当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Valencia vs Mallorca, 23h30 ngày 30/3: Khó cho cả hai 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo Moreirense vs Vitoria Guimaraes, 02h30 ngày 31/3: Khách lấn chủ
Đoạn hội thoại giữa 2 vợ chồng chị Nguyễn Thị Hòa (SN 1984, Nghệ An) và anh Martin Knöfel (SN 1984, người Đức).
Có lẽ không nhiều người Việt khi nghe người xứ Nghệ nói những cụm từ như đau trốc (đau đầu), trốc cúi (đầu gối) sẽ hiểu được nghĩa của từ đó. Nhưng anh Martin - một người Đức lại có thể nói và hiểu được như 1 người bản xứ.
Tất cả là nhờ tình yêu 15 năm anh dành cho vợ mình và tình yêu với tiếng Việt - ngôn ngữ mà theo anh là vừa khó vừa độc đáo.
Chuyện tình chàng Tây và cô giáo Việt Nam
Nhớ về lần đầu tiên gặp gỡ cách đây 15 năm, chị Hòa hào hứng kể: “Tôi là sinh viên đi học xa nhà. Dịp 30/4/2007, tôi định ở lại trường để đi chơi với các bạn. Mẹ gọi điện bảo tôi về. 'Về mẹ cho nồi thịt kho mang đi. Với lại có ông Tây đến nhà mình chơi, về mà luyện tiếng Anh’. Thế là tôi hăm hở về nhà”.
Nhưng chị Hòa không ngờ, lần gặp mặt đầu tiên đó, chị đã bị trúng “tiếng sét ái tình”. Chị bất ngờ về vẻ ngoài điển trai, hiền lành của chàng sinh viên Tây. Sau này chị mới biết Martin cũng “say” mình ngay lần đầu gặp mặt.
Vì Martin là bạn thân của anh rể và chị gái chị Hòa nên mối quan hệ giữa 2 người nhanh chóng được gia đình đôi bên ủng hộ. Một năm sau, đám cưới 2 ngày 1 đêm rất vui và ấn tượng với Martin được tổ chức tại mảnh đất Đô Lương (Nghệ An). Chị Hòa kể lại kỷ niệm cười ra nước mắt ngày đầu Martin làm rể xứ Nghệ.
“Ngày đó, gia đình tôi làm đám cưới ở quê, tự dựng rạp và nhờ anh em họ hàng cùng nấu cỗ cưới. Hôm đó, thợ trang điểm có việc đột xuất không đến tận nhà, vì thế sáng sớm tôi phải rời nhà đi trang điểm. Anh em họ hàng bận nấu cỗ nên cũng không ai để ý. Trước khi đi, tôi có dặn Martin ở nhà tự chuẩn bị lễ phục rồi chờ tôi về, nhưng có lẽ anh mải ngủ nên không nghe thấy”.
Khi tỉnh dậy, Martin đi tìm khắp nhà trên nhà dưới không thấy vợ đâu. Anh hỏi mọi người trong nhà cũng không ai biết. Martin mếu máo đi tìm bố vợ, bảo Hòa bỏ đi không chịu làm đám cưới.
Bố chị Hòa lấy điện thoại ra gọi cho con gái. Nhưng do chị Hòa mải trang điểm nên để quên điện thoại trong cốp xe máy. Không ai liên lạc được với chị Hòa, Martin hoang mang trước giờ tổ chức hôn lễ mà không thấy cô dâu.
“Rất may khi đó em gái tôi đi về thấy cảnh tượng trước mắt đã giải thích cho mọi người hiểu. Nhưng Martin vẫn lo lắng không tin, đòi ra tận nơi gặp tôi. Đi xe máy hàng chục cây số nhìn thấy tôi anh mới yên tâm về mặc đồ chú rể chuẩn bị cho hôn lễ”, chị Hòa nhớ lại.
Kết hôn rồi, hai người vẫn ai về nhà nấy. Chị Hòa vẫn ở lại Việt Nam đi dạy học. Martin về nước hoàn thành nốt chương trình sinh viên ngành xây dựng. Phải 2 năm sau, khi tốt nghiệp và đi làm ổn định tại Thụy Sĩ, anh mới có thể đón vợ sang sống cùng mình.
Giúp vợ vượt qua khó khăn nơi xứ lạ
“Hai vợ chồng tôi trải qua những tháng ngày gian khó cùng nhau. Martin vừa ra trường, mới đi làm nên lương thấp. Cuộc sống gia đình nhiều khoản phải chi như tiền nhà, tiền điện nước… Có những lúc cuối tháng chỉ còn 200 USD để chi tiêu. Gia tài chúng tôi khi đó chỉ có chiếc xe đạp”, chị nói.
