Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu cơ bản Thái Nguyên cần đạt được trong các giai đoạn đến năm 2025 và đến 2030 ở 3 trụ cột: phát triển chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động; phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; và phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số.
Cụ thể, về phát triển chính quyền số, mục tiêu đến năm 2025 trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Trên 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Song song đó, 100% cơ sở dữ liệu dùng chung được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế xã hội.
Đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng 3 đô thị thông minh gồm thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên.
Các mục tiêu tỉnh ủy Thái Nguyên đề ra trong phát triển kinh tế số đến năm 2025 gồm có: phấn đấu kinh tế số chiếm trên 20% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Ngoài ra, Thái Nguyên còn phấn đấu có trên 700 doanh nghiệp số.
Về phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số, theo Nghị quyết, một mục tiêu cơ bản đến năm 2025 là hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% đơn vị hành chính cấp xã, trên 80% hộ gia đình.
Cùng với đó, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh; đưa tỷ lệ dân số trên địa bàn tỉnh có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 50%. Thái Nguyên thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.
5 lĩnh vực được Thái Nguyên ưu tiên chuyển đổi số
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã vạch rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cũng được Thái Nguyên tập trung triển khai thời gian tới bao gồm: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của tỉnh; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số; Quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; Xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh; Phát triển kinh tế số…
Đáng chú ý, để phát triển kinh tế số ở Thái Nguyên, tỉnh ủy đã xác định cần tập trung ưu tiên chuyển đổi số trong các lĩnh vực: nông nghiệp, tài nguyên môi trường, giao thông, công nghiệp và du lịch.
Đơn cử như, với lĩnh vực công nghiệp, Thái Nguyên sẽ khuyến khích xây dựng nhà máy thông minh, tạo ra các sản phẩm thông minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.
Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu CNTT tập trung Yên Bình theo hướng hiện đại, đồng bộ, thu hút các nhà đầu tư lớn đến phát triển các dự án CNTT-TT.
Đối với lĩnh vực du lịch, sẽ triển khai số hóa dữ liệu các khu di tích lịch sử, văn hóa, du lịch trọng điểm như ATK Định Hóa, Khu di tích lịch sử 915, hồ Núi Cốc, hang Phượng Hoàng… để quảng bá hình ảnh Thái Nguyên.
Đồng thời, chuẩn hóa nội dung số kết hợp công nghệ 3D, 4D để giới thiệu về điểm đến, các tour tuyến du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh và phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh.
(Quý độc giả có thể tham khảo toàn văn Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về chương trình chuyển đổi số tỉnh tại đây).
M.T
“Chuyển đổi số sẽ là chìa khóa giúp Thái Nguyên thực hiện nhiều giấc mơ, giấc mơ này tiếp nối giấc mơ khác”, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải chia sẻ tại buổi làm việc chiều 12/11 với đoàn công tác của Bộ TT&TT.
" alt=""/>Thái Nguyên ra Nghị quyết về chương trình chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025Quan điểm coi an toàn thông tin là yếu tố xuyên suốt trong quá trình thiết kế, xây dựng, vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các tài nguyên CNTT trong phát triển chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số cũng được Bộ TT&TT một lần nữa khẳng định trong kế hoạch chuyển đổi số của Bộ giai đoạn đến năm 2025.
Về mục tiêu tổng quát, kế hoạch hướng tới tái cấu trúc, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt, ưu tiên áp dụng công nghệ điện toán đám mây (Cloud First); phát triển ứng dụng, dịch vụ mới theo hướng sử dụng chung hạ tầng số, nền tảng số và các dịch vụ CNTT sẵn có.
Có khả năng sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để kịp thời đưa ra các quyết sách chính xác trong các hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công thuận tiện theo phương thức số (dịch vụ số), mang lại giá trị gia tăng cho người dân. Cung cấp dữ liệu mở, hoàn thiện kho dữ liệu số đáp ứng các yêu cầu về kết nối, truy cập, chia sẻ tài nguyên thông tin, dữ liệu trong, ngoài bộ và cơ sở dữ liệu quốc gia.
Cùng với đó, thực hiện đầy đủ, thành công các nhiệm vụ, giải pháp giao cho Bộ TT&TT tại Nghị quyết 17/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết định 749/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Tại kế hoạch, Bộ TT&TT cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể về hiện đại hóa hạ tầng CNTT, ứng dụng CNTT trong nội bộ, ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, đảm bảo an toàn thông tin.
Đơn cử như, về ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, từ năm 2021, 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính; 80% dịch vụ công có hồ sơ nộp trong năm phát sinh trực tuyến; 70% hồ sơ thủ tục hành chính nộp (bao gồm trực tiếp và trực tuyến) được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng.
Từ năm 2022, cung cấp đầy đủ thông tin trên Cổng thông tin điện tử, kịp thời trao đổi, giải đáp thắc mắc, kiến nghị tổ chức, cá nhân; hoàn thiện 100% dịch vụ công (DVC) trực tuyến có chức năng định danh, xác thực một lần và thanh toán điện tử (nếu dịch vụ cần được định danh, xác thực, thanh toán)…
Từ năm 2023, phát triển, chuyển đổi toàn bộ dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn tại các đơn vị thuộc Bộ sang dữ liệu số.
Và từ năm 2024, mở dữ liệu của các đơn vị thuộc Bộ theo đúng quy định của pháp luật, làm trước với dữ liệu thuộc lĩnh vực viễn thông, Internet; ứng dụng CNTT, phục vụ nhu cầu tra cứu, thực hiện dịch vụ công và các nhu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bên ngoài Bộ.
