"Khả năng tuyển Việt Nam thắng đậm là trên lý thuyết, bởi Indonesia là đội tuyển quốc gia, đá trên sân nhà trong thế chẳng có gì để mất cả. Nếu tính từ thời HLV Park Hang Seo chúng ta cũng chưa hơn hẳn Indonesia. Nếu mà so sánh thì từ trước tới nay chúng ta đều kém họ về thành tích đối đầu.
![]() |
Theo HLV Lê Thuỵ Hải, tuyển Việt Nam và Indonesia có trình độ tương đương |
Đây là trận rất khó khăn. Indonesia họ là đội bóng thiên về sức mạnh, đá rất rát, cách chơi pressing toàn sân, quyết liệt, mạnh mẽ. Chưa kể Indonesia có một số cầu thủ nhập tịch.
Việt Nam không phải đội để có chơi áp đặt, gây sức ép với đối phương, bắt đối phương chơi theo cách của mình. Chúng ta thắng họ không phải là dễ. Cá nhân tôi nghĩ hai đội tương đương nhau. Nếu Việt Nam có thắng cũng hết sức khó khăn. Đừng bao giờ nghĩ thắng với tỷ số cao", HLV Lê Thuỵ Hải cho biết.
Vậy làm cách nào để tuyển Việt Nam thắng trên sân khách? Theo ông Hải "lơ", tuyển Việt Nam cần chơi với đúng cách chơi của mình, đó là phòng ngự phản công.
"Đây là trận Indonesia chơi không còn gì để mất nên đá rất thoải mái. Chúng ta chỉ thắng khi giữ được cách chơi.
Tuyển Việt Nam cần giữ được lối đá của mình. Ảnh S.N |
Tôi vẫn nghiêng về kết quả thắng cho Việt Nam. Indonesia không có lý do gì để chơi phòng ngự trận đấu này cả, chưa kể họ chơi trên sân nhà. Nếu họ tấn công, sẽ rất hợp với lối đá của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đừng đánh giá thấp đối thủ. Chơi tuân thủ đấu pháp, kỷ luật, phòng ngự chặt, phản công nhanh, chứ đừng chơi kiểu áp đặt.
Tất nhiên, cũng có thời điểm Việt Nam chơi tấn công để đối thủ hiểu khác đi. Đó là chiến lược, chiến thuật, nhưng cũng không phải là tốt vì Indonesia đá rát, quyết liệt trên sân nhà. Nếu làm không tốt có thể dẫn đến chấn thương", chiến lược gia người Hà Đông chia sẻ.
"Thể lực chưa bao giờ hơn họ, vì thế theo tôi Việt Nam vẫn phải chơi chắc chắn, khi chơi trên sân khách. Nếu thận trọng, đánh đúng tâm lý Indonesia không có gì để mất dồn lên tấn công, sẽ có khả năng giành chiến thắng. Tôi tin là Việt Nam với khả năng của ông Park, nhưng không tin thắng đậm", ông Hải khuyên thầy trò HLV Park Hang Seo phải hết sức thận trọng và không đánh mất cách chơi tốt nhất của mình.
Văn Toàn hay Công Phượng rất phù hợp cho trận gặp Indonesia. Ảnh S.N |
Ở trận gặp Indonesia, HLV Lê Thuỵ Hải đặt niềm tin vào Công Phượng và Văn Toàn: "Sau khi trở về từ châu Âu Phượng chưa làm được gì. Vẫn tù túng, chuyền bóng không hợp lý. Trận gặp Malaysia nếu chuyền được cho Văn Toàn thì đã có bàn thắng.
Nhưng ông Park vẫn phải sử dụng Công Phượng thôi. Đó là cầu thủ nhanh nhẹn. Anh Đức không có lợi thế trong trận này. Khi chơi phản công phải sử dụng Văn Toàn. Anh Đức vào sân chỉ ở một góc nào đó để phối hợp.
Tôi rất tin vào Văn Toàn. Cậu ấy làm hàng phòng ngự điên đảo. Nếu bóng ở vị trí Văn Toàn ra chỗ khác rất nguy hiểm".
