Nhận định, soi kèo Nomme United vs Trans, 22h00 ngày 23/5: Thất vọng cửa trên
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/5f693226.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Sevilla vs Valencia, 3h00 ngày 12/1: Vật lộn nơi đáy bảng
30 phút sau, xấp vé số hơn 100 tờ trên tay bé Lan cũng hết. Cô bé sinh năm 2008 khoe: “Con với ông ngoại bán ở ngã tư này từ 6 giờ sáng. Hôm nay, cộng cả tiền lời bán vé số và tiền người ta cho, con và ông ngoại kiếm được 400 ngàn đồng”.
7 giờ tối, trong căn phòng trọ chật hẹp cuối con hẻm nhỏ đường Đỗ Xuân Hợp, phường Phước Long B, Quận 9, ông Độ nhờ cháu gái xỏ chỉ để khâu lại chiếc áo bị rách chỗ vai. Bị mù, nhưng cụ ông khâu đường chỉ thẳng tắp. “Mắt không nhìn thấy, nhưng tôi cảm nhận được bằng tay, ý thức”, cụ ông sinh năm 1944 nói.
Ông Độ kể, năm 20 tuổi, ông bỗng nhiên bị mù, đi chữa nhiều nơi không khỏi. Vợ ông cũng bị mù như chồng. Ông bà lấy nhau, sinh lần lượt được ba người con, hai trai một gái.
Ở quê không có việc làm, nên cuộc sống khó khăn, ông bà đưa nhau vào Sài Gòn thuê phòng trọ ở đi bán vé số kiếm sống. “Ba đứa con, đứa nào cũng khó khăn, vợ chồng tôi tự lo cho nhau”, ông Độ tâm sự.
Mẹ bé Lan là con gái út của vợ chồng ông Độ. Chị lấy chồng, sinh được 4 đứa con. Bé Lan là chị cả. Bố làm nghề đi biển bữa được bữa mất, mẹ làm nghề cạo vỏ hành nên kinh tế khó khăn, từ nhỏ bé Lan không được đi học ở nhà phụ mẹ trông em, nấu cơm.
Ông Độ cho biết, lúc còn ở quê, ngoài trông em giúp mẹ, bé Lan còn đi lột vỏ củ hành kiếm tiền. “Con bé vào đi bán vé số cùng vợ chồng tôi hơn hai năm nay”, ông Độ thông tin.
Ông Nguyễn Độ. |
Từ ngày vào ở cùng ông bà ngoại, 5 giờ 30 sáng, bé Lan dẫn ông ngoại đi bán vé số đến 2 giờ chiều mới về nhà nghỉ. Buổi tối, em đi học lớp bổ túc cấp tiểu học ở trường học gần chỗ ở. Đây là lớp học thiện nguyện, do một nhóm thầy cô đứng ra tổ chức cho những em bé có ba mẹ làm công việc bán vé số, nhặt ve chai… không đủ điều kiện cho con đến trường. “Năm nay, con bé học đến lớp 2 rồi”, cụ ông quê Ninh Thuận nói.
Bé Lan cho biết, bình quân mỗi ngày, em đi bán vé số cùng ông ngoại lời được 200-250 ngàn đồng. Những hôm may mắn, em được người đi đường cho mỗi người từ 10-50 ngàn đồng thì được nhiều hơn. Toàn bộ số tiền này, em chỉ giữ 10-20 ngàn đồng bỏ ống heo, ăn bánh còn lại thì nhờ bà ngoại giữ giúp.
“Con rể tôi đi biển biền biệt nhưng làm không bao nhiêu tiền. Con gái tôi vừa chăm con nhỏ vừa đi làm cũng không dư được bao nhiêu. Cứ 15 ngày, bé Lan gửi tiền cho mẹ nó một lần để phụ mẹ nuôi em”, ông Độ cho biết.
