Nhận định, soi kèo KF Laci vs FC Dinamo City, 19h00 ngày 24/1
本文地址:http://profile.tour-time.com/html/51f693152.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Cagliari, 2h45 ngày 12/1: Phong độ lên cao
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al
Hue-S là ứng dụng trên nền di động đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tích hợp, cung cấp các dịch vụ đô thị thông minh. Ứng dụng được kết nối đồng bộ với Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh. Tính đến nay, đã có trên 350.000 người dân trong tỉnh cài ứng dụng Hue-S.
Để phát huy hiệu quả của ứng dụng Hue-S vốn đã được nhiều người dân Thừa Thiên Huế quen sử dụng, từ ngày 27/1, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã khởi động triển khai giải pháp quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR. Giải pháp hướng tới mục tiêu góp phần phòng chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng và bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân đón Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh cùng UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai giải pháp QR (mã thông tin phản hồi) trước 5/2/2021 để quản lý tình hình di chuyển, truy vết người nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh Covid-19.
Theo hướng dẫn của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, tất cả các cơ quan, đơn vị, trung tâm thương mại, chợ, cơ sở khám chữa bệnh, trường học, hộ kinh doanh… đều đặt bảng QR theo quy định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh.
Trong văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về việc triển khai giải pháp quản lý dịch bệnh bằng mã QR, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng giao rõ đầu mối chủ trì thực hiện.
Cụ thể, Sở Y tế chủ trì triển khai giải pháp tại các cơ sở khám chữa bệnh, Sở GD&ĐT chủ trì triển khai giải pháp tại các cơ sở giáo dục; Sở Du lịch chủ trì triển khai giải pháp tại các cơ sở lưu trú; Sở Công thương chủ trì triển khai giải pháp tại các trung tâm thương mại, chợ, các doanh nghiệp, các điểm kinh doanh trên địa bàn; Sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai giải pháp tại các điểm bến xe, nhà ga, cảng hàng không.
UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế có trách nhiệm tổ chức triển khai giải pháp cho những đơn vị trực thuộc, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Đại học Huế tổ chức triển khai giải pháp tại các cơ sở đào tạo trực thuộc trên địa bàn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức sự kiện đông người cần chủ động áp dụng giải pháp này để kiểm soát mọi thành phần tham dự.
Đến nay, có hơn 700 đơn vị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo mã QR phục vụ việc triển khai giải pháp quản lý dịch bệnh. |
Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho các đơn vị trong quá trình triển khai giải pháp quản lý dịch bệnh Covid-19 bằng mã QR.
Trao đổi với ICTnews vào chiều ngày 2/2, ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Sau khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, đến nay đã có hơn 700 đơn vị triển khai tạo mã và hơn 8.600 lượt quét QR. Việc này sẽ giúp cho công tác truy vết khi có dịch xảy ra được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời. Chúng tôi mong muốn cùng với các giải pháp của Chính phủ, đây cũng sẽ là một giải pháp để tăng tính hiệu quả và phản ứng nhanh với các trường hợp xảy ra”.
Trên thực tế, từ khi bắt đầu có dịch Covid-19 hồi đầu năm ngoái cho đến nay, các giải pháp công nghệ đã hỗ trợ đắc lực công tác phòng chống dịch, góp phần vào thành công của Việt Nam trong việc kiềm chế sự lây lan dịch, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Có thể kể đến một số ứng dụng tiêu biểu đã và đang hỗ trợ tích cực công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 như phần mềm khai báo y tế tự nguyện (NCOVI), phần mềm khai báo y tế bắt buộc cho người nhập cảnh (Vietnam Health Declaration), ứng dụng Bluezone phát hiện tiếp xúc gần người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19, bản đồ chung sống an toàn với Covid (AntoanCovid.vn)...
Vân Anh
Bản đồ chung sống an toàn với Covid (Antoancovid.vn) đang được Hệ sinh thái Việt số hóa, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương triển khai cho các bến tàu xe, phương tiện vận tải hành khách và các khu công nghiệp, chợ...
