当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo phạt góc Juárez vs Santos Laguna, 8h05 ngày 11/2 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nguyên liệu:
- Cà tím loại thuôn bầu: 2 trái
- Bột mì: 150g
- Nấm hương tươi: 200g
- Bà chua hầm chín, cô đặc: 200g
- Ớt chuông xanh: 1 trái
- Hành tây: 1 củ
- 100g phô mai mozzarella miếng hoặc sợi, 2 thìa cà phê muối, 3 thìa súp tỏi bằm, 2 thìa cà phê tiêu xay, 3 thìa súp dầu ô-liu.
Các bước thực hiện:
- Cà tím rửa sạch, thái lát tròn dày tùy ý. Cho cà vào thố lớn, rắc muối đều lên bề mặt, trộn đều cà để khoảng 15 - 20 phút, sau đó rửa sạch, thấm khô.
- Hòa tan bột mì với nước lọc cùng với tỏi bằm, tiêu. Làm nóng chảo, cho dầu ô-liu vào, nhúng cà tím qua hỗn hợp bột mì để bột bám đều bề mặt, cho cà vào chiên vàng khoảng 2 phút.
- Ớt chuông lạng bỏ hạt, băm nhỏ. Hành tây bóc vỏ, băm nhỏ. Nấm rửa sạch, cắt chân, băm nhỏ. Làm nóng lại chảo đã chiên cà, cho ớt, hành tây, nấm vào xào chín tới, nêm gia vị vừa ăn.
- Cho cà tím vào khay nướng, cho cà chua, rau củ lên trên miếng cà, sau cùng rắc phô mai lên. Cho khay vào lò vi sóng, bật nhiệt độ 300 độ C, nướng 40-45 phút cho đến khi phô mai vàng.
- Dọn món ra đĩa, dùng nóng.
Mách nhỏ: Khi luộc rau củ nên cho một chút muối và dầu ô-liu vào nước luộc để rau củ giữ màu xanh. Khi vớt ra chưa dùng liền cần để trong thau nước đá lạnh để rau vừa giòn vừa xanh.
(Theo Món ngon Việt Nam)
" alt="Cà tím đút lò kiểu Ý"/>Nhận định, soi kèo Corum vs Istanbulspor, 21h00 ngày 13/1: Khó tin cửa trên
"Chùa ông Hảo" hay Hảo Tâm tự
Giao lại hết mọi việc kinh doanh cho vợ con, ông Hảo trở về quê nhà ở Càng Long (Trà Vinh) mua một miếng đất rộng 15ha để xây dựng một ngôi chùa. "Chùa ông Hảo" hay Hảo Tâm tự có từ đó.
Chùa ông Hảo được xây dựng theo thiết kế của kỹ sư Phan Hiếu Kỉnh, trên khuôn viên đất rộng 8000m2. Đây là một ngôi chùa có nét kiến trúc độc đáo nửa tây nửa ta. Chùa có ngôi tháp 9 tầng, có phù điêu rạp hát Nguyễn Văn Hảo và chiếc du thuyền của ông.
"Chùa ông Hảo" hay Hảo Tâm tự xưa. Ảnh: Edward P. Metzner |
Việc xây dựng chùa diễn ra khá chậm bởi vật liệu mua từ Pháp được chuyển từ xa đến trong khi giao thông khó khăn. Phải mất 8 năm ngôi chùa mới hoàn thành.
Gần chùa, ông còn cho xây thêm một dãy phố lầu và một ngôi chợ để người dân địa phương lui tới mua bán, tạo điều kiện để bà con sinh sống. Chùa xây xong cũng là lúc chiến sự đến hồi ác liệt. Người dân bỏ cả ruộng vườn tìm nơi lánh nạn. Họ đã tìm đến chùa được ông cho tá túc và giúp đỡ lương thực, thuốc men.
