“Không phải ai cũng có điều kiện học trang điểm từ nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trong khi đó, các video hướng dẫn trên mạng đều miễn phí nên tôi đăng ký kênh của Pony. Tôi tin tưởng lời giới thiệu của cô ấy về mỹ phẩm khi giải thích cả ưu và nhược điểm của sản phẩm”, Lee nói.
Lee và Han nằm trong số nhiều người Hàn Quốc bị thu hút bởi influencer - các cá nhân tạo dựng thành công danh tiếng trên mạng trong lĩnh vực cụ thể như thời trang, làm đẹp và du lịch. Họ không nhất thiết phải có tài năng như ca sĩ hay diễn viên mà được yêu mến nhờ lối sống độc đáo hoặc hấp dẫn.
Với sự bùng nổ của KOL được thúc đẩy bởi mạng xã hội, ngày càng nhiều công ty cạnh tranh để tận dụng danh tiếng của họ.
Ngày càng được coi trọng
Một nhân viên PR cho biết: “Sức mạnh của những người có ảnh hưởng trong hoạt động tiếp thị vượt ngoài sức tưởng tượng. Hầu hết công ty chọn influencer hơn là diễn viên hoặc ca sĩ vì đây là chiến lược quảng cáo hiệu quả hơn. Điều đó có thể dẫn đến doanh số bán hàng tăng đột biến”.
Các influencer có hơn 1 triệu người theo dõi được trả khoảng 50 triệu-70 triệu won (38.500-53.800 USD) tiền hoa hồng. Các công ty phải nắm giữ khoản này ít nhất 6 tháng trước khi quảng cáo được lên lịch phát hành.
“Những người có ảnh hưởng hàng đầu có xu hướng ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc tập luyện trước khi quay quảng cáo. Họ tránh nhận quảng cáo tương tự từ các công ty khác trong thời hạn hợp đồng để giữ vị thế của mình”, người này nói thêm.
Ngoài Pony và Cho, các influencer nổi tiếng khác ở đây bao gồm Jung Ji-woo với 11,6 triệu người theo dõi. Được biết đến là chị gái của thành viên J-Hope của nhóm nhạc BTS, Jung thu hút 1 triệu người đăng ký sau khi đăng 2 video vào năm 2020. Cô ký hợp đồng với Cube Entertainment vào năm ngoái và hiện điều hành 3 doanh nghiệp.
Jeon Chang-ha, người có ảnh hưởng đến âm nhạc hàng đầu của Hàn Quốc, cũng đăng nội dung về làm đẹp, thời trang và du lịch.
Trước khi bước chân vào thế giới ảo, Jeon là sinh viên đại học sống ở phía đông nam thành phố Daegu. Anh trở nên nổi tiếng khi video lan truyền ở nước ngoài. Sau đó, Jeon còn đóng vai chính trong web drama First Love Again được phát sóng đầu năm nay.
Các chuyên gia cho biết sự bùng nổ của influencer được thúc đẩy bởi thế hệ Millennials và Gen Z (sinh từ năm 1980 đến 2010) - những người muốn gắn kết bản thân với KOL.
Lee Eun-hee, GS khoa học tiêu dùng tại Đại học Inha, cho biết: “Thế hệ trẻ có xu hướng mua món đồ người có ảnh hưởng sử dụng hoặc ghé thăm những nơi họ đến. Họ làm vậy để trở nên sành điệu và không muốn bị ‘tụt lại phía sau’ trong xu hướng thay đổi nhanh chóng”.
Bị soi xét
Tuy nhiên, không ít ý kiến trái chiều được đưa ra khi KOL đang kiếm tiền quá dễ dàng.
Kim Woo-kyung (42 tuổi), nhân viên công ty thời trang, nói: “Thật khó chịu khi thấy những người có ảnh hưởng kiếm được số tiền bằng mức lương cả năm chỉ nhờ mặc quần áo hàng hiệu của chúng tôi. Tôi thấy học hành chăm chỉ hay theo học đại học hàng đầu chẳng ích gì khi KOL có thể kiếm được nhiều tiền hơn khi đẹp mã và cao ráo”.
Nhưng cái giá của sự nổi tiếng khá đắt đỏ vì influencer luôn bị công chúng giám sát chặt chẽ.
