Hóa nữ sinh, Đông Nhi ghi điểm tuyệt đối
Cô ca sĩ xinh đẹp và các đồng đội đã mang đến một 'Baby one more time' mới mẻ và hấp dẫn.
Phương Mỹ Chi nói gì việc phải đi hát nuôi cả gia đình?óanữsinhĐôngNhighiđiểmtuyệtđốtin bóng đá(责任编辑:Công nghệ)
下一篇:Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Wolves, 2h30 ngày 16/1
- Cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau
Lễ kỷ niệm đã tái hiện lại dấu mốc một cuộc dịch chuyển lực lượng, giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, góp phần vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc (1954-2024), tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình với chủ đề "Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.
Tham dự tại điểm cầu Cà Mau có: Tổng Bí thư Tô Lâm; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; nguyên Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải.
Tại điểm cầu Hải Phòng có sự tham dự của: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu.
Tại điểm cầu Thanh Hóa có: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh.
Tại 3 điểm cầu còn có sự tham dự của các Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, nhân chứng lịch sử và đông đảo người dân địa phương.
Lễ kỷ niệm đã tái hiện lại dấu mốc một cuộc dịch chuyển lực lượng, giai đoạn quan trọng trong lịch sử Việt Nam, góp phần vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của toàn dân tộc.
Quyết định đưa cán bộ, chiến sỹ và con em đồng bào miền Nam thể hiện tầm nhìn chiến lược sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc tạo nền tảng cho việc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, củng cố lực lượng cho cuộc đấu tranh thống nhất.
Cuộc Tập kết ra Bắc đã thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí của mỗi người dân Việt Nam, họ sẵn sàng hy sinh bản thân, gia đình, cống hiến vì sự nghiệp chung của đất nước; thể hiện tình đoàn kết Nam - Bắc một nhà của dân tộc ta, đất nước ta.
Năm 1954, theo Hội nghị Geneve, nước ta lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Những con sóng theo khơi xa đã đưa những chuyến tàu tập kết ra Bắc, chở theo những khắc khoải nhớ nhung về quê nhà và niềm khát khao cháy bỏng về một ngày đoàn tụ, thống nhất của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam.
Từ lời hẹn 2 năm trở về, cuộc dịch chuyển lực lượng lớn nhất lịch sử đã kéo dài đến tận 21 năm đất nước mới hoàn toàn thống nhất. Những đứa trẻ ngày ấy tập kết ra Bắc, được đào tạo thành những "hạt giống đỏ" để tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước phát triển, vươn xa.
Tại Cà Mau, điểm cầu chính nơi diễn ra cầu truyền hình là Tượng đài chuyến tàu Tập kết ra Bắc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau).
Chương trình nghệ thuật đã ca ngợi sự cống hiến, hy sinh của cán bộ, chiến sỹ và nhân dân Cà Mau, nhân dân miền Nam tập kết ra Bắc; tạm biệt quê hương, người thân để bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến cho ngày nước nhà thống nhất, Bắc - Nam sum họp một nhà.
Người ra đi hẹn ngày trở về trong chiến thắng, người ở lại quyết tâm xây dựng vùng căn cứ cách mạng.
Cách đây 70 năm, tại nơi đây đã diễn ra sự kiện 200 ngày tập kết để đưa cán bộ, chiến sỹ, đồng bào miền Nam ra Bắc để sinh sống và học tập.
Bến Sông Đốc giờ đây trở thành di tích lịch sử, ghi dấu một trang sử vàng trong quá trình xây dựng miền Bắc, đấu tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hải Phòng tổ chức cầu truyền hình tại Quảng trường Nhà hát thành phố.
Cuối năm 1954, Hệ thống trường học sinh miền Nam ra đời, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước.
Hải Phòng đón khoảng 15.000 con em miền Nam học tập trong tổng số khoảng 32.000 học sinh miền Nam tập kết ra đất Bắc.
Sau quá trình học tập, từ bến tàu 0 số tại Hải Phòng, đã có những "hạt giống đỏ" được ươm trồng trên đất Bắc quay về giải phóng và xây dựng miền Nam.
