Bảy chiêu trị chứng 'khó ngủ'
Clip "nụ cười thiên thần ngủ gật" gây sốt trên mạng
Bị ghen tuông,ảychiêutrịchứngkhóngủkết quả quần vợt hôm nay vợ chờ chồng ngủ rồi gí điện
Khi tình dục... ngủ gật
(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Avispa Fukuoka, 11h00 ngày 3/5: Tìm lại niềm vui
-UBND TP Hà Nội vừa yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường từ 1/7/2017 không giới thiệu địa điểm cấp đất, giao đất, cho thuê đất đối với các đơn vị đang là chủ đầu tư 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) trong đầu tư xây dựng hiện nay chưa được khắc phục.
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu tại cuộc họp về công tác PCCC đối với nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Cảnh sát PCCC TP tiếp tục phối hợp các sở, ngành chức năng thành phố, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các yêu cầu về PCCC, những cam kết thực hiện của chủ đầu tư để tổ chức nghiệm thu công trình đưa vào hoạt động theo quy định…
Cháy chung cư Xa La (Ảnh: Báo Giao thông)
Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra việc khắc phục các vi phạm về phòng cháy chữa cháy (15 ngày/lần), lập biên bản; nêu rõ việc thực hiện những cam kết của chủ đầu tư hoàn thành đến đâu; ra thông báo tạm đình chỉ, đình chỉ khi cần thiết. Sau khi xử phạt xong, nếu chủ đầu tư “chây ì” không khắc phục, đề xuất chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế…
Lựa chọn, đề xuất từ 2 - 3 công trình vi phạm điển hình, báo cáo UBND thành phố chỉ đạo sở, ngành và đơn vị liên quan phối hợp kiểm tra và xử lý điểm theo quy định của pháp luật…
Tiếp tục tuyên truyền công khai cho nhân dân được biết về những công trình vi phạm quy định PCCC; khuyến cáo người dân không mua nhà tại các công trình không đảm bảo về PCCC; kiến nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần có biện pháp không cho phép các chủ đầu tư bán nhà tại các công trình vi phạm về PCCC.
Sở Xây dựng tiếp tục thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng; chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chuyên môn, UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc việc cấp phép và nghiệm thu các dự án, công trình xây dựng theo quy định; không cấp giấy phép xây dựng khi công trình chưa được cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về PCCC; không nghiệm thu và cấp văn bản cho phép công trình được đưa vào hoạt động khi chưa được cấp văn bản nghiệm thu về PCCC…
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố thực hiện có hiệu quả trong việc cấp phép, phê duyệt dự án.
Lãnh đạo UBND TP yêu cầu các sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường từ 1/7/2017 không giới thiệu địa điểm cấp đất, giao đất, cho thuê đất đối với các đơn vị đang là chủ đầu tư 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng hiện nay chưa được khắc phục.
Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy thành phố, Sở Xây dựng, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra về giao thông nội bộ phục vụ PCCC trên tất cả các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.
TP yêu cầu sở Tư pháp xây dựng quy trình, thủ tục đảm bảo yếu tố pháp lý và những điều kiện liên quan khác để tổ chức xử lý, cưỡng chế các trường hợp cố tình vi phạm kéo dài về PCCC.
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông của thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về PCCC; tiếp tục cảnh báo những nội dung tồn tại, vi phạm của từng công trình, thời hạn cam kết của chủ đầu tư trên phương tiện thông tin đại chúng, để người dân biết cùng đấu tranh, tạo áp lực, buộc chủ đầu tư thực hiện.
Giao UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc chức năng quản lý nhà nước về PCCC theo đúng quy định tại Điều 58 Luật Phòng cháy và chữa cháy. Cương quyết xử lý, cưỡng chế các công trình vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Các sở Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo các quy định hiện hành, kiểm soát nguồn nước cấp cho các dự án, công trình để thực hiện nghiêm túc các nội dung trên.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó, theo kết quả rà soát, thống kê của Cảnh sát PCCC TP Hà Nội, tính đến ngày 31/5, trên địa bàn còn 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng. Theo danh sách 79 công trình vi phạm về PCCC thì các công trình vi phạm trải đều từ chung cư cao cấp tới giá rẻ.
Danh sách này, có nhiều công trình của các “ông lớn” địa ốc xem thường các quy định về PCCC như: Tòa nhà Golden West (lô 2.5 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội); Tòa CT1, CT2, CT3 Xa La (khu đô thị Xa La, phường Phúc La, quận Hà Đông); Tòa nhà FLC Complex (36 Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm); Dự án chung cư Diamond Flower Tower (Lê Văn Lương, Thanh Xuân), Tòa nhà Sun Square (đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2) của Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Thăng Long…
Điều đáng nói, trong 79 công trình có tới 78 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC, 1 công trình đã thi công nhưng chưa được thẩm duyệt về PCCC, đó là Tòa nhà HH1 ở Phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm do Công ty Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Alaska làm chủ đầu tư.
Trong tổng số 79 công trình thì số công trình của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên chiếm đến 13 dự án. Các dự án của vị “đại gia điếu cày” tại địa bàn huyện Thanh Trì, quận Hoàng Mai, quận Hà Đông đều chưa đảm bảo an toàn PCCC nhưng đã đưa người dân vào sinh sống.
Danh sách 79 nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC:
Xem TẠI ĐÂY
Ngày 4/7, trên Website Cảnh sát PCCC TP Hà Nội đã thông báo: Nghiệm thu về PCCC đối với 07/79 công trình nhà chung cư cao tầng.
Theo đó, kết quả rà soát, thống kê của Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30/6/2017, trên địa bàn Thành phố đã có 07/79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng đã tổ chức khắc phục các tồn tại và được nghiệm thu về PCCC.
