Ngày 23/12,ậnđộnghơnngườithuộcnhómnguycơtiêmvắkq c2 Sở Y tế TP.HCM cho biết, qua 15 ngày “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, ghi nhận 584.403 người thuộc nhóm nguy cơ (trên 65 tuổi, có bệnh nền). Trong đó, phát hiện 24.420 người chưa tiêm vắc xin, 3.918 người mắc Covid-19.
Thăm khám cho người thuộc nhóm nguy cơ tại TP.HCM
Những F0 này được cấp sử dụng ngay thuốc kháng virus Molnupiravir theo quy định. Địa phương thực hiện cách ly chăm sóc tại nhà với 901 F0 và cách ly tập trung 255 F0. Các quận, huyện trên địa bàn tiếp tục xét nghiệm tầm soát cho tất cả người dân thuộc nhóm nguy cơ theo kế hoạch.
Ngoài ra, các Trung tâm Y tế đang khẩn trương thuyết phục và tiêm vắc xin ngay cho 24.420 người (chiếm tỷ lệ 4,2%). Với trường hợp người thuộc nhóm nguy cơ gặp khó khăn trong đi lại, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện sẽ cử các đội tiêm đến tại nhà.
Sở Y tế cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện phân công trách nhiệm người chuyên nhập dữ liệu danh sách người thuộc nhóm nguy cơ, đảm bảo chính xác và kịp tiến độ.
Sở Y tế TP.HCM nhận định, bước đầu chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ đã phát hiện ra những đối tượng cần được can thiệp ngay, góp phần giảm nguy cơ tử vong.
Kể về câu chuyện của mình, Linh cho biết, em bắt đầu phát hiện bệnh khi vừa học hết lớp 5. Bác sĩ nói rằng đó là một căn bệnh lạ. Vì thế, quãng thời gian phát bệnh diễn ra rất nhanh chóng. Chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả những gì trước mắt em chỉ còn là một khoảng đen mờ tịt. Mặc dù rất ham vẽ nhưng em chẳng còn nhìn thấy đường nét hay những gam màu. Cùng thời điểm đó, cha em bỏ hai mẹ con đi lập gia đình mới. Người mẹ lúc này phải gánh gồng hơn gấp bội để lo cho con.
“Ngay từ giây phút ấy tôi đã tự dặn mình không được phép gục ngã vì mình là chỗ dựa duy nhất của con. Tôi cũng không dám rơi một giọt nước mắt nào cả. Tôi sợ một lúc nào đó bất chợt con sờ vào mắt mẹ, thấy mẹ khóc con sẽ nhụt chí” – chị Lan nghẹn ngào khi nhắc đến chuyến hành trình cùng con hòa nhập lại với cuộc sống. Trong chị vẫn có niềm tin bất diệt, rằng một ngày nào đó mắt con sẽ sáng trở lại như bao bạn bè cùng trang lứa.
Cũng kể từ năm 2012, Linh được chuyển đến học tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. Em phải tập làm quen với việc học chữ nổi. Từ một người có thể nhìn thấy ánh sáng, Linh không hình dung được cuộc sống của người khiếm thị sẽ ra sao? Linh kể, em đã rất sốc và khá dè dặt trong giao tiếp với bạn bè.
Thế nhưng nhờ có mẹ luôn ở bên và vực em dậy, sau nửa năm, Linh nhanh chóng thích nghi với “cuộc sống mới”. Với niềm khao khát học tập và tấm lòng ham học hỏi, 9 năm liền Linh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đặc biệt, em rất yêu thích môn Toán hình và đây cũng là môn Linh học tốt nhất.
“Mặc dù hơi khó tưởng tượng nhưng do trước đây em đã từng nhìn thấy nên em dễ hình dung hơn các bạn trong lớp. Môn Toán hình rất thú vị vì nó đòi hỏi tư duy nhiều. Em phải sử dụng một chiếc bảng mút và một chiếc thước khắc chữ nổi để vẽ hình”.
Dương Bùi Khánh Linh và mẹ trong buổi lễ tuyên dương Khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ Đô ngày 19/5.
Một ngày học của Linh bắt đầu từ sáng cho tới chiều muộn. Em luôn cố gắng hoàn thành bài tập ngay trên lớp, sau đó thời gian buổi tối dành để nghỉ ngơi và phụ mẹ làm việc nhà.
Linh chia sẻ, động lực của em bây giờ chính là mẹ và gia đình. “Mẹ em luôn nói rằng kỹ năng thực tế mới quan trọng. Do đó, mẹ không gây áp lực với em về thành tích hay điểm số. Ngoài ra, em còn muốn nhìn thấy nụ cười của ông bà. Ông em giờ đã già nên hay phải đi viện. Nhưng mỗi lần về, em thông báo được thành tích cao thì ông lại có thể ở nhà thêm một tuần nữa. Đó có lẽ là động lực rất lớn để em cố gắng hơn”.