Song Ji-ah, thí sinh của chương trình hẹn hò thực tế ăn khách Single's Inferno, khiến dư luận phẫn nộ vì mặc hàng hiệu giả trên video. Cô phải xóa tất cả bài đăng và xin lỗi vào đầu năm nay.
Sau 6 tháng, Song gần đây trở lại với video mới. Thống kê mới nhất cho thấy cô có 1,8 triệu người đăng ký.
Noze, trưởng nhóm nhảy WayB và là thành viên trong chương trình truyền hình ăn khách Street Woman Fighter của Mnet, cũng dính vào vụ bê bối gần đây.
Noze được cho là đăng bài về các mặt hàng được tài trợ trên trang cá nhân trước ngày ký hợp đồng, mặc dù đã nhận được hàng chục triệu won tiền hoa hồng. Cô bị lên án và phải xóa một số bài viết quảng cáo.
Các vụ bê bối của người có ảnh hưởng là tin xấu đối với các công ty thuê họ làm gương mặt đại diện. Không giống như diễn viên, ca sĩ hoặc nghệ sĩ nổi tiếng khác, hầu hết hợp đồng không có điều khoản yêu cầu KOL làm tổn hại đến hình ảnh hoặc danh tiếng của công ty phải bồi thường.
“Tiếp thị qua người ảnh hưởng hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro lớn”, Lee nói.
Theo cơ quan thuế, influencer, bao gồm cả YouTuber và streamer, được phân loại là “người sáng tạo truyền thông độc lập” vào năm 2020 và phải chịu thuế. Tuy nhiên, các nhà chức trách vẫn gặp khó khăn trong việc đánh thuế họ vì một số đang cố gắng lách luật.
Theo một báo cáo năm 2021 của Yang Kyung-sook thuộc Đảng Dân chủ cầm quyền trích dẫn dữ liệu Dịch vụ thuế quốc gia, 1% người sáng tạo nội dung hàng đầu ở Hàn Quốc kiếm được trung bình 671 triệu won vào năm 2019.
Theo Zing
" alt=""/>KOL ở Hàn bị ghét vì chỉ cần đẹp cũng kiếm bộn tiềnCác xe biếu tặng do Cục trưởng Hải quan Hà Nam Ninh ký, được HC Auto rao bán
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, chiếc Mercedes G63, sản xuất năm 2021, mới 100% được Cty Cổ phần HC Auto NK làm thủ tục thông quan tại cảng Gia Thụy (Long Biên, Hà Nội) đầu tháng 8/2021 với giá khai báo 108.000USD (khoảng 2,5 tỷ đồng). Cộng các khoản thuế xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT, tổng giá xe sau thuế khoảng 7,52 tỷ đồng và được thông quan. Thế nhưng, giá thực tế tại showroom HC Auto được bán (cuối năm 2021) từ 13 đến 14 tỷ đồng.
Cùng mẫu xe này, trang bị phụ kiện như nhau, nhưng Cty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam (Cty con của tập đoàn Daimler AG- Đức), nhập khẩu chính ngạch thương hiệu Mercedes-Benz (tại Việt Nam) báo giá từ 126.000 đến 135.000 USD (tương đương 2,9-3,1 tỷ đồng). Sau khi nộp thuế hải quan (xuất nhập khẩu + tiêu thụ đặc biệt + giá trị gia tăng), tổng giá xe sau thuế khoảng 8,7-9 tỷ đồng. Như vậy, tính riêng giá xe sau thuế hải quan, chiếc G63 của HC Auto đã “né” được khoảng 1 tỷ đồng. Điều lạ là, hầu hết xe G63 nhập diện biếu tặng đều được hải quan các tỉnh chấp nhận thông quan với giá khai báo 105.000-108.000USD, rẻ hơn 18.000-27.000USD (tương đương từ 400-600 triệu đồng) so với giá xe nhập thương mại.
Còn 1 đại diện thương hiệu xe sang nhập chính hãng từ Anh cho biết, họ bị cạnh tranh rất nhiều. Theo người này, có những mẫu nhà sản xuất không mở cho thị trường Việt Nam, nhưng thị trường nhập ngoài lại có. Bởi vì, doanh nghiệp bên ngoài có thể linh hoạt nhập từ Mỹ hay Đức, Trung Đông - nơi được ưu tiên sản xuất sớm của bất cứ thương hiệu nào. Những thị trường nhỏ như châu Á Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, lịch sản xuất thường chậm hơn.
