Giáo viên sắp về hưu vẫn lo “giữ hạng, giữ lương”
Sau khi Bộ GD-ĐT ban hành thông tư mới liên quan đến việc bổ nhiệm,áoviênsắpvềhưuvẫnlogiữhạnggiữlươbóng da hom nay thăng hạng, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông công lập, nhiều giáo viên, trong đó có cả những người đã công tác lâu năm, bày tỏ lo ngại khi chiếu theo các thông tư mới sẽ bị “tụt hạng”.
Còn nhiều vướng mắc
Chia sẻ trên VietNamNet, cô giáo M.T.N (giáo viên THCS tại Thái Nguyên) cho biết bản thân đi dạy từ năm 1994, hiện đang được hưởng hệ số lương 4,98. Gần 30 năm đứng lớp, cũng giống như nhiều giáo viên lâu năm khác, cô N. băn khoăn về việc có cần có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng 2 để "giữ hạng" không?
Đang là giáo viên THPT hạng 1, thầy giáo L.M.T (Hà Nội) cho biết, cách đây 9 năm, khi muốn nâng hạng, các giáo viên trong trường đã phải trải qua một đợt sát hạch hồ sơ, sau đó tiếp tục ôn thi và tham gia kỳ thi với 4 môn thi bắt buộc.
“Khi đỗ, chúng tôi vô cùng vui mừng vì đã dốc hết tâm huyết, sức lực, năng lực để đạt được vị trí của các giáo viên hạng 1. Thời gian sau đó, rất nhiều thầy cô trong số chúng tôi đã giành được thành tích cao, đạt chiến sĩ thi đua, nhiều sáng kiến kinh nghiệm và bồi dưỡng được nhiều học sinh giỏi thành phố.
Nhưng giờ đây, chỉ vì thiếu bằng thạc sĩ, chúng tôi không đủ điều kiện để giữ hạng. Nhiều giáo viên lâu năm cũng phải ngậm ngùi vì bị tụt hạng do đã lớn tuổi, không thể đi học thạc sĩ bổ sung. Do vậy, chúng tôi rất mong có chế độ chính sách bổ sung để giáo viên không bị thiệt thòi”, thầy T. kiến nghị.
Cũng vì chưa có bằng thạc sĩ, cô giáo H.A.P (giáo viên tại Hải Phòng) lo lắng không thể giữ hạng dù đã đủ điều kiện dự thi và thăng hạng giáo viên THPT hạng 1 từ năm 2012.
“Bản thân tôi từng là thành viên đoàn đánh giá ngoài của Sở GD-ĐT, từng là báo cáo viên của huyện về công tác chuyên môn và phương pháp mới trong dạy học; tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên các nhà trường trong toàn huyện; tham gia đánh giá các sản phẩm nghiên cứu khoa học cấp huyện; trực tiếp hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp huyện, thành phố; tham gia ban giám khảo và ra đề trong các hội thi của giáo viên giỏi và học sinh giỏi cấp huyện; tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện và có nhiều giải cao.
Bên cạnh đó, tôi cũng có 15 năm đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, 15 sáng kiến kinh nghiệm cấp huyện và thành phố; là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; 4 năm liền đạt cấp thành phố và cấp quốc gia cuộc thi dạy học theo chủ đề,… Do đó, với thông tư mới này, tôi vô cùng hoang mang vì rất có thể, chúng tôi sẽ phải quay trở về vạch xuất phát”, cô P. nói.
Quy định không riêng ngành giáo dục
Trước những lo lắng, thắc mắc của giáo viên các địa phương vì “giấy phép con” để giữ hạng, thăng hạng giáo viên, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay, đây là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục.
Cụ thể, quy định giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tại các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (trước đây) và các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT (thay thế các Thông tư liên tịch số 20, 21, 22, 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) thực hiện theo quy định tại Luật Viên chức 2010 và Nghị định số 101 của Chính phủ.
Trong đó, Luật Viên chức 2010 quy định người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó (điểm b khoản 1 Điều 31) và viên chức phải thực hiện chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi bổ nhiệm hạng (điểm b khoản 3 Điều 33).
