Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Boavista, 02h15 ngày 8/4: Khách lại trắng tay
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/60b792313.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Braga, 02h45 ngày 8/4: Lấy lại ngôi đầu
Nội dung trên được đề cập tại dự thảo Thông tư quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các cấp đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến.
Đáng chú ý, tại khoản 4, Điều 3 dự thảo Thông tư đề cập đến các khoản chi phục vụ hoạt động đặc thù của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
Trong đó có nội dung, chi mua tin, tài liệu phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Về mức chi của nội dung này, Bộ Tài chính nêu: "Chi mua tin tối đa 50 triệu đồng/tin. Căn cứ nội dung, tính chất của tin được cung cấp, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương quyết định mức chi đối với từng trường hợp cụ thể. Trường hợp đặc biệt, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương báo cáo tập thể Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, quyết định. Việc quản lý, sử dụng kinh phí mua tin theo chế độ mật".
Bộ Tài chính đề xuất Ban chỉ đạo Trung ương quyết định mức chi cụ thể khi mua tin phòng chống tham nhũng, tối đa 50 triệu đồng/tin (Ảnh: Mạnh Quân).
Thông tin phục vụ phòng, chống tham nhũng là những tin phản ánh, tố cáo các hành vi tham nhũng được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng. Các thông tin này có thể bằng lời, văn bản, ghi âm hoặc các hình thức khác, nhưng phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy và có đủ chứng cứ để kiểm tra, xác minh.
Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn khác theo quy định.
Các khoản chi phục vụ hoạt động đặc thù của Ban Chỉ đạo các cấp còn bao gồm: Chi khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hàng năm hoặc đột xuất; Chi mua sắm, sửa chữa tài sản chuyên dùng.
Hay các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do Trường Ban hoặc Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương hoặc Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phê duyệt (nếu có).
">Đề xuất chi mua tin phòng, chống tham nhũng tối đa 50 triệu đồng/tin
Làn sóng đầu tư liên tiếp đổ dồn về thị trường bất động sản Thanh Hóa.
Dòng tiền của nhà đầu tư đang rẽ về dòng sản phẩm nào?
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong ngắn hạn, dòng tiền sẽ dần rẽ đến các sản phẩm bất động sản sẵn sàng giao dịch như sản phẩm thấp tầng, đất nền, đất đấu giá. Trong đó, đất đấu giá tại các khu dân cư là loại hình đang được nhiều nhà đầu tư chú ý do đây là loại hình đất sạch, được chủ động xây dựng cùng tiềm năng sinh lời.
1016 lô đấu giá tại khu dân cư Đồng Nhưng có tổng diện tích là 40,6ha.
Tại phiên đấu giá dự án khu dân cư Đồng Nhưng diễn ra tại trung tâm hội nghị huyện Đông Sơn trong các ngày 10/6, 14/6, 26/6 và 1/7, 4/7 với 1.016 lô đất, đã có nhiều nhà đầu tư tham gia.
Lý giải sức hút của dự án khu dân cư Đồng Nhưng
Khu dân cư Đồng Nhưng sở hữu vị trí đắt giá - Cửa sáng cho nhà đầu tư.
Theo VARS, vị trí là yếu tố quan trọng nhất trong đầu tư bất động sản, quyết định đến giá trị và tiềm năng tăng giá trong tương lai. Sở hữu vị trí đắc địa, dự án khu dân cư Đồng Nhưng trở thành cái tên được thị trường chú ý.
Dự án nằm tại trung tâm thị trấn Rừng Thông, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa và nút giao cao tốc Bắc - Nam lần lượt 5 phút và 2 phút đi xe, bám quốc lộ 45, nằm trên tuyến đường vành đai 2.5 xuyên qua trục đường đôi 45m của dự án, cạnh khu công nghiệp Đông Tiến. Khi Đông Sơn sáp nhập vào thành phố Thanh Hóa, dự án sẽ là đô thị lớn hàng đầu nằm ngay cạnh khu hành chính mới. Dự án thu hút giới đầu tư, do sở hữu vị thế gần trung tâm, lại có hạ tầng giao thông thuận lợi, tại địa phương có tăng trưởng kinh tế tốt như Thanh Hóa.