Giờ đây, nhiều người trong số họ là các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, nhà khoa học, nhà giáo, nghệ sỹ, doanh nhân có uy tín, đóng góp nhiều cho xã hội. Điều đó đã khẳng định cuộc dịch chuyển học sinh quy mô lớn nhất lịch sử được đánh giá thành công trên cả ba phương diện gồm rèn luyện con người, mô hình giáo dục và chiến lược đào tạo lâu dài.
Vườn ươm đặc biệt của Bác Hồ và chủ trương của Đảng trong những năm kháng chiến đã gợi mở chiến lược giáo dục và đào tạo của Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, Hải Phòng luôn nỗ lực là thành phố đi đầu trong giáo dục và rèn luyện các thế hệ tương lai.
Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ chiến sỹ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc (phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cũng là một điểm cầu của chương trình kỷ niệm.
Cách đây 70 năm, Thanh Hóa vinh dự được Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ tin tưởng lựa chọn là địa phương đầu tiên ở miền Bắc đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết. Địa điểm đón tiếp được đặt tại cảng Lạch Hới, xã Quảng Tiến (nay là phường Quảng Tiến, thành phố Sầm Sơn). Đây là cuộc gặp gỡ có ý nghĩa chính trị lịch sử đặc biệt, thiêng liêng và vô cùng cảm động giữa người dân xứ Thanh và những người con miền Nam tập kết ra Bắc.
Ngày 25/9/1954 đã trở thành thời điểm lịch sử không thể nào quên, nhất là khi con tàu đầu tiên rẽ sóng tiến vào cửa biển Lạch Hới - Sầm Sơn giữa tiếng reo mừng của hàng ngàn người dân Thanh Hóa hân hoan chào đón những người con của miền Nam ruột thịt.
Thanh Hóa là địa phương đón số lượng đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam nhiều nhất cả nước. Dù còn vất vả, nghèo khó nhưng người dân Thanh Hóa lúc đó đã dành những gì tốt nhất của mình cho đồng bào miền Nam.
Trong 9 tháng (từ tháng 9/1954 đến tháng 5/1955), Thanh Hóa đã đón 45 chuyến tàu chở 47.346 cán bộ, bộ đội; 1.775 thương binh; 5.922 học sinh và 1.443 gia đình cán bộ tập kết ra Bắc.
Nhân dân Thanh Hóa, trực tiếp là nhân dân Sầm Sơn đã tổ chức đón tiếp, chăm sóc, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đời sống của cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam tập kết.
Tại lễ kỷ niệm đã diễn ra chương trình nghệ thuật trực tiếp tại 3 điểm cầu Cà Mau, Thanh Hóa, Hải Phòng gồm 3 chương. Trong đó, chương 1 với chủ đề "Khát vọng thống nhất" tái hiện lại bối cảnh lịch sử của sự kiện tập kết ra Bắc từ những quyết sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong việc chuyển quân.
Chương 2 "Một dải sắt son" thể hiện tinh thần, trước quyết định tập kết ra Bắc, lượng quân và dân cả nước cùng chung một lòng quyết tâm thực hiện bằng cả trái tim và nhiệt huyết.
Chương 3 "Rạng danh Việt Nam," truyền tải ý nghĩa của sự kiện tập kết ra Bắc đã trở thành bài học lịch sử cho việc xây dựng một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cùng với đó là phóng sự tổng hợp "Đoàn kết - Sức mạnh xây dựng một Việt Nam vươn mình" cho thấy suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, đoàn kết luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động để giành được thắng lợi vẻ vang. Càng trong khó khăn, gian khổ, sức mạnh đoàn kết càng phát huy giá trị.
Ở những thời điểm khó khăn của đất nước, dân tộc, tinh thần đoàn kết một nhà lại hiển hiện rõ rệt: thời điểm dịch bệnh, đất nước cùng đồng lòng, sẻ chia. Nhân dân miền Bắc một lòng hướng về miền Nam. Bão lũ thiên tai và đặc biệt ở bão số 3 hay bão lũ ở miền Trung vừa qua, nhân dân hướng về người anh em ruột thịt...
