- Lãnh đạo MU đã tiếp xúc với đại diện Isco bàn về vấn đề chuyển nhượng. Arsenal trả Valencia 18 triệu bảng để rước Banega về trong mùa đông... là những tin chuyển nhượng mới nhất tối 29/12.MU chiêu mộ Biraghi, PSG hỏi mua Rashford
Solskjaer đội Pogba lên đầu, Modric bỏ Real sang Inter
Liverpool vs Arsenal: Pháo thủ lành ít dữ nhiều
Isco đang khá thất vọng với hoàn cảnh hiện tại ở Madrid. Kể từ ngày HLV Solari lên nắm quyền, tiền vệ người Tây Ban Nha hiếm khi được ra sân thi đấu từ đầu.
 |
MU quan tâm đến Isco |
Thế nên, bản thân Isco đang muốn chia tay đội bóng Hoàng gia và đã yêu cầu cha đẻ kiêm người đại diện xếp lịch gặp hàng loạt đội bóng lớn ở châu Âu để bàn về vấn đề chuyển nhượng.
Juventus, Paris St-Germain, Barcelona, MU cùng Chelsea đều bày tỏ sự quan tâm đến Isco. Anh cũng đã xin lời khuyên từ đồng đội Benzema về khả năng gia nhập gã nhà giàu nước Pháp - PSG.
Real Madrid cũng để ngỏ khả năng bán Isco nhằm tái đầu tư vào Hazard. Theo Daily Star, người phụ trách tuyển trạch của Quỷ đỏ cũng đã có cuộc nói chuyện cha đẻ Isco.
 |
Tiền vệ Tây Ban Nha từng ghi bàn vào lưới MU |
Mặc dù vậy, trước khi đưa Isco về Old Trafford, đội bóng thành Manchester cần phải thanh lý bớt Juan Mata hoặc Alexis Sanchez vì chơi cùng vị trí với cầu thủ người Tây Ban Nha.
Banega đến London hoàn tất thủ tục gia nhập Arsenal
HLV Unai Emery muốn đưa về sân Emirates một tiền vệ giàu kinh nghiệm để cải tổ tuyến giữa Pháo thủ. Và ông đã chọn Ever Banega - người có mức phí giải phóng hợp đồng 18 triệu bảng với Sevilla.
Mới đây, tiền vệ Argentina đã thay đổi người đại diện nhằm thúc đẩy một vụ chuyển nhượng sang Anh. Theo Mundo Deportivo, đại diện mới của Banega đã ở Anh cả dịp Giáng sinh để thương thảo hợp đồng với Pháo thủ.
 |
Banega chuẩn bị cập bến Arsenal |
HLV Emery rừng có khoảng thời gian làm việc cùng Banega ở Valencia và Sevilla nên hiểu rõ năng lực cậu học trò cũ.
Ông thầy người Tây Ban Nha cũng xem Banega là sự thay thế lý tưởng cho Aaron Ramsey. Hơn nữa, mức giá 18 triệu bảng cũng hợp túi tiền đội bóng thành London.
Hè vừa qua, Unai Emery đã đem về sân Emirates hai tiền vệ trung tâm là Lucas Torreira và Mateo Guendouzi. Mặc dù vậy, Banega là mẫu cầu thủ kỹ thuật và giàu kinh nghiệm hơn.
* T.A
" alt="Tin chuyển nhượng tối 29"/>
Tin chuyển nhượng tối 29
Thứ nhấtlà chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước khi bổ nhiệm theo Chỉ thị số 28 ngày 18/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có yêu cầu đến hết năm 2021, 100% cán bộ, công chức, viên chức phải bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý trước khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.Về việc này, Bộ Nội vụ đề nghị 18 bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành báo cáo, gửi về Bộ Nội vụ trước ngày 25/4. Đến hết ngày 21/5, Bộ Nội vụ nhận được báo cáo của 15 đơn vị, còn 3 đơn vị chưa gửi báo cáo.
Thứ hailà nhóm chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức là bắt buộc khi thực hiện việc bổ nhiệm hoặc đăng ký dự thi nâng ngạch, chức danh nghề nghiệp gồm 4 loại.