Thực tế, theo điều tra, con số chênh lệch giá khai báo giữa các dòng xe siêu sang như Rolls Royce Cullinan, Bentley Bentayga V8, Porsche, Ferrari Roma, Audi…có thể còn lớn hơn nhiều.
Như đã nói, thu thuế ở hải quan chỉ là một khía cạnh. Bên cạnh đó, còn có thu thuế nội địa. Một khi doanh nghiệp “ma” biến mất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập bất thường thu ở đâu? Chưa kể ngoại tệ được chuyển ra nước ngoài nhập siêu xe qua kênh nào, hóa đơn chứng từ hợp thức rao sao?…
Chiều 26/5, đại diện Cục Thuế Hà Nội cho biết, từ năm 2019 đến 2021, qua rà soát trên địa bàn, có 61 xe nhập khẩu theo diện quà biếu tặng. Trong đó, 48 xe được kê khai, 5 xe bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, 2 xe phía DN thông báo trả lại, 1 xe bị tịch thu và 4 xe chưa xác định được hành tung của DN. Theo vị này, với xe nhập khẩu diện quà biếu, sau khi làm thủ tục thông quan và đóng các loại thuế hải quan (xuất nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, VAT), DN phải đóng thuế thu nhập DN với mức bằng 20% giá trị khai báo nhập khẩu. Chẳng hạn, như chiếc G63, DN nhập khẩu khai báo giá khoảng 108.000 USD, mức thuế đóng sẽ khoảng 250 triệu đồng. Tuy nhiên, điều đáng nói, việc đóng thuế còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong năm đó của DN.
“Trường hợp, năm đó DN làm ăn thua lỗ, thuế này không phải đóng. Đối với những xe DN bỏ địa chỉ đăng ký kinh doanh, đây chắc chắn là hành vi trốn thuế. Hiện, chúng tôi đã có văn bản gửi cơ quan công an để truy tìm, xử lý”, đại diện Cục Thuế Hà Nội khẳng định.
Đối với những DN kê khai có nhận được xe biếu tặng, đại diện Cục Thuế Hà Nội cho biết, thông thường, sau khoảng 90 ngày từ khi phía cơ quan thuế thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc phải đóng thuế, DN nhập khẩu sẽ phải đóng loại thuế này, nếu không sẽ được xem là nợ thuế. Tuy nhiên, khi được hỏi về số thuế mà các DN nhận xe biếu tặng đã đóng trong 3 năm qua, đại diện Cục Thuế Hà Nội từ chối trả lời, và nói sẽ rà soát lại.
“Bỏ đề tài này đi”
Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, dù không có cảng biển để nhập NK ô tô nhưng Cục Hải quan Hà Nam Ninh lại là 1 trong 2 đơn vị cấp phép NK mặt hàng này nhiều nhất. Các lãnh đạo Cục Hải quan Hà Nam Ninh thường xuyên ký cấp phép là Cục phó Hà Trung Thành và Cục trưởng Phạm Hồng Thanh; tại Cục Hải quan Đà Nẵng có Cục trưởng Quách Đăng Hòa và Cục phó Nguyễn Hương.
“Bên tôi bị khách la hoài bảo sao đặt G63 từ 1-2 năm chưa về, trong khi ở ngoài các showroom họ đặt 21 ngày đến 1 tháng là có xe. Hãng bán “con” S580 chỉ 12 tỷ, còn họ bán tới 16 tỷ đồng. Hay như dòng GLS 450 bản tiêu chuẩn bên Mỹ giá đã 77.000USD, trong khi xe biếu tặng khai giá 30-40.000USD. Như vậy, GLS 450 biếu tặng lách giá tính thuế khoảng 30.000-40.000USD/chiếc”, Đại diện một hãng xe nhập khẩu chính hãng nói
Tại Ninh Bình, có tới 15 DN đã xuất bán ô tô biếu tặng sau khi nhập về và bỏ địa chỉ kinh doanh. Cục Thuế Ninh Bình cho biết, đã gửi hồ sơ sang công an để phối hợp truy tìm, xử lý. Điều tra thêm cho thấy, giấy phép NK của các DN này được ông Hà Trung Thành-Cục phó Cục Hải quan Hà Nam Ninh cấp.