Trong phóng sự, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là kỷ nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thực hiện thành công mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tổng Bí thư yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết, ưu tiên hàng đầu, củng cố phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là một trong những giải pháp then chốt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Thực tiễn lịch sử cho thấy, khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nên sức mạnh to lớn và là cội nguồn của mọi thành công của cách mạng Việt Nam. Chỉ có đại đoàn kết mới có thắng lợi.
Sự kiện Tập kết ra Bắc đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, của tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, thống nhất của quân dân ta, ra đi vì nghĩa lớn, vì sự nghiệp cách mạng cao cả vẫn luôn sáng ngời.
Những giá trị thiêng liêng của sự kiện vẫn còn hiện hữu trên con đường xây dựng sự nghiệp của dân tộc ta đến ngày hôm nay.
Cầu truyền hình kỷ niệm 70 năm Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng là hành trình nhìn lại dấu mốc lịch sử của dân tộc, ở đó có những cống hiến, những hy sinh tạo nên nền độc lập, hòa bình, phồn vinh, hạnh phúc.
Trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm Di tích Quốc gia địa điểm tập kết ra Bắc cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại bờ Nam sông Đốc, thị trấn sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau./.
Theo www.vietnamplus.vn" alt="Cầu truyền hình Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc tại Cà Mau" /> - Diễn biến giá cổ phiếu HBC, HNG ngày đầu lên UPCoMMai Chi
(Dân trí) - VN-Index tăng hơn 12 điểm với thanh khoản cải thiện mạnh. QCG của Quốc Cường Gia Lai dẫn đầu đà tăng giá của nhóm cổ phiếu bất động sản trên sàn HoSE. Cổ phiếu HBC, HNG ngày đầu đổi sàn ra sao?
Thị trường khởi sắc trong phiên giao dịch sáng nay (18/9) với sự bứt tốc cả về điểm số lẫn thanh khoản. VN-Index tăng 12,02 điểm tương ứng 0,96% lên 1.270,97 điểm; HNX-Index tăng 1,19 điểm tương ứng 0,51% và UPCoM-Index nhích nhẹ 0,02 điểm tương ứng 0,02%.
Thanh khoản cải thiện mạnh so với các phiên trước. Khối lượng giao dịch phiên sáng đạt 386,68 triệu cổ phiếu tương ứng 9.457,27 tỷ đồng trên HoSE và trên HNX là 30,51 triệu cổ phiếu tương ứng 503,65 tỷ đồng. Trên sàn UPCoM, khối lượng giao dịch đạt 21,26 triệu đơn vị tương ứng 221,59 tỷ đồng.
Hôm nay đánh dấu phiên đầu tiên cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và HNG của Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai giao dịch trên sàn UPCoM sau khi bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE.
Trong khi HBC đứng tham chiếu 5.700 đồng/cổ phiếu với khớp lệnh đạt 2,7 triệu đơn vị thì HNG lại tăng 2,2%, khớp lệnh đạt 12,4 triệu đơn vị.
Sàn UPCoM có đến 17 mã tăng trần trong tổng số 175 mã tăng giá, chỉ có 62 mã giảm, 10 mã giảm sàn.
Phần lớn cổ phiếu tăng trần trên UPCoM đều có thanh khoản rất thấp như X26, CNN,VMT, CAB, PMW, MDF, SAP, CCT, SVG, LLM, SSG… Tương tự, những cổ phiếu giảm sàn trên thị trường UPCoM cũng có giao dịch không đáng kể, như FCS, TNB, DLD, GTD, L35; NAS, VHB, PSP, PWS.
Trên HoSE, chỉ số VN-Index được hỗ trợ mạnh bởi diễn biến tích cực tại rổ VN30. Có 26 mã trong rổ này tăng giá và chỉ có 2 cổ phiếu điều chỉnh. Một số mã tăng mạnh có thể kể đến CTG, SSI, STB, SSB, VCB, VHM, GVR, TCB, BID.
