当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Nữ Ba Lan vs Nữ Bosnia Herzegovina, 23h00 ngày 4/4: Khó có bất ngờ 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
12h giờ đêm, có mặt tại một trong những con phố có người vô gia cư tại Hà Nội, N, một thanh niên cùng nhóm bạn của mình bắt đầu hành trình đi phát đồ ăn từ thiện.
Đồ ăn của nhóm N. gồm một phần xôi kèm trứng hoặc thịt được đựng trong 1 hộp xốp. Cả nhóm xuất phát vào lúc 10 - 12 giờ đêm đến các con phố như Tràng Thi, ngã tư Hàng Than - Hàng Đậu, Nguyễn Đình Chiểu…
Khi được hỏi tiêu chí để nhận các suất ăn này, N nói: ‘Cứ thấy người nào nằm hoặc ngồi bên vỉa hè vào đêm khuya là chúng tôi phát quà’. Nhưng họ có thật sự là người vô gia cư, hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ hay không, N. đều lắc đầu không biết.
![]() |
Một người vô gia cư ngủ trên phố Hà Nội. |
1 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại con phố Nguyễn Đình Chiểu giao Trần Nhân Tông (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng).
Đây là khu vực nổi tiếng có nhiều người vô gia cư tụ tập nhận quà từ thiện. Tuy nhiên, thời điểm chúng tôi đến, không có người vô gia cư nào xuất hiện.
Ngỏ ý muốn tìm người vô gia cư trong khu vực để tặng quà, anh P., nhân viên bảo vệ của một công ty gần đó lắc đầu: ‘Cho người ta làm gì? Họ có nhà, chỗ ở, ai vô gia cư?’.
Theo người đàn ông này, khu vực trên chỉ có 1 - 2 người vô gia cư thật, thường nằm ngủ qua đêm ở góc hồ.
Thời gian trước, thấy khu vực này có những nhóm từ thiện hay phát quà đêm, một số người dân đã kéo đến để nhận quà. ‘Nhận quà xong, người ta đem bán. Thậm chí, có bà còn thu mua đồ ăn được phát (xôi, cháo, cơm hộp…) sau đó bán lại cho các công nhân xây dựng làm việc đêm ở công trường, nhà cao tầng. Bà ta mua với giá 5 - 10 nghìn, bán lại cho thợ xây 15 - 20 nghìn đồng’, ông P. nói.
Hơn 10 năm làm bảo vệ đêm tại đây, ông P. từng chứng kiến những chuyện người có nhà nhưng giả vờ là vô gia cư tụ tập để nhận quà. Mâu thuẫn trong việc nhận đồ, nhóm người này còn chửi bới nhau.
‘Ngày trước, các nhóm từ thiện còn cho quần áo mới, chăn màn… Họ nhận xong, ngày hôm sau đem bán luôn. Thậm chí, nhận bánh mì có người còn vứt đi vì nhiều quá. Theo tôi, nếu làm từ thiện nên vào bệnh viện tìm những người nghèo bị ốm đau, bệnh tật để giúp đỡ sẽ ý nghĩa hơn’, ông này nói thêm.
Về vấn đề này, đại diện công an phường Nguyễn Du cho biết, cách đây mấy tháng, vào khoảng 10 -12 giờ đêm trên phố Nguyễn Đình Chiểu xuất hiện nhiều tổ chức từ thiện đến phát quà cho những người không có nhà.
Biết tin các nhóm từ thiện thường phát suất ăn, những người nơi khác đã tập trung ở đấy để nhận. Họ đến đúng giờ phát quà, sau đó lại đi, thường vào khoảng 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng.
‘Nhiều người có nhà, chỗ ở ổn định nhưng không chịu làm việc, cứ ra đấy để nhận quà từ thiện. Ban đầu ít nhưng sau đó đến vài chục người kéo đến nhận quà, gây mất mỹ quan thành phố’, đại diện công an phường Nguyễn Du khẳng định.
Nắm được tình hình có những người vô gia cư giả tập trung nhận quà từ thiện, công an phường Nguyễn Du phối hợp UBND phường cùng tổ dân phố đã sơ tán nhóm người trên, không được tập trung ở đây.
Hiện, không còn tình trạng trên ở khu vực phường này.