Đưa tay chỉ lên đôi hoa tai đang đeo, cô bé sinh năm 2008 khoe: “Đôi hoa tai này con tự góp tiền, được mẹ cho thêm một ít để mua đó cô. Con mua cũng được hơn hai tháng rồi”.
Bé Lan kể, hơn hai năm dẫn ông ngoại đi bán vé số ở khắp đường phố, em được nhiều người thương, cho tiền, nước uống, dặn: “Ai dụ đừng có đi”. Được giúp đỡ, cô bé luôn gặt đầu cảm ơn.
Một lần, Lan dẫn ông ngoại đến một quán cà phê bán vé số thì gặp một người phụ nữ lạ. Chị ta mua nước cho bé Lan uống rồi đưa cô bé ra sau quán nói chuyện. Sau khi hỏi thăm, người phụ nữ nói: "Con đi lang thang ngoài đường phố bán vé số vất vả quá. Bây giờ, con đi theo cô làm việc nhẹ nhàng nhưng có nhiều tiền gửi về cho mẹ. Con cũng sẽ được mặc đồ đẹp, ở trong phòng máy lạnh nữa", bé Lan kể.
Vì đã nhiều lần bị dụ dỗ, lại nghe nhiều lời dặn của ông bà ngoại, những người từng giúp đỡ, Lan nhất quyết từ chối. Em nhanh chóng ra nói chuyện với ông ngoại. Nghe cháu nói, ông Độ đến gặp người phụ nữ kia nhắc nhở rồi cùng cháu đi nơi khác bán. "Cô kia thấy vậy cũng sợ nên nhanh chóng bỏ đi", bé Lan nhớ lại.
Được hỏi, đi bán vé số có ngại với bạn bè không, Lan lắc đầu: “Con không ngại. Con không làm việc gì xấu cả”. Cô bé cũng cho biết, em sẽ cùng đi bán vé số một vài năm nữa rồi góp tiền đi học nghề.
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Oanh, tổ trưởng tổ 8, Khu phố 6, phường Phước Long B cho biết, vợ chồng ông Nguyễn Độ đến một khu nhà trọ thuộc tổ 8 thuê nhà ở và đi bán vé số gần 3 năm nay. Do hai ông bà bị mù, không biết chữ, hoàn cảnh khó khăn nên được địa phương tạo điều kiện, quan tâm bằng cách hàng tháng hỗ trợ gạo, đồ ăn, đăng ký tạm trú giúp.
Dịp cách ly xã hội do dịch bệnh Covid-19 vừa qua, vợ chồng ông Độ cũng được chính quyền chi trả tiền hỗ trợ tiền cho những người bán vé số trong những ngày nghỉ việc vì giãn cách xã hội. Riêng bé Lan thì được địa phương giới thiệu để tham gia lớp học bổ túc văn hóa tình thương của phường.
Trong một gia đình 3 thế hệ ở miền Tây, có nhiều người sở hữu đến 24 ngón tay, chân.
">Bé gái 12 tuổi đi bán vé số gửi tiền về quê cho mẹ nuôi em
"Khi tôi bị gã hàng xóm hung hãn bắt nạt, những người hàng xóm khác chỉ lặng thinh, không ai nói gì, dù giữa họ và tôi có quan hệ rất tốt. Tôi đem câu chuyện kể với bạn bè hòng tìm giải pháp, ai cũng nói "thôi một điều nhịn bằng chín điều lành", "thiền đi, cho biết cách chế ngự cơn giận dữ"... Tức là nhất loạt khuyên tôi chịu đựng. Thật ngạc nhiên khi chúng ta hầu hết không còn bản năng chống lại cái xấu. Nhưng, khi tôi tự giải quyết vấn đề của mình bằng cách phản kháng theo kiểu xã hội đen, thì lại được việc. Gã kia đã sợ mà không dám bắt nạt tôi nữa. Chúng ta đang sống trong xã hội gì vậy?".