Ngành xây dựng và vật liệu ghi nhận đà tăng mạnh tại CTR, HVX và KPF. Ba mã này tăng kịch biên độ và có dư mua giá trần lớn, trắng bên bán. CTR tăng trần lên 133.300 đồng, khớp lệnh gần 1 triệu đơn vị và dư mua giá trần gần 455.000 cổ phiếu. KPF chỉ khớp lệnh hơn 80.000 cổ phiếu nhưng dư mua giá trần tới 139.200 đơn vị.
Cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai dẫn đầu đà tăng giá của nhóm cổ phiếu bất động sản trên sàn HoSE. Mã này tăng 3,8% trong khi một số mã khác như CCL tăng 3,4%: SGR tăng 3,1%; TLD tăng 3%; NTL, NVL cũng tăng giá; VHM, VIC và VRE vẫn đạt trạng thái tăng nhưng biên độ thu hẹp.
Nhóm dịch vụ tài chính tích cực: FIT tăng trần, HCM tăng 5,9%; VDS tăng 4,6%; SSI tăng 3,1%. Trong khi đó, tại nhóm ngành thực phẩm, AGM tăng trần phiên thứ 7 liên tiếp lên 4.520 đồng, vẫn trắng bên bán, dư mua giá trần gấp 10 lần khối lượng khớp lệnh.
" alt="Diễn biến giá cổ phiếu HBC, HNG ngày đầu lên UPCoM" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1
- ·Sếp Hòa Phát, Hoa Sen, Thế Giới Di Động muốn chốt lời cổ phiếu
- ·Nam Á Store khai trương cơ sở mới tại 249 Kim Mã với nhiều ưu đãi hấp dẫn
- ·Nhận định Đà Nẵng vs Quảng Nam 17h00, 07/03 (V
- ·Siêu máy tính dự đoán MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1
- ·Chiều nay, Xuân Trường sẽ có trận đấu ra mắt CLB Buriram?
- ·Tem dán "giảm an tây": Sự cố hay chiêu trò truyền thông của Katinat?
- ·Giá vàng miếng SJC không đổi sau một tháng, vàng nhẫn tăng nhẹ
- ·Nhận định, soi kèo Nữ Queretaro vs Nữ Mazatlan, 09h00 ngày 16/1: Chiến thắng đầu tiên
- ·Sau vụ công ty được định giá 320 triệu USD, "vua tiêu" có tiết lộ mới
- Bỏ phố về quê làm bột rau, 8X Hải Phòng thu tiền tỷ mỗi nămHoàng Dung
(Dân trí) - Luôn đau đáu, trăn trở tìm đầu ra cho nông sản, chị Ngô Thị Hiền (An Lão, Hải Phòng) đã quyết định bỏ phố về quê khởi nghiệp với mô hình sản xuất bột rau.
Trăn trở với ngành nông nghiệp
Sau 10 năm đi làm công ăn lương, chị Ngô Thị Hiền (sinh năm 1987, ở xã An Thắng, An Lão, Hải Phòng) quyết định nghỉ việc, về quê khởi nghiệp trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Bởi lẽ trước khi nghỉ, chị từng là kiểm định viên cho một doanh nghiệp nước ngoài với mức lương khá cao.
"Công việc cũ cho tôi được đi, được đến nhiều nơi trên thế giới. Cho nên, mỗi khi ra nước ngoài, tôi đều cố gắng tìm hiểu, học hỏi những cách làm hay, mô hình mới. Trong đó, tôi dành sự quan tâm nhiều hơn đến ngành nông nghiệp vì tôi sinh ra, lớn lên ở quê, bố mẹ tôi đều làm nông. Khi tôi sang Thái Lan, Trung Quốc, tôi thấy, nông nghiệp đó rất phát triển, họ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến khiến nông sản nâng tầm giá trị", chị nói.
Chị Hiền nhận thấy nông sản ở Việt Nam có chất lượng khá tốt, không thua kém gì nước bạn nhưng vẫn chật vật tìm đầu ra, thậm chí cứ đến mùa còn phải "giải cứu". Vì thế, chị luôn trăn trở, đau đáu và muốn làm một điều gì đó góp sức cho nền nông nghiệp.