Cụ thể:
STT
Tên công trình
Địa chỉ
Quận/ Huyện
Chủ đầu tư/ Đơn vị chủ quản
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
Dự án nhà ở để bán cho CBCS công an huyện Từ Liêm, cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan thành phố Hà Nội và một phần để bán (CT2)
Khu đô thị mới Cổ Nhuế, Cổ Nhuế 1
Bắc Từ Liêm
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Vinaconex - PVC
2
Khu thương mại nhà chung cư 2A Vinaconex 7
Số 136 đường Hồ Tùng Mậu, phường Phú Diễn
Bắc Từ Liêm
Công ty cổ phần xây dựng số 7
3
Dự án hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh và nhà ở chung cư cao tầng để bán cho cán bộ quận Cầu Giấy và các đối tượng khác
Ngõ 259 phố Yên Hòa
Cầu Giấy
Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội
4
Tòa nhà N07B1
KĐT mới Dịch Vọng, Phường Dịch Vọng
Cầu Giấy
Công ty cổ phần Thanh Bình Hà Nội
5
Tòa nhà văn phòng kết hợp dịch vụ thương mại và căn hộ để bán
Số 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai
Hoàng Mai
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam
6
Trung tâm thương mại, văn phòng và căn hộ Artemis
Số 3 Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai
Thanh Xuân
Công ty cổ phần ACC Thăng Long
7
Tòa nhà HH2 ABC
Phường Yên Nghĩa
Hà Đông
Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai
Như vậy, trên địa bàn Thành phố hiện còn 72 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng (trong đó có 71 công trình đã đưa vào hoạt động chưa được nghiệm thu về PCCC, 01 công trình đã thi công nhưng chưa thẩm duyệt thiết kế về PCCC)
Hồng Khanh
Theo Tân Trí Việt, chiếc thẻ được làm miễn phí cho tất cả du học sinh tại Tân Trí Việt với mục đích: Cam kết thanh toán số tiền học bổng cho du học sinh đăng ký du học tại Tân Trí Việt và tiền quà tặng (nếu có). Đặc biệt, các khoản chuyển học bổng sẽ có chứng từ của Ngân hàng xác nhận đầy đủ. Đảm bảo đúng quyền lợi cam kết từ ban đầu với du học sinh. Trong trường hợp xấu xảy ra, gia đình và du học sinh có thể dựa vào bản sao kê của Ngân hàng để đối chiếu đòi hỏi quyền lợi chính đáng.
Theo đó, với chiếc thẻ này, du học sinh Tân Trí Việt có thể yên tâm để nhận được học bổng, quà tặng của mình. Học bổng sẽ được chuyển thẳng đến tài khoản của mỗi du học sinh đúng thời gian, đúng giá trị đã định.
Chiếc thẻ ATM này được in logo của cả Tân Trí Việt và Liên Việt Postbank. Du học sinh có thể dùng thẻ ATM được cấp để tích trữ tiền lương, học phí, chi phí sinh hoạt… hoặc thanh toán cá nhân trong nước và tại Nhật Bản tùy theo nhu cầu.
Điều kiện để được cấp thẻ:
Thẻ ATM chỉ được Tân Trí Việt cấp cho những du học sinh nhận được chứng nhận học bổng hay quà tặng tại Tân Trí Việt.
Du học sinh liên hệ với Tân Trí Việt theo địa chỉ sau để có được chiếc thẻ sớm nhất:
Công ty Tân Trí Việt:
Văn phòng tư vấn: Tầng 18 - Tháp A - Tòa nhà Mỹ Đình Plaza - Số 138 - Trần Bình - Nam Từ Liêm - Hà Nội.
Tel: (84-4) 85856181 - Fax: (84-4) 39412991 - Hotline: (84-9) 88790669.
Website: www.tantriviet.com.vn
Email: tantriviet.group@gmail.com.
Đình Hùng
" alt="Tân Trí Việt cấp thẻ ATM miễn phí cho du học sinh" />- Trên đường đi học về, cậu học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhặt được hàng chục triệu đồng tìm người trả lại.Thầy giáo thất nghiệp trả lại 88 triệu đồng tiền nhặt được" alt="Hà Tĩnh: Học sinh nghèo trả lại gần 25 triệu cho người đánh mất" />
Hội phụ huynh là tập hợp những người có trình độ học vấn, thu nhập và ý thức khác nhau. Khi cùng đưa ra quyết định về hỗ trợ lớp và trường học, hội phụ huynh sẽ bị chia rẽ bởi chính sự khác biệt này. Điều này đẩy hội phụ huynh vào thế lưỡng nan.
Nếu huy động đóng góp “tự nguyện” nhiều thì các phụ huynh nghèo không muốn và không thể tham gia, nếu chỉ đóng góp ít để phù hợp các phụ huynh nghèo thì các phụ huynh khá giả lại không hài lòng vì nghĩ rằng con mình xứng đáng và có thể được nhiều hỗ trợ giáo dục hơn thế.
Thế lưỡng nan dai dẳng nhưng “hợp lý"
Thế lưỡng nan này không phải là vấn đề tạm thời mà sẽ kéo dài dai dẳng trong những năm sắp tới bởi tình hình phân hóa xã hội về kinh tế, văn hóa, nhận thức ở nước ta sẽ ngày càng gia tăng.
Trên góc độ kinh tế, nó sẽ dẫn đến sự khác biệt ngày càng lớn trong chi tiêu giáo dục giữa hộ gia đình khá giả và hộ gia đình thu nhập thấp.
Một phụ huynh đứng đợi con thi lớp 10 ở TP.HCM. Ảnh minh họa: Trương Thanh Tùng Điều tra về chi tiêu cho giáo dục năm 2015 - 2016 do Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, nhóm hộ nghèo chỉ chi cho giáo dục 0,69 triệu đồng/1 đứa con/tháng, trong khi nhóm hộ giàu đã chi tới 4,85 triệu đồng/1 đứa con/tháng, tức là chênh lệch chi tiêu giáo dục giữa hai nhóm lên tới 7 lần! Kết quả điều tra cũng chỉ ra mức chênh lệch đó ở thành thị cao hơn ở nông thôn.
Việc sẵn sàng chi tiêu cho giáo dục của các hộ khá giả sẽ làm sâu sắc hơn thế lưỡng nan của hội phụ huynh vì các phụ huynh khá giả luôn sẵn sàng đề xuất các khoản chi tiêu lớn hơn.
Năm 2017, ban đại diện hội phụ huynh trường tiểu học Hoàng Diệu (Thủ Đức, TpHCM) đề xuất khoản thu 332 triệu cho các hoạt động tổ chức hội thi, lễ kỷ niệm, khen thưởng, hoạt động văn hóa, văn nghệ của học sinh. Dù sự phản ứng của nhiều phụ huynh đã khiến đề xuất được rút lại nhưng rõ ràng là thế lưỡng nan đã phơi bày ở mức gay gắt hơn trước.