">Thừa Thiên Huế triển khai giải pháp quản lý dịch bệnh Covid
Mặt khác, thị trường hiện nay hầu như không có căn hộ nhà ở xã hội, trong khi nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đang thực hiện chính sách giảm giá bán nhà, chiết khấu sâu trên dưới 50% dẫn đến giá bán căn hộ tại một số dự án chỉ còn khoảng 2 tỷ đồng/căn nhưng người mua nhà chưa vay được tín dụng với lãi suất hợp lý.
HoREA nhìn nhận, nguyên nhân do Nghị định 31/2022 chỉ “hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh” và Công điện số 1164 ngày 14/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế; cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng đối với các doanh nghiệp, dự án bất động sản đủ điều kiện, nhưng chưa có chính sách hỗ trợ giảm 2%/năm lãi suất tín dụng hoặc vay với lãi suất thương mại hợp lý cho người mua nhà ở thương mại có mức giá khoảng dưới 1,8 - 2 tỷ đồng/căn.
Bên cạnh đó, do gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ giảm 2%/năm lãi suất vay theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, nhưng đến hết tháng 10/2022 mới chỉ giải ngân được khoảng 21.000 tỷ đồng chỉ đạt 52,5%, có khả năng “bị ế” mà nếu không sử dụng hết thì lãng phí nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Kiến nghị hỗ trợ lãi suất 2% cho người vay mua nhà
Từ đó, Hiệp hội kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định một số chính sách ngắn hạn áp dụng đến hết năm 2023 để hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp và người mua nhà.
HoREA đề nghị cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp có khoản vay đáo hạn chưa thanh toán với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.
Đồng thời, đề nghị cho phép tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay khoản tín dụng mới có tài sản bảo đảm là trái phiếu doanh nghiệp được trị giá tối đa bằng 70% giá trị trái phiếu doanh nghiệp với điều kiện doanh nghiệp cam kết thực hiện giao dịch qua tổ chức tín dụng cho vay.
Ngoài ra, Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định 31/2022 cho phép người mua nhà ở thương mại có mức giá dưới 1,8 hoặc 2 tỷ đồng/căn được hỗ trợ 2%/năm lãi suất vay tín dụng (hoặc với lãi suất hợp lý do Ngân hàng Nhà nước quy định).
Thời gian hỗ trợ lãi suất này tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, hiện nay do Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại không hạ “chuẩn” tín dụng nên các ngân hàng thương mại “không dám” cho vay đối với doanh nghiệp xin vay khoản tín dụng mới mặc dù có tài sản bảo đảm, nhưng không được ngân hàng thương mại chấp thuận do doanh nghiệp có khoản vay đáo hạn (dù chỉ thuộc nhóm 2, nhóm 3) chưa thanh toán nên không đạt “chuẩn” tín dụng.
Trường hợp khác, doanh nghiệp xin vay tín dụng mới và đề nghị được thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp do doanh nghiệp đã hết tài sản bảo đảm, nhưng không được ngân hàng thương mại chấp thuận do ngân hàng không chấp thuận tài sản bảo đảm là trái phiếu nên không đạt “chuẩn” tín dụng.
Ông Châu cho rằng, nếu có được khoản vay mới và được phép thế chấp bằng trái phiếu doanh nghiệp thì đây là nguồn vốn vay quý giá, có tính chất là “vốn mồi” để doanh nghiệp có thể triển khai hoạt động đầu tư kinh doanh, tạo được dòng tiền và thanh khoản thì hoàn toàn có thể hoàn trả khoản vay mới và các khoản vay cũ, có lợi cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng cùng “dìu” nhau vượt qua khó khăn.
“Trong tình thế “bất thường” thì Nhà nước phải ban hành các giải pháp “bất thường” để xử lý kịp thời và hiệu quả. Hiệp hội đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét không nên giữ nguyên “chuẩn” tín dụng trong tình thế “bất thường” hiện nay mà nên “nới chuẩn tín dụng một chút” nhưng vẫn không phải là “hạ thấp chuẩn tín dụng” so với “chuẩn tín dụng bình thường” trước đây” – ông Châu nói.