Còn Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức là một trong những điều kiện để viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng, xét bổ nhiệm vào hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo TCCDNN cao hơn liền kề (điểm a khoản 3 Điều 26).
Do đó, việc quy định có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là quy định chung đối với viên chức của tất cả các ngành, các lĩnh vực, mà không riêng gì ngành giáo dục.
Đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho hay, thực tế, ngành giáo dục cũng nỗ lực trong việc đề nghị được thay các chứng chỉ này bằng các chứng chỉ chuyên ngành của ngành giáo dục, nhưng đây là quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 101 thì không thể làm khác được.
Mặt khác, theo vị đại diện này, không phải khi nào giáo viên cũng phải đi học chứng chỉ ấy.
“5, 7 năm, thậm chí từ hạng III lên hạng II là 9 năm và hạng II lên hạng I là 6 năm mới phải đi học một lần. Ai có nhu cầu thăng hạng thì mới phải đi học. Việc đi học để giúp giáo viên nắm thêm về quản lý hành chính nhà nước, hiểu được vị trí của mình là viên chức nhà nước. Trong việc học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh này, có một số chuyên đề trùng với chuyện giảng dạy của giáo viên nên một số thầy cô cứ nghĩ là không cần thiết”, vị này nói.
Giáo viên vẫn rối bời
Trước những yêu cầu mới này, nhiều giáo viên đang sốt sắng tìm lớp học và thi chứng chỉ.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn cho rằng, “chứng chỉ không những không phản ánh thực chất, đúng năng lực giáo viên mà còn khiến giáo viên vất vả”.
Giáo viên muốn giữ hạng vẫn cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại các Thông tư 01, 02, 03, 04, trong đó có “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh” |
Chia sẻ trên VietNamNet, thầy giáo N.V.N cho rằng: “Các quy định về tiêu chuẩn thăng hạng tưởng chừng rất hợp lý, nhưng khi đi vào thực tiễn lại hết sức vô lý. Điều này khiến nhiều giáo viên các cấp phải tìm đủ mọi cách để hợp lý hóa hồ sơ, nghiên cứu cả đống tài liệu về quản lý nhà nước, văn bản pháp luật trong khi yêu cầu và nhiệm vụ lại không cần sử dụng đến”.
Độc giả H.C.K cho rằng, các chứng chỉ này không cần thiết vì sẽ tạo ra nhiều tiêu cực và những “hố ngăn” giữa các đồng nghiệp với nhau.
“Thực chất giữa giáo viên hạng I, II, II của mỗi cấp học không có gì khác nhau về đối tượng học sinh, nội dung chương trình, yêu cầu chuyên môn, quy chế kiểm tra đánh giá. Nên chăng, Bộ GD-ĐT có cách giải quyết phù hợp, tránh tiêu cực trong việc xét nâng ngạch giáo viên các cấp”, độc giả đề xuất.
Độc giả N.L.L cũng cho rằng, trước đó, nhiều giáo viên mừng vui khi Bộ GD-ĐT đã 'bỏ' chứng chỉ tin học và ngoại ngữ trong việc bổ nhiệm, thăng hạng, nhưng giờ giáo viên tiếp tục lại phải “chạy đua” đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
“Các chứng chỉ này, nghe thì có vẻ có lý, nhưng thực ra lại đang được thực hiện một cách không thực chất, chỉ làm lợi cho những đơn vị mở lớp dạy và cấp chứng chỉ mà thôi”.
Trước những băn khoăn này, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, việc giáo viên muốn giữ hạng vẫn cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại các Thông tư 01, 02, 03, 04, trong đó có “Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh”.
“Tuy nhiên, đối với những thầy cô còn thiếu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, cần đợi đến khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT mới đi học; tránh tình trạng lo lắng và tự đi học vì thấy có một số trung tâm đang quảng cáo mời chào học trực tuyến để trục lợi”, vị này khuyến cáo.
Thúy Nga(Tổng hợp)
Chi tiết bảng lương giáo viên các cấp kể từ ngày 20/3
Kể từ ngày 20/3, giáo viên các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT sẽ chính thức được hưởng lương với hệ số lương cao hơn hiện nay.