![]() |
Thầy Park có nhiều toan tính cho trận gặp Indonesia |
Còn ở hàng phòng ngự và tiền vệ, ông Hải cho rằng khả năng chỉ có sự thay đổi ở vị trí của Tuấn Anh để lại vì chấn thương: "Tôi nghĩ hàng phòng ngự không có gì thay đổi. Còn vị trí của Tuấn Anh thì có thể thay bằng Đức Huy, đá cặp với Hùng Dũng. Hai cầu thủ đó rất hợp nhau. Nếu đá sân khách gặp Indonesia, Dũng và Huy rất hợp lý, không vấn đề gì cả".
Cuối cùng, HLV Lê Thuỵ Hải đưa ra dự đoán về kết quả trận đấu: "Chúng ta cần sự toả sáng của các ngôi sao, có những bàn thắng bất ngờ. Tôi nghĩ Việt Nam thắng 1-0".
Video highlight Việt Nam 1-0 Malaysia:
Song Ngư
" alt=""/>HLV Lê Thuỵ Hải: Công Phượng đá chính, Việt Nam thắng Indonesia 13 tiếng bán hết veo 350-400 suất cơm
Quán cơm kiêm luôn bếp nằm tại số 427 Phạm Văn Đồng, phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM luôn bán cơm với giá 0 đồng nhưng chưa bao giờ “cạn tiền” mua lương thực.
Quán cơm 0 đồng nằm ngay trên con đường đẹp nhất Sài Gòn. |
Được thành lập từ tháng 12/2017 thuộc Ban bảo trợ từ thiện Bắc Ái, Hội chữ thập đỏ quận 1, TP.HCM, trong hai năm qua, cứ vào ngày thứ 2, 4, 6, quán mở cửa từ 9h30 giờ sáng tới 12h30 trưa là bán hết veo 350-400 suất cơm.
Bắt đầu từ 10 giờ trưa, cơm canh nóng hổi sẵn sàng phục vụ hàng trăm thực khách. Khoảng 11-12 giờ là lúc người lao động nghèo tìm đến xếp hàng đông nhất.
10 giờ, người lao động nghèo lục đục tìm đến quán cơm 0 đồng |
Mỗi suất cơm có đầy đủ thịt cá, rau và canh. Thực đơn của quán phong phú, thay đổi mỗi ngày, thậm chí vào ngày chay có phục vụ cơm chay. Chủ quán cho hay, chi phí mỗi ngày là 2.500.000 đồng do các mạnh thường quân tài trợ, ủng hộ cho quán ăn hoặc do người tới ăn đóng góp thêm cho quán.
Một bác bảo vệ vui vẻ với phần cơm 0 đồng của mình |
Quán ăn được một thành viên trong hội cho mượn địa điểm, bàn ghế, bếp nấu để phục vụ người lao động nghèo. Nhân viên phục vụ trong quán đều là tự nguyện, không lấy công. Hằng ngày, mọi người bắt đầu làm việc từ 6h30 sáng, đến 13 giờ chiều công việc mới hoàn tất.
Một suất cơm với giá 0 đồng có đầy đủ thịt, rau |
“Tôi làm ở đây được khoảng 6-7 tháng rồi. Cảm thấy vui lắm vì giúp được mọi người. Trước đây, mới nghỉ hưu tôi còn đi dạy thêm, đợt này tôi nghỉ luôn, lúc rảnh rỗi phục vụ cho quán ăn và đi làm từ thiện”, cô Đoàn Thị Thanh Tâm (66 tuổi), một giáo viên đã về hưu chia sẻ.
Ai cũng được phục vụ
Ông Nguyễn Thành Khoa, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận 1, Trưởng Ban Bảo trợ từ thiện Bắc Ái cho biết: “Sau 2 năm hình thành và phát triển quán cơm giá 0 đồng, chúng tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, đóng góp của các mạnh thường quân cả về tiền bạc lẫn vật chất. Đồng thời có sự đồng hành của các tình nguyện viên tham gia, đóng góp vào việc tổ chức nấu ăn và phục vụ. Đối tượng của quán là những người nghèo khó, người già, người khuyết tật, khiếm thị, sinh viên học sinh và người lao động cơ nhỡ”.