Khi được hỏi “phía Cục Hải quan Hà Nam Ninh đã bao giờ xác minh xem các DN thực sự có hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch ra sao, làm ăn thân thiết với các đối tác thế nào mà được biếu tặng xe nhiều vậy?”, Cục trưởng Phạm Hồng Thanh nói rằng, theo quy định DN chỉ cần có đầy đủ giấy tờ như giấy đăng ký kinh doanh, công văn đề nghị, thư ngỏ biếu tặng của đối tác nước ngoài,…theo Thông tư 143 của Bộ Tài chính sẽ được xem xét cấp phép. “Theo tôi nên bỏ đề tài này đi”, ông Thanh bất ngờ gợi ý.
Trả lời về hiện tượng rất nhiều DN cùng 1 địa chỉ được tặng 1 dòng xe sang, cục có nhận thấy nghi vấn, bất thường không, vì sao vẫn cấp phép, ông Thanh nói: “Tôi sẽ cho các bộ phận kiểm tra lại. Báo cáo cho đoàn Thanh tra Tổng cục Hải quan trước đó không có hiện tượng này”.
Còn việc các xe biếu tặng về showroom lớn ở Hà Nội như Tiền Phong phản ánh, có hay không dấu hiệu trục lợi chính sách, ông Thanh trả lời: “Đương nhiên có. Bởi các thành phố lớn mới có đại gia chơi xe, còn Ninh Bình chỉ hơn 100 đầu xe sang. Bất cập của chính sách nữa. Bản chất là các DN lách luật”.
Trả lời về những dấu hiệu bất thường khi nhiều DN có cùng địa chỉ được cấp phép NK ô tô biếu tặng, ông Quách Đăng Hòa-Cục trưởng Cục Hải quan TP Đà Nẵng nói: “Việc này là bình thường. Pháp luật không cấm việc nhiều công ty thành lập tại cùng một địa chỉ”.
Theo Tiền Phong
Tin bài cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Bất thường đường dây nhập siêu xe biếu tặng: Ai đang ngụy biện?Với người Việt, chiếc ô tô không chỉ là tài sản mà còn là cách để thể hiện đẳng cấp trong cuộc sống hàng ngày hay công việc, nên nếu chẳng may “bốc” phải biển số xấu thì bị coi là rất xúi quẩy, làm ăn kém may mắn. Từ đó, trong thâm tâm, mong muốn được mua biển số theo sở thích là nhu cầu có thực của người dân.
Tôi thấy rằng, nhu cầu trên là thiết thực và chính phủ nên đẩy nhanh việc cấp, đấu giá, thậm chí mua đi bán lại biển số như ở nước Úc (Australia) và nhiều nước đã làm. Không chỉ nhà nước thu được thuế, mà còn được lòng người dân, doanh nghiệp.
Nếu quyết tâm làm đấu giá biển số xe, tôi xin đóng góp 3 vấn đề đặt ra với Ban soạn thảo và cơ quan chịu trách nhiệm quản lý như sau:
Thứ nhất, liệu chúng ta có nên tiếp tục duy trì kiểu cấp biển theo đầu số của cấp hành chính các tỉnh thành như hiện nay hay không? Ví dụ, hiện biển số xe của Hà Nội là đầu số 29-30-31-32-40 hay Tp Hồ Chí Minh là 50,51,52..., Đà Nẵng là 43, Hải Phòng là 15-16.
Nếu hỏi ai đó là những người dân bình thường, không quan tâm lắm tới đầu số biển xe của tỉnh, thành phố thì những con số như trên sẽ khó nhận biết là được đăng ký ở đâu.
Lấy kinh nghiệm của nước Úc, nên chăng bỏ luôn những con số đại diện địa phương mà thay bằng việc ghi thành tên với cỡ chữ nhỏ hơn, phía bên trái, đặt dọc theo chiều biển, ví dụ: HÀ NỘI, TP HCM, HẢI PHÒNG, HÀ NAM, NINH BÌNH, HUẾ, … Như vậy, bất cứ ai nhìn vào cũng biết là chiếc xe đó đăng ký biển ở đâu, quản lý cũng tiện lợi, nhất là khi chạy trên các tuyến đường thu phí, thu phí tự động không dừng.
Thứ hai, cơ quan chức năng nên chăng chỉ nên quy định số lượng chữ, số hoặc cả chữ và số tối đa trên biển, còn lại để người dân tự quyết và chọn biển số cho mình, miễn là thoả mãn nguyên tắc “Ai đăng ký trước được trước”.