![]() |
Người mẹ và 2 con xuất hiện ở phố Tràng Thi để nhận quà từ thiện |
‘Nhiều nhóm từ thiện đi phát quà nhưng không thông qua phường, cứ thấy người nằm, ngồi ở ghế đá là cho quà. Từ thiện là hành động tốt nhưng việc tụ tập đông tạo hình ảnh không đẹp cho thành phố nên chúng tôi bắt buộc phải giải tán’, đại diện công an phường Nguyễn Du nói thêm.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Vũ Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống cũng cho biết: ‘UBND phường Hàng Trống phối hợp với phòng Lao động Thương binh & Xã hội quận Hoàn Kiếm, cũng như trung tâm bảo trợ đã truy quét một số lần.
Các đối tượng này không phải là vô gia cư, thực ra họ có địa chỉ đàng hoàng nhưng toàn lê la ở đây xin quà từ thiện.
Đợt Tết Dương lịch, chúng tôi truy quét 7 đối tượng, trong đó có 2 trẻ em. Chúng tôi phối hợp với Trung tâm bảo trợ xã hội 1 (Đông Anh, Hà Nội), đưa về trụ sở Công an phường Hàng Trống. Sau đó, những người này được đưa lên Trung tâm bảo trợ xã hội 1’.
Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống khẳng định: ‘Những người này không phải vô gia cư, họ lang thang xin đồ từ thiện dọc phố Tràng Thi đến khu vực Triệu Quốc Đạt. Hầu hết các đối tượng thường trú ngoại tỉnh, có 1 người ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Trước đây, tình trạng này không nhiều nhưng thời điểm Tết Dương lịch số người tập trung tăng rất đông bởi thời điểm này các đoàn từ thiện thường phát quà nhiều hơn’, ông Tuấn Anh khẳng định.
Đại diện UB phường này cũng chia sẻ, việc đi giải tán các nhóm người tụ tập trên không hề dễ dàng.
‘Không ít người chống đối khi chúng tôi làm việc. Ví dụ trường hợp người phụ nữ cùng 2 con nhỏ ở Tràng Thi có thái độ bất hợp tác. Cán bộ phòng Lao động xuống hỏi han hoàn cảnh, chị này nằng nặc khẳng định: ‘Tôi chả làm gì sai. Tôi ngồi đây ảnh hưởng gì?'.
Khi lực lượng chức năng mời lên xe để đưa về trụ sở phường lập biên bản, người phụ nữ này vùng vằng không lên’, ông Tuấn Anh cho biết.
Người phụ nữ chia sẻ không chồng, không nhà cửa, vào các đêm cuối tuần chị đưa con ra phố Tràng Thi xin quà từ thiện. Nhưng sau đấy, chúng tôi thấy một người đàn ông đến đón chị ta trên một chiếc xe ga.
" alt="Sự thật về những người vô gia cư xuất hiện lúc nửa đêm ở Hà Nội"/>Sự thật về những người vô gia cư xuất hiện lúc nửa đêm ở Hà Nội
Theo hình ảnh được chia sẻ, những bọc san hô này có nhiều loại như san hô gạc, san hô nai, san hô trứng và san hô dĩa.
![]() |
Các túi san hô ở Côn Đảo bị bỏ lại. Ảnh được chia sẻ trên facebook |
Ông Nguyễn Phùng Hùng, Trưởng phòng Phòng Du lịch sinh thái và giáo giục môi trường - BQL Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết: ‘Nhóm khách du lịch này đi dạo, tắm biển ở vịnh Côn Sơn. Tại đây do thủy triều xuống, nước cạn, thấy san hô nhô lên rất đẹp nên một số khách đã bẻ mang về’.
Tuy nhiên, khi lên xe để ra sân bay, hướng dẫn viên của đoàn đã phát hiện đã yêu cầu đoàn bỏ lại vì không thể mang lên máy bay.
![]() |
Ông Nguyễn Phùng Hùng, Trưởng phòng Phòng Du lịch sinh thái và giáo giục môi trường - BQL Vườn quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Đức Liên |
Ông Hùng cũng thông tin: ‘Các thành viên trong đoàn nói không biết quy định cấm khai thác, gỡ bẻ san hô mới làm vậy. Đây là trường hợp hy hữu. Trước đây, một số khách du lịch muốn gỡ san hô mang về nhưng các hướng dẫn viên và tổ quần chúng bảo vệ biển đã hướng dẫn, tuyên truyền về việc bảo tồn san hô cũng như tài nguyên rừng, biển ở Côn Đảo. Vì thế, tình trạng như trên không xảy ra’.