Mặt khác, mức chi tiêu của nhóm gia đình khá giả cũng tạo xu hướng chi tiêu giáo dục cho cả xã hội, từ đó dẫn dắt xu hướng “tự nguyện” đóng góp của các hội phụ huynh trong cả nước, tức là tiếp tục tạo sức ép lên chi tiêu cho giáo dục của hộ nghèo.
Vẫn ở TP.HCM, năm 2018, hội phụ huynh đã góp khoảng 450 tỷ đồng để tài trợ hoạt động học của học sinh, khen thưởng, hỗ trợ cơ sở vật chất, sửa chữa trường, lớp… Nhìn rộng ra cả nước, theo cuộc điều tra năm 2015-2016 trên, các gia đình ở thành thị có xu hướng chi tiêu nhiều hơn gấp gần 3 lần so với các gia đình ở nông thôn (lần lượt là 3,07 triệu đồng/con/tháng so với 1,15 triệu đồng/con/tháng.
Giống như việc gia đình này cho con đi học thêm sớm thì gia đình khác cũng buộc phải “đua” cho con đi học thêm tương tự, chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở thành phố sẽ tạo ra mẫu hình, ngưỡng chi tiêu mà các hộ gia đình ở nông thôn có xu hướng thực hiện theo.
Nhóm gia đình khá giả ở nông thôn có thể muốn tổ chức nhiều hoạt động để con cái mình không thua thiệt với học sinh thành phố, trong khi đó nhóm gia đình có thu nhập thấp ở nông thôn không thể và không muốn “đua” như vậy.
Cần phải nhấn mạnh rằng, thế lưỡng nan này là ….“hợp lý” vì mỗi nhóm gia đình đều xuất phát từ nhu cầu và điều kiện của mình. Nhóm gia đình khá giả muốn con cái được học tập trong điều kiện thuận lợi nhất và sẵn sàng tự nguyện hỗ trợ trường. Nhóm gia đình có thu nhập thấp không thể đóng góp vượt điều kiện kinh tế gia đình dù rằng họ cũng muốn điều tốt nhất cho giáo dục con cái.
Nếu một lớp học có cả thỏ và rùa thì nhóm thỏ sẽ muốn cả lớp chạy nhanh trong khi nhóm rùa sẽ muốn cả lớp tiến lên chậm rãi. Không đề xuất nào của nhóm rùa và nhóm thỏ là phi lý vì cả hai đề xuất đều xuất phát từ nhu cầu và điều kiện khác nhau của mỗi nhóm.
Nhà trường có thể hóa giải thế lưỡng nan “cùng thuyền, không cùng hội”
Nhóm gia đình có thu nhập thấp không thể đóng góp vượt điều kiện kinh tế gia đình dù rằng họ cũng muốn điều tốt nhất cho giáo dục con cái. Ảnh minh họa: Một người mẹ ngóng con trong mùa thi lớp 10 ở Hà Nội - Thúy Nga Trong thế lưỡng nan này, các phụ huynh cùng thuyền nhưng không cùng hội, họ “đồng sàng” nhưng “dị mộng”. Trong vài năm trở lại đây, sự mâu thuẫn tăng cao đến mức đề xuất bỏ hội phụ huynh ngày càng mạnh mẽ hơn. Liệu xóa bỏ hội phụ huynh có phải là giải pháp cho vấn đề xuất phát từ sự phân hóa xã hội, đặc biệt là phân hóa giàu nghèo?
Các quy luật kinh tế và xã hội cho thấy, xóa bỏ hội phụ huynh không thể giải quyết được thế lưỡng nan bởi vì nhóm gia đình khá giả vẫn dẫn dắt xu thế chi tiêu nhiều cho giáo dục.
Nếu xóa hội phụ huynh thì sẽ có nhiều hội khác xuất hiện, tên gọi sẽ khác nhưng vai trò thì tương tự: hỗ trợ nhà trường trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho việc giáo dục học sinh. Thêm vào đó, quá trình giáo dục học sinh luôn đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường mà hội phụ huynh là một kênh quan trọng cho sự phối hợp này.
Từ 9 năm trước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 55 về điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh để điều chỉnh cách tổ chức và hoạt động của hội phụ huynh. Tuy nhiên, thực tế là hoạt động của hội phụ huynh vẫn bị lạm dụng dẫn đến mâu thuẫn, bất bình như trong sự kiện tại trường THPT Trương Định mới đây.
Cần phải xác định rằng, điều tốt nhất mà cơ quan quản lý giáo dục có thể làm là tạo cơ chế để học sinh từ mọi gia đình, không kể điều kiện kinh tế khác nhau thế nào, vẫn có cơ hội học tập bình đẳng, không hoặc ít bị tác động của phân hoá giàu nghèo. Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo nắm quyền ban hành các quy tắc tổ chức hoạt động giáo dục thì các trường học mới là lực lượng trực tiếp thực thi.
Do đó, mâu thuẫn trong hoạt động của hội phụ huynh đòi hỏi vai trò rất quan trọng của trường để giải quyết. Về nguyên tắc, vai trò của hội phụ huynh là hỗ trợ, đứng bên cạnh nhà trường, còn nhiệm vụ giáo dục chính vẫn do nhà trường gánh vác. Chính vì thế, nhà trường phải hướng các khoản hỗ trợ của hội phụ huynh vào những việc giúp nâng cao chất lượng giáo dục, chứ không phải nâng cao hình thức cho trường.
Nhà trường sẽ quyết định tổ chức hoạt động gì và không tổ chức hoạt động gì, không thể “chuyển trách nhiệm” cho hội phụ huynh rằng “vì hội phụ huynh tự nguyện đề nghị” mà thực hiện những hoạt động tốn kém nhiều chi phí của phụ huynh. Các giáo viên có đủ năng lực dạy học sinh làm điều hợp lý cũng sẽ là người biết hoạt động nào hợp lý để nâng cao chất lượng giảng dạy, hoạt động nào gây lãng phí, “lạm thu”.
Thêm vào đó, thế lưỡng nan của hội phụ huynh có thể được hóa giải tốt hơn khi các hội phụ huynh cải cách cách thức vận hành và cách tổ chức thu quỹ hội phụ huynh mang tính tự nguyện đúng nghĩa. Trong tình hình hiện tại, không được nhầm lẫn sự vận hành “lệch lạc” của hội phụ huynh với vai trò của hội.
Vấn đề là phải bỏ đi cách vận hành “lệch lạc” đó, thay thế bằng cách vận hành dân chủ, minh bạch hơn.