Những rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và cả kinh tế eo hẹp khi sinh sống tại Thụy Sĩ khiến chị Hòa nản chí, căng thẳng và nhiều lần muốn bỏ về Việt Nam. Nhưng Martin đã luôn ở bên cạnh động viên và định hướng giúp chị nhanh chóng hòa nhập cuộc sống nơi đây.
“Người Thụy Sĩ dùng 4 thứ tiếng, Martin bảo tôi nên đi học tiếng Đức để tránh gặp khó khăn khi giao tiếp. Anh xin cho tôi đi thực tập ở nhà trẻ để có cơ hội giao tiếp học tiếng Đức nhiều hơn. Còn ở nhà, hàng ngày anh sẽ cùng tôi nói tiếng Việt để tôi đỡ nhớ nhà, nhớ quê hương”, chị Hòa nói.
Thương chồng, chị Hòa muốn giảm bớt gánh nặng cho anh bằng cách chăm chỉ học thật tốt. Sau 2 năm, không phụ công chồng ngày ngày đưa đón vợ, chị đã có bằng C1 tiếng Đức.
Được chồng động viên, chị Hòa tiếp tục học thêm ngành y 5 năm nữa. Gần 10 năm được chồng nuôi ăn học, dùi mài chuyên môn trên đất Thụy Sĩ, chị Hòa đã gặt hái được quả ngọt.
Ngày ngày, chị Hòa làm việc chăm chỉ, được bạn bè đồng nghiệp tín nhiệm. Dần dần, chị có thể tự chủ về kinh tế, cùng chồng gánh vác việc nhà. “Công việc ổn định, 2 vợ chồng tôi bắt đầu có thu nhập dư dả đủ để mua 1 căn hộ tại Thụy Sĩ, 1 mảnh đất tại Đức và gửi tiền về cho bố mẹ xây nhà”, chị kể.
“Hành trang 15 năm ở xứ người đã giúp tôi trưởng thành lên rất nhiều. Từ những bước đi đầu tiên trên đất người tôi đã trải qua muôn vàn gian nan và nước mắt. Đến thời điểm hiện tại tôi không phải là người giàu có nhưng cuộc sống tự tại, tự kiếm ra tiền, đủ khả năng giao tiếp với người bản xứ, được tôn trọng và không phụ thuộc kinh tế vào chồng. Tôi hài lòng với cuộc sống ở đây và hài lòng với sự cố gắng của mình”.
Yêu vợ nên yêu cả gia đình vợ, yêu Việt Nam và yêu tiếng Việt
Lấy vợ 15 năm nhưng Martin đã có 20 lần về Việt Nam. Cuối năm nay, anh dự định lại cùng vợ về thăm bố mẹ ở Nghệ An.
Trong mắt Martin, vợ anh là người thông minh, chịu khó và nấu ăn rất ngon. “Anh rất mê các món Việt Nam do vợ nấu, lúc nào trên bàn cũng có rau xanh. Và đặc biệt, bữa ăn nào cũng phải có nước mắm. Thiếu nước mắm anh sẽ không ăn”, chị Hòa nói.
Bữa ăn hàng ngày, chị Hòa chủ yếu nấu món ăn Việt để chiều anh chồng Tây thích nước mắm. Kể cả khi ăn hải sản, anh cũng đòi ăn với nước mắm.
Tiếng cười giòn giã của chị Hòa mỗi khi nghe chồng nói tiếng Nghệ, đòi ăn nước mắm.
“Anh xã có mối quan hệ cực kỳ thân thiết, phải nói là hơn cả tuyệt vời đối với gia đình tôi. Anh thương cha mẹ tôi như cha mẹ anh vậy. Tuần nào anh cũng dành một ngày Chủ nhật để gọi điện hỏi thăm cha mẹ vợ ở Việt Nam. Anh thành thạo tiếng Việt nên tôi không phải phiên dịch. Lúc nào muốn nói chuyện là anh gọi cho cha tôi chỉ để "buôn dưa lê": Hôm nay cha ăn gì? Làm gì? Thời tiết như thế nào? Rồi anh khoe với cha hôm nay được ăn món gì…”, chị Hòa tự hào nói về người chồng Tây của mình.
Anh Martin chưa hề qua bất kỳ trường lớp hay khóa đào tạo tiếng Việt nào. Để có thể tự tin giao tiếp với bố mẹ vợ ở Việt Nam, giúp vợ không buồn vì một mình nơi xứ người không anh em bạn bè, Martin học nói tiếng Việt cùng vợ thông qua giao tiếp hàng ngày.