Các tình nguyện viên bắt đầu công việc từ 6h30 sáng đến 1 giờ chiều. |
Ngày chay thực khách được phục vụ món chay |
Cũng theo ông Khoa, mục tiêu đề ra thì như vậy nhưng bất cứ ai đến quán đều được phục vụ chứ không phân biệt.
Theo quan sát, đa phần những người đến đây đều có hoàn cảnh khó khăn. Họ có thể là người thu lượm ve chai, bán vé số, xe ôm, phụ hồ, người già, người neo đơn, lang thang cơ nhỡ..
Món ăn được thực khách đánh giá ngon, sạch sẽ |
"Có lần một vị khách đánh chiếc ô tô sang trọng tấp vào quán gọi cơm ăn làm chúng tôi không khỏi ngạc nhiên. Ăn xong, chủ nhân chiếc xe đó đã liên hệ với quán, tỏ ý muốn giúp đỡ thêm. Có nhiều người đến đây cũng bỏ vào thùng từ thiện 2 ngàn, 5 ngàn, 10 ngàn hoặc cả mấy trăm ngàn...", ông Nguyễn Vĩnh Tuấn, một thành viên của hội cho biết.
Quán cơm đã đem lại một nơi dừng chân, nghỉ ngơi cho tất cả những ai cảm thấy mệt mỏi, đói lòng. Chú Nam (62 tuổi), một khách quen của quán xúc động kể: "Có hôm trong túi tôi còn có 10 ngàn bạc, vô tình qua đây thấy quán cơm 0 đồng mừng quá trời luôn. Tôi còn bất ngờ vì được phục vụ cả nước, cơm canh ăn no thoải mái. Nhà tôi cách đây 3km cứ đến giờ là tôi lại đạp xe ra. Nhờ có bữa ăn này mà đỡ được cho tôi một khoản tiền. Chứ tôi bán vé số ngày có được bao nhiêu tiền đâu”.
Đức Toàn
Gian hàng của anh và cộng sự chưa khi nào ế khách. Chỉ trong vòng 60 phút, chỗ quần áo vừa dọn ra đã được bán hết veo. Ai mua xong cũng vui vẻ, cười nói rộn ràng và hẹn sớm một ngày quay lại.
" alt=""/>Hành động bất ngờ của chủ xe ô tô sang trong quán cơm 0 đồngSinh ra tại Tiền Giang, ở tuổi 11, lúc các bạn đồng trang lứa vẫn được cha mẹ bao bọc thì Mai đã phải vật lộn để kiếm sống cùng gia đình.
![]() |
Mai và mẹ bên mảnh vườn- nguồn sống của cả nhà |
Trong ký ức, Mai nhớ đó là những ngày vừa học vừa chạy việc ở chợ. Từ cấp 2, Mai đã quen thuộc với việc bưng bê rồi phụ bán hàng khô, hàng cá. Bất kể ngày hè hay Tết nhất, Mai đều làm việc khiến đôi tay chai sần. Đồng tiền gop góp được, cô bé để dành đi học.
Cuộc sống dù khó khăn nhưng Mai vẫn nuôi ước mơ bước chân vào giảng đường đại học. Niềm mong mỏi của Mai là học để sau này làm việc và sinh sống. Ngày mơ ước thành hiện thực, Mai mang trong lòng bao nhiêu lo lắng.
“Ở cấp 2 và cấp 3, học phí và sinh hoạt phí không cao lắm, gia đình em vẫn cáng đáng được. Nhưng cuộc sống ở TP.HCM không đơn giản và chắc chắn sẽ cần phải có nhiều tiền” - nữ sinh tâm sự.
Dù vậy, Mai quyết tâm đến trường một phần vì đam mê lĩnh vực kinh doanh, phần vì cố gắng để thay đổi tương lai bản thân.
Cô nhớ lại năm đầu tiên của đời sinh viên trôi qua không quá khó khăn. Vốn được tôi luyện từ nhỏ, Mai nhận thấy mình có khả năng kinh doanh nên có thể trang trải học phí và phí sinh hoạt. Nhưng một bi kịch ập đến vào những ngày cuối kỳ thi học kỳ.