TS. Dương Đức Đại
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
'Lạm thu' đang xâm phạm những giá trị cốt lõi của giáo dục
Những khoản thu “tự nguyện bởi không thể từ chối” đã gây ra những hệ lụy với môi trường giáo dục công lập, khắc sâu thêm xu hướng phân hóa xã hội về thu nhập và mức sống, đẩy nhiều gia đình vào tình thế khó xử...
" alt="Hội phụ huynh: Thế lưỡng nan vì cùng thuyền, không cùng hội" />
- ·Nhận định, soi kèo Pohang Steelers vs Gimcheon Sangmu, 17h30 ngày 2/5: Nỗi đau kéo dài
- ·Nỗi đau của gia đình Ấn Độ có 12 người thiệt mạng trong vụ sập cầu
- ·Microsoft công bố thoả thuận hợp tác dùng AI sản xuất nội dung tin tức
- ·Đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt ở miền núi
- ·Kèo vàng bóng đá West Ham vs Tottenham, 20h00 ngày 4/5: Khó tin The Hammers
- ·Sao lại để mình tàn tạ như vậy?
- ·Bị loại top 6 thi bikini, Tiểu Dương rút giày ném thẳng vào giám khảo
- ·Hơn 1,2 tỷ đồng dành cho bệnh viện Nhi Đồng II
- ·Nhận định, soi kèo Brighton vs Newcastle, 20h00 ngày 4/5: Chích chòe gặp khó
- ·Nữ sinh đầu tiên trả lời đúng 12/12 câu hỏi trong suốt 18 năm Đường lên đỉnh Olympia
Park Soo Jin có cuộc sống kín tiếng sau khi kết hôn với tài tử Bae Yong Joon (Ảnh: Naver). Trước đó, hai người chưa bao giờ lộ tin hò hẹn hay xuất hiện cùng nhau tại các sự kiện và chỉ có một vài hình ảnh hiếm hoi trong hôn lễ được hé lộ sau đó. Theo thống kê từ giới truyền thông Hàn Quốc, chi phí tốn kém nhất của đám cưới là xe đón dâu có giá 1 triệu USD và váy cưới của Park Soo Jin có giá 70.000-100.000 USD.
Tháng 10/2016, Bae Yong Joon và Park Soo Jin đã đón con trai đầu lòng chào đời. Năm 2018, nữ diễn viên và Bae Yong Joon đón thêm con thứ hai, đó là một bé gái. Sau khi kết hôn, Park Soo Jin cũng từ bỏ công việc diễn viên và tập trung chăm sóc mái ấm gia đình.
Trên trang cá nhân, Park Soo Jin thỉnh thoảng hé lộ về cuộc sống sau đám cưới của cô với người hâm mộ. Người đẹp thích làm bánh, vào bếp nấu ăn cho chồng con. Ngoài ra, cô còn đăng ảnh bản thân trong những chuyến du lịch, nghỉ dưỡng bên bạn bè.
Bae Yong Joon là một gương mặt quen thuộc của làng giải trí xứ Hàn và nổi tiếng từ những năm đầu khi "làn sóng Hàn Quốc" phát triển tại châu Á. Những tác phẩm có sự góp mặt của anh như Mối tình đầu, Thành thật với tình yêu (1999), Người quản lý khách sạn (2001), Bản tình ca mùa đông, Tuyết tháng 4 (2005), Thái vương tứ thần ký (2007)đều thành công về tỉ suất bạn xem đài, khẳng định vị thế ngôi sao hạng A của Bae Yong Joon.
Hình ảnh hiếm hoi của Bae Yong Joon và vợ trẻ trong hôn lễ của hai người vào năm 2015 (Ảnh: Naver). Sau khi gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp điện ảnh, Bae Yong Joon quyết tâm thành lập công ty giải trí riêng, lấy tên là Keyeast. Bae Yong Joon được mệnh danh là "ông trùm làng giải trí Hàn Quốc" khi đứng ra đỡ đầu, giúp đỡ nhiều ngôi sao trẻ xứ kim chi phát triển sự nghiệp.
Từ sau bộ phim Thái vương tứ thần ký, Bae Yong Joon không còn đóng phim tập trung cho công việc điều hành công ty giải trí và kinh doanh bất động sản.
Anh có một hệ thống nhà hàng sang trọng, phòng trà cùng chuỗi cửa hàng tại khu phố giàu có Gangnam, Seoul, Hàn Quốc. Sự nghiệp kinh doanh mang về cho ngôi sao họ Bae khối tài sản khổng lồ. Theo Newsen, ước tính tài sản của nam diễn viên xứ Hàn lên tới 1,7 tỷ USD.
Trái với người chồng danh tiếng và giàu có, Park Soo Jin chỉ là một diễn viên hạng B của làng giải trí xứ Hàn. Trước khi kết hôn với tài tử Bae Yong Joon, Park Soo Jin không được nhiều người biết tới.
Trước khi là một diễn viên, cô từng là thành viên trong nhóm nhạc Suga. Nhóm ra mắt vào năm 2002. Sau khi rời nhóm, cô chuyển sang đóng phim.
Trước khi kết hôn với Bae Yong Joon, Park Soo Jin là nhân viên trong công ty của anh và có sự nghiệp khá mờ nhạt (Ảnh: Newsen). Vai diễn nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của cô là một vai phụ trong dự án Vườn sao băng.Ngoài ra, mỹ nhân 39 tuổi còn góp mặt trong một số dự án nhưBạn gái tôi là hồ ly, Nữ hoàng Seondeok, Ngàn lần yêu em…
Từ khi lập gia đình, Park Soo Jin không còn đóng phim, không tham gia các hoạt động của làng giải trí. Hoạt động cuối của mỹ nhân sinh năm 1985 là chương trình giải trí Olive Channel Oksu-dong Master Disciple, được phát sóng vào năm 2016.
Cũng trong 9 năm chung sống, Park Soo Jin và Bae Yong Joon hầu như không xuất hiện chung. Cặp đôi cũng giữ kín thông tin về các con.
Cộng đồng mạng xứ Hàn thừa nhận, vợ của Bae Yong Joon có cuộc sống rất viên mãn, hạnh phúc, sở hữu nhiều đồ hiệu đắt đỏ, được đi du lịch khắp mọi nơi trên thế giới. Vợ chồng nữ diễn viên sống tại ngôi biệt thự với giá lên tới 8,5 triệu USD ở Hàn Quốc.
