Sân bóng nằm ở khu đất bên phải trong khuôn viên trường, trước đây khu đất này được nhà trường làm sân học thể dục và vui chơi giải trí cho học sinh.
Trường THPT Kỳ Anh |
Trên mảnh đất cho thuê này được xây dựng hai sân bóng nhân tạo quy mô, một ngôi nhà cấp 4, hệ thống đường điện.
Một em học sinh Trường THPT Kỳ Anh cho biết, sân bóng được thuê theo giờ, dao động từ 200 đến trên 500 ngàn/giờ, trong giờ học nếu học sinh muốn thuê sân bóng để đá thì phải trả tiền từ 100 – 150 ngàn đồng/tiết học.
Chiều ngày 28/3, trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy – Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh thừa nhận cho một cá nhân thuê đất trong khuôn viên trường làm sân bóng, thời hạn thuê đất 5 năm.
Bà Thủy cho biết, việc này nằm trong kế hoạch nâng cấp sân bóng nhà trường bằng cách xã hội hóa đã được ban giám hiệu, Ban chấp hành Đảng ủy và Hội động nhà trường đồng ý.
Sân bóng dùng để kinh doanh nằm trong khuôn viên nhà trường |
Nhà trường sau khi xin ý kiến của Sở GD&ĐT đã làm đề án trình Sở thẩm định và cho kế hoạch thực hiện.
Sở “bật đèn xanh”
Ngày 30/10/2018, Sở GD&ĐT có văn bản gửi Sở Tài chính Hà Tĩnh về việc thẩm định và hướng dẫn phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích cho thuê trong đơn vị sự nghiệp.
Văn bản này do Phó Giám đốc Sở GD&ĐT ký với nội dung: Sân thể dục, thể thao Trường THPT Kỳ Anh dự kiến dùng để cho thuê là tài sản của Nhà nước dùng để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường; sân thể dục, thể thao của trường đang là mặt bằng tự nhiên chưa được đầu tư theo tiêu chuẩn sân thể dục thể thao; trong giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành chính (nếu cần thiết) nhà trường được sử dụng phần diện tích cho thuê để tổ chức các hoạt động giáo dục.
Được Sở GD&ĐT bật đèn xanh, nhà trường đã kí hợp đồng cho thuê đất |
Văn bản khẳng định, việc cho thuê một phần diện tích sân để làm sân bóng mi ni, sân bóng chuyền ngoài thời gian hoạt động của nhà trường không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao của trường; mục đích của việc đi thuê phù hợp với hoạt động của trường.
Sở cũng giao Trường THPT Kỳ Anh lập đề án cải tạo (bằng hình thức xã hội hóa) và cho thuê lại một phần sân thể dục thể thao là phù hợp tình hình thực tế và quy định hiện hành của nhà nước.
Cũng tại văn bản này Sở GD&ĐT đề nghị Sở Tài Chính xem xét, thẩm định và hướng dẫn các thủ tục để Trường THPT Kỳ Anh triển khai đề án.
Văn bản của Sở GD&ĐT gửi đi nhưng đến nay Sở Tài chính không phúc đáp.
Thế nhưng, ngày 15/11/2018, lãnh đạo Trường THPT Kỳ Anh vẫn ký một bản hợp đồng cho thuê đất với ông Trần Anh Đằng (trú tại phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh).
Theo đó, diện tích đất cho thuê là 3.250m2, thời hạn thuê trong 5 năm từ năm 2019 đến năm 2024, giá thuê là 50 triệu đồng/năm.
Sau khi có hợp đồng trong tay, bên thuê đất nhanh chóng bắt tay xây dựng, đầu tư các hạng mục phục vụ sân bóng mi ni, công trình này đã hoàn thành và đi vào khai thác từ tháng 2/2019.
Về nguyên nhân chưa đủ thủ tục, chưa nhận được hướng dẫn của Sở Tài chính nhưng nhà trường đã tự ý cho thuê đất, bà Thủy giải thích do thời điểm đó bà đi công tác khi về thì bên thuê đất đã tiến hành khởi công.
Theo bà Thủy, thỏa thuận giữa nhà trường với cá nhân thuê đất trong giờ hành chính thì sân bóng đá dành cho học sinh học, không thu tiền. Cá nhân chỉ được kinh doanh từ sau 16h30 đến 22h mỗi ngày.
Thế nhưng, lúc 15h30 chiều ngày 28/3, sau khi làm việc với lãnh đạo Trường THPT Kỳ Anh chúng tôi quay trở lại khu vực sân này thì có một nhóm học sinh trường nghề trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đang thuê sân đá bóng.
Liên quan đến thông tin các học sinh cung cấp trong giờ học muốn đá bóng phải thuê sân với giá 100 – 150 ngàn đồng/giờ, bà Thủy cho biết, việc này có thể các em nói đúng, bà sẽ xác minh lại sau?.
VietNamNet tiếp tục thông tin
Lê Minh
Các trường mầm non công lập ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tự hợp đồng hàng chục giáo viên đứng lớp, tiền lương giáo viên hợp đồng do phụ huynh học sinh chi trả.
" alt=""/>Xẻ sân thể dục của học sinh cho cá nhân thuê làm sân bóngHệ thống đèn chiếu sáng tại công viên không hoạt động nhiều năm nay. |
Năm 2000, Công viên Bắc Linh Đàm được chủ đầu tư là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị khánh thành và đưa vào sử dụng. Người dân quận Hoàng Mai nói chung và người dân Khu đô thị Linh Đàm rất vui. Những năm đầu đưa vào sử dụng, các hạng mục như điện chiếu sáng, ghế đá…; hệ thống vườn hoa, thảm cỏ, cây xanh cũng được chăm sóc chu đáo, nên công viên rất an toàn, sạch đẹp.