“Hôm ấy, em đến trường sớm hơn bình thường 30 phút để dò bài. Bỗng điện thoại rung lên, ngay khi đó em đã dự cảm có điều không lành, nhấc máy thì một giọng đầy hoảng hốt báo "ba con mất rồi”" - nữ sinh không kìm được nước mắt và nói, bốn chữ này cô sẽ không bao giờ quên.
Ba mất, Mai suy sụp hoàn toàn. Cuộc sống trước đó vốn đã vất vả, nay ba vừa là điểm tựa lớn và là trụ cột kinh tế của gia đình không còn, nên khó khăn càng nhân lên gấp bội.
Cả nhà bám víu vào mảnh đất nho nhỏ do tổ tiên để lại để trồng ổi, trồng chanh và xoài. Nhưng năm được mùa thì mất giá, năm được giá thì mất mùa khiến đời sống không khấm khá nổi. Đặc biệt tới năm nay, khi dịch Covid-19 ập đến, giá trái cây càng rớt thê thảm.
Nữ sinh gắn bó với nghề nông không khỏi xót xa nhầm tính, “giá ổi chỉ 1.000 đồng/kg, giá xoài cũng chẳng hơn 2.000 đồng/kg, giá chanh cũng vậy. Có ngày vác cả tấn chanh cộng đi cộng lại trả tiền phân bón và thuốc vẫn không đủ”.
“Dự định là thu nhập từ mùa trái cây này mẹ sẽ cho em để đóng học phí. Những ngày này, em cũng miệt mài bên mảnh vườn nuôi hy vọng dịch qua nhanh, nhưng rồi cũng chỉ có “giải cứu”, thu vẫn không bù đù nợ nần đã đầu tư”.
Mai lo lắng vì năm nay, học phí sẽ cao hơn do đã học sâu vào chuyên môn, chi phí các tín chỉ gần như gấp đôi năm thứ nhất. Nghĩ tới cảnh này, cô thật sự chùn bước.
Nhưng rồi mấy hôm trước, Mai nhận được tin nhà trường sẽ giảm 25% học phí online. Tính tới thời điểm này, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM là trường duy nhất giảm tới 25% học phí cho sinh viên. Nhiều trường ĐH khác cũng có chính sách này nhưng chỉ từ 7-20%.
“Em cảm thấy nhẹ nhõm phần nào và vui vì nhà trường đã cảm thông cho sinh viên trong tình trạng dịch bệnh. Không chỉ em mà có rất nhiều bạn khác cũng gặp khó khăn trong kinh tế. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, chúng em đỡ được phần nào chi phí hay phần đấy” - Mai nói.
Gia cảnh của Huỳnh Bá Trọng, sinh viên năm thứ nhất ngành Kinh doanh Quốc tế Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng không khá hơn là mấy.
![]() |
SV Huỳnh Bá Trọng |
Gia đình Trọng là điển hình ảnh hưởng của dịch bệnh khi ba mẹ làm công nhân nên bị cắt giảm ca, mọi chi phí sinh hoạt đều phải tằn tiện. Bản thân Trọng vừa trải qua đợt phẫu thuật khối u ở răng hàm.
Những ngày nghỉ học, Trọng vẫn chịu áp lực kinh tế khi chưa thể đi làm thêm phụ giúp gia đình bởi nhà hàng, quán ăn, tiệm cà phê đều cắt giảm nhân viên, thậm chí đóng cửa.
Các khoản sinh hoạt phí, từ tiền điện nước cho đến thuê trọ lại đè lên vai của ba mẹ em. Nam sinh lo lắng khi tới đây sẽ quay lại trường mà gia đình chưa biết lo kinh phí cho Trọng ra sao.
Trước sự chung tay của nhà trường, Trọng bảo “đó một khoản tiền không nhỏ trong lúc này để cứu vãn những lo lắng trong lòng”. Nam sinh hy vọng hết dịch, cuộc sống sẽ ổn định trở lại...
Lê Huyền
- Để chung tay chống dịch Covid-19, các cô giáo Trường Mầm non Thanh Bình (TP Hải Dương) đã cùng nhau làm hàng nghìn mũ chống giọt bắn để tặng các cơ sở y tế và các chốt kiểm dịch.
" alt=""/>Nữ sinh mồ côi cha lăn lộn kiếm tiền từ năm 11 tuổi, rơi nước mắt khi trường giảm học phí