Ngoài ra, ông còn tạo điều kiện bằng cách cho bà con mượn đất quanh chùa để trồng trọt, cấy hái phụ vào miếng ăn hàng ngày. Những người có tuổi ở Càng Long hiện nay không ai có thể quên được thiện tâm của ông. Ông rất giàu nhưng biết sẻ chia cho bà con cùng khổ.
Ngôi chùa được ông ủy nhiệm lại cho vợ ông là bà Nguyễn Thị Dài đứng ra chăm sóc nhang khói thờ tự sau khi ông mất. Hết đời bà Dài, ông Nguyễn Tâm Thạnh, con ông Hảo sẽ kế tiếp, tiếp tục chăm sóc ngôi chùa. Ý nguyện này được ông Hảo đã cho khắc chúc thư bằng đá trắng để tại chùa.
Ngày nay trở lại nơi đây, ngôi chùa đã trở thành phế tích. Thế nhưng, hình ảnh ông Hảo vẫn còn phảng phất đâu đây. Rõ nét nhất có lẽ là trên búc phù điêu còn sót lại hình ảnh rạp hát Nguyễn Văn Hảo, chiếc du thuyền của ông dùng rong ruổi từ Sài Gòn về Càng Long, dãy biệt thự hương thôn...
Tâm sáng, lòng son
Ông Hảo mất năm 1971. Năm 1975, chính quyền tiếp quản ngôi chùa. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Dài tiếp tục ở chùa cho đến năm 1979 bà mất. Huyện Càng Long thu lại toàn bộ khu vực này.
Bên cạnh chùa hiện nay vẫn còn một khu đất được xem như nghĩa trang gia tộc của ông Hảo. Ở nghĩa trang nhỏ này có 6 phần mộ trong đó có vợ chồng ông cùng mẹ ruột, mẹ vợ. Cả 6 ngôi mộ này đều xây dựng giống nhau. Trên mộ có hình quyển sách và 4 góc đều có sư tử đá.
Năm 1996, cháu nội ông Hảo nghe lời cha trở về nơi đây cất một cái chòi ở cạnh chùa để sinh sống và có điều kiện sớm hôm nhang khói. Về sau, khu vực này được chính quyền sử dụng làm bệnh viện, rồi thư viện, sau cùng là khu vui chơi cho trẻ em.
Ngẫm lại, cả cuộc đời ông Nguyễn Văn Hảo chỉ có chí thú làm ăn. Đồng tiền ông kiếm được phải trả bằng những giọt mồ hôi pha lẫn nước mắt. Về cuối đời, ông còn xây chùa, tạo điều kiện giúp người cơ nhỡ.
Khác với những đại gia khác, khi đạt được những thành quả tốt đẹp đôi khi sa ngã vào những tệ nạn. Với ông Hảo, từ một thanh niên tay trắng, ông làm nên một sản nghiệp lớn lao. Ông không để lại một điều tiếng gì ảnh hưởng đến thanh danh và sự nghiệp.
Tâm ông trong sáng. Tấm lòng ông son sắt. Một doanh nhân như thế thực rất đáng để cho mọi người học hỏi và noi gương.
Ông Nguyễn Văn Hảo, một thương gia, tỷ phú ô tô của Sài Gòn xưa vì quá yêu cải lương đã mở nguyên một rạp hát lớn nhất, 1200 chỗ mang tên mình: Rạp Nguyễn Văn Hảo.
" alt="Bỏ hết sản nghiệp, tỷ phú Sài Gòn bất ngờ về quê ở ẩn"/>1. Canh cải nấu thịt
Tô canh cải nấu thịt rất đơn giản nhưng khá hợp cho những ngày mưa gió hay khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa.
Tô canh nóng hổi sẽ giúp bạn và gia đình thêm phần ngon miệng đồng thời vị gừng cay cay cũng là cách tốt để cả nhà phòng chống bệnh cảm cúm.
