Từ chiếc xe 600 phân khối của Honda,áchvoimamútđộcnhấtViệlịch tennis một người chơi xe tại Sài Gòn đã độ lạitheo phong cách hoài cổ, kiểu dáng lấy ý tưởng từ loài voi ma mút.
Xem video:
Từ chiếc xe 600 phân khối của Honda,áchvoimamútđộcnhấtViệlịch tennis một người chơi xe tại Sài Gòn đã độ lạitheo phong cách hoài cổ, kiểu dáng lấy ý tưởng từ loài voi ma mút.
Xem video:
Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam được tổ chức nhằm đánh giá hiệu quả chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong các tổ chức, doanh nghiệp. Chương trình được kỳ vọng sẽ thúc đẩy chuyển đổi số tại các địa phương, doanh nghiệp nhằm hướng đến phát triển kinh tế số.
Qua quá trình thẩm định, Ban tổ đã lựa chọn và biểu dương 7 tỉnh/thành phố, 65 doanh nghiệp với 79 sản phẩm, giải pháp số. Trong đó, có 8 doanh nghiệp lọt Top doanh nghiệp 4.0 Việt Nam, 25 đơn vị thuộc Top tổ chức/doanh nghiệp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. 32 đơn vị với 79 giải pháp đạt Top doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0.
Một số đơn vị với giải pháp tiêu biểu có thể kể đến là Công ty Cổ phần Công nghệ ITG với giải pháp nhà máy thông minh 3S iFactory nhằm chuyển đổi số lĩnh vực sản xuất, giúp các nhà máy trở nên thông minh hơn. Tập đoàn VNPT với nền tảng lắng nghe và giám sát mạng xã hội VnSocial. Tổng công ty MobiFone với giải pháp đào tạo trực tuyến MobiFone E-learning. Viettel Telecom với ứng dụng truyền hình di động TV360,...
Ngoài ra, ở hạng mục Top địa phương tiêu biểu chủ động thực Cách mạng công nghiệp 4.0 và Chuyển đổi số, có 7 địa phương được vinh danh là thành phố Đà Nẵng, thành phố Bến Tre, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Bắc Giang, thành phố Hải Phòng, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Thái Nguyên.
Theo Ban tổ chức, các doanh nghiệp thuộc Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam sẽ là nền móng giúp hiện thực hóa khát vọng xây dựng Việt Nam thành một quốc gia số.
Bộ TT&TT xác định năm 2023 sẽ là Bộ làm mẫu về vấn đề dữ liệu. Bộ sẽ thực thi các chiến lược, bao gồm việc lập chương trình hành động, đưa quản lý, thực thi chiến lược vào thực tế, đo lường và công bố.
Đối với Chính phủ điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh yêu cầu cần tăng chỉ số xếp hạng. Bộ đặt mục tiêu trong năm nay 100% các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện phải lên toàn trình, 60% số hồ sơ phải được xử lý trực tuyến toàn trình. Với lĩnh vực viễn thông, phải xử lý triệt để SIM rác bằng cách xác minh, đối soát thông tin đăng ký thuê bao với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Nếu thông tin thuê bao sai sẽ yêu cầu bổ sung hoặc dừng hoạt động.
Năm 2023, Bộ TT&TT chính thức sử dụng trí tuệ nhân tạo vào các hoạt động, tạo trợ lý ảo ở mức chuyên gia cho cán bộ công chức. Đây cũng là năm vận hành các hệ thống giám sát online, giám sát chính mình và các đối tượng quản lý.
Tại Hội nghị giao ban, người đứng đầu ngành TT&TT cũng quán triệt nhiều mục tiêu chiến lược, trong đó có việc xây dựng nền tảng làm việc số, dùng công nghệ cao, công nghệ mới để giải bài toán nhỏ của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong năm 2023, khẩu hiệu hành động của Bộ TT&TT sẽ có nội hàm mới. “Làm gương” là thái độ mẫu mực của người lãnh đạo trong cử chỉ, hành động. “Kỷ cương” của nhân viên là làm đúng, làm đủ trách nhiệm. “Trọng tâm” là làm được cái chính để lĩnh vực của mình phát triển. “Bứt phá” là tìm ra cách làm khả thi để tạo sự phát triển đột phá.
Trọng Đạt
Để giải quyết vấn đề này, ngày 23/6, tại TP.HCM, Lark - Tanca - Rikkei Digital tuyên bố hợp tác sâu trong việc kết nối hệ thống, dữ liệu và triển khai nhằm mục tiêu thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đó, nền tảng chuyển đổi số toàn cầu Lark Suite (trụ sở Singapore) và nền tảng quản lý nhân sự Make in Viet Nam Tanca, sẽ được tích hợp sâu với nhau, cho phép kết nối hệ thống, đồng bộ dữ liệu để tạo ra trải nghiệm xuyên suốt cho người dùng.