Thủ tướng: Không siết tín dụng bất động sản bất hợp lý, chấn chỉnh ‘thổi giá’ nhà đấtThủ tướng Chính phủ yêu cầu không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự.">Đề xuất nới chuẩn tín dụng hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà dưới 2 tỷ
Nhận định, soi kèo AC Milan vs Cagliari, 2h45 ngày 12/1: Phong độ lên cao
Xử phạt 230 triệu đồng công ty dược với nhiều tình tiết tăng nặng
Trên thực tế, đây là tình huống xảy ra khá phổ biến nhưng các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải cho biết việc cố đổ đầy tràn bình xăng có thể gây ra một số hậu quả ngoài ý muốn.
Xăng không chỉ là chất lỏng mà còn là chất dễ bay hơi. Trong quá trình vận hành, xăng sẽ giãn nở khi nhiệt độ tăng và nếu bình xăng quá đầy sẽ tạo ra những áp suất không cần thiết ở bên trong bình chứa.
Hiện nay, các nhà sản xuất ô tô đã thiết kế để áp suất dư thừa trong bình có thể đẩy hơi xăng vào hệ thống kiểm soát khí thải (SCR) của xe. Chất khí bay hơi từ bình nhiên liệu sẽ được lưu trữ tại hệ thống SCR và sau đó đưa chúng trở lại buồng đốt.
Nếu bầu lọc than hoạt tính quá đầy sẽ khiến hệ thống kiểm soát khí thải hoạt động không đúng cách, dẫn đến lượng khí thải xả ra nhiều chất ô nhiễm có hại vào không khí, góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Nhưng đó không phải là tất cả. Khi người dùng thường xuyên đổ đầy tràn bình xăng, bầu lọc than hoạt tính của hệ thống SCR nạp quá đầy hơi xăng có thể tạo ra áp suất quá lớn lên hệ thống đốt nhiên liệu khiến các bộ phận này gặp trục trặc, khiến đèn "Check Engine" bật sáng trên bảng đồng hồ của xe.
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bầu lọc than hoạt tính và nhiều bộ phận động cơ sẽ bị hư hỏng và người dùng sẽ phải tốn chi phí không nhỏ để sửa chữa và thay thế chúng.
Hơn nữa, bình xăng luôn được thiết kế theo vòi bơm để khi lượng nhiên liệu đã đạt đến mức vừa đủ, vòi bơm sẽ tự ngắt. Lượng xăng dư thừa sẽ được hút lại bằng một ống nhỏ về bể chứa. Điều này vô tình khiến người đổ xăng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với lượng xăng thực tế được đổ.
Ngoài ra, việc để nhiên liệu dư thừa tràn ra ngoài không chỉ gây lãng phí mà còn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất vận hành của xe. Đồng thời, xăng phản ứng với ánh sáng mặt trời sẽ bốc hơi, những người xung quanh hít phải hơi này cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không những vậy, lượng xăng dư thừa sẽ bị tràn ra ngoài còn dính lên bề mặt của xe, làm ảnh hưởng đến lớp sơn xe. Nếu không được rửa xe ngay sau đó, những vệt xăng tràn sẽ gây ra hiện tượng ô vàng xung quanh khu vực cổ tiếp xăng, rất khó tẩy rửa gây mất thẩm mỹ cho xe.
Vậy điều cần chú ý ở đây là gì? Thật đơn giản, các tài xế chỉ cần đổ đầy bình xăng cho đến khi vòi bơm của cột bơm xăng tự động tắt, tránh cố gắng bơm thêm vượt quá mức cần thiết. Điều này sẽ giúp cho xăng trong bình có không gian để giản nở.
Bằng cách đó, người sử dụng xe sẽ không chỉ ngăn ngừa được những hư hỏng tiềm ẩn của động cơ và hệ thống kiểm soát khí thải của xe mà còn tạo nên một môi trường trong sạch hơn. Đó chỉ là một hành động nhỏ nhưng có thể tạo nên một sự khác biệt lớn.