Theo ông Hùng, hệ thống san hô tại Vườn Quốc gia Côn Đảo đang được bảo vệ nghiêm ngặt và nỗ lực bảo tồn.
![]() |
'Cấy' san hô ở Côn Đảo (Nguồn: Condaopark.com) |
Ông Nguyễn Công Hùng cũng chia sẻ thêm: ‘Vườn Quốc gia Côn Đảo có 1.840 ha san hô bao quanh. Do biến đổi khí hậu toàn cầu, một số loài san hô bị tẩy trắng hoặc chết. Hiện tại chúng tôi đang phối hợp cùng các đơn vị khác phục hồi, trồng nhân tạo thêm’.
Năm 2018, Vườn Quốc gia Côn Đảo phối hợp Viện Hải dương học Việt Nam phục hồi san hô giai đoạn 1 cho 150 bồn với 1.560 cành san hô. Sau 3 tháng cấy ghép, các nhành san hô đã nhú mầm từ khoảng 2 cm và dự kiến trong vòng một năm cao 15 đến 20 cm.
'Sau 2, 3 năm sẽ phát triển như những cành san hô bình thường. Năm nay, việc bảo tồn, nhân rộng san hô đang được tiếp tục giai đoạn 2', ông Hùng nói.
Xem Video: Khám phá vẻ đẹp Côn Đảo (Nguồn: Đức Liên)
Nằm tại xã Hồng Quang, Ứng Hòa (Hà Nội), đền Đức Thánh Cả có tuổi đời hơn 1.500 năm. Ở đây, cánh cửa phụ bên trái chỉ được mở một lần duy nhất vào ngày 6/2 âm lịch hàng năm.
" alt="Du khách hồn nhiên bẻ 9 túi san hô ở Côn Đảo mang về vì thấy đẹp"/>Du khách hồn nhiên bẻ 9 túi san hô ở Côn Đảo mang về vì thấy đẹp
Sân khấu hoành tráng, dàn múa đẹp và cầu kỳ tỉ mỉ trong dàn dựng.
Bên cạnh đó là lễ Huý Nhật Đức Vua được tổ chức kết hợp với Ban Quản lí trung tâm Hoàng thành cẩn trọng bài bản do NSND Lê Tiến Thọ chủ tế.
Các chương trình biểu diễn liên tục trong Festival mang đậm tính dân tộc cổ truyền. Hàng trăm bức tranh sơn mài và sơn dầu được trưng bày cùng khu trò chơi dân gian thu hút nhiều người tham dự.
![]() |
Góc thư pháp thu hút sự chú ý của nhiều trẻ nhỏ |
Tại ngày bế mạc lễ hội, BTC đã tặng nhiều suất học bổng cho học sinh trường THCS Xã Đàn và tổ chức cho 100 học sinh đi thăm Hoàng thành Thăng Long. Ngoài ra, tất cả các du khách đều được tặng nón lá làm quà lưu niệm.
![]() |
Tại ngày bế mạc lễ hội, BTC đã tặng nhiều suất học bổng cho học sinh trường THCS Xã Đàn |
Tối 5/4 tại Khu di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc 'Festival Văn hóa truyền thống và Giao lưu văn hóa quốc tế 2019'.
" alt="Ấn tượng 'Festival Văn hóa truyền thống Việt 2019' sau 5 ngày sôi nổi"/>Ấn tượng 'Festival Văn hóa truyền thống Việt 2019' sau 5 ngày sôi nổi
Sau 30 năm xa xứ, lần đầu tiên được gội đầu kỳ lưng cho bố, con thật sự thấy có lỗi. Cuộc sống của con bây giờ mới tạm gọi là bình yên thì tay bố đã run, mắt đã mờ dần và tai cũng khó nghe, tính lẩm cẩm bắt đầu theo bám bố mất rồi.