“Mẹ dạy em không phụ thuộc vào người khác”
Trong lời kể của Linh nhắc rất nhiều đến mẹ. Mẹ chính là người giúp em tự tin thoát ra ngoài thay vì thu mình lại. Bên cạnh đó, chính mẹ đã dạy cho em tất cả các kỹ năng để không phụ thuộc vào người khác. Vì vậy, giờ đây các công việc nhà hay vệ sinh cá nhân Linh đều có thể tự làm được.
“Ví dụ như khi đun nước, mẹ thường tự nhắm mắt lại để hiểu âm thanh. Sau đó mẹ mô tả để dạy em làm. Từ việc bước bao nhiêu bước chân để lấy ấm, cách vặn nước ra sao, lắng nghe âm thanh khi nào nước đầy,… mẹ đều hướng dẫn tỉ mỉ.
Duy chỉ có việc tự đi lại bằng gậy là em chưa làm được. Em đang cố gắng tập để không phụ thuộc vào mẹ nữa. Mẹ mất quá nhiều thời gian để ở bên em nên giờ mẹ chỉ có thể làm công việc tự do, ai thuê gì làm nấy”.
Trong từng bước đi của Linh đều có bóng dáng của người mẹ.
Trong từng bước đi của Linh đều có bóng dáng của người mẹ. Đó là những buổi hai mẹ con chở nhau trên chiếc xe máy từ nhà đến lớp học. Đó là những lần mẹ ngóng chờ con tan trường để đèo về hay dắt đỡ khi cần thiết. Song, chị Lan luôn quan niệm: “Nếu con phụ thuộc vào người khác, con sẽ không quyết tâm vượt khó. Không ai sống thay cuộc đời của con. Con phải tự đi bằng đôi chân của chính mình”.
Vì thế, chị dạy con rất nghiêm khắc. Nhiều khi thấy con đứt tay hay bỏng nước, chị cũng phải nuốt nước mắt vào trong. Mặc dù có cáu gắt, nhưng chị bảo, “cáu là để con hiểu mẹ coi con như một người bình thường chứ không phải vì mẹ nản.
Mẹ đã nhắm mắt lại cùng con và đã làm được mọi thứ. Cho nên con không được phụ thuộc mà càng phải nỗ lực học và làm việc nhà chỉn chu”.
Mặc dù ông bà ngoại của Linh rất phản đối cách giáo dục này vì cho rằng không an toàn, nhưng với chị Lan, nương nhẹ con một chút con sẽ ỉ lại. Do đó, thay vì làm giúp con, chị đã hướng dẫn con từng chút. Và hơn hết, chị luôn động viên rằng, con vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều bạn – những người khiếm thị bẩm sinh chưa một lần được nhìn thấy thế giới xung quanh.
Hiểu được nỗi lòng của người mẹ, Linh luôn cố gắng học tập và tự làm mọi việc trong nhà. Ước mơ của em là trở thành một chuyên gia tâm lý. “Em cảm thấy mọi vấn đề trong cuộc sống đều xuất phát từ tâm lý. Nếu mình có thể giải tỏa tâm lý thì mọi việc sẽ ổn hơn rất nhiều. Là một chuyên gia tâm lý, em vừa tự giải tỏa được tâm lý cho mình, vừa có thể giúp đỡ cho những người xung quanh” – Khánh Linh chia sẻ.
Thúy Nga
Người cha 18 năm đi học cùng con gái khiếm thính
Mong muốn người con khiếm thính của mình được đi học như bao bạn bè khác, anh Trần Khương đã chấp nhận mỗi ngày đến trường cùng con ròng rã trong suốt 18 năm.
Dự án Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông (RGEP) do Bộ GD-ĐT là cơ quan chủ quản và chủ dự án, Ngân hàng thế giới tài trợ.
Dự án gồm 4 thành phần: Hỗ trợ phát triển chương trình giáo dục phổ thông; hỗ trợ biên soạn sách giáo khoa theo chương trình; hỗ trợ đánh giá và phân tích kết quả học tập để liên tục cải tiến chương trình và chính sách giáo dục phổ thông; quản lý, giám sát, đánh giá dự án.
Thúy Nga
Mời thầy Úc về tập huấn giáo viên cho chương trình phổ thông mới
Những giảng viên sư phạm, giáo viên và cán bộ quản lý phổ thông giỏi đã được tham gia tập huấn với chuyên gia Australia để triển khai mở rộng phục vụ cho chương trình phổ thông mới.
" alt="100 giảng viên được tập huấn chương trình giáo dục mới"/>
Từ nhỏ, Bảo Ngọc đã cao hơn các bạn đồng trang lứa và sở hữu nét đáng yêu, bầu bĩnh. Chiều cao này được thừa hưởng từ gia đình khi bố mẹ và người thân của cô đều cao trên 1,7 m. Suốt thời đi học, Bảo Ngọc luôn là người cao nhất lớp, thậm chí cao nhất trường.