2. Gà xào su su
Su su là loại củ quả dễ ăn dễ nấu, có thể kết hợp với thịt bò, thịt heo hay thịt gà để xào hay hầm đều ngon. Vị ngọt, giòn của su su non mới hái kết hợp cùng vị mềm ngọt của miếng gà trong món gà xào su su sẽ giúp thực đơn cơm tối của gia đình bạn thêm ngon miệng và đủ chất.
Khi làm món này bạn cần chú ý thịt ức gà thường khô nên muốn xào ngon phải thái mỏng và xào nhanh tay trên lửa lớn, đồng thời su su và cà rốt thái mỏng để nhanh chín, tránh hầm lâu gà mất nước sẽ khô. Món gà xào su su dùng nóng với cơm sẽ rất ngon.
3. Trứng cút xốt chua ngọt
Với món trứng cút xốt chua ngọt này bạn có thể dùng nóng với cơm, hoặc ăn không đều ngon. Đặc biệt món ăn này chắc chắc sẽ ghi điểm với các bé nhà mình đấy.
Thực ra số lượng trứng cút để chế biến món này không cố định, nhưng tốt nhất mỗi ngày bạn không nên ăn quá nhiều trứng cút, từ 9-15 trứng là vừa đủ.
Đánh giá: Khẩu phần: 3 người Chi phí: 56.000 đồng Đi chợ: 1 bó cải xanh - có nơi gọi là cải cay: 5.000 đồng 100g thịt nạc xay: 10.000 đồng 1 mẩu gừng, 1 củ tỏi, 1 củ hành nhỏ: 2.000 đồng 2 củ su su: 5.000 đồng 300g ức gà công nghiệp: 20.000 đồng 1 củ cà rốt: 1.000 đồng 15 trứng cút: 12.000 đồng Vừng rang: 1.000 đồng Tương cà, đường, giấm (*)Giá tham khảo tại một số chợ ở Hà Nội |
(Theo MASK Online)
" alt="Thực đơn cơm tối vừa ngon vừa rẻ với 56.000 đồng"/>Thế nhưng, đội ngũ làm công tác phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay có nhiều bất cập.
Thưa vắng nhà phê bình 9X
PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương khẳng định so với các lĩnh vực nghệ thuật, đội ngũ lý luận, phê bình văn học có sự nổi trội, nhiều thế hệ cùng đồng hành. Những cây bút trưởng thành từ giai đoạn trước vẫn tiếp tục sung sức trên văn đàn như Hà Minh Đức, Phong Lê, Trần Đăng Suyền, Bùi Việt Thắng, Đinh Xuân Dũng, Ngô Thảo…
Một số nhà văn, nhà thơ cũng tích cực tham gia công tác lý luận, phê bình như Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương, Nguyễn Thế Kỷ, Trần Đăng Khoa… Thế hệ 7X, 8X có những gương mặt nổi trội như Cao Kim Lan, Phong Điệp, Nguyễn Hoài Nam, Đỗ Anh Vũ, Nguyễn Thanh Tâm…
Nhưng đến nay, chưa có gương mặt nào của thế hệ sinh 9X ra mắt sách về lý luận, phê bình văn học.
Một trong những bất cập và thiếu hụt then chốt có thể nhận ra, đó là chưa có cơ sở đào tạo chuyên tâm về mảng phê bình. Đội ngũ phê bình văn học hiện nay chủ yếu do tự rèn luyện, trải nghiệm mà nên.
Cả nước chỉ có một cơ sở đào tạo duy nhất, ít nhiều gắn với việc hun đúc các cây bút phê bình văn học, đó là Khoa Viết văn Báo chí (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội). Thế nhưng, khoa này thực chất quan tâm đào tạo và phát triển cả 3 mảng: sáng tác thơ, sáng tác văn xuôi và lý luận phê bình chứ không chuyên biệt.