Cuộc sống hiện tại của Park Soo Jin rất an nhàn và viên mãn (Ảnh: Instagram). Năm 2018, khi sinh con thứ hai, cô bị chỉ trích vì chiếm dụng lồng ấp cho con suốt 2 tháng khiến nhiều bé khác không đủ ấm, tại bệnh viện đa khoa ở Seoul (Hàn Quốc).
Sau đó, cô phải viết thư tay xin lỗi đồng thời nhấn mạnh mọi chuyện chỉ là tin đồn. "Tôi sinh con đầu lòng của tôi, cậu bé bị sinh non khiến suy nghĩ của tôi lúc đó trở nên hồ đồ, không kịp thời đưa ra cách hành xử đúng đắn", nữ diễn viên nói.
Theo một số nguồn tin, Park Soo Jin hiện không sống ở Hàn Quốc. Cô được cho là đã chuyển đến Hawaii (Mỹ) cùng gia đình từ năm 2022, thỉnh thoảng về Hàn Quốc.
Gần đây, truyền thông Hàn đưa tin, Park Soo Jin rút khỏi làng giải trí. Đại diện công ty Keyeast cũng xác nhận thông tin: "Hiện, Park Soo Jin không có hợp đồng độc quyền nào. Cô ấy đã không hoạt động trong ngành giải trí trong vài năm. Hợp đồng độc quyền của cô ấy với Keyeast đã chấm dứt từ lâu".
Về phần tài tử Bae Yong Joon, anh ngừng hoạt động trên mạng xã hội sau năm 2017. Truyền thông Hàn nói anh đã giải nghệ. Ngôi sao lớn của làng giải trí xứ Hàn không có công ty quản lý sau khi bán cổ phần tại công ty Keyeast cho công ty SM Entertainment.
Bộ phim truyền hình Dream High(năm 2011) và chương trình văn hóa Hành trình tìm kiếm vẻ đẹp Hàn Quốclà hai dự án cuối cùng tài tử tham gia. Vai chính cuối của ngôi sao họ Bae là phim truyền hình MBC năm 2007 - Thái vương tứ thần ký.
Theo Dân trí
Sao 'Bản tình ca mùa đông' đến đám cưới bằng trực thăng, quan khách náo loạnMàn xuất hiện bằng trực thăng của diễn viên Bae Yong Joon khiến quan khách, người hâm mộ náo loạn trong đám cưới của Park Sung Woong." alt="Cuộc hôn nhân bí ẩn của tài tử 'Bản tình ca mùa đông' và vợ kém 13 tuổi" />Lựa chọn nghỉ dưỡng tại Sea Links Villa của Sea Links City, bạn sẽ có dịp khám phá cảm giác trải nghiệm nghỉ dưỡng hoàn toàn mới và khác biệt so với các resort thông thường. Khi ở tại Sea Links Villa, bạn sẽ thật sự có được không gian tự do, riêng tư và ấm áp như ở chính ngôi nhà của mình. Khí hậu trong lành của biển và thiên nhiên sẽ giúp bạn hoàn toàn thư giãn sau những tháng ngày bộn bề lo toan cuộc sống.
Với diện tích 400 m2, mỗi Villa có 3 phòng ngủ cao cấp được thiết kế đơn giản, ấm cúng và hiện đại. Tiện nghi phòng ở sang trọng bao gồm: Máy điều hòa ở các phòng ngủ và phòng khách, sàn gỗ, bồn tắm Jacuzzi, Wifi và truyền hình cáp.
Phòng khách được thiết kế sang trọng, trang nhã với sofa góc, bàn coffe bằng gỗ, đèn và các vật dụng trang trí, tranh ảnh và thảm.
Nhà bếp được trang bị cơ bản đầy đủ các vật dụng cho 06 người dùng với: Tủ lạnh, lò nướng, bếp gas, máy hút khói và bàn ăn với 06 ghế và thảm trang trí.
Phòng ngủ rộng rãi, thiết kế đơn giản hòa mình vào thiên nhiên tuy nhiên không kém phần sang trọng và hiện đại.
Sea Links Villa với tầm nhìn tuyệt đẹp nên bạn có thế ngắm nhìn hoàng hôn và thưởng thức bữa ăn chiều từ phía ban công của villa. Trọn vẹn cho kỳ nghỉ tuyệt vời của bạn : các dịch vụ tiện ích miễn phí tại Sea Links City như: Phòng tập thể dục, xông hơi, tennis, sân bóng đá mini (ban ngày), có xe điện đưa đón ra bãi biển và hồ bơi… Đây là những tiện ích chỉ áp dụng dành cho khách lưu trú tại Sea Links Villa của Sea Links City.
Đặc biệt, với Sea Links Villa, các bạn sẽ được tổ chức các bữa tiệc BBQ ngoài trời, quây quần ấm áp bên gia đình và người thân; thưởng thức món ăn tươi ngon với vị biển nồng nàn, trong không gian xanh mát luôn là trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Nhằm mang đến cho nhiều khách hàng một kỳ nghỉ lý tưởng, Sea Links Villa triển khai bán dịch vụ voucher nghỉ dưỡng villa cao cấp giá hấp dẫn duy nhất 1 lần trong năm, từ ngày 26/8 đến hết ngày 25/9, nội dung voucher cụ thể như sau:
• Voucher có giá trị cho 1 đêm lưu trú tại Sea Links Villa dành cho 6 người lớn và 3 trẻ em dưới 6 tuổi.
• Thời gian áp dụng 1/11/2017 - 31/10/2018 (trừ lễ, Tết như: 29/12/2017 - 6/1/2018; 17/2/2018 - 24/2/2018; 27/4/2018 - 30/4/2018; 1/09/2018 - 2/9/2018).
• Voucher chỉ áp dụng cho các ngày trong tuần từ đêm chủ nhật đến đêm thứ năm, phụ thu cuối tuần bắt buộc theo quy định (đêm thứ sáu và đêm thứ bảy).
• Voucher không bao gồm ăn sáng, đã bao gồm 10% V.A.T, 5% phí phục vụ, không áp dụng đồng thời với các chương trình khuyến mại khác.
• Voucher chỉ được cấp 1 lần và phải xuất trình, thu hồi khi nhận phòng. Độc giả cần liên hệ trước ít nhất 7 ngày để đặt phòng, trường hợp thay đổi lịch đặt trước 7 ngày và chỉ giải quyết 1 lần.
• Để có thông tin chi tiết, độc giả liên hệ Sea Links Beach Villa, số 9 Nguyễn Thông, phường Phú Hài, Mũi Né, Bình Thuận.