Trả lời cho câu hỏi vì sao người dân sẵn sằng thỏa hiệp thay vì đứng lên chống lại cái xấu, bạn đọc Bta cho rằng:
"Là con người ai cũng biết rất rõ đúng sai, và ai cũng muốn sống yên ổn, hoà bình. Thử hỏi nếu họ đứng ra tố cáo, đứng ra chống lại những cái sai trái kia. Họ được ai bảo vệ? Người xưa có câu: "Đòi được vạ, má đã sưng". Khi người dân không dám đứng ra chống lại cái ác hiện hữu thì vấn đề không nằm ở họ. Mà đây là vấn đề của xã hội, của luật pháp. Điển hình là những vụ trộm chó, giết người là sai hoàn toàn, nhưng bị trả thù thì ai là người gánh chịu hậu quả?
Khi người dân không thấy được bảo vệ kịp thời thì họ sẽ đi tìm niềm tin vào nơi mà họ cho là có thể tin".
"Những người dân bình thường chỉ mong một cuộc sống yên bình. Nên ai cũng đặt tính mạng của mình gia đình lên trên hết. Họ chấp nhận vì không thấy được bảo vệ. Họ không muốn sống trong sự lo sợ. Và cái xã hội song song cứ thế tồn tại", độc giả Motchutdamme đồng tình.
>> Đám trẻ reo hò nơi tòa xử Khá 'Bảnh'
Nói rõ hơn về sự tồn tại của các thế lực xã hội đen, bạn đọc Thấp Cổ Bé Họng khẳng định:
"Không phải xã hội thừa nhận các xã hội song song đó. Mà là khi mở mắt ra, bước ra xã hội, với những người có quyền lực, có địa vị, có sự giàu có thì cuộc sống của họ sẽ dễ hơn vì không thấy nhiều điều bất công, khoảng cách giàu nghèo, kẻ xấu lộng hành như ở tầng lớp thấp hơn. Còn với tầng lớp phổ biến của xã hội thì việc ngầm dung dưỡng cho các nội dung mạng mang tính anh em huynh đệ nghĩa hiệp... như một hy vọng của sự vô vọng về niềm tin sự công bằng. Nếu một xã hội không cần có các hiệp sĩ đường phố, không có các quan tham nghìn tỷ, không có các kẻ xấu lộng hành cùng tiếp tay của người có chức quyền biến chất... thì chẳng ai thất vọng để dung dưỡng những nội dung đó. Và khi ấy, cũng chẳng có đất sống cho xã hội song song".
Thừa nhận việc làm ngơ trước cái xấu là hèn nhát, nhưng độc giả Dung cho rằng rất khó để người dân dám đứng lên phản kháng lại:
"Xã hội bây giờ chẳng biết ai anh hùng, ai không? Chỉ có điều, nếu như người ta phản ứng lại, chắc cũng sẽ nhận lấy nhiều thiệt thòi, vì chẳng ai dám đứng ra bênh vực. Thực tế, nhiều trường hợp mất mạng oan vì dám phản kháng lại những kẻ giang hồ vặt như thế. Vậy nên, theo phản xạ tự nhiên, họ sẽ chọn cách tránh né. Người xưa từng nói: "Tránh voi chẳng xấu mặt nào", và vẫn đúng với xã hội bây giờ. Tôi cũng dạy con mình phải tránh, dù biết là hèn nhưng không làm khác được".
Theo bạn vì sao nhiều người chọn thỏa hiệp thay vì đấu tranh, chống lại cái xấu?
">'Thỏa hiệp với cái xấu'
Anh bảo tuy lo sợ, và có phần mất bình tĩnh, nhưng vẫn tìm cách đánh lạc hướng và kết thúc cuộc gọi với người kia. Và anh chưa chuyển tiền theo yêu cầu của họ. Trước khi gọi cho tôi, anh cũng đã gọi cho một người anh quen biết, đang công tác tại Công an tỉnh để nhờ tư vấn, hiến kế và đã được người này cung cấp các thông tin cần thiết, giải thích các quy định của pháp luật liên quan và trấn an.