"Một cơ duyên đưa tôi đến gần hơn với nông nghiệp là khi em dâu tôi mua bột rau về cho con ăn. Tôi có hỏi thì được biết đây là loại bột rau nhập khẩu được nhiều mẹ bỉm sữa săn lùng, tìm mua dù chúng có giá thành đắt đỏ. Vì vậy, tôi mới đặt ra câu hỏi, loại rau này đều có ở nước ta mà sao phải đặt mua từ nước ngoài", chị Hiền kể lại cơ duyên khởi nghiệp của mình.
Từ câu hỏi đó, chị bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu thêm về các loại bột rau. Qua khảo sát, chị thấy thị trường Việt Nam đang rất chuộng loại thực phẩm này, đặc biệt là các mẹ bỉm sữa, dân văn phòng và người tập gym. Cho nên chị đã bỏ ra một khoản tiền lớn để mua trang thiết bị, máy móc về thử sản xuất.
"Năm 2018, tôi tự mua máy móc về thử nghiệm, chế tạo bột rau. Diếp cá và rau má là 2 loại đầu tiên tôi làm, tuy nhiên, chất lượng vẫn chỉ ở mức khá, chưa đạt với yêu cầu đề ra. Do đó, thời gian đầu, bột tôi làm ra không bán mà chỉ gửi tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp để xin ý kiến, đánh giá, rồi từ đó, mình cải tiến, hoàn thiện dần dần", chị thông tin.
Để thực hiện giấc mơ lớn hơn, tháng 4/2019, chị Hiền quyết định nghỉ việc để về quê khởi nghiệp. Đầu tiên, chị mượn 5 sào ruộng của bố mẹ để tiến hành trồng rau. Chỉ sau 3 tháng, ruộng rau đã được thu hoạch, tuy nhiên, vấn đề mà chị gặp phải là hệ thống máy nghiền cũ hiện không đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Mơ lớn, nghĩ lớn, làm lớn
Nhằm đồng bộ hóa lại dây chuyền sản xuất, chị Hiền bỏ ra 1 tỷ đồng đề đầu tư trang thiết bị mới. Lần này, chị chọn cối đá granite để xay nghiền rau. Theo đánh giá, đây là loại cối khiến bột mịn hơn, giữ trọn màu và không làm mất chất dinh dưỡng. Đồng thời, chị ứng dụng phương pháp sấy lạnh theo công nghệ Nhật Bản vào việc sấy rau.
"Tư tưởng của tôi là không làm thì thôi, đã làm thì đến nơi đến chốn. Vì thế, tôi cố gắng đi vay mượn tiền để đầu tư, mua trang thiết bị về sản xuất. Tôi chọn các công nghệ mới, tiến tiến nhất và nhất định không dùng công nghệ cũ, lạc hậu", chị khẳng định.
Chị cho biết, những ngày đầu tiếp xúc, vận hành máy móc, chị gặp không ít khó khăn. Mỗi lần như vậy, chị đều phải gọi điện nhờ thợ hướng dẫn, nhưng may mắn, nhờ có vốn tiếng Anh tốt, chị nhanh chóng giải quyết được vấn đề.
"Những ngày đầu, tôi chủ yếu tự học hỏi, tự mày mò. Máy có trục trặc thì gọi thợ nhờ hướng dẫn. Tuy nhiên, có nhiều lỗi hiếm gặp, tôi phải vào các website nước ngoài xem", chị nhớ lại.
Sau 3 năm khởi nghiệp, chị Hiền hiện sở hữu hơn 4.000 m2 đất trồng rau, 6 cối đá granite và một xưởng sản xuất, chế biến bột rau củ rộng 300 m2. Tại đây, các công đoạn chọn rau, rửa, sấy lạnh, nghiền, đóng gói được làm khép kín.
"Để mở rộng nguồn nguyên liệu đầu vào, ngoài vùng rau tự trồng, tôi còn liên kết với các cơ sở trồng rau sạch, đạt tiêu chuẩn Vietgap. Hiện tại, tôi đang chế biến và thu mua 7 loại rau gồm rau má, diếp cá, chùm ngây, tía tô, bó xôi, cải xoăn và cần tây", chị tiết lộ.