“Lúc đầu mình cũng nói kiểu chơi chơi vậy thôi, nhưng không ngờ là anh nhớ và nói y chang mình luôn. Mình nói đúng giọng Nghệ, từ ngữ đúng chuẩn từ địa phương vậy mà anh cũng hiểu rất nhanh. Nếu chấm điểm cho trình độ tiếng Việt của anh mình sẽ cho 8 điểm”.
Chị Hòa cho biết chồng chị rất thích học tiếng Việt và phải nói bằng chất giọng Nghệ An. Với Martin, tiếng Việt là một loại ngôn ngữ mà theo anh là “khó và độc”, vì thế anh càng thích chinh phục. Nhiều lần về Việt Nam, dù được nhiều người điều chỉnh, hướng dẫn nói bằng giọng phổ thông (giọng Bắc) nhưng Martin chỉ thích nói tiếng Nghệ An.
Đã hơn 1 năm nay, chị Hòa thường xuyên đăng tải clip 2 vợ chồng nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt lên các kênh mạng xã hội. Chị không ngờ lại được mọi người yêu thích và động viên làm nhiều video anh Martin nói tiếng Việt hơn nữa.
"Giờ đây, Martin nổi rần rần trên mạng xã hội với video nói tiếng Việt giọng Nghệ An chuẩn như người bản xứ. Không chỉ có tôi mà mọi người đều cảm thấy vui khi xem video, giảm stress, và cảm thấy tích cực khi xem video của mình", chị Hòa nói.
Chàng rể Tây yêu tiếng Việt, nói giọng Nghệ An như người bản xứ
Chúng ta đang nhắc tới con phố Vinarna Certovka với chiều ngang chỉ khoảng 50 cm, chạy dài khoảng 10 m giữa một số ngôi nhà gần cầu Charles. Con phố bao gồm một số bậc đá dẫn từ đường U Luzickeho tới nhà hàng Certovka ở rìa kênh Certovka.
Nhằm giúp người dân và du khách đi lại thuận tiện, chính quyền địa phương đã lắp đèn giao thông ở mỗi đầu phố. Nếu ai đi sẽ ấn nút báo cho người ở đầu bên kia đang sử dụng đường. Và con phố hẹp này nghiễm nhiên đang trở thành điểm thu hút du lịch theo cách riêng của nó.
Nhiều du khách trẻ tới đây đã chụp hình và chia sẻ trên mạng xã hội. Thậm chí nó còn được liệt kê trên TripAvisor là địa danh cần đến thăm khi tới Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, không phải ai cũng ấn tượng với con phố siêu hẹp này, bởi đây là nơi “chỉ dành cho người gầy”.
Một con phố siêu hẹp khác nằm ở Reutlingen, Đức
Một chuyện hài hước có thật từng xảy ra ở con phố. Theo chủ nhà hàng Certovka, có một du khách người Đức từng bị mắc kẹt khi đi bên trong. Và cuối cùng, các nhân viên phải dùng xà phòng để người phụ nữ có thể trượt ra ngoài dễ dàng hơn.
Cả hẻm có 63 căn nhà được xây từ hơn 100 năm trước. Nhà nào ở đây cũng có bốn ban thờ để cầu mong may mắn, làm ăn thuận lợi.
" alt="Con phố hẹp tới mức hai người không thể lách qua, phải lắp đèn giao thông tránh ách tắc"/>Con phố hẹp tới mức hai người không thể lách qua, phải lắp đèn giao thông tránh ách tắc
Nhận định, soi kèo Brisbane Roar vs Auckland FC, 13h00 ngày 30/3: Củng cố ngôi đầu
Bìa cuốn sách "Roadmap for GenZ" (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Roadmap for GenZ là ấn phẩm song ngữ Việt - Anh dành cho thanh thiếu niên, đúc kết từ 20 năm giảng dạy của tác giả Đỗ Cao Sang, tập trung vào kỹ năng ở giảng đường và công việc văn phòng như: thuyết trình, viết luận, lập sơ đồ tư duy, phương pháp đọc sách hiệu quả, trình bày bài thi phổ thông... cùng nhiều phần rèn luyện tư duy, thái độ sống và phương pháp làm việc khoa học.
Đặc biệt, cuốn sách có phần ứng dụng thiền học căn bản, hướng dẫn bạn trẻ thực tập chánh niệm để xua tan những cảm xúc tiêu cực như buồn phiền, chán nản, ghen ghét và giận dữ.