Từng mặc cảm khi bị trêu chọc vì quá cao nhưng dần dần, cô ý thức được sự trân trọng bản thân và tự hào về chiều cao của mình. Tại Miss World Vietnam 2022, Bảo Ngọc thấy chiều cao không hoàn toàn là lợi thế vì mặt bằng chung các thí sinh đều khá cao.
Học vấn và những thành tích "khủng"
Bảo Ngọc có IELTS 8.0, từng đạt IELTS 7.0 khi học cấp 3 tại THPT Thực hành Sư phạm (ĐH Cần Thơ). Đỗ nhiều trường đại học, 10x chọn ĐH Quốc tế vì đạt học bổng tuyển sinh và thích hoạt động trong môi trường nói tiếng Anh năng động, giúp cô trở nên hoạt bát hơn.
Bảo Ngọc chia sẻ với VietNamNet về thành tích IELTS 8.0: "Tôi đạt thành tích này nhờ quá trình rèn luyện trên đại học, vì chương trình quốc tế nên học bằng tiếng Anh. Giá trị của bằng IELTS bộc lộ trong công việc, học tập. Nhưng trong đời sống, tôi thấy mục đích của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp, truyền tải ý nghĩ, cảm xúc. Tôi nghĩ chỉ cần làm như vậy là thành công chứ không cần phải đạt IELTS mấy chấm mới giỏi".
Ngoài việc học trên lớp, Bảo Ngọc thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, các dự án phi lợi nhuận và là trợ lý nghiên cứu trong đội nghiên cứu học thuật của thầy giáo trưởng khoa. Thầy cô và bạn bè cũng là nguồn động viên lớn giúp đỡ người đẹp trong việc xin học bổng và thi hoa hậu. Á hậu có tài lẻ thuyết trình nhờ vào quá trình tham gia các cuộc thi hùng biện tiếng Anh, giới thiệu sách.
Nhiều hoa hậu, á hậu hiện nay bị chê bai về trình độ tiếng Anh. Về vấn đề này, Bảo Ngọc quan điểm một cô gái dám dũng cảm đứng lên, truyền tải những suy nghĩ và cảm xúc đến người khác; dù cô ấy nói chập chững, phát âm không đúng, chưa rành rọt ngữ pháp... vẫn là điều đáng quý. Cô mong mọi người hãy nhìn vào mặt tích cực và ủng hộ để họ có thể làm tốt hơn thay vì chê bai.
Bảo Ngọc trân quý cơ hội bước chân vào ngành học Quản trị kinh doanh - Marketing mà cô đam mê. Do vậy, ngoài học bổng đầu vào, trong suốt 3 năm qua, nữ sinh không ngừng nỗ lực đạt nhiều thành tích đáng nể: học bổng SEED bảo trợ bởi chính phủ Canada, học bổng Venture Leader bởi quỹ đầu tư Quest Venture Singapore, danh hiệu"Sinh viên 5 tốt".
Cô trở thành trợ lý nghiên cứu khi vừa xong năm thứ nhất, đồng tác giả đề tài kinh tế đoạt giải Ba trong Hội nghị Nghiên cứu Sinh viên. Người đẹp là trưởng nhóm dự án kinh tế đạt top 10 cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Hội Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) tổ chức và bảo trợ bởi Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao); 1 trong 40 phụ nữ khởi nghiệp được chọn trong chương trình thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Bảo Ngọc còn thực hiện dự án đạt Top 5"Chương trình khí hậu"do CHANGE (Trung tâm hành động, liên kết vì môi trường và phát triển) tổ chức, thực hiện bộ ảnh viral đạt giải cuộc thi về bình đẳng giới bởi CSAGA.
Đam mê du lịch bụi, yêu thiên nhiên
Bảo Ngọc thích và thường xuyên thực hiện những chuyến phượt cùng bạn bè. Có những chuyến đi, cô cùng đồng đội kết hợp giữa khám phá thiên nhiên hoang dã và làm từ thiện giúp đỡ đồng bào khó khăn.
Tháng 4/2022, sau vòng chung khảo Miss World Vietnam 2022 tại Thái Nguyên, Bảo Ngọc vì yêu mến cảnh sắc nơi đây nên thực hiện ngay chuyến đi ngẫu hứng khám phá thiên nhiên xứ chè. Cô kể đi vỏn vẹn vài ngày, không có kế hoạch hay chờ đợi nhưng may mắn gặp nhiều bạn tốt.