Theo giới đầu tư, sức hút của dự án này còn đến từ tiềm năng phát triển. Dự án được triển khai ở khu vực có chủ trương phát triển, có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn tại Thanh Hóa. Đồng thời, đây cũng là khu vực được tỉnh đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống hạ tầng, giao thông đô thị. Vì vậy, khu vực này được đánh giá có tiềm năng tăng giá trong tương lai gần.
Dự án khu dân cư Đồng Nhưng nằm ngay điểm giao cắt của các tuyến giao thông quan trọng: tuyến đường quốc lộ 45 bám dọc dự án, tuyến đường vành đai 2.5 liên kết đường tròn của thành phố - trục đại lộ thương mại chiến lược của thành phố Thanh Hóa - đi qua đường đôi 45m của dự án.
Từ dự án, trên trục đường đôi 45m kết nối trực tiếp ra đại lộ Đông Tây. Đường 20,5m của dự án kết nối tới khu công nghiệp Đông Tiến, cắt tuyến đường Thống Nhất là tuyến đường liên xã, thông ra đại lộ Đông Tây.
Đây là dự án tiên phong khai thác thế mạnh của tuyến đường vành đai 2.5 kết nối vòng tròn thành phố và các khu vực lân cận. Tuyến đường vành đai 2.5 được quy hoạch nằm trên đường đôi 45m xuyên qua trung tâm dự án là thế mạnh lớn của đô thị, được các nhà đầu tư đánh giá cao về tiềm năng phát triển. Đường 20,5m là trục kết nối cộng hưởng giữa các yếu tố: giao thông - công nghiệp - đô thị.
Vị trí đắt giá của dự án tại nút giao của các tuyến giao thông chiến lược được đánh giá chính là đòn bẩy tác động mạnh đến sự tăng giá trị của dự án trong thời gian tới.
Một bước chân kết nối nghìn tiện ích
Tiện ích cảnh quan dự án là một trong các yếu tố làm nên giá trị của bất động sản.
Là sản phẩm được kiến tạo để mang đến chuẩn sống mới tại Thanh Hóa, khu dân cư Đồng Nhưng được chủ đầu tư chi mạnh tay cho hệ thống tiện ích.
Khu dân cư Đồng Nhưng được đánh giá cao bởi mật độ tiện ích lớn bậc nhất từ trước tới nay tại Thanh Hóa. Dự án có tổng diện tích dự án lên tới 40,6ha cho hơn 1.000 căn hộ. Hệ thống tiện ích bao gồm: 8 hồ điều hòa, công viên, 7 bãi đỗ xe, 6 sân thể thao, hệ thống giáo dục từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trường liên cấp, hệ thống y tế, ngân hàng… Khu dân cư Đồng Nhưng còn được thừa hưởng các tiện ích sẵn có như nằm ngay cạnh Trường Liên cấp Nobel, bệnh viện, ngân hàng…
Khu dân cư Đồng Nhưng có cơ sở hạ tầng, giao thông đồng bộ, một hệ sinh thái đáp ứng đủ các nhu cầu giải trí, văn hóa, thương mại, đảm bảo cho một cuộc sống tiện nghi, thịnh vượng cho các cư dân tinh hoa tại Thanh Hóa…
Dự án khu dân cư Đồng Nhưng kết nối tiện ích từ các khu dân cư hiện hữu, môi trường sống ổn định và tiềm năng tích sản trong tương lai. Với các lý do này, dự án nhận được sự quan tâm từ những gia đình có nhu cầu ở thực và cả giới đầu tư sành sỏi.