Nhưng có lẽ sẽ là không muộn để nói ra điều này: 'Con may mắn và hạnh phúc hơn các bạn, vẫn còn cơ hội nói với bố và bố cũng phải hạnh phúc nhé vì bố vẫn còn cơ hội được nghe các con của bố nói lời yêu thương'...
![]() |
Tác giả của bài viết - chị Lips Phạm đang sống và làm việc tại Hà Lan. Trong hình, chị Lips Phạm chụp cùng con trai. Ảnh NVCC |
Bạn nhớ gì về bố mình lúc còn nhỏ? Tôi nhớ cái ôm hôn cọ râu của bố vào má; nhớ ra ngõ đứng chờ bố đi làm về; nhớ được bố bế ngồi vào sau xe đạp dắt đi dắt lại; nhớ bố giữ tập cho đi trên chiếc xe đạp nam của bố, tôi luồn chân qua khung, có hôm bị xích cắn rách ống quần ...
Tôi nhớ lúc học lớp 4, khi đi học về, tôi kể cho bố nghe có cô bạn cùng lớp, nhà bạn quá nghèo, không đủ quần áo ấm mùa đông mặc, trời lạnh, thâm môi. Bố đã tự bỏ tiền lương ra mua cho bạn cái áo bông xanh ka ki Trung Quốc giống của tôi và bảo tôi cầm tới lớp cho bạn.
Tôi nhớ bố chở đi bị kẹp gót chân vào bánh xe, bung cả mảng thịt. Tôi nhớ và mong chờ từng ngày bố đi công tác nơi vùng sâu vùng xa. Khi trở về, bố sẽ cầm một nắm xôi hay mấy con cá suối nướng, con gà rừng chân đen hay chùm dâu da, giỏ lan rừng người dân cho tặng …
Tôi cũng nhớ cái bóng dáng gầy mảnh khảnh áo trắng của bố mỗi khi bố đạp xe bên kia sườn đồi về nhà, đi qua con đường đê, 2 bên là những rặng xoan tím....
Tôi cũng nhớ thật nhiều một tuổi thơ chưa bao giờ nghe thấy bố phàn nàn la mắng hay đánh đòn…
Bây giờ, bố đã bước sang tuổi 85, cái tuổi ‘gần đất xa trời’, không biết số lần gặp bố sẽ là bao nhiêu nữa.
![]() |
Bố mẹ chị Lips Phạm. Ảnh NVCC |
Cuối năm 2018, sau một mùa mưa gió, cơn hen suyễn đã hành bố, tưởng bố không qua khỏi, tôi gọi điện về và báo tin đã mua vé về thăm bố trong ngày Tết cổ truyền.
Bố nghe xong, mừng rỡ. Ngày nào bố cũng hỏi mẹ rằng, tôi sắp về chưa, còn mấy ngày nữa là Tết? Nghe đâu liều thuốc tinh thần này có hiệu lực nên sức khỏe bố khá hơn nhiều.
Tết về, tôi chụp cho bố vài tấm hình và khen bố trẻ đẹp hơn thanh niên chứ không giống ông cụ 85. Bố cười xòa. Được thể, bố kể lại cho tôi nghe về những ngày còn trẻ.
Ông bà nội ngày xưa đói, bệnh tật mất sớm. Để có tiền ăn, bố và các anh chị lúc đi làm thuê cho mấy nhà địa chủ, lúc đi làm hàng xay xát mướn để có chút cám mang về nấu cháo ăn cùng củ chuối qua ngày.
Năm 17 tuổi, bố khai thêm tuổi để xin nhập ngũ ra chiến trường, vào đội quân yểm trợ trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Con đường ra chiến trận, bố bảo, đường khó đi. Đoàn quân phải đi qua các ngọn núi, rừng hiểm trở, mưa vắt ra bám đầy chân, rừng núi còn có chim sáo, voi, báo, khỉ...
Nhìn bố tóc bạc trắng, da đầy đồi mồi nhưng khi kể về những năm tháng xưa, bố hào hứng, nói to lắm. Mẹ tôi đang nấu cơm trong bếp còn phải nói vọng ra, ‘Ông nói cười gì to thế? Nói nhỏ thôi không lại phải thở oxy giờ’ ... Bố cười khà khà, chảy cả nước mắt.