"Nhiều năm nay, các sinh viên đại học, viện nghiên cứu không chọn ngành lý luận phê bình văn học, nghệ thuật, thậm chí có năm không chiêu sinh được. Nghề này phải dấn thân, chịu khó nhưng không đủ sống. Sự thiếu hụt đáng báo động, bởi không thể bù đắp trong ngày một ngày hai", PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ nêu thực trạng với VietNamNet.
PGS.TS. Đào Duy Quát - Nguyên Phó trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương bày tỏ lo ngại khi các cây bút lớn tuổi gần như không còn viết phê bình (lui về nghiên cứu) các thế hệ trẻ không đủ lực lượng, bản lĩnh để lấp đầy khoảng trống. Ngoài văn học nổi lên một số tác giả phê bình trẻ hầu như các loại hình nghệ thuật khác đều vắng bóng.
Lắm "nhà" tự phong
Bàn sâu về thực trạng này, PGS.TS Phan Trọng Thưởng - Nguyên Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết, nhìn vào đội ngũ lý luận, phê bình hiện nay dễ dàng nhận ra sự hoà trộn của cả 3 loại “nhà”: nhà nghiên cứu, nhà lý luận, nhà phê bình.
Điều đó dẫn đến những ngộ nhận, nhận nhầm, phong nhầm “nhà” nọ thành “nhà” kia. Đó cũng là nguyên nhân khiến đội ngũ lý luận, phê bình trở nên hỗn độn, ít mà tưởng nhiều, thiếu lại nghĩ hùng hậu.
PGS.TS Phan Trọng Thưởng khẳng định, đội ngũ nhà phê bình của nước ta khá èo uột, không xứng với lực lượng sáng tác, không đáp ứng yêu cầu của công chúng thưởng thức nghệ thuật.
"Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển, ai cũng có thể đưa ra ý kiến. Người người có thể trở thành nhà phê bình. Thế nhưng, những nhà phê bình có phương pháp, chuyên môn, được đào tạo bài bản vẫn phải ‘đốt đuốc đi tìm’", PGS.TS Phan Trọng Thưởng nói.
Trong lĩnh vực phê bình âm nhạc, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân thừa nhận số lượng hội viên nghiên cứu âm nhạc chỉ khoảng 100 trên hơn 1.000 hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Ở lĩnh vực phê bình trên báo chí - truyền thông thì đang có hiện tượng khen chê tùy tiện, PR trá hình làm nhiễu loạn hệ giá trị tác phẩm trong công chúng. Nhiều người có chuyên môn còn ngại xuất hiện, cho ý kiến đánh giá về các hiện tượng âm nhạc.
Theo TS. Ngô Phương Lan - Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, trong gần 20 năm trở lại đây, dường như thị trường điện ảnh càng lên thì lý luận, phê bình càng đi xuống.
Bà Lan nêu thực trạng, mỗi năm có đến 40 bộ phim truyện điện ảnh ra đời, mỗi lần phim ra rạp, nhất là phim “thương mại” đều rất tưng bừng từ rạp đến mặt báo. Song điều này không liên quan đến chất lượng phim mà chủ yếu phụ thuộc vào kinh phí nhiều hay ít của nhà sản xuất, phát hành, sự “ra tay” mạnh hay yếu của đội ngũ PR.
Cũng có những bộ phim ra đời kéo theo dư luận ồn ào, trái chiều, người khen kẻ chê, người tâng bốc, kẻ hạ bệ, chẳng biết đâu thật-giả. Điều đáng buồn nhất là chẳng mấy khi thấy ý kiến định hướng của các nhà phê bình.
Bài 2: Nhà phê bình nào trụ vững khi cơn lốc 'anh hùng bàn phím' bủa vậy?
Cuộc vận động sáng tác tác phẩm văn học, nghệ thuật quy mô lớnCuộc vận động sáng tác và dàn dựng, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật được khởi động lần 3 nhằm tìm ra những tác phẩm xuất sắc nhất và lan tỏa vào đời sống nhân dân." alt="Đốt đuốc đi tìm nhà phê bình văn học, nghệ thuật"/>