Tuy vậy, do chưa an tâm, anh gọi cho tôi để được tư vấn thêm trong trường hợp nghiêm trọng này. Tôi bảo anh bình tĩnh và giải thích các khía cạnh tâm lý, pháp lý của các bên liên quan trong vụ việc, cũng như cách xử lý nếu tiếp tục có người tự xưng là công an gọi cho anh đe dọa, đòi chuyển tiền.
Anh không phải là người quen duy nhất của tôi bị gọi điện truy vấn hành vi phạm tội và yêu cầu chuyển tiền để xác minh như thế này. Bạn tôi, giáo viên một trường THCS ở thành phố Dĩ An, Bình Dương, cũng mới gọi tham vấn tôi "cách lấy lại tiền đã chuyển chuyển cho 'công an' trên mạng" sau khi biết mình đã bị lừa.
Cũng với kịch bản tương tự như trên, đang trong buổi lên lớp, bạn tôi nhận được liên tiếp hai cuộc gọi của cùng một số lạ, tự xưng là "công an Đà Nẵng", yêu cầu xác nhận thông tin thân nhân và thông báo bạn có liên quan đến một vụ án rửa tiền, yêu cầu chuyển số tiền 100 triệu đồng để xác minh. Lo sợ dính dáng đến pháp luật có thể ảnh hưởng đến gia đình và nhà trường, lại tin rằng mình không vi phạm pháp luật nên muốn xác minh làm rõ, đồng thời phía bên kia cũng khẳng định nếu không phạm tội thì sẽ chuyển trả lại tiền, thế là bạn tôi chuyển luôn theo yêu cầu.
Chuyển xong, về nhà kể lại câu chuyện cho chồng nghe, bạn mới vỡ lẽ rằng mình đã bị lừa. Nhận cuộc gọi, tôi cũng chia buồn với bạn, và tư vấn, hướng dẫn cho bạn tố giác tội phạm đến cơ quan Công an sở tại.
>> 'Ngân hàng cần xác thực tài khoản lừa đảo thay vì bắt nhận diện khuôn mặt'
Đây chỉ là hai trong rất nhiều trường hợp bị lừa thông qua hình thức gọi điện thoại tự xưng công an, báo nạn nhân đang dính dáng đến pháp luật và cần hợp tác để xác minh, và yêu cầu chuyển tiền. Thủ đoạn này ngày càng phổ biến, và gây nhiều hệ lụy cho nạn nhân và xã hội.
Về mặt tâm lý, tội phạm lừa đảo trên mạng phần đông đi săn con mồi "yếu đuối" là người cao tuổi, nhất là phụ nữ, trẻ vị thành niên, hoặc những người ít hiểu biết pháp luật, không rành công nghệ. Những đối tượng này có điểm yếu tâm lý là sợ dính dáng tới pháp luật, nhất là khi nghe "công an" phán họ đang liên quan đến các vụ án nghiêm trọng về ma túy, rửa tiền... Đây là điểm yếu tâm lý chí tử mà khi tội phạm tận dụng và ra tay thì thường nạn nhân sẽ bị hạ gục.
Tội phạm lừa đảo như vô hình trên không gian mạng, chúng khuất mặt, khuất mày và kịch bản thường đơn giản, tạo tình huống và dùng giọng điệu đanh thép để dồn nạn nhân vào góc tường và ra tay. Hơn nữa chúng hù dọa nạn nhân, thao túng tâm lý đến khi con mồi sập bẫy. Vì nhiều nguyên nhân, nạn nhân khi bị lừa, đau mà không dám chữa vì sợ tốn kém bởi quy trình tố tụng, giải quyết vụ việc theo quy định mất thời gian mà chưa biết kết quả như thế nào?