![]() |
Chị Lips Phạm (áo đen ngoài cùng bên trái) chụp cùng bố và gia đình trong dịp mừng thọ bố tuổi 85 Tết Nguyên đán 2019 vừa qua. Ảnh: NVCC |
Bố kể, sau 6 năm trong quân đội bố vẫn tập luyện và cùng giúp người dân ở Điện Biên ổn định lại cuộc sống sau chiến tranh. Tới năm 1960 bố chuyển ngành sang làm một anh thủ kho, bán hàng, luôn đi xã, vùng sâu vùng xa. Và rồi, công ty thương nghiệp (ở Điện Biên - nv) được thành lập, bố được ủy nhiệm lên phó, lên trưởng phòng, rồi lên chủ nhiệm.
Hơn 30 năm trên các nẻo đường vào dân bản đều có dấu chân bố. Nghỉ hưu, bố mới tạm biệt Điện Biên, trở về nơi sinh ra cùng họ hàng - tỉnh Hải Dương. Tròn 30 năm sau bố trở lại nơi trọn một thời tuổi trẻ.
Gặp lại những người dân cũ và con cháu họ. Mọi người và bố vẫn nhận, nhớ nhau như in. Thấy nhau họ chạy ùa ra ôm, cười, khóc. Nắm tay nhau thật chặt, khoác vai nhau vào nhà… Bố vui lắm, hạnh phúc lắm.
Điểm đến đầu tiên, bố đến nghĩa trang liệt sỹ thắp nén hương cho các đồng đội cũ. ‘Các anh ấy không có cơ hội trở về nơi chôn rau cắt rốn như bố con à’. Thương lắm. Rồi bố đi thăm lại các đồng nghiệp cũ, dân bản cũ. Nhưng hầu hết tuổi cùng lứa, đàn ông đã đi gần hết, chỉ còn lại các bà.
Nhưng sau đó, bố lại ngậm ngùi. Bố bảo, dân bản còn nhiều hộ nghèo lắm con à... Bố có chút tiền gọi là đồng quà tấm bánh vào gặp hộ nghèo thì tặng luôn.
Con biết bố có tiền lương hưu dư và thỉnh thoảng có quà bằng tiền của con cháu biếu không tiêu tới nên bố muốn được làm điều ý nghĩa.
Chúng con biết rồi, khi trở về quê, bố vẫn làm công tác xã hội và từ thiện mà. Bố cũng luôn động viên con cháu, những đứa thành đạt giúp gia tổ họ hàng, làng xóm và xã hội ...
‘Bố kể, con à, Điện Biên giờ thay đổi nhiều. Cũng có nhiều các con cháu của bạn bố thành đạt. Họ cũng làm được nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.
Nhân tiện bố lên, các anh chị đã tổ chức họp mặt cho những cựu cán bộ xưa. Gặp được nhiều người, bố vui mừng và xúc động lắm. Cảm ơn các anh chị ý. Món quà thật ý nghĩa cho lần cuối tạm biệt mảnh đất lịch sử yêu dấu này’...
![]() |
Bố chị Lips Phạm trong chuyến thăm và tặng quà cho người dân nghèo ở Điện Biên. Ảnh: NVCC |
Hôm nay khi thấy đứa cháu ngoại của bố (con của con) đang tự tay làm quà cho Ngày của Cha 16/6, con chạnh lòng ra vườn ngồi một mình và nhớ tới bố thật nhiều. Nhớ cái ôm tay nắm chặt đi từng bước ra cổng tiễn con ngày con trở lại xứ sở hoa tulips Hà Lan. Tiếng gió nhẹ, tiếng lá xào xạc như lời thì thầm của bố bên tai còn đây: 'Con đi nhé, nhớ giữ gìn sức khoẻ và dạy các cháu tiếng Việt, gọi điện nói chuyện với ông nha con'.
Con cảm ơn những việc làm và lời tâm sự của của bố. Con ngưỡng mộ và học được ở bố rất nhiều điều hay trong cuộc sống. Và giờ đây bố cũng đang rất tự hào và hạnh phúc về con gái của bố phải không bố?
Con cảm ơn bố với những lá thư viết tay dài 4,5 tờ giấy phê-đúp hàng tuần, hàng tháng xưa, thời con mới xa quê hương, chính nó đã cho cho con một ý chí vững vàng. Tiếp sức cho con những khi con mỏi mệt ở xứ người.