Tham khảo thêm các tiện ích tại Fanpage: https://www.facebook.com/sealinkscityvn/, E: rsvn.villa@sealinksvietnam.com,
Số điện thoại liên hệ: 0252 222 0011 hoặc 028 3930 4093
Hotline: 0916 620 011.
Doãn Phong
" alt="Dịch vụ voucher nghỉ dưỡng villa cao cấp hấp dẫn nhất năm" />Việc đối tượng lừa đảo sử dụng cả hình ảnh, thông tin thật và giả trên trang fanpage mạo danh cuộc thi viết thư UPU năm 2024 đã khiến người dùng khó phân biệt, nhận diện lừa đảo. Ảnh: VA Tuy nhiên, những ngày gần đây, trên mạng xã hội Facebook, Ban tổ chức cuộc thi viết thư UPU năm 2024 tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều trang fanpage mạo danh cuộc thi. Tại những trang fanpage giả mạo này, các đối tượng đã đăng tải nhiều hình ảnh của cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 – năm 2024 tại Việt Nam kèm những thông tin sai sự thật để dẫn dụ học sinh, phụ huynh đăng ký tham gia cuộc thi giả mạo do chúng tạo ra với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Trong cảnh báo mới phát ra, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam – Vietnam Post, một trong những đơn vị tham gia trực tiếp tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam, cho hay: Đối tượng tạo lập các trang Facebook mạo danh cuộc thi viết thư UPU Việt Nam đã tự nghĩ ra chủ đề, hứa hẹn giải thưởng hấp dẫn nhằm lôi kéo phụ huynh, học sinh đăng ký tham gia. “Thực chất, đây là thủ đoạn để dụ dỗ phụ huynh nộp tiền hoặc hack tài khoản Facebook của người dùng”, cảnh báo của Vietnam Post nêu rõ.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam chỉ có duy nhất một trang fanpage tại địa chỉ “facebook.com/cuocthivietthuupuvietnam”. Việc quản lý và vận hành các hoạt động trên trang fanpage chính thức của cuộc thi do Ban tổ chức gồm Bộ TT&TT, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng cùng Bưu điện Việt Nam phối hợp thực hiện.
Ban tổ chức cuộc thi khuyến nghị phụ huynh, học sinh nâng cao cảnh giác để tránh bị lừa đảo, cụ thể là cần thực hiện “3 không” gồm: Không làm theo yêu cầu trên các trang fanpage, website không chính thống; không cung cấp thông tin cá nhân hay tài khoản ngân hàng khi được yêu cầu; không truy cập các đường link lạ hoặc thực hiện bất cứ thanh toán nào khi chưa xác minh nguồn gốc.
Cảnh báo của Vietnam Post, đơn vị tham gia tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam. Ảnh: Q.B Hồi giữa tháng 8, trên cổng không gian mạng quốc gia, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đã cảnh báo việc cuộc thi “Vẽ tranh quốc tế Toyota - Chiếc ô tô mơ ước” do Toyota Việt Nam cùng Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức, đã bị một số đối tượng lợi dụng, tạo fanpage giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các phụ huynh học sinh. Trước đó, các đối tượng lừa đảo cũng đã nhiều lần sử dụng thủ đoạn lừa đảo mạo danh tổ chức các chương trình, cuộc thi cho thiếu nhi để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lừa đảo mạo danh được Cục An toàn thông tin nhận định là một trong những ‘điểm nóng’ về lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam thời gian gần đây. Nhiều website, trang fanpage giả mạo đã liên tục tạo ra để mạo danh các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người dùng lơ là, mất cảnh giác. Theo thống kê, đến nay, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia đã tập hợp được hơn 125.000 địa chỉ website giả mạo các cơ quan, tổ chức với mục đích lừa đảo.
Để phòng tránh chiêu lừa mạo danh các tổ chức, thương hiệu nổi tiếng để tổ chức những cuộc thi, chương trình giả mạo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác hơn nữa.
Khi nhận được thông tin từ các trang Facebook có nội dung giới thiệu, mời chào tham gia các chương trình, cuộc thi trên mạng, người dân cần xác minh danh tính của đơn vị tổ chức; yêu cầu các đơn vị này cung cấp giấy tờ tài liệu chứng minh họ là tổ chức hợp pháp và được phép tổ chức các sự kiện họ giới thiệu.
Bên cạnh đó, người dân không nên làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ, nhất là yêu cầu chuyển tiền; không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng dưới mọi hình thức. Trường hợp đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an gần nhất để được hỗ trợ, hướng dẫn giải quyết.
Các tổ chức, doanh nghiệp bị mạo danh để lừa đảo cần chủ động triển khai rà quét trên không gian mạng nhằm phát hiện sớm các website, fanpage giả mạo đơn vị mình, nhanh chóng có cảnh báo đến người dùng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và cũng là bảo vệ uy tín, thương hiệu của tổ chức.
Đã phát hiện hơn 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức để lừa đảoTrong tháng 7, có thêm 125 website giả mạo thương hiệu với mục đích lừa đảo được phát hiện. Con số này đã nâng tiếp số lượng địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức trong cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia lên 125.059." alt="Xuất hiện fanpage mạo danh cuộc thi viết thư UPU để lừa phụ huynh, học sinh" />Xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam là một nhiệm vụ đáng chú ý của ngành giáo dục từ năm học 2016 - 2017. Trao đổi về điều này, TS Vũ Thị Phương Anh e ngại việc "đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách thực hiện".
TS Phương Anh cho biết: Tại 10 nước Đông Nam Á, các ví dụ thành công hay được đưa ra là Philippines và Singapore, hoặc ở mức độ thấp hơn một chút là Malaysia.
Vì vậy, mọi người đang rất mong đợi để việc dạy và học tiếng Anh có hiệu quả hơn chứ không ì ạch như hiện nay - điều vừa được chứng minh qua kết quả môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua.
Nhưng vấn đề là làm thế nào để biến tiếng Anh đang từ một ngoại ngữ trở thành một ngôn ngữ thứ hai?