">Lợi thế giúp khu dân cư Đồng Nhưng thu hút nhà đầu tư
Ngành kiểm toán kiến nghị xử lý về tài chính trên 740.000 tỷ đồng
Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Kiểm toán Nhà nước và đón Huân chương Lao động hạng nhất ngày 11/7, ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước, cho biết trên thế giới, kiểm toán đã có lịch sử phát triển.
"Nhưng ở nước ta, khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì kiểm toán mới trở thành một trong những yêu cầu giúp hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực tài chính quốc gia, ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí, tiêu cực", đại diện ngành kiểm toán nói.
Tổng hợp kết quả kiểm toán từ khi thành lập (1994) đến nay là 30 năm, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 740.000 tỷ đồng. Đồng thời, đơn vị này đã kiến nghị sửa đổi bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 2.200 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý có nội dung không phù hợp quy định của Nhà nước và thực tiễn, kịp thời khắc phục "lỗ hổng" về cơ chế, chính sách, ngăn ngừa thất thoát, lãng phí.
Cơ quan này đề xuất nhiều ý kiến có giá trị để hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như: Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Quản lý thuế, Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Bảo hiểm xã hội...
Ông Ngô Văn Tuấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước sáng 11/7 (Ảnh: BTC).
Ông Ngô Văn Tuấn nhắc lại chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030 của đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng là công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng, nâng cao trách nhiệm giải trình và bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Ông Tuấn nêu 3 vấn đề lớn của ngành kiểm toán thời gian tới: Hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và các vấn đề mới nổi (dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh phi truyền thống…). Theo đại diện ngành kiểm toán, những vấn đề này ẩn chứa nhiều thách thức và cơ hội đan xen.
Ông Tuấn nói toàn ngành sẽ xây dựng Kiểm toán Nhà nước thành cơ quan kiểm tra tài chính công chuyên nghiệp, hiện đại, uy tín và trách nhiệm; xứng đáng hơn nữa với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
5 nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước
Tại buổi lễ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu từ khi thành lập, các hoạt động kiểm toán đã góp phần tiết kiệm chi hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách, ngăn chặn và xử lý nhiều sai phạm.
"Hỗ trợ hiệu quả công tác điều tra, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, lãng phí", ông Mẫn nói về hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
Theo ông Mẫn, thông qua hoạt động kiểm toán, đã phát hiện những bất cập trong quy định, chính sách, có những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách về tài chính công, tài sản công. Đồng thời qua kiểm toán, hỗ trợ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các địa phương trong quản lý, điều hành, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương.
Ông Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Quốc hội, phát biểu chúc mừng Kiểm toán Nhà nước (Ảnh: BTC).
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ 5 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của ngành.
Thứ nhất, nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, định hướng chiến lược của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại; chỉ đạo quản lý, điều hành của Chính phủ về ngân sách Nhà nước, chính sách tài khóa, tiền tệ; lựa chọn và tập trung ưu tiên thực hiện các mục tiêu trọng tâm của Chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước đến năm 2030.
Thứ hai, tiếp tục củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để hoạt động của Kiểm toán nhà nước ngày càng hiệu lực, hiệu quả; nghiên cứu, rà soát Luật Kiểm toán nhà nước để đề xuất Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung kịp thời, bảo đảm phù hợp với thực tiễn hoạt động và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.
Thứ ba, tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa Kiểm toán nhà nước với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan; tổ chức và hoạt động công khai, minh bạch, hiệu quả, chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại.
Thứ tư, tiếp tục quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ vững vàng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, bản lĩnh chính trị và đạo đức nghề nghiệp; củng cố, xây dựng toàn ngành Kiểm toán đoàn kết, vững mạnh toàn diện.
Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước; củng cố ngày càng vững chắc vị thế, uy tín của kiểm toán trong hệ thống các cơ quan nhà nước Việt Nam và trong hệ thống các cơ quan kiểm toán quốc tế.