Về mặt pháp luật, điểm mù dẫn nạn nhân rơi vào bẩy của tội phạm và chuyển tiền cho chúng là không nắm được quy định của pháp luật về quy trình điều tra, truy tố người phạm tội. Bộ luật Tố tụng hành sự năm 2015 quy định cơ quan điều tra, điều tra viên phải trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm; trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm.
Như vậy, theo quy định cơ quan điều tra, điều tra viên không được kiểm tra, xác minh, giải quyết nguồn tin tố giác tội phạm, khởi tố điều tra vụ án, điều tra bị can một cách gián tiếp thông qua các phương tiện điện tử như tin nhắn Zalo, Messenger, và nhất là không được gọi điện thoại để thông báo việc phạm tội, thu giữ tiền, đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, người bị tố giác.
Việc thu giữ vật chứng, tiền, tang vật liên quan đến hành vi phạm tội phải được lập Biên bản và bảo quản theo quy định. Riêng vật chứng là tiền phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan chuyên trách khác. Nếu vật chứng là tiền lưu dấu vết của tội phạm thì tiến hành niêm phong theo quy định. Theo nội dung trên thì không có việc pháp luật quy định người phạm tội, nếu có phải chuyển vật chứng hoặc tang vật là tiền qua tài khoản cho "công an" bằng cách gọi điện thoại yêu cầu.
Để tránh bị mất tiền, mọi người nên biết rằng, chứng minh một người phạm tội là việc của các cơ quan pháp luật, và theo một quy trình luật định chặt chẽ, không thể và không phải bằng một cuộc điện thoại, một tin nhắn yêu cầu cài ứng dụng hay khai báo thông tin để kiểm tra hành chính. Khi có các yêu cầu này từ người tự xưng là "công an" thì hãy nghĩ ngay đến lừa đảo và tắt điện thoại, chặn số.
Và hãy nhớ hai điều: Thứ nhất, về nguyên tắc cơ quan Nhà nước không bao giờ làm việc với người dân qua điện thoại, nhất là lần đầu liên quan đến một sự việc nào đó. Thứ hai, nếu một người chưa gặp, không biết, gọi điện cho bạn thì phải bình tĩnh để xác định họ là ai? Khi chưa kiểm tra, xác định được mối quan hệ của người gọi với mình thì không trả lời, hoặc thực hiện bất cứ yêu cầu nào của họ, nếu cần hãy gọi người thân trợ giúp.
Trần Phúc Hào
">Tự xưng 'công an' yêu cầu chuyển khoản 4 tỷ đồng
Nhận định, soi kèo Kerala Blasters vs Odisha, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ yêu thích
Phố Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) nằm cạnh Lăng Bác, địa điểm du lịch thu hút du khách đến thăm quan.
Con phố này chính là một phần của làng hoa Ngọc Hà, ngôi làng có tuổi đời hơn một nghìn năm, gắn liền với kinh thành Thăng Long xa xưa.
Ông Trần Huy Bộ - người trồng hoa cuối cùng của làng |
Ông Trần Huy Bộ (SN 1942 - Ba Đình, Hà Nội) - người gốc làng Ngọc Hà chia sẻ, dòng họ ông sinh sống lâu đời ở mảnh đất này.
“Nhiều tài liệu ghi chép lại, hơn một nghìn năm trước người dân từ Ninh Bình, Thanh Hóa theo vua Lý Thái Tổ ra đất Thăng Long. Nhà Lý lập Thập tam trại (13 khu trại) ở phía Tây kinh thành để trồng lúa, trồng rau làm nguồn cung cấp nhu yếu phẩm.
Trong đó, làng Đại Yên cung cấp lá thuốc Nam, làng Ngũ Xã cung cấp đồng, làng Ngọc Hà cung cấp hoa…”, ông nói.
