|
Ứng dụng FaceApp đang gây sốt cộng đồng mạng |
Một nghiên cứu chi tiết chỉ ra rằng, FaceApp không thực hiện điều gì bất thường trong bộ lưu mã hay lưu lượng mạng của nó. Vì vậy, nếu bạn lo lắng về FaceApp thì cũng thừa biết rằng có hàng loạt các ứng dụng khác trên smartphone làm điều tương tự.
Tuy nhiên, những yêu cầu sử dụng thông thường lại có thể xâm chiếm quyền riêng tư nhiều hơn thứ mà người dùng có thể nhận ra.
Để sử dụng FaceApp, người dùng iOS phải chọn các ảnh cụ thể mà họ muốn áp cho bộ lọc. Ứng dụng sau đó sẽ tải các hình ảnh cụ thể lên máy chủ để áp dụng bộ lọc. Và không có bằng chứng nào về việc ứng dụng này tải lên hàng loạt toàn bộ ảnh của người dùng.
FaceApp không bao giờ tiết lộ việc nó đang tải xuống những bức ảnh đã được chỉnh sửa của người dùng, nhưng điều đó chẳng có gì bất thường, theo nhà nghiên cứu iOS và CEO ứng dụng Guardian Firewall Will Strafach viết trên Twitter.
Về mặt lý thuyết, FaceApp có thể xử lý bức ảnh ngay trên smartphone, nhưng điều đó có thể khiến quá trình xử lý chậm hơn, tốn nhiều pin thiết bị hơn và công nghệ của FaceApp dễ bị đánh cắp, Steven Murdoch, thuộc trường Đại học London cho biết.
Trong một tuyên bố với trangTechCrunch, FaceApp cho biết họ sẵn sàng xóa dữ liệu từ máy chủ của họ nếu có yêu cầu từ người dùng. Nhưng nhóm phát triển hiện đang bị quá tải. Người dùng có thể gửi yêu cầu thông qua cách sau, vào Cài đặt> Hỗ trợ> Báo cáo lỗi với cụm từ "Quyền riêng tư" trên dòng chủ đề.
Tất nhiên, không biết liệu FaceApp có thực sự xóa dữ liệu ảnh hay không, nhưng nên nhớ rằng người dùng đã tải ảnh chân dung của mình lên máy chủ của FaceApp. Sự khác biệt duy nhất ở đây là không giống như Facebook hay Google, FaceApp là một ứng dụng từ Nga.
Nhà nghiên cứu Jane Wong cũng công khai những phát hiện của mình xung quanh câu chuyện về FaceApp và lưu ý trong một tweet rằng, mong sao người dùng có thể chủ động xóa dữ liệu của mình từ server, mặc dù họ có thể đưa ra yêu cầu về việc xóa dữ liệu.
Một vấn đề bảo mật riêng tư tiềm tàng khác đáng lưu ý là chính sách quyền riêng tư của công ty có chứa những cụm từ mơ hồ cho phép họ sử dụng tên người dùng, tên thật và ảnh chân dung cho mục đích thương mại.
Luật sư Elizabeth Potts Weinstein cũng nói rằng chính sách này của công ty không tuân thủ Quy định bảo vệ dữ liệu chung GDPR theo luật EU.
Tuy nhiên, người dùng thường đồng ý với các điều khoản dù chứa nhiều từ ngữ trừu tượng. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không có tiếng nói trong vấn đề này, chỉ có thể chọn sử dụng ứng dụng hoặc không.
FaceApp cho biết họ không bán dữ liệu người dùng cho bên thứ ba.
FaceApp có thể không phải là mối quan tâm lớn về quyền riêng tư, nhưng như với bất kỳ ứng dụng nào, luôn phải có sự đánh đổi. Nếu muốn thấy mình trông như thế nào khi 80 tuổi, người dùng phải chấp nhận gửi ảnh chân dung của mình cho ứng dụng.
Như nhiều người đã chỉ ra, sử dụng ứng dụng này đồng nghĩa với việc bức ảnh đó có thể được sử dụng cho các dịch vụ bảo mật của quốc gia tại Nga. Điều này cũng tương tự với các ứng dụng của Trung Quốc hoặc Mỹ...
CEO của FaceApp, Yaroslav Goncharov, từng nói với The Verge rằng, những bức ảnh tải lên ứng dụng được lưu trên máy chủ của công ty sẽ bị xóa không lâu sau đó.
Tuy nhiên, vấn đề quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân là điều đáng để bàn. Người dùng nên cân nhắc về việc dữ liệu cá nhân của mình sẽ được sử dụng thế nào trước khi chia sẻ nó cho một ứng dụng bất kỳ.
Hải Nguyên (theo The Verge)
Cách tạo gương mặt bạn khi về già qua ứng dụng FaceApp
Gương mặt của bạn sẽ biến đổi thế nào sau vài chục năm nữa? Bạn có thể nhanh chóng có được câu trả lời chỉ sau vài thao tác đơn giản dưới đây.
" alt=""/>Có nên trao chân dung bạn cho ứng dụng lão hóa FaceApp?
Ông Zhang cũng cho biết thêm Huawei đã "chuẩn bị cho kết quả xấu nhất". Nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới đang làm hết sức để đối phó với mọi diễn biến bất lợi có thể xảy ra do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây ra.
|
Ông Zhang Minggang, Phó giám đốc Huawei chi nhánh tại Pháp trong cuộc phỏng vấn với Challenges. Ảnh: Challenges |
"Nếu đến năm 2021, tình hình vẫn còn tiếp diễn, chúng tôi phải tự mình trang bị những công nghệ", vị lãnh đạo này nói với truyền thông Pháp. Ngoài ra. ông Zhang còn đề cập thêm rằng "cần có sự đầu tư mạnh mẽ để kích hoạt một kế hoạch B".
Mặc dù chỉ là kế hoạch dự phòng cho trường hợp xấu nhất, nhưng rõ ràng điều đó cho thấy Huawei thật sự đã tính đến viễn cảnh họ phải tự mình tách biệt khỏi phía Mỹ. Đến lúc ấy, Huawei có thể tự đứng ra sản xuất các sản phẩm công nghệ cao mà không cần đến sự can thiệp của các công ty hoặc công nghệ của Mỹ.
Hiện tại, chính phủ Mỹ sẽ cấp giấy phép cho các công ty muốn bán hàng cho tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc trong những lĩnh vực không có mối đe dọa với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, không có gì là đảm bảo khi ông Trump hoàn toàn có thể thay đổi ý kiến bất cứ lúc nào.
Đó là lý do Huawei đang tăng tốc để phát triển các giải pháp thay thế. "Chúng tôi sẽ lột xác mạnh mẽ hơn nữa", ông Zhang Minggang nói với Challenges.
Theo Zing
Huawei lại đăng ký thương hiệu hệ điều hành mới Harmony
Người dùng chưa hết sốc vì một lãnh đạo của Huawei mới đây cho biết "chẳng có hệ điều hành HongMeng nào", thì hãng này lại vừa nộp đơn đăng ký thương hiệu hệ điều hành mới Harmony tại châu Âu.
" alt=""/>Huawei tuyên bố không còn lệ thuộc vào Mỹ từ năm 2021