Về đảm bảo an toàn thông tin, mục tiêu Bộ TT&TT đặt ra là xây dựng và áp dụng khung bảo đảm an toàn thông tin tổng thể cho Bộ. Khung bảo đảm an toàn thông tin Bộ TT&TT bao gồm: các biện pháp kỹ thuật, quy định và quy trình bảo đảm an toàn thông tin; ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng; bảo đảm và nâng cao chất lượng nhân sự.
5 nhóm giải pháp trọng tâm
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thường xuyên về xác định và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, giám sát an toàn thông tin; bảo đảm an toàn thông tin theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đào tạo, tập huấn, diễn tập; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ứng cứu, khắc phục sự cố.
Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, trong kế hoạch chuyển đổi số của Bộ TT&TT giai đoạn 2021 – 2025, bên cạnh 7 nhóm nhiệm vụ, Bộ còn nêu rõ 5 nhóm giải pháp chính gồm: Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; Phát triển các mô hình kết hợp giữa cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; Nghiên cứu, hợp tác để làm chủ, ứng dụng hiệu quả các công nghệ; Thu hút nguồn lực CNTT; Thúc đẩy hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác quốc tế.
Cụ thể, Bộ TT&TT sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng số rộng rãi, qua nhiều kênh truyền thông, chủ yếu là hệ thống cổng thông tin điện tử và các trang thông tin điện tử của đơn vị. Khuyến khích việc tăng cường tương tác giữa cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ với người dân, doanh nghiệp sử dụng công nghệ số.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh truyền thông về các hệ thống, ứng dụng của Bộ có đối tượng sử dụng là tổ chức, người dân, doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua thư điện tử, ứng dụng di động trực tiếp đến người dùng.
Kế hoạch của Bộ TT&TT cũng chỉ rõ, người đứng đầu tại mỗi đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng việc gắn nhiệm vụ về ứng dụng CNTT với mục tiêu chuyển đổi số, cải cách văn hóa, phương thức làm việc và các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số an toàn, tích cực.
Để thu hút nguồn lực CNTT phục vụ việc triển khai thành công các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch, Bộ TT&TT kiện toàn Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của Bộ theo hướng bổ sung nhiệm vụ về chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số tại Bộ TT&TT.
Cùng với đó, tăng cường gắn kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có chuyên môn về CNTT, an toàn thông tin. Có giải pháp về bảo đảm số lượng và nâng cao chất lượng cho đội ngũ chuyên trách về CNTT, an toàn thông tin đáp ứng việc ứng dụng CNTT, chuyển đổi số và bảo đảm an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
Đồng thời, tận dụng tối đa năng lực hạ tầng kỹ thuật sẵn có của các cơ quan, đơn vị cho các nhiệm vụ cần triển khai ngay mà chưa sắp xếp được kinh phí để đẩy nhanh thời gian triển khai và nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT chung của Bộ. Có chính sách ưu tiên cho cán bộ làm công tác chuyên trách ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc Bộ.
Xem nội dung chi tiết Kế hoạch chuyển đổi số Bộ TT&TT giai đoạn 2021 – 2025 tại đây.
“Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới.
" alt=""/>Phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số Bộ TT&TT giai đoạn 2021–2025Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng đã có văn bản gửi Tổ công tác của Chính phủ nêu lên những vướng mắc trong việc thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn Thành phố và đề xuất các giải pháp tháo gỡ.
Về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, HoREA cho biết, hiện các doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã thực hiện các biện pháp như: Mua lại trái phiếu trước thời hạn (khoảng 147.000 tỷ đồng trong 10 tháng đầu năm 2022); thỏa thuận hoán đổi trái phiếu lấy nhà ở của dự án với mức chiết khấu hấp dẫn lên đến 50% giá bán cũ; đàm phán gia hạn kỳ hạn của trái phiếu…
Để giảm áp lực và tăng “niềm tin” cho thị trường trái phiếu, HoREA kiến nghị Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét cho phép gia hạn kỳ hạn của trái phiếu thêm 1 năm.
Ngoài ra, HoREA còn đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước xem xét nới giới hạn cấp tín dụng khoảng 1% để có thêm khoảng 100.000 tỷ đồng hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm 2022. Trong đó, lĩnh vực bất động sản hấp thụ khoảng 20% nguồn vốn tín dụng.
Thanh tra 10 doanh nghiệp bất động sản ở Đồng Nai
Bộ TN&MT vừa công bố quyết định thanh tra việc chấp hành chấp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với UBND tỉnh Đồng Nai và 3 địa phương cấp huyện trực thuộc là TP.Long Khánh, huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch.
Bên cạnh đó, Bộ TN&MT cũng sẽ thanh tra 10 doanh nghiệp có dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. (Xem chi tiết)
Dừng chuyển nhượng hơn 2.380 thửa đất ở Khánh Hoà
UBND huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà vừa yêu cầu Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện tạm dừng thực hiện các thủ tục đăng ký biến động đất đai đối với hơn 2.380 thửa đất trên địa bàn.
Quyết định này được đưa ra sau khi UBND huyện Cam Lâm có kết luận về những sai phạm trong quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương. Trong đó có nhiều trường hợp hiến đất làm đường để trục lợi, phân lô bán nền trái quy định. (Xem chi tiết)