Dấu tích của ngôi làng cổ là đình và chiếc hồ lớn đầu ngõ 158 Ngọc Hà. |
Ngõ 158 phố Ngọc Hà bây giờ là đầu làng Ngọc Hà xưa, phía cổng làng có đình nằm giữa cái hồ lớn. Cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã xây dựng vườn Bách thảo trên đất của làng Ngọc Hà để trồng thí nghiệm các loài cây.
Ngoài trồng các giống cây bản địa, họ còn cho nhập các giống hoa từ châu Âu gồm: Cẩm chướng, phăng, cúc vàng, violet.
Người quản lý vườn Bách thảo thuê người dân Ngọc Hà làm vườn. Nhờ vậy, dân làng học cách trồng hoa của người Pháp, gây được giống các loài hoa mới vì trước kia họ chỉ trồng các loại hoa như mẫu đơn, huệ, hồng, cúc vạn thọ, ngâu, thiên lý…
Ở làng, đàn ông cuốc đất, làm vườn, người già bắt sâu, nhặt lá, còn việc bán buôn phần lớn là chị em phụ nữ. Hình ảnh những cô gái mặc áo tứ thân, chít khăn mỏ quạ, gánh hoa trên phố đã trở thành nét đẹp của Hà Nội đầu thế kỷ 20.
“Làng Ngọc Hà trồng hoa không dùng đến phân bón hóa chất hay phun thuốc kích thích. Chúng tôi chủ yếu dùng phân hữu cơ là bùn đất và phân Bắc (loại phân bón từ phân động vật, đào hố, ủ dưới lòng đất). Quanh làng Ngọc Hà xưa nhiều ao, hồ. Mỗi dịp tát ao, người ta lấy bùn phơi rồi đập nhỏ ra, trộn với phân Bắc, bón cho hoa”, ông Bộ nói.
Gia đình ông Bộ sở hữu mảnh đất 360m2 chuyên trồng hoa. Vụ hoa này vừa thu hoạch, gia đình ông cuốc đất, trồng loại hoa khác.
Ngoài trồng hoa, cha ông Bộ thường lên Quảng Bá, Nghi Tàm, mua hoa mang về khu phố cổ bán lại, ăn chênh lệch vài đồng. Mùa nào thức ấy, tháng 4 cụ lấy loa kèn, tháng 5 cụ lấy sen, thược dược…
Dịp Tết, cụ chuyển hoa ra Hàng Lược - chợ hoa Tết xưa của người Hà Nội bán. Nhờ chăm chỉ, cụ dư dả kinh tế nuôi các con.
Ông Bộ lớn lên, đi bộ đội nhưng sau này, vẫn quay lại với nghề trồng hoa gia truyền. Ngoài trồng hoa, dân làng Ngọc Hà còn trồng rau, cung cấp cho nhà nước trong thời kỳ bao cấp.
Một ký ức đẹp của ông Bộ về làng hoa xưa là vào mùa cưới hỏi. Thời ấy, đám cưới chỉ dùng hoa dơn trắng, bó dài, đính dải ruy băng màu hồng trên tay cầm.
Dân buôn hoa trên Hàng Khay đổ về làng mua hoa tấp nập. Một số người dân đến mua lẻ rồi nhờ chủ vườn bó hộ. Nhiều nhà bán hoa, kiêm luôn cả bó hoa thuê.
Cũng giống ông Bộ, bà Phạm Thị Chức (78 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sinh ra và lớn lên ở làng hoa Ngọc Hà.
Gia đình bà có mảnh vườn lớn, đủ các loại hoa. Bà cho biết, cha mẹ bà thường lấy giống hoa từ Đà Lạt. Nhân lực gia đình không đủ, cha mẹ bà Chức phải thuê thêm người làm.
Bà Phạm Thị Chức đầy ắp ký ức về làng hoa giữa lòng Hà Nội xưa. |
Nhiều đoàn phim vào làng quay, có lần có mượn vườn nhà bà Chức làm bối cảnh. Khi bà tham gia công tác, đi lấy chồng trên phố cổ, nhiều người gặp lại vẫn nhớ mặt, hỏi han.