相关文章
Soi kèo góc Bournemouth vs Nottingham, 22h00 ngày 25/1
Pha lê - 25/01/2025 10:12 Kèo phạt góc2025-01-27- 'Inside Out' khép lại mùa hè nhiều cảm xúc'/>
Cùng nhìn lại những gương mặt đẫm lệ ấn tượng của các mỹ nhân đã in sâu trong tâm trí người hâm mộ
Diễm Hương được xem là mỹ nhân sáng giá nhất màn ảnh Việt thập niên 1990. Vẻ đẹp ngây thơ trong sáng của Diễm Hương cùng với khả năng khóc của mình từng khiến không biết bao nhiêu chàng trai phải si mê. Diễm Hương trong phimTỷ phú không tiền(đạo diễn Trần Cảnh Đôn), một cô gái vì chữ hiếu gia đình phải lấy một chàng công tử gia đình giàu có. Diễn xuất nhập tâm trong một vai diễn nhiều nước mắt, Diễm Hương chiếm trọn được nhiều tình cảm của khán giả. Việt Trinh từng được mệnh danh là “Nữ hoàng phim bi” của phim Việt, hầu như phim nào của chị từng đóng cũng là vai diễn lấy được nhiều nước mắt của khán giả. Khả năng khóc thiên bẩm, cộng với đôi mắt u buồn là một trong những lợi thế giúp chị ghi dấu ấn sâu đậm trong diễn xuất. Trong phimGiọt lệ chưa khôcủa đạo diễn Lê Cung Bắc, Việt Trinh phải rơi nước mắt không biết bao nhiêu lần. Bộ phim ca ngợi tình yêu lãng mạn, điều luôn song hành hạnh phúc và đau khổ nhưng cuối cùng thì chỉ có những giá trị thật mới tồn tại được qua sóng gió cuộc đời. Thu Hà đẹp quý phái nên trong phim Con thuyền bị đánh đắm(năm 1994), chị vào vai diễn khóc cũng rất đẹp. Gia đình lão ngư sống trên con thuyền nhỏ hành nghề đánh bắt cá, nghe theo lời đồn ông bỏ nghề dốc tâm sức tìm kho báu trong một con thuyền bị đắm ngoài khơi. Chính sự đam mê mù quáng đó mà ông biến cậu con trai duy nhất thành mồi cho cá còn cô con gái phải bỏ trốn để thoát khỏi sự khắc kỷ của cha, con thuyền đắm chứa kho báu thì chẳng thấy đâu nhưng con thuyền là mái nhà của gia đình thì lại do chính tay ông đánh đắm. Y Phụng có thêm một vai diễn hay và đáng nhớ trong bộ phim Bên dòng sông Trẹm của đạo diễn Lê Dân. Vai diễn này được xem là khóc nhiều nhất trong sự nghiệp điện ảnh của chị. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Dương Hà, Y Phụng vào vai cô gái nhà nghèo nhưng xinh đẹp Mỹ Lan – có một mối tình đầy trái ngang với chàng trai tân học tên Triệu Vỹ (Lý Hùng đóng). Y Phụng diễn xuất trong phân đoạn mất con được xem xuất thần khi chị thoát khỏi những vai diễn sexy, đanh đá. Trong những năm đầu đến với điện ảnh, Ngọc Hiệp cũng có vai diễn nhiều nước mắt đáng nhớ trong phim Đằng sau một số phận 3 tập của Đạo diễn Lê Hoàng Hoa. Mặc dù không phải là vai chính trong phim nhưng trong phân cảnh chị bị tên tướng cướp khét tiếng bắt trói sàm sỡ, chị khóc chân thật và gây được nhiều cảm tình nơi người xem. Hoàng Khôi
Biểu tượng sexy nhất của điện ảnh Việt thập niên 90'/>Nhận định, soi kèo TPHCM vs SHB Đà Nẵng, 19h15 ngày 24/1: Vùi dập đối thủ
Pha lê - 24/01/2025 09:03 Việt Nam2025-01-27
最新评论