Chia sẻ tại sự kiện ra mắt sách, tác giả Đỗ Cao Sang nói: "Trong cuốn sách cẩm nang tuổi teen, tôi có phân tích những thành tố tạo nên một người thành công.
Ở đây, hãy tạm thống nhất chữ "thành công" ám chỉ những người làm nên khác biệt, nổi trội hơn đa số quần chúng. Có thành công lớn (Bill Gates) có thành công nhỏ hơn (Nguyễn Tử Quảng) nhưng rõ ràng họ đều tạo ra khác biệt.
Trong từng lĩnh vực lại có các thước đo, tiêu chuẩn khác nhau, nhưng rõ ràng kẻ thành công là phải tạo ra dấu ấn khác biệt. Trong các thành tố ấy, tôi nhấn mạnh 3 điểm lớn: Thứ nhất là trạng thái cảm xúc, tinh thần (emotion). Thứ 2 là Sự tập trung, ưu tiên. Và thứ 3 là óc quan sát, phản biện.
Trong đó, tôi coi trạng thái cảm xúc hàng ngày của bạn là yếu tố số một. Với logic rằng cảm xúc sẽ sinh ra thái độ, thái độ sẽ sinh ra hành vi, hành vi sẽ sinh ra thói quen, thói quen lại sinh ra tính cách. Và cuối cùng, tính cách sẽ quyết định số phận một đời người.
Vậy có thể nói, trạng thái tinh thần của bạn hàng ngày là then chốt, khởi nguồn của mọi thành công và thất bại trong đời. Đầu mối của mọi đầu mối. Khởi đầu của mọi khởi đầu.
Vấn đề ở đây là, con người có thực sự rèn luyện được trạng thái cảm xúc không? Nói cách khác, một người luôn vui vẻ tươi cười là do hắn sinh ra đã vậy hay do hắn rèn luyện?
Tôi nghĩ trạng thái tinh thần thường ngày của ta là do cả rèn luyện và do cả bẩm sinh quyết định. Nếu biết mình chưa có trạng thái tinh thần tốt hàng ngày, một người có thể tự sửa, tự khắc phục nếu anh ta có quyết tâm.
Nói cách khác, Roadmap for GenZdù hay đến mấy cũng chỉ là cẩm nang. Nó cũng giống bao thứ cẩm nang khác. Thành công hay thất bại vẫn nằm ở chính bạn và cách bạn sử dụng nó ra sao".
Roadmap for GenZ thuộc dự án Tủ sách thú vị hơn bạn tưởngcủa Đỗ Cao Sang và cộng đồng English Lights Your Home (ELYH).
Ban đầu là cộng đồng kết nối người yêu tiếng Anh, ELYH hiện đã trở thành "học hội" hướng đến giáo dục khai phóng và tôn vinh văn hóa đọc, đặc biệt cho giới trẻ.
Để thúc đẩy mục tiêu, cộng đồng đã xuất bản nhiều đầu sách không chỉ về tiếng Anh như: Tiếng Anh thú vị hơn em tưởng(5 tập), Từ vựng Tiếng Anh IELTS, Ngữ pháp Tiếng Anh IELTS... mà còn mở rộng sang lịch sử, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác.
Tủ sách thú vị hơn em tưởngđã cho ra mắt nhiều tác phẩm như: Bên bờ nước, Lịch sử thú vị hơn em tưởng(2 tập), Tiếng Anh thú vị hơn em tưởng(5 tập), Đọc sách thú vị hơn em tưởng, Tiếng gọi của khoảng trống…
" alt="Ra mắt sách cẩm nang hướng dẫn kỹ năng sống cho thế hệ gen Z"/>Ra mắt sách cẩm nang hướng dẫn kỹ năng sống cho thế hệ gen Z
Một tài khoản tên Ben chia sẻ gần đây, anh đã mang chiếc xe bán tải của mình đến gara địa phương để bảo dưỡng. Tuy nhiên, sau khi nhận lại, anh phát hiện nhiên liệu của xe đã bị cạn gần hết trong khi trước đó vẫn còn đầy.
Nhân viên gara sau đó thừa nhận mình đã tự ý lấy xe của khách để đi lại sau khi bảo dưỡng xong.
Tài khoản BeerThirty247 thậm chí còn kể lại một trải nghiệm tồi tệ hơn khi nhân viên sửa chữa đã thay thế má phanh trước của xe mà quên không vặn bu lông kẹp phanh ở một bên. Ai cũng biết được rằng điều này có thể gây ra một hậu quả nghiêm trọng nếu như không được phát hiện.