Trong ký ức của bà, những người phụ nữ làng hoa luôn tảo tần, chịu thương chịu khó. Ngày từ lúc mới hiểu biết, bà Chức được mẹ dạy trồng trọt, nữ công gia chánh, may vá.
“Ngày nhỏ, tôi hay theo mẹ lên Hồ Gươm bán hoa. Sáng sớm tinh sương, mẹ ra vườn hái hoa, buộc thành từng bó hay gói trong lá dong, lá chuối, xếp đầy vào hai chiếc sọt tre.
Sau buổi bán hàng, bao giờ tôi cũng được mẹ cho một que kem mát lạnh. Thức quà vặt mà đứa trẻ nào cũng mê mẩn”, bà Chức kể.
Nỗi tiếc nuối khi làng cổ biến mất
Nổi tiếng một thời là vậy nhưng làng hoa Ngọc Hà không tránh khỏi sự bủa vây của cơn lốc đô thị hóa và kinh tế thị trường.
Thập niên 90 của thế kỷ trước, thanh niên trong làng đi thoát ly. Khu vực xung quanh làng Ngọc Hà nhà cửa mọc lên san sát, giá đất tăng vùn vụt".
"Tấc đất, tấc vàng", nhiều gia đình bán đất, lấy tiền chia cho các con dựng vợ, gả chồng. Cuộc sống thay đổi, diện tích đất trồng hoa thu hẹp, rồi nghề trồng hoa dần suy tàn.
Theo ông Bộ, trước đây khu vực này là những luống hoa trải dài, giờ thành nhà cửa và ngõ xóm. |
Ông Bộ buồn rầu, cho biết, trồng hoa như đánh bạc, hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết, lợi nhuận lại thấp. Năm nào thời tiết thuận lợi, người nông dân còn kiếm được, gặp thời điểm khí hậu khắc nghiệt, hoa hỏng là mất trắng. Mặc dù quanh năm làm lụng nhưng ông Bộ và các gia đình trong làng cũng chỉ đủ ăn.
Đây có lẽ là những nguyên nhân khiến cho làng hoa nức tiếng dần biến mất. Ngày nay, làng hoa đã đổi thành phố Ngọc Hà, ngõ Ngọc Hà.
Dân ngụ cư ở khắp nơi về đây mua nhà, sinh sống. Làng hoa vàng son một thuở chỉ còn trong hoài niệm. Những con người muôn năm cũ của làng đều ở tuổi xế chiều, có người đã rời xa cõi tạm.
Nhà mọc lên san sát khiến làng hoa yên bình chỉ còn là hoài niệm. |
10 năm trước, luyến tiếc nghề cổ, ông Bộ vẫn trồng hoa. Sau do tuổi cao, sức yếu, ông đành bỏ đất hoang. Con trai ông chỉ còn làm cây hoa giống, đưa đi Hải Phòng, Yên Bái, Phú Thọ bán.
Dấu vết còn sót lại ở làng hoa Ngọc Hà có lẽ chỉ còn đình cổ cùng hồ nước xanh ngắt, phản chiếu bầu trời lấp lóa như gương…
Thuở ấy, tiếng đàn du dương, say đắm lòng người của chàng nhạc công khiến cô gái làng hoa Ngọc Hà cảm mến.
">Làng cổ nghìn tuổi giữa lòng Hà Nội, mỗi tấc đất như tấc vàng
Cánh quạt máy bay làm ông Tùng bị thương nặng ở đầu và cổ, dù được đưa tới bệnh viện nhưng tử vong. Drone gây tai nạn nặng khoảng 20 kg, sải cánh hơn 1,5 m tính cả cánh quạt.
Người đi xe máy tử vong khi va chạm máy bay phun thuốc
Phù Dung cổ trấn vốn được xây dựng cách đây hơn 2.000 năm, từ lâu đã trở thành điểm du lịch đặc biệt hút khách của tỉnh Hồ Nam.