">Chủ tịch Quốc hội nêu 5 nhiệm vụ trọng tâm của Kiểm toán Nhà nước
Nhận định, soi kèo Rochedale Rovers vs Pine Hills, 16h15 ngày 8/4: Viết lại lịch sử
Thôn Xuân Thái, xã Yên Thọ, huyện Yên Định (Thanh Hóa) là vùng đất cằn, khó canh tác, nhưng anh Nguyễn Xuân Khải đã mạnh dạn biến vùng đất khô cằn này thành trang trại bưởi hữu cơ cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Anh Khải cho biết, năm 2004, anh đã trồng thử nghiệm 100 gốc bưởi đầu tiên. Sau 3 - 4 năm, anh phát hiện mảnh đất cằn cỗi quê mình thích hợp với cây bưởi, anh mới bắt đầu bỏ công sức đầu tư trên diện tích gần 10 ha đất khai hoang.
Với 3.000 gốc bưởi, mỗi năm trang trại của anh Khải cho doanh thu 4 tỷ đồng-5 tỷ đồng.
Ban đầu cũng như nhiều hộ dân khác, anh Khải sử dụng nhiều loại phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong quá trình canh tác. Trung bình mỗi năm, gia đình anh bỏ hàng trăm triệu đồng cho thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu… nhưng cây vẫn bị sâu bệnh.
Đến năm 2017, với mong muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, từ những gốc bưởi đã trồng trước đó, anh Khải mạnh dạn chuyển hướng sang chăm bón bưởi Diễn theo mô hình canh tác hữu cơ/organic, trên diện tích 7 ha.
Anh Khải cho biết, từ khi chuyển đổi sang làm hữu cơ, thấy đất đai phục hồi rất nhanh, môi trường trở nên trong sạch, chất lượng quả cũng hơn hẳn.
Nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây, tăng chất lượng cho trái bưởi cũng như cải tạo, phục hồi đất sau nhiều năm chịu tác động từ việc sử dụng phân hóa học, anh Khải đã tìm hiểu và sử dụng phương pháp thủy phân, ngâm ủ cá, đầu tôm/moi biển, tảo biển trong thời gian từ 30 - 45 ngày, sau đó tưới cho cây.
Ngoài ra, anh còn sử dụng sản phẩm phân bón lá sinh học được chiết xuất từ tảo biển nhập khẩu từ Mỹ để phun qua lá, có tác dụng làm trẻ hóa cây, dưỡng lộc, bổ sung diệp lục, giúp cho cây khỏe, có thể ức chế một số loại rệp và sâu đục thân.
Mỗi năm trang trại xuất ra thị trường 250 tấn quả.
Để phòng trừ sâu bệnh mà không dùng đến thuốc bảo vệ thực vật, anh Khải dùng các loại bẫy để bắt côn trùng. Bên cạnh đó anh nuôi kiến vàng bởi loại côn trùng này sẽ bắt, ăn thịt tất cả các loại sâu, nhện, xua đuổi các loại côn trùng gây hại có cánh và phát ra mùi làm cho côn trùng sợ không dám lại gần.
Thực tế cho thấy, những vườn cây ăn quả được nuôi kiến vàng thì mật độ sâu hại giảm, quả đẹp và bóng hơn.
"Từ khi chuyển đổi sang làm hữu cơ, tôi thấy đất đai phục hồi rất nhanh, môi trường quanh vườn trở nên trong sạch, sức khỏe của gia đình cũng được cải thiện rõ rệt. Không những vậy, chất lượng quả cũng hơn hẳn" - anh Khải cho biết.
Bưởi của gia đình anh Khải được tiêu thụ khắp thị trường trong nước.
Sau 4 năm chăm sóc bưởi theo phương pháp hữu cơ, đến nay vườn bưởi của gia đình anh Khải không cần phải xới xáo đất, không phải bón vôi gốc cây, nền đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cho ra sản phẩm chất lượng, thơm ngon, ngọt đậm, vàng ươm.