Theo ước tính, mỗi tháng, chị Hiền bán ra thị trường lượng lớn bột rau mang về doanh thu hơn 100 triệu đồng/tháng. Đồng thời, chị còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng.
"Hiện nay, sản phẩm của tôi chủ yếu cung ứng cho thị trường nội địa theo 3 hướng: Thứ nhất là cung cấp nguyên liệu cho các công ty thực phẩm để họ chế biến cùng các sản phẩm khác; Thứ hai là bán theo dạng đại lý, ở Việt Nam tôi đang có 20 đại lý phân phối sản phẩm này. Thứ ba là bán lẻ cho khách hàng cá nhân thông qua fanpage, website", chị thông tin.
Trong thời gian tới, chị Hiền dự định sẽ mở rộng sản xuất bằng việc mua thêm các thiết bị, nâng quy mô, công suất xưởng. Ngoài ra, chị còn muốn đưa sản phẩm bột rau ra thị trường nước ngoài, đến tay khách hàng quốc tế.
Trao đổi với Dân trí, ông Ngô Trung Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thắng (An Lão, Hải Phòng) cho biết, mô hình sản xuất bột rau của chị Ngô Thị Hiền là mô hình tốt, tiêu biểu của xã. "Ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, mô hình này còn giải quyết được nhiều vấn đề tồn đọng của nông nghiệp như tìm được đầu ra cho nông sản, tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân ở địa phương hay liên kết được với nhiều chuỗi sản xuất nông nghiệp", Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thắng thông tin.
" alt="Bỏ phố về quê làm bột rau, 8X Hải Phòng thu tiền tỷ mỗi năm" /> - Nổi rần vụ thẻ tín dụng phát sinh nợ 8,8 tỷ đồng, cổ phiếu Eximbank ra sao?Mai Chi
(Dân trí) - EIB là một trong số ít mã ngân hàng sáng nay không bị mất giá trong bối cảnh thị trường điều chỉnh. Eximbank là cái tên đang xôn xao với vụ khách vay thẻ tín dụng 8,5 triệu thành nợ hơn 8,8 tỷ đồng.
Thị trường giằng co, xu hướng bán lan rộng trước thời điểm 11h khiến chỉ số chính tiếp tục điều chỉnh trong phiên sáng nay (15/3). VN-Index giảm 6,58 điểm tương ứng 0,52% còn 1.257,68 điểm. HNX-Index giảm 0,23 điểm tương ứng 0,1% và UPCoM-Index giảm 0,46 điểm tương ứng 0,51%.
Trên sàn HoSE, số lượng mã giảm áp đảo với 307 mã giảm giá, so với 144 mã tăng. Sáng nay xuất hiện 3 mã giảm sàn. Trong đó, rổ VN30 có đến 25 mã giảm, chỉ số VN30 điều chỉnh mạnh 10,62 điểm tương ứng 0,84%.
Tuy vậy, thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao. Tiền đổ vào HoSE đạt 11.661,5 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 470,2 triệu cổ phiếu; con số này trên HNX là 52,6 triệu cổ phiếu tương ứng 1.086 tỷ đồng và trên UPCoM là 23,6 triệu cổ phiếu tương ứng 250 tỷ đồng.
Phần lớn cổ phiếu ngân hàng giảm giá dù mức giảm không lớn. Một số mã lớn như VCB, BID, TCB điều chỉnh và có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số. Trong khi đó, EIB của Eximbank vẫn trụ lại tại mức giá tham chiếu 17.950 đồng. Đáng chú ý là khối ngoại vẫn mua ròng cổ phiếu này sáng nay.
Mức giá của EIB tăng nhẹ 1,4% sau 1 tuần nhưng giảm 5,5% trong vòng 1 tháng qua. Eximbank đang gây chú ý với dư luận sau sự việc khách vay thẻ tín dụng hơn 8,5 triệu đồng thành nợ hơn 8,83 tỷ đồng .