Con luôn nhớ lời bố dặn, chỉ có chăm chỉ, thật chăm chỉ, lắng nghe, học hỏi, áp dụng và nắm bắt cơ hội, sống tiết kiệm, vị tha, cuộc đời mới mang lại cho ta những điều tốt đẹp.
Giờ con đã bằng lòng với cuộc sống hiện tại, con có một gia đình hạnh phúc và những đứa con ngoan. Bố yên tâm nhé, bố ơi!
Father’s Day (Ngày của Cha) rơi vào ngày Chủ nhật thứ 3 trong tháng Sáu hàng năm. Vào ngày này, bạn có thể gửi đến cha những lời chúc bày tỏ tình yêu thương, kính trọng.
" alt="Ngày của Cha: Nhật ký trào nước mắt của người con 30 năm xa xứ gửi cha"/>Ngày của Cha: Nhật ký trào nước mắt của người con 30 năm xa xứ gửi cha
Chị hẹn cửa hàng giao đến khách sạn cho chị nhưng cửa hàng giao muộn, không kịp giờ xe chạy. Sau đó, chị Thuỷ và người giao hàng đã hẹn nhau ở một điểm khác mà xe khách có đi qua. Nhưng vì lý do nào đó, lái xe không dừng xe lại để chị lấy túi nem từ người giao hàng đang đứng chờ sẵn.
Trong khi trao đổi qua lại bằng tin nhắn, chị Thuỷ có ý định huỷ đơn hàng nhưng ông Trần Huy Sơn, chủ cửa hàng đã đưa ra quyết định khiến chị vô cùng bất ngờ.
‘Tôi nói với chị ấy là đến tầm chiều tối trời mát tôi sẽ xe phi xe máy lên Hà Nội giao tận tay cho chị ấy. Lúc tôi đi là 18 giờ 20 phút. Tìm đường vào khu vực chị ấy ở hơi mất thời gian nên 22 giờ tôi mới tới nơi và giao tận tay khách hàng túi nem đã đặt’ - ông Sơn chia sẻ với VietNamNet.
Chị Thuỷ cho biết, chị đã nói không sao và ‘chú không cần phải làm thế nhưng chú nhất quyết giao bằng được túi nem cho tôi’.
Khi nhận nem, chị có đưa thêm tiền đi lại cho ông Sơn, nhưng ông nhất quyết không nhận, mà chỉ nhận đúng 250 nghìn tiền nem.
![]() |
Chủ cửa hàng vượt 150 km bằng xe máy để giao tận tay chị Thuỷ túi nem chua trị giá 250 nghìn đồng. Ảnh: NVCC |
![]() |
Đoạn tin nhắn trao đổi giữa chị Thuỷ và cửa hàng. Ảnh: NVCC |
Chia sẻ câu chuyện lên Facebook cá nhân, chị Thuỷ cho biết vô cùng cảm kích trước cách phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, tận tâm của cửa hàng.
Lý giải về quyết định của mình, ông Sơn cho biết đây không phải là lần đầu tiên ông phải đi xa như thế để giao một số lượng ít nem chua. Trong suốt 10 năm làm nghề, những lần bị nhỡ xe, ông đều phải đuổi theo xe một quãng đường dài để giao hàng cho khách. ‘Có lần tôi phải đuổi theo tới 100km để giao hàng cho khách như đã hẹn. Nhưng lần đó tôi đi bằng ô tô’ - ông chia sẻ.
‘Ai đi chơi cũng muốn có chút quà mang về biếu người thân, khi khách đã tin tưởng mua nem của cửa hàng, tôi không muốn để họ phải thất vọng. Đôi khi chỉ là túi nem chua nhưng biết đâu nó lại quan trọng hay có ảnh hưởng tới mối quan hệ của họ thì sao. Tôi luôn nghĩ như thế, nên trong những trường hợp ấy, tôi không còn nghĩ tới lợi nhuận’ – ông Sơn cho hay.
Ông chủ cửa hàng nem này khoe rằng ngày mai ông cũng có một chuyến lên Hà Nội giao 4.000 chiếc nem chua cho một đám cưới. Bởi vì khách hàng yêu cầu ăn xong mới trả tiền và phải có mặt ông chủ ở đó chứng kiến chất lượng nem đã giao cho họ nên ông sẵn sàng làm theo yêu cầu của khách.