Hiện trang trại của gia đình anh Khải có gần 3.000 gốc bưởi Diễn có độ tuổi từ 10 - 14 năm tuổi, tán rộng trên 6 mét và được chăm sóc 100% hữu cơ sinh học. Bình quân mỗi năm, cho thu hoạch khoảng 250 tấn quả. Do sản xuất bằng phương pháp hữu cơ, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo nên bưởi của trang trại dễ tiêu thụ, được giá tốt, từ 15.000 đồng - 40.000 đồng/quả; đạt doanh thu khoảng 4 tỷ - 5 tỷ đồng/năm.
Trang trại bưởi còn tạo việc làm thường xuyên cho 8 - 10 lao động tại địa phương với thu nhập trung bình từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng; tạo điều kiện cho hàng chục lao động thời vụ tại địa phương với thu nhập 200.000 đồng/người/ngày.
Không những thu tiền tỉ, trang trại còn tạo công ăn việc làm quanh năm cho gần chục lao động địa phương và hàng chục lao động thời vụ.
Đặc biệt, rất nhiều lao động là người già, người neo đơn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đều được anh Khải nhận vào làm việc.
Hiện, bưởi Diễn của gia đình anh Khải đã được đưa đi tiêu thụ ở nhiều địa phương trong cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa...
Gia đình anh sẽ cung ứng khoảng 150.000 quả bưởi Diễn vào dịp Tết.
Dự kiến từ nay đến dịp Tết Nguyên đán, gia đình anh sẽ cung ứng khoảng 150.000 quả bưởi Diễn cho thị trường các tỉnh từ Đà Nẵng vào đến TPHCM.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Yên Định, hiện trên địa bàn huyện Yên Định có hơn 200 ha trồng cây bưởi Diễn; trong đó, có 120 ha được trồng theo hướng VietGAP. Riêng gia đình anh Nguyễn Xuân Khải là trang trại đầu tiên tại Thanh Hóa đi theo hướng sản xuất hữu cơ đã giúp nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế của cây bưởi Diễn.
"Đây là mô hình điểm của huyện Yên Định nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, tạo động lực khuyến khích các hộ trồng bưởi và các loại cây ăn quả áp dụng phương pháp sản xuất hữu cơ vào sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng" - ông Hiếu cho biết.
">Anh nông dân thu 5 tỷ đồng mỗi năm nhờ 3.000 gốc bưởi Diễn
Văn bản của Sở Xây dựng tỉnh này được gửi cho Công ty TNHH Napoleon (chủ đầu tư chung cư Hoàng Đế tại số 04-06 đường Bắc Sơn, phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang). Nội dung là về việc đưa bất động sản hình thành trong tương lai vào kinh doanh.
Cụ thể, Sở Xây dựng Khánh Hòa cho biết phát hiện một số trang mạng đăng thông tin quảng cáo bán căn hộ ở dự án chung cư Hoàng Đế. Tuy nhiên, đối chiếu các quy định của pháp luật, Sở Xây dựng Khánh Hòa xác định dự án chung cư Hoàng Đế chưa được đưa bất động sản vào kinh doanh.
Chung cư Hoàng Đế tại số 04-06 đường Bắc Sơn (Ảnh: Phú Khánh).
"Các hoạt động mở bán, đưa sản phẩm bất động sản của dự án vào kinh doanh để thu tiền của khách hàng thông qua hình thức như hợp đồng đặt chỗ, đặt cọc, huy động vốn, góp vốn, vay vốn mà mục đích của các hợp đồng này để ưu tiên đăng ký, đặt cọc, hưởng quyền mua nhà (nếu có) là không phù hợp với quy định pháp luật", văn bản của Sở Xây dựng Khánh Hòa nêu.
Từ đó, cơ quan quản lý về xây dựng đề nghị Công ty TNHH Napoleon dừng ngay các hoạt động như trên. Bên cạnh đó đề nghị công ty không được ủy nhiệm cho các sàn giao dịch, cơ sở kinh doanh bất động sản chào bán, mở bán, quảng cáo, quảng bá bán bất động sản của dự án (nếu có);
Chủ chung cư Hoàng Đế cũng được đề nghị gỡ bỏ các quảng cáo rao bán bất động sản của dự án trên do công ty và các đối tác kinh doanh của công ty phát hành, đăng tải trên các phương tiện thông tin và trang mạng thông tin điện tử nếu có.