Rikkei Digital sẽ là đơn vị thực hiện việc tư vấn và triển khai hoạt động chuyển đổi số cho 2 nền tảng trên khi triển khai đến các doanh nghiệp.
Cụ thể, Lark Suite là nền tảng chuyển đổi số được phát triển từ năm 2015, phục vụ trên 125 quốc gia với trăm ngàn khách hàng doanh nghiệp trên toàn thế giới. Nền tảng này cung cấp các dịch vụ toàn diện bao gồm hơn 20 nhóm tính năng phổ biến nhất cho doanh nghiệp như hệ thống chat, email, lịch, họp trực tuyến…
Hệ thống quản trị nội bộ cũng cung cấp đầy đủ các tính năng về tài liệu như soạn thảo văn bản, bảng tính, Mindnote… và cả hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ.
Phần mềm này cũng cung cấp các công cụ quản lý công việc, quy trình và các công cụ cho quản lý đào tạo nội bộ như kho tri thức Wiki, Lingo…
Ngoài ra, nền tảng này cũng tích hợp với các phần mềm hàng đầu như Saleforce, Jira, Trello, Zoom…
Lark Suite được xem như một siêu ứng dụng với sự kết hợp của hàng chục phần mềm trong một phần mềm. Điều này giúp doanh nghiệp có thể thống nhất dữ liệu để sử dụng cho quá trình phân tích và điều hành bằng số liệu.
Đáng chú ý nền tảng này cũng cho phép tất cả các nhà phát triển phần mềm tại các quốc gia có thể tích hợp hoặc kết nối vào hệ thống với hàng ngàn API (dịch vụ kết nối) mở.
Đại diện Lark Suite khu vực APAC cho biết, nền tảng này cho phép tất cả các nhà phát triển phần mềm tại các quốc gia có thể tích hợp hoặc kết nối vào hệ thống với hàng ngàn API (dịch vụ kết nối) mở.
Trong khi đó Tanca là nền tảng chuyển đổi số Make in Viet Nam và hiện được triển khai cho hơn 2.000 doanh nghiệp trong nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Đây là đối tác đầu tiên tại Việt Nam tích hợp thành công trên hệ thống ISV (Independent Software Vendor) vốn dành cho các sản phẩm có tiêu chuẩn cao được tích hợp trên Lark Suite.
Qua đó, Tanca sẽ cung cấp các tính năng về tuyển dụng, quản lý nhân sự, chấm công và tính lương, KPI & OKR. Tanca cũng tích hợp với các đối tác trong nước về thiết bị máy chấm công, Camera AI hay các dịch vụ về tài chính, kết nối ngân hàng, BHXH… để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống quản trị nhân sự đầy đủ và đồng nhất.
Theo ông Trần Viết Quân, sáng lập của Tanca, cho rằng: “Lark Suite là một sản phẩm công nghệ đáng kinh ngạc và dành cho các công ty SME mong muốn chuyển đổi số thật sự. Nền tảng này cung cấp mọi công cụ chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng vô cùng tinh gọn và dễ dùng. Lark Suite có thể giúp rút ngắn khoảng cách ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp trên toàn cầu”.
Lark Suite hỗ trợ tiếng Việt cùng 16 ngôn ngữ phổ biến, đồng thời miễn phí cho doanh nghiệp dưới 50 thành viên. Hiện nền tảng đang có các chính sách hỗ trợ đặc biệt cho các doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua Rikkei Digital. Tanca có giá bán 1.5 USD/người/tháng (khoảng 35.000 VNĐ). Mức phí sử dụng của 2 nền tảng này có mức cạnh tranh hơn nhiều so với việc mua các phần mềm đơn lẻ.
Trong khi đó, là một trong những doanh nghiệp công nghệ lớn và có khách hàng tại nhiều quốc gia, Rikkei Digital cũng trực tiếp nghiên cứu, tư vấn và triển khai Lark Suite thành công cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Ông Ngô Minh Quân, CEO của Rikkei Digital cho biết, việc Lark Suite miễn phí sử dụng cho 50 nhân viên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số ngay lập tức mà không cần phải lo đến chi phí. Điều này là một bước đệm giúp doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến trình chuyển đổi số vốn mất nhiều thời gian và rào cản về mặt công nghệ.