Những dòng chia sẻ bức xúc, không hài lòng của một ông bố khi đưa gia đình đến quán bún chả cựu tổng thống Mỹ Obama từng ăn đang nhận được nhiều sự quan tâm.
" alt="Bị nhỡ xe, ông chủ Thanh Hóa chạy 150 km giao 50 nem chua cho khách"/>Bị nhỡ xe, ông chủ Thanh Hóa chạy 150 km giao 50 nem chua cho khách
Diệp Lâm Anh khoe thân hình bốc lửa với nội y ren đen.
Diệp Lâm Anh từng được mệnh danh là "bom sex" của làng chân dài Việt bởi thân hình phồn thực với số đo cơ thể chuẩn từng centimet. Cô thường xuyên hâm nóng tên tuổi bằng loạt hình khoe thân táo bạo trong những thiết kế đồ bơi nhỏ xíu hay cắt xẻ hiểm hóc khiến người đối diện cũng phải nóng mặt. Thế nhưng, khi trở thành mẹ, Diệp Lâm Anh cũng như bao cô gái khác khi cân nặng luôn là vấn đề sau sinh. Chân dài từng chia sẻ nhiều về bí quyết giảm cân thế nhưng chỉ cần "thả" một chút số đo cơ thể lại tăng. Sau nhiều lần cân nặng lên xuống, cuối cùng người đẹp cũng duy trì chỉ số cơ thể ở mức cân đối, ổn định nhất.
Đánh dấu sự thành công này, Diệp Lâm Anh tung ra bộ hình sexy tới ngộp thở với nội y ren màu đen quyến rũ. Thiết kế ôm sát cơ thể với đường xẻ ngực sâu hun hút giúp bà mẹ một con khoe thân hình đầy đặn. Từng là một người mẫu nên những cách pose dáng sao cho cuốn hút với Diệp Lâm Anh không phải chuyện khó.
Cô chọn toàn bộ trang phục màu đen để giúp cơ thể trông thon gọn, mi nhon hơn. Trong khi đó, những chi tiết vải đắp ren xuyên thấu kích thích thị giác người nhìn bởi vẻ đẹp kín hở. Đây cũng là cách hay để những cô gái có thân hình hơi đẫy đà che bớt đi phần cơ thể kém săn chắc. Bên cạnh đó, những shoot hình được chụp trong studio nên sẽ được chỉnh sửa kỹ càng để có được vẻ đẹp hoàn mỹ nhất cho chân dài.
Dù gợi cảm hút mắt nhưng gương mặt của Diệp Lâm Anh chưa thực sự có hồn.
Cô liên tục khoe vòng 1 qua những shoot hình.
Thân hình nuột nà của bà mẹ một con khiến bao người mơ ước.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng dù trang phục chọn có gợi cảm tới đâu thì Diệp Lâm Anh cũng giảm sút phong độ với biệt danh "bom sex" vì lối trang điểm quá đậm, khiến cô kém hấp dẫn với gương mặt có phần đơ cứng.
Có thể nói, từ sau khi sinh, đây là lần đầu tiên Diệp Lâm Anh khoe body táo bạo tới như vậy. Tự tin với hình thể và tự tin khoe vóc dáng, Diệp Lâm Anh xứng đáng được nhận huy chương cho danh hiệu "bà mẹ sexy của năm".
Hình ảnh của cô thuở còn son với body quyến rũ.
Thách thức người nhìn trong những mẫu đồ bơi cắt xẻ hiểm hóc.
Cô thường xuyên khoe dáng với áo tắm thời thượng.
Diệp Lâm Anh là "nữ hoàng đồ bơi" khi cô còn độc thân.
Hôm nay Diệp Lâm Anh lên xe hoa cùng thiếu gia giàu có đất Sài thành nhưng ít ai biết, nữ diễn viên cũng xuất thân trong một gia đình khá giả ...
" alt="Diệp Lâm Anh mặc nội y ren mỏng tang, khoe body phồn thực của mẹ một con"/>Diệp Lâm Anh mặc nội y ren mỏng tang, khoe body phồn thực của mẹ một con