Cổ trấn này chỉ cách Trương Gia Giới chừng 80 km về phía tây nam, tọa lạc trên thác Vương Thôn, bên dòng sông Dậu Thủy. Nằm trên một ngọn núi nhưng nhìn từ phía xa, trấn cổ hàng nghìn năm tuổi như "treo mình" trên ngọn thác vậy.
Nhiều người lo lắng sợ rằng cổ trấn hàng nghìn năm tuổi này có thể bị dòng thác lũ cuồn cuộn "cuốn bay" bất cứ lúc nào. |
Trước kia, cổ trấn có tên gọi là thôn Vương, nhưng kể từ khi bộ phim "Thị trấn Phù Dung" được quay tại đây, nơi này được đổi tên mới thành trấn Phù Dung, đồng thời góp tên mình trên bản đồ du lịch của Trung Quốc.
Cư dân gốc trong vùng vốn là người Thổ Gia, nhưng hiện tại, rất đông người Hán tới đây sinh sống. Kiến trúc bên trong cổ trấn gồm những ngôi nhà gỗ với đường lát đá được xây dựng từ hơn 2.000 năm trước.
Bên cạnh Phượng Hoàng cổ trấn, Phù Dung trấn cũng là điểm đến rất hấp dẫn ở tỉnh Hồ Nam. |
Điểm cao nhất của nơi này ở độ cao trên 900m so với mực nước biển, còn điểm thấp nhất gần 140m. Bởi vậy, nếu đứng ở vị trí cao nhất, du khách có thể ngắm trọn toàn cảnh của thị trấn thơ mộng này. Về đêm, cổ trấn lung linh dưới ánh đèn, hiện lên như xứ sở thần tiên giữa đời thực.
Cổ trấn lung linh về đêm. |
Thác nước ở phía tây của cổ trấn có độ cao khoảng 60m, rộng chừng 40m. Nhìn từ xa như dải lụa mềm mại uốn lượn nhưng không kém phần hùng vỹ.
Vào mùa thu, nơi này được nhuộm sang sắc vàng đỏ vừa rực rỡ, vừa lãng mạn. Thời điểm đẹp nhất trong năm nên ghé thăm là mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 8. Theo lời giới thiệu của những người từng trải nghiệm, dạo bước dưới thác nước lúc đó sẽ ngỡ như bước chân vào cung điện pha lê.
Ngày 8/7 vừa qua, sau nhiều trận mưa liên tiếp xảy ra khiến mực nước sông Dậu Thủy dâng cao. Lượng nước ở thác Vương Thôn lên cao, khiến thác nước này chính thức bước vào mùa lũ.
Đây cũng là thời điểm Phù Dung trấn giống như nhiều địa phương khác ở miền nam Trung Quốc chịu ảnh hưởng mưa lớn kéo dài. Đoạn video do người dân địa phương ghi lại mới đây cho thấy, nước sông Dậu Thủy dâng cao, đổ vào dòng thác đục ngầu, chảy xiết, tạo cảm giác như cổ trấn nghìn năm tuổi có thể bị "cuốn trôi" bất cứ lúc nào.
Tuy không chịu cảnh ngập lụt như Phượng Hoàng cổ trấn cách đó chừng 80 km, nhưng cảnh tượng diễn ra trước mắt tại Phù Dung vẫn khiến nhiều người lo lắng.
Dù đang giữa mùa hè, thời tiết ngoài trời trên 20 độ C, hang động Ninh Vũ (Trung Quốc) vẫn ở trang thái đóng băng, tạo nên vẻ đẹp kỳ ảo.
">Cổ trấn nghìn năm tuổi nằm 'mấp mé' cạnh dòng thác lũ cuồn cuộn
Rời Sài Gòn về Vinh an hưởng tuổi già trên 300 m2 đất thừa kế?
友情链接