Tuy nhiên, câu chuyện “dở khóc dở cười” nhất chắc hẳn phải thuộc về tài khoản Nicholas. Anh cho hay mình đã để lại chiếc ô tô của mình ở gara và đạp xe đi làm. Đến cuối ngày, khi đang trên đường trở lại gara để lấy xe, anh bất ngờ bị chiếc ô tô của mình đâm trúng.
Hóa ra nhân viên gara đã lấy xe của anh để đi ra ngoài và gây ra tai nạn hi hữu này. May mắn là không ai bị thương trong vụ va chạm này nhưng đây vẫn là một trải nghiệm không thể nào quên của Nicholas.
Nhật Minh (Theo Carscoops)
Bạn đã từng gặp tình huống tương tự như trên? Hãy chia sẻ nội dung, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chính cách tiếp cận trên phạm vi rộng đã khiến Toyota phải đối mặt với một môi trường kinh doanh hao tốn nhiều tiền của hơn trong khi Tesla vẫn duy trì được tình hình kinh doanh ổn định dù chỉ tập trung mảng xe điện.
Trong 9 tháng, kết thúc vào tháng 12 năm 2022, chi phí nguyên vật liệu của Toyota đã tăng thêm 8,34 tỷ USD so với một năm trước đó. Toyota dự kiến sẽ tiết kiệm được 1,6 tỷ USD chi phí cho tập đoàn khi năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2023, nhưng con số đó không đủ để bù đắp các chi phí phát sinh.
Trong 3 quý, tính đến hết tháng 12/2022, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Toyota tại thị trường Bắc Mỹ đã đạt 373 triệu USD, giảm khoảng 3,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty đã bị lỗ hoạt động tại đây trong quý 3 của năm tài chính (từ tháng 10 đến tháng 12).
Trên toàn cầu, chỉ riêng Toyota đã đang làm việc với khoảng 400 nhà cung cấp cấp 1. Trang trải chi phí nhiên liệu và nguyên liệu cho số lượng nhà cung cấp đó là một nỗ lực tốn nhiều chi phí. Toyota mong muốn duy trì chuỗi cung ứng của mình để có thể tiết kiệm chi phí cùng với các nhà cung cấp.
Trên thực tế, điều này chủ yếu để phục vụ cho chiến lược mở rộng của Toyota, duy trì khoảng 50 mẫu xe từ xe chạy xăng đến xe điện. Vì mô hình kinh doanh đầy đủ đó, chi phí tăng cao đã bắt đầu đè nặng lên Toyota. Lợi nhuận ròng trên mỗi xe của Toyota trong 3 quý của năm tài chính 2022 đã giảm 423 USD so với một năm trước đó, trong khi Tesla tăng tương đương 3.789 USD.
Không giống như dòng sản phẩm đa dạng của Toyota, Tesla chỉ cung cấp 4 mẫu xe điện cao cấp. Kể từ năm 2021, Tesla đã tăng sản lượng và doanh số bán hàng, giúp cải thiện doanh thu của công ty.
Trong 3 quý tính đến tháng 12, Tesla đã kiếm được khoản lợi nhuận ròng tương đương 9,55 tỷ USD, gần bằng với 14,4 tỷ USD mà Toyota đã tạo ra trong cùng kỳ.
BYD, nhà sản xuất xe điện dành cho thị trường Trung Quốc, đang kiếm được từ 1.439 đến 1.515 USD cho mỗi chiếc xe và cũng đang vượt qua Toyota. Năm ngoái, BYD đã bán được 1,86 triệu xe điện, bao gồm cả xe plug-in hybrid, con số này tăng gấp 3,1 lần.
Hiệu quả kinh doanh trên đến từ sự tích hợp theo chiều dọc của BYD khi có thể tự sản xuất pin ô tô và kiểm soát một công ty con chuyên sản xuất chất bán dẫn. BYD đang nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình trên toàn thế giới, động thái mới nhất là bắt đầu bán xe điện tại Nhật Bản vào tháng 1/2023. Cùng với Tesla, BYD đang dần khẳng định tên tuổi của mình nhờ khả năng kiếm tiền mạnh mẽ.
Để có thể trở lại cuộc đua với các đối thủ, Toyota phải đối mặt với thách thức trước mắt là tăng sản lượng. Toyota có kế hoạch bán tới 10,6 triệu chiếc trong năm 2023 bao gồm cả 2 thương hiệu Toyota và Lexus.
Tuy nhiên, việc tăng sản lượng không hề đơn giản. Ngày 9/2 vừa qua, Toyota cho biết chỉ có thể sản xuất được 9,1 triệu xe trong năm tài chính 2022, giảm 100.000 xe do thiếu chất bán dẫn.
Ngô Minh (theo Nikkei)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!