Tháng 7/2022, 10x có "chuyến lang thang" hơn 700 km theo lộ trình TP.HCM - Bảo Lộc - Đà Lạt - Khánh Hòa, để ngay sau đó lại có mặt ở Ninh Thuận khởi động vòng chung kết. Trở về cuộc thi, cô thấy nhớ bụi đường, nhớ lúc dừng cắm trại trên đồi vì đêm khuya, nhớ những hành trình và những người mà đã gặp, những câu chuyện đã lắng nghe.
Cũng trong năm nay, người đẹp đến Bình Thuận, Đắk Lắk, đến Măng Đen (Kon Tum) làm từ thiện. Gắn bó với cô trong mỗi hành trình luôn là chiếc khăn rằn mộc mạc được quấn trên đầu hay quàng cổ. Cùng với đó, trải nghiệm của Bảo Ngọc không thể thiếu những con suối, dòng thác, những em nhỏ với ánh mắt trong veo, những người dân địa phương từng trải.
Trải nghiệm từ những chuyến đi tự túc, hòa mình với thiên nhiên và những câu chuyện, cảnh đời khác nhau, Bảo Ngọc mở mang tư duy và góc nhìn đa dạng về cuộc sống. Mỗi cung đường, mỗi địa điểm lại cho cô những suy nghĩ riêng và trưởng thành hơn.
Á hậu người Cần Thơ cũng quan tâm đến vấn đề môi trường. Cô từng thực hiện dự án làm sạch rác thải tại chợ nổi Cái Răng bằng biện pháp sáng tạo và thuyết trình về dự án này tại phần thi Người đẹp Tài năngcủa Hoa hậu Việt Nam 2020. Ở Miss World Vietnam 2022, Bảo Ngọc lọt Top 5 Người đẹp Tài năngnhờ thuyết trình về chủ đề phượt và quản lý cảm xúc.
Bảo Ngọc cũng từng gặp khủng hoảng tuổi 20 do sự chuyển mình từ môi trường cấp 3 sang đại học, thấy chông chênh hoặc hoài nghi về quyết định hay định hướng tương lai giống nhiều bạn trẻ. Cô giải quyết tình trạng này bằng một khoảng lặng để bình tâm, sau đó liệt kê những gì có thể làm, bắt đầu thử, trải nghiệm và đánh giá. "Điều đó giúp tôi một phần khẳng định lại con đường đã chọn và trấn an tinh thần, một phần để khám phá và làm rõ những điều còn mơ hồ, khai thác được năng lực tiềm ẩn của bản thân", Bảo Ngọc chia sẻ.
Á hậu Bảo Ngọc thừa hưởng nét đẹp ngọt ngào từ mẹ. Mẹ là bác sĩ cùng với nền tảng giáo dục tốt từ gia đình nên cô chú tâm học tập từ nhỏ. Bên cạnh mẹ và em gái, 10x luôn cho thấy vẻ đáng yêu, dù là ảnh thời nhỏ hay khi đã lớn.
Mẹ người đẹp ủng hộ cô khi thi nhan sắc. Mỗi hoạt động, hình ảnh của con gái tại cuộc thi đều được bà cập nhật, chia sẻ với bạn bè, người thân. Bà chia sẻ, danh hiệu á hậu 1 là chặng đường mới của Bảo Ngọc và cảm ơn mọi người đã ủng hộ con gái mình.
"Lột xác" từ Top 22 đến Á hậu 1
Năm 19 tuổi, khi thi Hoa hậu Việt Nam 2020, Bảo Ngọc gây chú ý từ sơ khảo bởi chiều cao "khủng" 1,84 m và gương mặt đáng yêu có nét Hàn Quốc. Nhưng trong quá trình thi, cô mờ nhạt và không để lại nhiều ấn tượng, đạt top 22 chung cuộc, top 5 Người đẹp Áo dài.
Trở lại đường đua nhan sắc sau 2 năm, Bảo Ngọc cho thấy sự thay đổi vượt bậc: ngoại hình chỉn chu hơn, phong cách biến hóa linh hoạt và biết cách khiến bản thân nổi bật trong các hoạt động.
Tại Miss World Vietnam 2022, Bảo Ngọc hạnh phúc vì sự trở lại lần này mang đến một phiên bản hoàn thiện hơn, tiếp tục cố gắng hơn. Thực hiện dự án"Phiên chợ tử tế"đầy cảm xúc, cô nhận nhiều lời khen từ ban giám khảo và thắng giải"Người đẹp Nhân ái", lọt thẳng top 5 chung cuộc. Cô còn đoạt giải"Người đẹp Thời trang", lọt top 6"Người đẹp Bản lĩnh", top 5"Người đẹp Tài năng". Cô cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục hoàn thiện bản thân để có thể tỏa sáng tại đấu trường quốc tế.
Đức Thắng
" alt="Á hậu Miss World Vietnam Bảo Ngọc: cao từ bé, mê phượt, thành tích 'khủng'"/>