Muốn trả lời thì trước hết cần xác định sự khác biệt giữa hai loại ngôn ngữ ấy - cả hai đương nhiên đều không phải là tiếng mẹ đẻ của người học.TS Vũ Thị Phương Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Khảo thí (ĐHQG TP.HCM)
Sự khác biệt giữa ngoại ngữ và ngôn ngữ thứ hai là gì? Định nghĩa đơn giản mà đầy đủ sau đây của wikipedia về ngôn ngữ thứ hai như sau: “Ngôn ngữ thứ hai của một người (viết tắt là L2) là ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ nhưng được sử dụng hàng ngày tại nơi người ấy sinh sống. Trái lại, ngoại ngữ là ngôn ngữ được học tại một nơi mà ngôn ngữ ấy không được sử dụng” - (TS Phương Anh dịch - PV).
Nói vắn tắt, bất cứ khi nào một người Việt (có biết tiếng Anh, tất nhiên) được đưa vào một môi trường mà mọi người xung quanh đều sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau thì lúc ấy tiếng Anh đương nhiên trở thành ngôn ngữ thứ hai của người Việt ấy.
Nhưng nếu chúng ta vẫn cứ học tiếng Anh ở Việt Nam, thì cho dù có học vớithầy Tây(hoặc thầy ta nhưng nói tiếng Anhnhư Tây), chỉ vỏn vẹn được vài giờ một tuần (giả định rằng vào lớp buộc phải dùng tiếng Anh), nhưng bước ra khỏi lớp thì tất cả đều là tiếng Việt, thì không rõ Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai như thế nào đây?
Xét từ những điều kiện như vậy, ở Việt Nam có cơ hội để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai sẽ ra sao, thưa bà?
- Có lẽ đã có một sự nhầm lẫn đâu đó.
Tiếng Anh chỉ trở thành ngôn ngữ thứ hai trong một số trường hợp đặc biệt. Ví dụ với người nhập cư hay du học sinh, tiếng mẹ đẻ là tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Tây Ban Nha... đến nước Mỹ để học tiếng Anh - lúc đó tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai đối với họ.
Tức là, một người học tiếng Anh trong môi trường tiếng Anh được sử dụng rộng rãi bên ngoài lớp học thì tiếng Anh mới được xem là ngôn ngữ thứ hai.
Cũng vậy, chỉ ở những nước như Ấn Độ, Singapore, Philippines... nơi tiếng Anh được dùng trong giảng dạy, trong tòa án, trong công sở, trong kinh doanh... thì nó mới được xem là ngôn ngữ thứ hai.
Tôi cũng nghĩ có thể ý Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ muốn là Việt Nam đến một lúc nào đó nói tiếng Anh giỏi như mấy nước Đông Nam Á. Nhưng những nước thành công đó, như Singapore, vốn là cựu thuộc địa Anh.
Việt Nam trải qua 100 năm là thuộc địa của Pháp và có một thế hệ nói tiếng Pháp rất giỏi. Nếu ngay sau khi giành độc lập mình có chính sách vẫn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ đó thì sẽ có được ngôn ngữ đó. Đất nước Singapore chính là như vậy.
Có những thời điểm chính sách có thể ra được để có thể biến thành ngôn ngữ thứ hai. Nhưng với Việt Nam, điều kiện lịch sử này không tái tạo được nữa.
Hoặc khi chúng ta quan hệ với nước nào đó nói tiếng Anh rất thân thiết và cho phép họ đầu tư từng khu, thì lúc đó chính sách không phải là giáo dục mà từ chính sách về kinh tế, chính trị, tự nhiên… sẽ có ngôn ngữ thứ hai. Nhưng ở Việt Nam, tôi không nhìn thấy cơ hội nào để chúng ta có ngôn ngữ thứ hai kiểu tự nhiên như vậy.
Nói đi thì nói lại, chắc chắn Bộ trưởng cũng biết điều đó, và có thể ý ông là “dùng tiếng Anh tốt” chứ không phải là “ngôn ngữ thứ hai”.
“Ngôn ngữ thứ hai” theo định nghĩa chuyên môn là ngôn ngữ sử dụng trong đời thường, bên ngoài lớp học ngôn ngữ. Còn nếu sử dụng cụm từ “ngôn ngữ thứ hai” để chỉ một trình độ ngoại ngữ ở bậc cao (người học có thể sử dụng độc lập hoặc thành thạo trong công việc, trong cuộc sống) thì hãy trở lại những mục tiêu không kém tham vọng của Đề án 2020 (đề án dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2020 - PV).
Hãy cứ kiên trì mục tiêu của Đề án 2020
Vậy hãy trở lại Đề án 2020. Trong Đề án này, Bộ GD-ĐT đã tiếp thu và làm tiếp những điều gì? Có gì trong đề án liên quan đến việc biến tiếng Anh thành thế mạnh, hay thành ngôn ngữ thứ hai không, thưa bà?
- Trong Đề án 2020 đã có yêu cầu, mục tiêu dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh.
Có lẽ, khi tân bộ trưởng nói “đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai” thì thực sự ông muốn nói tới việc sử dụng tiếng như ngôn ngữ giảng dạy trong nhà trường (tương tự các chương trình quốc tế tại Việt Nam).
Trong tiếng Anh có một cụm từ chuyên môn để chỉ điều này: “English as a medium of Instruction” – viết tắt là EMI. Đây là một chính sách được nhiều nước áp dụng như một trong những điều kiện để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong tương lai (có lẽ là một tương lai xa). Và Đề án 2020 cũng đã đưa vào những yếu tố như vậy.Nếu mục tiêu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là EMI thì tôi ủng hộ việc này.
Với cách làm của Việt Nam, điều tôi thấy điều dở nhất của Đề án 2020 là mục tiêu quá lớn, quá tham vọng lại thực hiện trong thời gian rất ngắn.
Nhưng điều đó vẫn không tệ bằng việc triển khai đề án đồng bộ trên cả nước với 63 tỉnh thành, không xem xét đến việc điều kiện các địa phương là rất khác nhau.
Mục tiêu của Đề án khá tham vọng nhưng vẫn có thể làm được có thể làm được ở một số nơi có điều kiện sẵn.
Nhưng thời gian đầu, chúng ta lại vội vã triển khai trên toàn quốc, và không làm theo sự khác biệt. Đó là lý do tại sao Đề án có lúc đã bị toàn xã hội phản ứng như vậy.
Đề án vấp phải sai lầm ở chỗ đó chứ không phải không có thành tựu. Thành tựu vẫn có ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM...
Bà có nhắc tới chính sách của những nước muốn đẩy tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong tương lai xa. Vậy nếu như có một lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam trong tương lai xa, theo bà, nói một cách ngắn gọn, lộ trình này gồm những giai đoạn nào, trong vòng bao nhiêu năm và cần những điều kiện gì?