Việc ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) hay chuyển hẳn cho khu vực tư nhân làm là vấn đề cũng nên được cân nhắc và xem xét. Đương nhiên là phải là các doanh nghiệp uy tín, có điều kiện và năng lực để thực hiện việc quản lý, đăng ký và cấp biển số. Nhà nước chỉ lo hậu kiểm và thu thuế nộp thẳng tài khoản ngân sách nhà nước. Tiện đôi đường mà lại ngăn ngừa tiêu cực.
Riêng các biển số đẹp thì nhà nước cần nắm giữ và tổ chức đấu giá công khai, ai trả cao thì được cấp, giữ, thậm chí mua đi bán lại, nhà nước chỉ thu thuế khi phát sinh thu nhập từ việc mua bán đó, bên cạnh khoản thuế thu hằng năm duy trì biển của chủ sở hữu xe.
Thứ ba,học tập kinh nghiệm Úc và nhiều nước khác, chúng ta cũng nên khuyến khích người dân chọn các biển số có thiết kế thể hiện một khẩu hiệu có dòng chữ nhỏ mà địa phương nơi cấp biển thấy tâm đắc, mong muốn, kiểu như “Hà Nội - thành phố vì hòa bình", "Đà Nẵng - thành phố đáng sống", "Hải Phòng - thành phố cảng"... Chắc chắn người dân sẽ rất tự hào khi có những biển số xe thể hiện tình yêu với quê hương của mình, thay vì chỉ đơn thuần là các con số, dòng chữ khô khan.
Được biết dự thảo về cấp và đấu giá biển sổ đẹp tại Việt Nam đang được cơ quan chức năng đưa ra lấy ý kiến. Tuy nhiên, việc “thế nào là biển đẹp”, quy định nội dung, hình thức ra sao, giá thế nào, thu phí ra sao, giao ai quản lý sẽ là những điểm khó tránh khỏi tranh cãi, thảo luận.
Hy vọng các kinh nghiệm từ nước Úc trên đây sẽ là những gợi ý cho cơ quan chức năng tham khảo. Về phía cơ quan nhà nước, ngoài việc phải công khai hoá và minh bạch mọi hồ sơ, thủ tục để người dân thuận lợi khi đến làm thủ tục, cần thiết phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các khâu, các công đoạn của quá trình đăng ký, thực hiện liên thông thủ tục hành chính hoặc tập trung một đầu mối quản lý thống nhất (về lâu dài).
Bên cạnh đó, nhà nước cần đẩy mạnh việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc đăng ký, đăng kiểm, đấu giá, bán, mua biển số đẹp.
Việc dự thảo có đưa ra mức giá cho mua biển là 20-40 triệu đồng/biển số (tuỳ địa phương) nhưng lại không cho chuyển nhượng thì vô hình chung làm giảm hiệu quả của chính sách đấu giá biển số xe đẹp. Chưa kể việc đánh đồng giá biển số xe như vậy là chuyển thành mua bán tài sản, tạo thêm gánh nặng thuế, phí lên người mua xe trong khi thuế, phí khiến giá xe ô tô ở Việt Nam thuộc loại đắt đỏ hàng hàng đầu thế giới.
Cơ quan soạn thảo cần học tập kinh nghiệm các nước về việc cho phép tự do đăng ký biển số như phân tích ở trên, chỉ giữ lại một số biển đẹp để đấu giá tăng thu ngân sách cho Trung ương hoặc địa phương.
Tôi cho rằng đấu giá biển số đẹp sẽ chỉ là nửa vời nếu người sở hữu không được mua bán, trao đổi hay thậm chí giữ lại để đầu tư như một loại tài sản có thể phát sinh giá trị. Bởi lẽ không ai đi một chiếc xe cả đời cả, chưa kể phần nhiều người dân đều có tâm lý muốn sở hữu biển số yêu thích, được giữ lại khi thay xe mới.
Lê Minh Toàn(Sydney, Australia)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Sôi động mua bán biển số đẹp, giá đắt nhất 2 triệu USDTại Úc (Australia), đăng ký biển số xe rất thuận tiện và được chính quyền các tiểu bang tạo điều kiện tối đa cho người dân." alt=""/>Có nên bỏ đầu số, viết thẳng tên địa phương trên biển số xe?