Thông tin đến phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đức Hiển - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh cho biết - ngày 14/3, đơn vị thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh đã có văn bản gửi cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh yêu cầu Eximbank báo cáo sớm nhất có thể và có thông tin về sự việc đang được quan tâm.
Trở lại với thị trường, cổ phiếu ngành chứng khoán cũng có diễn biến tương tự với ngành ngân hàng, đồng loạt điều chỉnh. ORS giảm khá mạnh, mất 3%; AGR giảm 2,1%; CTS giảm 2%; VIX giảm 1,9%.
Tuy nhiên, cổ phiếu bất động sản lại gây chú ý khi thu hút đáng kể dòng tiền trên thị trường. HDC tăng kịch biên độ, khớp lệnh 10,15 triệu cổ phiếu và vẫn dư mua giá trần 1,28 triệu đơn vị. DIG tăng 3,1% với khớp lệnh đột biến, đạt 50,81 triệu đơn vị. NTL tăng 3,1%; HTN tăng 2,6%; CCL tăng 2,3%.
Ngành xây dựng và vật liệu phân hóa. Nếu TCR giảm sàn; CTD điều chỉnh 1,3%; CTR điều chỉnh 1,1%; VGC, THI, FCM giảm thì ngược lại, NHA tăng 5,1%, có thời điểm chạm mức giá trần; EVG tăng 2,9%; DPG, LCG, HT1, TCD tăng tốt.
" alt="Nổi rần vụ thẻ tín dụng phát sinh nợ 8,8 tỷ đồng, cổ phiếu Eximbank ra sao?" /> - Thủ tướng giao 2 bộ kiểm soát chặt hàng nhập qua thương mại điện tửHuỳnh Anh
(Dân trí) - Thủ tướng giao Bộ Công Thương và Bộ Tài chính nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 121 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường và các chính sách khuyến khích tiêu dùng để khơi thông thị trường trong nước, gắn kết giữa sản xuất với phân phối và tiêu dùng hàng hóa.
Bộ Công Thương cần rà soát, nghiên cứu, đề xuất chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm trong nước và toàn cầu.
Ngoài ra, Bộ này được giao đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước tại các kênh phân phối truyền thống và hiện đại, tích cực hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Đặc biệt, Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu và xây dựng cơ chế kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử hiện đang tạo sức ép lớn lên hàng hóa sản xuất trong nước, ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nội địa.
Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu giải pháp kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Bộ Công Thương cần đẩy mạnh triển khai các chương trình, sự kiện hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong hoạt động mua bán, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước trên các nền tảng số hóa, thương mại điện tử.
Lãnh đạo Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý nhà nước về thương mại trong nước, triển khai hiệu quả các biện pháp kiểm tra, kiểm soát thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến điều tra phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Cùng với đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiên cứu xây dựng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho lĩnh vực tiêu dùng, phục vụ đời sống.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy khuyến khích tiêu dùng các mặt hàng vật liệu xây dựng sản xuất trong nước.
" alt="Thủ tướng giao 2 bộ kiểm soát chặt hàng nhập qua thương mại điện tử" />
- ·Kèo vàng bóng đá MU vs Southampton, 03h00 ngày 17/1/2025: Tin vào Quỷ đỏ
- ·Thủ tướng: "Thời gian là tiền bạc, sao cứ loay hoay mãi"
- ·Điều gì khiến giá xăng về dưới 20.000 đồng/lít?
- ·Chuyên gia bảo mật khuyến nghị sau vụ VNDirect bị tấn công mạng
- ·Nhận định, soi kèo Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1: Chìm trong khủng hoảng
- ·Xu hướng tiền gửi số ngày càng được cá nhân và doanh nghiệp ưa chuộng
- ·EVN đề xuất giá điện 2 thành phần, áp dụng từ năm 2025
- ·Lịch thi đấu và trực tiếp vòng 2 V.League 2019: Quảng Nam vs Hà Nội
- ·Nhận định, soi kèo Al Adalah vs Al Arabi, 21h50 ngày 16/1: Niềm tin cửa trên
- ·Sau khi Elon Musk lãnh đạo bộ mới, SpaceX được định giá hơn 250 tỷ USD