Đó là, chứng chỉ bồi dưỡng về lý luận chính trị chỉ yêu cầu đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương. Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức (có 66 loại chứng chỉ/79 ngạch công chức) hoặc chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp viên chức (có 145 loại chứng chỉ/189 chức danh nghề nghiệp viên chức).
 |
Nhiều giáo viên đang đau đầu với các loại chứng chỉ bồi dưỡng. Ảnh minh họa: Thúy Nga |
Chứng chỉ ngoại ngữ (có 74/79 ngạch công chức và 155/189 chức danh nghề nghiệp viên chức yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ). Chứng chỉ tin học (có 74/79 ngạch công chức và 142/189 chức danh nghề nghiệp viên chức yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ).
Thứ balà chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm. Theo quy định thi chứng chỉ bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm và kiến thức, kỹ năng chuyên ngành không yêu cầu bắt buộc phải có khi bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm ngạch, chức danh nghề nghiệp, nhưng là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong năm của công chức, viên chức.
Qua rà soát các quy định và tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành, Bộ Nội vụ nhận thấy việc bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức được thực hiện từ năm 2003 và đi vào nề nếp, các chương trình bồi dưỡng đã cung cấp một nền kiến thức chung về quản lý hành chính nhà nước, quản lý chuyên ngành, các kỹ năng làm việc, thực hiện nhiệm vụ, góp phần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức.
Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đối với công chức, viên chức có một số hạn chế, tồn tại. Đó là nội dung một số chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát với yêu cầu của vị trí việc làm; còn trùng lặp nội dung giữa các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp trong cùng một chuyên ngành hoặc trùng với kiến thức đào tạo trong trường đại học.
Thêm vào đó, việc quy định yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học không còn phù hợp vì hiện nay các cơ sở đào tạo đã có quy định về việc chuẩn đầu ra phải đạt được trình độ ngoại ngữ, tin học theo các cấp độ tương ứng.
Ngoài ra, còn có sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Bộ Nội vụ khẳng định, công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức là cần thiết và phải tăng cường nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức, 155 chức danh viên chức
Bộ Nội vụ cũng đưa ra 4 kiến nghị, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ.
Một là,đề nghị bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong công tác tuyển dụng và bổ nhiệm, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức. Cụ thể là bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ ngoại ngữ của 74 ngạch công chức và 155 chức danh nghề nghiệp viên chức; bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ tin học của 74 ngạch công chức và 142 chức danh nghề nghiệp viên chức.
Hai là,cắt giảm các quy định về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức theo hướng tích hợp các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng trong cùng một nhóm ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, Bộ đề xuất giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức và 87 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.
Ba là, Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, không quy định cụ thể các chương trình bồi dưỡng theo các ngạch công chức hoặc hạng viên chức; thời hạn mỗi chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh nghề nghiệp không quá 8 tuần; nội dung, chương trình, hình thức, thời gian bồi dưỡng do Bộ quản lý chuyên ngành quy định cụ thể.
Đồng thời, quy định việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý được thực hiện trước hoặc sau khi bổ nhiệm (thực hiện tương tự như bồi dưỡng về kiến thức quốc phòng và an ninh).
Cùng với đó, sửa quy định về bồi dưỡng theo vị trí việc làm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm là căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức, viên chức.
Sửa đổi quy định về việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, chỉ quy định về việc thay thế giữa các loại chứng chỉ, còn việc sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng trong công tác tuyển dụng, nâng ngạch, thăng hạng hoặc bổ nhiệm sẽ được quy định tại các văn bản khác của Chính phủ có liên quan đến công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức.
Bốn là,các Bộ quản lý ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các thông tư quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức được giao quản lý theo hướng không yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Đồng thời, nghiên cứu quy định về chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức, chứng chỉ bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp cho phù hợp với yêu cầu, tính chất hoạt động nghề nghiệp của công chức, viên chức; xem xét lồng ghép các chương trình bồi dưỡng do bộ quản lý chuyên ngành quy định.