Chung cư Hoàng Đế mới xây dựng được một phần nhỏ trong tổng thể dự án nhưng một số trang mạng đã rao bán, huy động vốn (Ảnh: Phú Khánh).
Trường hợp công ty tiến hành các hoạt động mở bán, đưa bất động sản của dự án vào kinh doanh để thu tiền của khách hàng dưới mọi hình thức khi chưa có văn bản thông báo đồng ý của Sở Xây dựng, sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Theo giấy phép xây dựng được cấp vào cuối năm 2023, công trình xây dựng chung cư Hoàng Đế có 2 tầng hầm, 20 tầng nổi và 1 tum thang.
">Đề nghị chủ chung cư Hoàng Đế ở Nha Trang dừng quảng cáo, mở bán không phép
454/459 đại biểu Quốc hội bấm nút tán thành thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng, sáng 30/11.
Với nghị quyết này, chính quyền địa phương của TP Hải Phòng, thành phố Thủy Nguyên, các huyện, xã, thị trấn tại thành phố vẫn tổ chức cả HĐND và UBND.
Một góc thành phố Hải Phòng (Ảnh: Haiphong.gov.vn).
Thường trực HĐND thành phố gồm chủ tịch, không quá 2 phó chủ tịch và các ủy viên là trưởng ban của HĐND thành phố. Chủ tịch HĐND thành phố có thể là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách, phó chủ tịch HĐND thành phố là đại biểu hoạt động chuyên trách.
Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị, Hải Phòng sẽ không tổ chức HĐND tại các quận và các phường của thành phố. Mô hình chính quyền địa phương tại các đơn vị này chỉ gồm các UBND.
Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết Tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng (Ảnh: Phạm Thắng).
Cơ cấu tổ chức của UBND quận gồm: chủ tịch UBND quận; phó chủ tịch UBND quận; trưởng công an quận; chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự quận; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; các cơ quan hành chính khác và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND quận.
Theo nghị quyết của Quốc hội, UBND quận loại I có không quá 3 phó chủ tịch; quận loại II và loại III có không quá 2 phó chủ tịch.
UBND quận làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch UBND quận bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, tạm đình chỉ công tác đối với chủ tịch, phó chủ tịch UBND phường trực thuộc và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Nghị quyết của Quốc hội cũng quy định rõ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường; quản lý cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Theo đó, UBND phường loại I và loại II có không quá 2 phó chủ tịch; phường loại III có 1 phó chủ tịch.
Các đại biểu dự phiên họp quốc hội sáng 30/11 (Ảnh: Phạm Thắng).
Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, trực tiếp quản lý, sử dụng công chức theo quy định của Chính phủ và phân cấp, ủy quyền của UBND cấp trên.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Việc tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng theo mô hình quy định tại Nghị quyết này được thực hiện từ ngày 1/7/2026.
HĐND, UBND quận, phường nhiệm kỳ 2021-2026 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2026.
Kể từ ngày 1/7/2026, UBND quận, UBND phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại nghị quyết này. Trường hợp chưa bổ nhiệm được chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường thì chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường nhiệm kỳ 2021-2026 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cho đến khi chủ tịch, phó chủ tịch UBND quận, phường mới được bổ nhiệm.
Báo cáo giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi Quốc hội thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết các đại biểu quốc hội đều tán thành với sự cần thiết ban hành và các nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết.
Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị thống nhất trên phạm vi cả nước.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan tổ chức tổng kết, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó dự kiến sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức chính quyền đô thị như ý kiến góp ý của các đại biểu.
Hiện nay, các cơ quan đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và dự kiến trình Quốc hội xem xét trước năm 2026.
">Thành phố Hải Phòng sẽ không còn HĐND cấp quận và phường
友情链接