Ở phía đầu công viên, cách đây khoảng 6 năm, đơn vị quản lý công viên đã cho thuê một phần diện tích làm khu vui chơi cho trẻ em (còn gọi là Công viên 10-10). Vào ngày nghỉ, ngày lễ và các buổi chiều hằng ngày, rất đông trẻ em đến đây vui chơi. Thế nhưng, hiện nay, toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng ở khu vực cổng chính và đường dạo quanh công viên đã bị cháy, vỡ, cột điện hoen gỉ. Không có đèn chiếu sáng, người dân không dám đi dạo, tập thể dục trong công viên vào buổi tối. Ngoài ra, một vài ghế đá trong công viên cũng bị gãy, không được sửa chữa.
Đã vậy, xe máy đi lại tự do trong công viên, gây nguy hiểm cho người dân đi bộ, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Đáng nói, phía cuối công viên có khu nhà tròn (khu phục vụ khách tới tham quan công viên) từ lâu đã "biến" thành cửa hàng bán cháo lòng, tiết canh. Một đoạn đường đi và khoảng sân gần nhà tròn cũng được tận dụng làm nơi trông giữ xe ngày-đêm. Dải đất trống giữa công viên với hồ Linh Đàm lẽ ra phải được trồng hoa, cây cảnh, nhưng được quây rào để... trồng rau. Khu vực Công viên 10/10 không thu hút được trẻ em vào vui chơi, vì hầu hết các thiết bị trò chơi đã hỏng hoặc xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn.
Được biết, từ năm 2013, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị đã bàn giao toàn bộ hệ thống cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ tại Khu đô thị Linh Đàm (trong đó có Công viên Bắc Linh Đàm) về Sở Xây dựng Hà Nội để giao cho Công ty TNHH Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và cây xanh đô thị VPT duy trì, quản lý. Sau khi tiếp nhận, việc duy trì hệ thống cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ tại Công viên Bắc Linh Đàm được duy trì cầm chừng nên một số hạng mục xuống cấp và chưa được khắc phục. Đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác quản lý, cải tạo, bảo dưỡng thiết bị, hệ thống cây xanh, chiếu sáng để phát huy hiệu quả hoạt động của Công viên Bắc Linh Đàm, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân.
TheoHà Nội Mới
Học kỳ I, điểm trung bình của Nguyễn Văn Nghĩa đạt 8,6 với thang 10, đạt 3,4 thang điểm 4 - học lực loại giỏi.
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM mất tích có học lực kỳ I loại giỏi |
“Dù học online tuy nhiên các giảng viên đều đánh giá em học tốt, trong quá trình học không có biểu hiện nào bất thường”- ông Thưởng nói.
Theo ông Thưởng, khi nhận được thông tin nhà trường đã đặt ra nhiều tình huống khác nhau. Được biết, Nghĩa không hề có nhiều tiền trong người.
Mặt khác dù trước đó đã đăng ký ở ký túc xá và đóng 500.000 đồng giữ chỗ nhưng tới nay Nghĩa chưa làm thủ tục ở ký túc xá.
Tại bến xe, để hỗ trợ sinh viên nhập học, nhà trường đã tổ chức đội ngũ tình nguyện đón sinh viên về trường từ 4h sáng đến 9h tối. Sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa có xuống xe nhưng không tiếp nhận sự hỗ trợ của đội tình nguyện, cũng không nhận sự hỗ trợ của người nhà.
Trưởng Phòng tuyển sinh và Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho hay do không thể liên lạc được qua điện thoại nên trường đã gửi thông tin vào địa chỉ email nhưng chưa thấy Nghĩa trả lời.
Khi nhận được thông tin từ gia đình, nhà trường đã báo cho công an quận Bình Thạnh và công an huyện Tây Sơn (Bình Định) để phối hợp tìm kiếm em Nghĩa.
Theo trình báo của gia đình, chiều 11/2, Nghĩa lên xe khách của nhà xe Tân Hoa Câu từ quê vào TP.HCM để làm thủ tục nhập học vào năm nhất của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Đến 5h sáng hôm sau, xe vào đến bến xe Miền Đông ở quận Bình Thạnh nhưng Nghĩa thì biến mất.
Gia đình cho biết, Nghĩa lần đầu vào TP.HCM, vì vậy rất lo lắng em bị kẻ gian lừa gạt. Khi “mất tích”, Nghĩa mặc quần tây đen, áo thun, có áo khoác bên ngoài, đội nón… mang theo một ba lô và một túi xách.
Theo thông tin mới nhất, rạng sáng 15/2, người dân phát hiện một thi thể nam thanh niên trôi trên sông. Người nhà xác nhận là nam sinh Nguyễn Văn Nghĩa mất tích nhiều ngày qua khi vào TP.HCM nhập học.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục khám nghiệm, điều tra nguyên nhân cái chết của nạn nhân.
Theo công an quận Bình Thạnh, thi thể phát hiện trên có phải nam sinh mất tích không thì chưa khẳng định.
Lê Huyền
Ông Trần Thanh Thưởng, Trưởng Phòng tuyển sinh và Công tác sinh viên, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cho hay trường hợp sinh viên Nguyễn Văn Nghĩa rất đau xót. Nhà trường xót xa khi 1 sinh viên giỏi ra đi trong ngày đầu tiên nhập học.
" alt=""/>Sinh viên mất tích khi vào TPHCM nhập học có điểm GPA loại giỏi