Cùng với đó, rà soát, sửa đổi các chương trình bồi dưỡng để tránh trùng lặp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng theo quy định mới tại Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017.
Thu Hằng
MỚI:

Bộ GD-ĐT đồng thuận giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên
Đại diện Bộ GD-ĐT cho hay hoàn toàn thống nhất với nội dung báo cáo và các ý kiến mà Bộ Nội vụ đã đề xuất về việc giảm chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên.
" alt="Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 87 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức trong đó có giáo viên"/>
Bộ Nội vụ đề xuất bỏ 87 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp viên chức trong đó có giáo viên
Theo The Paper, hồ sơ được đăng tải trên mạng bởi công ty quản lý. Cô gái tên Li Jing, 29 tuổi, quê Nam Kinh và muốn làm quản gia cho một nhà phù hợp với mức lương 35.000 nhân dân tệ (hơn 126 triệu đồng)/tháng. ĐH Thanh Hoa là một trong những ngôi trường tinh hoa, hội tụ những người có trình độ cao ở Trung Quốc. Câu chuyện cựu sinh viên ngôi trường này muốn trở thành người giúp việc trong gia đình khiến nhiều người bất ngờ.
 |
Câu chuyện cô gái tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa làm quản gia khiến nhiều người chú ý. Ảnh chụp màn hình. |
Trên các diễn đàn lớn, dân mạng xứ Trung dấy lên cuộc tranh luận, cho rằng người có học thức cao như Li không tìm được việc tương xứng trình độ, gây lãng phí nhân tài. Song nhiều ý kiến bày tỏ không nên có định kiến về nghề nghiệp.
Ngày 27/5, đại diện công ty quản lý nhân sự cho biết những thông tin trong hồ sơ trên là thật, trình độ học vấn của Li có thể được tra cứu trên hệ thống.
Người này cho biết thêm thực chất trong ngành dịch vụ gia đình, những "nhân sự cấp cao" như Li thường làm gia sư, quản gia chứ không phải làm những công việc tay chân như người giúp việc nhà truyền thống mà mọi người vẫn nghĩ.
"Lương tháng của những người quản gia cấp cao nằm ở mức 15.000 - 50.000 nhân dân tệ/tháng. Những người có trình độ như Li có thể đạt mức lương 600.000 nhân dân tệ/năm".
Đại diện công ty cho biết khách hàng của mình đều là những gia đình giàu có, thượng lưu.
Theo hồ sơ của Li, cô từng làm việc cho một gia đình 4 người trong khu Shanghai Tomson Riviera (Thượng Hải) - một trong những khu nhà đắt giá nhất Trung Quốc - từ năm 2016 đến năm 2018. Trong các năm 2019-2021, cô làm quản gia cho gia đình 3 người ở khu Shanghai Jiujiantang.
Quản gia, chuyên gia dọn phòng đang là nghề thu hút người trẻ tại Trung Quốc. Theo CCTV, riêng ở Thượng Hải đã có khoảng 200.000 chuyên gia dọn nhà. Tuy nhiên cũng có không ít người định kiến, coi đây là công việc không đẳng cấp hay ít đòi hỏi trình độ.
Theo thống kê chưa đầy đủ, tại Trung Quốc có 122 trường đại học, cao đẳng đào tạo 125 ngành học liên quan đến nữ công gia chánh. Song hiện chỉ có 1344 sinh viên học ngành này, tức là mỗi trường chưa có đến 20 sinh viên.
Theo zingnews.vn

Thu nhập 'khủng' của bảo mẫu trong các gia đình danh giá
Không được sử dụng từ “trẻ con”; không được đeo khuyên tai lủng lẳng hay nhiều đồ trang sức; khi đang khoác trên mình bộ đồng phục, không được đeo tai nghe, nhai kẹo cao su,… là những quy tắc nghiêm ngặt mà các bảo mẫu phải tuân thủ.
" alt="Cô gái tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa bị chỉ trích khi làm bảo mẫu"/>
Cô gái tốt nghiệp ĐH Thanh Hoa bị chỉ trích khi làm bảo mẫu