàng không bỏ việc đi bán hàng livestream, kiếm tiền khủng
Cách đây 8 tháng, Meng Hu đã bỏ công việc tiếp viên hàng không ở Quảng Châu, Trung Quốc để theo đuổi sự nghiệp bán hàng “livestream”.
">