Tuy nhiên quá trình triển khai Nghị định 116 cũng đã phát sinh một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn.
Thứ nhấtlà khó khăn, vướng mắc từ phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu.
Theo thống kê, tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu là 23/63 tỉnh, thành phố.
Như vậy, số sinh viên thuộc diện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” và được ngân sách nhà nước cấp (thông qua Bộ GD-ĐT) chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học.
Có thể nói phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên không được triển khai ở mức độ, hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.
Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần rất nhỏ (trong đó, 2 trường trọng điểm: Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 13 chỉ tiêu; Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 51 chỉ tiêu) ảnh hưởng kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng/ giao nhiệm vụ/ đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Các địa phương lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… có lợi thế về điều kiện thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao nên không thực hiện và chi trả kinh phí đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên vẫn có đội ngũ giáo viên xin về làm việc gây mất công bằng giữa các địa phương với nhau.
Thứ hai là khó khăn, vướng mắc từ việc phân bổ kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm.
Nói rõ hơn về điều này, Bộ GD-ĐT cho biết hằng năm, Bộ Tài chính chỉ giao khoảng 54% so với nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD-ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm luôn chậm so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.
Do sự phát triển không đồng đều, điều kiện nguồn lực, chính sách tài chính giáo dục giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.
Và thứ ba là khó khăn, vướng mắc từ việc theo dõi thu hồi kinh phí bồi hoàn do UBND cấp tỉnh là cơ quan hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm bồi hoàn kinh phí hỗ trợ nhưng không phải là đơn vị cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Những dự kiến sửa đổi, bổ sung
Dự thảo Nghị định do Bộ GD-ĐT vừa công bố dự kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116. Trong đó, về cơ chế thực hiện chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm, Bộ GD-ĐT đề xuất vẫn giữ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm, tuy nhiên quy định không bắt buộc các địa phương phải thực hiện, mà tùy theo điều kiện, nhu cầu của các địa phương thì tự đảm bảo kinh phí triển khai thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Từ các khó khăn vướng mắc trong việc xây dựng dự toán, bố trí kinh phí thực hiện trên, Bộ GD-ĐT cũng đề nghị bổ sung thêm nội dung hướng dẫn xây dựng dự toán và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cũng như về nội dung bồi hoàn kinh phí hỗ trợ.
Đặc biệt, điểm mới đưa vào dự thảo lần này là dự kiến hỗ trợ theo kết quả học tậpđể tạo động lực cho sinh viên sư phạm và nâng cao chất lượng.
Cụ thể, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học.
Sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Từ năm thứ hai và các năm học tiếp theo, sinh viên sư phạm có điểm trung bình chung học tập đạt loại yếu hoặc điểm rèn luyện đạt loại yếu sẽ không được xét hỗ trợ để chi trả chi phí sinh hoạt phí. Cơ sở đào tạo giáo viên thực hiện việc xét hỗ trợ sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm theo năm học.
Dự thảo này được lấy ý kiến góp ý từ nay đến ngày 14/10. Xem chi tiết văn bản tại đây.
Học bổng năm 2023 có gần 4.000 suất, mỗi suất cho học sinh trị giá 1,5 triệu đồng cùng cơ hội nhận giải thưởng cuộc thi viết lên đến 5 triệu đồng; học bổng toàn phần cho sinh viên trị giá 75 triệu đồng mỗi suất cùng cơ hội việc làm tại Sacombank.
Đối tượng được xét trao học bổng năm 2023 là học sinh cấp 2, cấp 3 tại tất cả các tỉnh thành có Chi nhánh Sacombank hoạt động và sinh viên năm 2 khối ngành Kinh tế, Luật, Công nghệ thông tin các trường Đại học tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thuộc khu vực Tây Nam Bộ. Điều kiện xét là điểm trung bình năm học 2022 - 2023 đạt từ 7,0/10 hoặc 2,5/4 trở lên. Tháng 7 - 8/2023, Sacombank đã phối hợp với các trường học để xác định gần 3.800 học sinh đủ điều kiện nhận học bổng (trong đó có 200 học sinh tại Hà Nội và 169 học sinh tại TP.HCM).
Năm nay là năm đầu tiên Sacombank triển khai cuộc thi viết với chủ đề “Chắp cánh bay xa” nhằm tăng cường khích lệ tinh thần của các em. Vào ngày khai giảng 5/9/2023, Sacombank đã đồng loạt trao tặng gần 3.800 suất học bổng, mỗi suất trị giá 1,5 triệu đồng kèm ba lô, đồng thời trao 290 giải thưởng trị giá từ 500.000 đồng đến 5 triệu đồng cho các học sinh đạt giải cuộc thi viết.
Sinh viên thuộc đối tượng được xét học bổng toàn phần nộp hồ sơ theo hướng dẫn tại website sacombankcareer.com từ tháng 10/2023. Những sinh viên có hồ sơ được lựa chọn sẽ bước vào “Vòng chinh phục” được tổ chức trong tháng 11/2023 thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp để Sacombank xác định 40 sinh viên đủ điều kiện nhận học bổng toàn phần, mỗi suất trị giá 75 triệu đồng kèm ba lô được trao trong 3 năm liên tiếp (25 triệu đồng/năm) đến khi tốt nghiệp.
Ngoài những suất học bổng toàn phần, năm nay Sacombank còn dành gần 100 suất học bổng 1 năm, mỗi suất trị giá 10 triệu đồng kèm ba lô cho sinh viên đủ điều kiện nhận học bổng tại các trường đại học có thâm niên hợp tác với Sacombank.
Học bổng “Ươm mầm cho những ước mơ” được Sacombank tổ chức từ năm 2004 vào mỗi dịp khai giảng năm học mới nhằm động viên, tiếp sức cho các em học sinh, sinh viên trên con đường học tập, theo đuổi ước mơ. Đến nay, ngân hàng đã trao tặng hơn 42.200 suất học bổng với tổng kinh phí gần 61 tỷ đồng.
Bên cạnh học bổng, hằng năm Sacombank còn tạo điều kiện cho sinh viên tham gia các hoạt động đào tạo, định hướng, các khóa rèn luyện kỹ năng, các chương trình thực tập, ngày hội việc làm… từ đó thiết thực góp phần vào sự nghiệp giáo dục cũng như mang lại cơ hội phát triển sự nghiệp cho thế hệ trẻ.
Thế Định
" alt=""/>Sacombank trao gần 4000 suất học bổng ‘Ươm mầm cho những ước mơ’