- Nếu đặt câu hỏi này cho tôi và yêu cầu trả lời trong vài phút thì khác nào đánh đố. Muốn biết lộ trình bao nhiêu năm, cần phải nghiên cứu kỹ càng.
Thứ nữa, là tôi sẽ không dùng cụm từ “ngôn ngữ thứ hai” mà sẽ dùng cụm từ “nâng cao trình độ tiếng Anh của Việt Nam”.
Trong Đề án 2020 đã có những thành tựu mà nhiều người không thấy, do bị chìm trong những điểm chưa tốt. Tôi có thể kể một số việc mà Đề án 2020 đã làm được.
Ví dụ việc đưa yêu cầu về đạt chuẩn Châu Âu hay Khung 6 bậc của Việt Nam, tôi cho rằng đây là một thành tựu. Mục tiêu đạt mức B1 – tức bước đầu có năng lực sử dụng độc lập một ngoại ngữ - cho học sinh tốt nghiệp phổ thông là đúng, vì đó là mục tiêu cần cố gắng đạt được.
Theo tôi, Bộ Giáo dục nên tiếp tục bám lấy các mục tiêu của Đề án 2020 và làm tiếp. Tuy nhiên không thể làm cào bằng trong 63 tỉnh thành mà nên khuyến khích, trao quyền và đầu tư thêm cho các địa phương có điều kiện.
Nên cố gắng đẩy được ở những nơi đấy. Với những địa điểm như TP.HCM nên cho dạy – học bằng tiếng Anh luôn. Những địa phương chưa có điều kiện thì nâng cao trình độ tiếng Anh ở mức nền.
Nhưng cũng có những nơi chưa cần trình độ tiếng Anh B1 vì học sinh còn quá khó khăn (ví dụ ở những vùng dân tộc thiểu số, nơi học sinh nói tiếng dân tộc ở nhà và đi học bằng tiếng Việt, có nghĩa đối với các em thì tiếng Việt đã là ngôn ngữ thứ hai). Ở những nơi này, mục tiêu cần phải tập trung vào cái khác, ví dụ như trình độ tiếng Việt, chứ không phải là đổ tiền đưa máy móc dạy ngoại ngữ vào, đưa đi đánh giá trình độ tiếng Anh…
Và đó chính là cách sửa Đề án 2020.
Tôi sợ việc đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách thực hiện
Theo bà, nếu Bộ GD-ĐT quyết tâm thì có thực hiện được mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai không, dù ở tương lai xa?
- Nếu cứ làm như hiện nay thì tôi cho rằng không bao giờ làm được. Điều tôi sợ nhất là lại đổi mục tiêu của Đề án 2020 thành tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
Để thực hiện mục tiêu này, rõ ràng là phải dạy các môn học bằng tiếng Anh trong nhà trường, và sẽ cần bỏ một đống tiền để viết sách.
Ảnh minh họa (Đinh Quang Tuấn) Nhưng ai viết? Người Việt viết sách giáo khoa để dạy bằng tiếng Anh có ổn không, có viết được không? Khi đó 63 tỉnh thành chia tiền để viết hay là sẽ có những nhóm viết?
Quay lại Singapore, sau khi dành được độc lập, khi quyết định tiếp tục sử dụng tiếng Anh trong nhà trường thì họ nhập giáo trình để dạy. Một thời gian sau, khi đất nước đã phát triển và có đầy đủ điều kiện rồi thì họ mới viết sách.
Tôi chỉ sợ sau khi chủ trương sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ giảng dạy trong nhà trường rồi thì Bộ sẽ đổ tiền vào viết sách.
Đây sẽ là cơ hội để các nhóm lợi ích xuất hiện. Tôi đã từng tham dự những cuộc họp mà khi có người đề xuất cần phải nhập cái này cái kia thì y như rằng có ý kiến phản đối và đòi hỏi phải để cho Việt Nam làm.
Nhưng ai làm? Rất có thể đó là các nhóm lợi ích, những người tự cho mình là giỏi nhất. Và thường thì họ làm rồi chính họ lại đánh giá, như thế thì rất đáng lo ngại.
Tôi rất sợ đặt mục tiêu thật lớn rồi lấy tiền ngân sách để thực hiện. Ngoại ngữ là nhu cầu có thật và có lợi cho chính người học. Mục tiêu trong trường phổ thông tất nhiên phải đạt và Nhà nước phải chi tiền. Nhưng phải làm những việc có ý nghĩa và thành công mà không cào bằng.
Cứ nhìn thực tế trong vòng 10 năm vừa qua, khi cho các trung tâm nước ngoài vào thì trình độ tiếng Anh của xã hội nâng lên, mặc dù đắt và người dân sẵn sàng móc tiền túi ra học.
Còn Nhà nước không cần lấy ngân sách vào những việc đấy mà chỉ đặt yêu cầu theo luật, giám sát và hậu kiểm.
Ngược lại, hãy dùng ngân sách đầu tư vào vùng sâu, vùng xa để nâng lên trước hết là trình độ tiếng Việt cho người dân tộc chứ chưa cần nói tới tiếng Anh.
Và tất nhiên là không thể cào bằng.
- Xin cảm ơn bà!
Lê Huyền - Ngân Anh (thực hiện)
" alt="Đưa Tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai: Liệu có khả thi?" />
- ·Nhận định, soi kèo Western United vs Auckland, 15h00 ngày 3/5: Khó cho cửa trên
- ·Bảng xếp hạng 200 đại học hàng đầu thế giới
- ·Vinmec tiên phong mang công nghệ tiêu chuẩn quốc tế vào điều trị bệnh mề đay
- ·Chồng làm giám đốc 3 năm mà vợ không hề hay biết
- ·Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Newcastle Jets, 14h00 ngày 4/5: Điểm tựa sân nhà
- ·Intel, AMD bắt tay đối phó với sự trỗi dậy của Arm
- ·Kết quả Olympic Toán quốc tế 2018: VN đạt 1 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ
- ·Chuyển đổi 2G lên 4G: Trách nhiệm xã hội cao nhất của doanh nghiệp viễn thông
- ·Nhận định, soi kèo AS Roma vs Fiorentina, 23h00 ngày 5/4: Hướng tới Top 4
- ·Sinh viên Đà Nẵng dọn đồ, nhường ký túc xá thành nơi cách ly