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô có tính năng dừng xe tạm tắt máy, người dùng cần chú ý đến bộ phận nàyCông nghệ ngắt động cơ tạm thời (dừng xe tạm tắt máy) giúp xe không nổ máy khi dừng nhưng vẫn sẽ duy trì các thiết bị điện khác, khiến tuổi thọ ắc quy giảm nhanh. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu hoạt động liên tục của động cơ.">Không muốn xe ô tô gặp nhiều hư hỏng, đừng cố đổ xăng tràn bình
“Đỡ được một mối lo rồi, nhưng còn số tiền hơn 7 triệu đồng cho Chiến đi chạy thận, mua thuốc, chúng tôi không biết phải làm sao. Chồng tôi thất nghiệp đã 2 tháng nay rồi”, chị Hạnh nghẹn ngào.
Đỗ Việt Chiến đã phải chạy thận suốt 12 năm nay. |
Ở cạnh chị, Đỗ Việt Chiến teo tóp, nhỏ thó như một đứa trẻ mới 6 tuổi. Nhìn con, nhiều người chẳng thể tin là thiếu niên đã 17 tuổi. Thấy có người lạ, cậu bé né tránh ánh nhìn, giục mẹ cõng vào nhà.
Gạt dòng nước mắt, chị Hạnh đau xót kể, khi mới sinh ra, Chiến cũng bụ bẫm như những em bé bình thường khác. Tới khi con hơn 4 tuổi, chuẩn bị đi học mẫu giáo thì bất ngờ lên cơn co giật, chảy dãi. Vợ chồng chị hớt hải đưa con đi bệnh viện, bác sĩ thông báo con bị suy thận mạn giai đoạn cuối, khuyên gia đình đưa con đi điều trị gấp, nếu không tính mạng sẽ gặp nguy hiểm.
“Nghe bác sĩ nói mà tôi đờ đẫn hồi lâu. Tôi cứ nghĩ con chỉ bị trúng gió thôi, không ngờ rằng cuộc đời con trải dài những năm tháng gắn với bệnh viện sau này”, người mẹ cố kìm xúc động.
Chiến được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2, sau những ngày cầm cự bằng thuốc, con bắt đầu chạy thận khi mới 5 tuổi. Sức khỏe đứa trẻ suy yếu nhanh chóng. Ngày nào đi chạy thận, chị Hạnh cũng phải cõng con trên lưng rồi bắt 2 chặng xe buýt lên bệnh viện, sau đó lại bắt xe về.
6 tháng sau, bệnh suy thận của Chiến bị biến chứng dẫn đến suy tim, nhiễm trùng máu, áp xe não, động kinh. Từng có thời điểm thập tử nhất sinh, bác sĩ chẳng còn thấy hy vọng nhưng người mẹ kiên trì cầu xin cứu giúp. May mắn, cậu bé đã vượt qua.
Dù bệnh tật giày vò, nhưng lúc nào Chiến cũng hiếu thuận và không muốn cha mẹ lo lắng. |
Bệnh tật giày vò đến đau đớn, khổ sở nhưng Chiến vẫn cố gắng tự mình chịu đựng. Những đêm dài không ngủ được, con tự kê gối để ngồi dậy, hễ thấy mẹ thức giấc, cậu bé lại an ủi:“Mẹ ngủ tiếp đi, tự con ngồi được. Nếu mẹ cũng ốm thì lấy ai chăm con bây giờ”. Chị Hạnh đành phải giả vờ nhắm mắt và cố để không bật ra tiếng khóc.
Trước khi Chiến đổ bệnh không lâu, gia đình chị đã phải bán căn nhà nhỏ ở tỉnh Long An để chữa bệnh ung thư cho người chị gái. Tiền bạc đều hết nhẵn. Đến lúc con trai cũng đổ bệnh hiểm nghèo, trong nhà chẳng có nổi một đồng giắt túi. Chồng chị cố gắng đi phụ hồ, lúc không có việc lại tranh thủ làm mướn để có tiền cho con chữa bệnh.
Hơn một năm nay, Chiến hết tuổi nhi đồng, phải chuyển về Bệnh viện Hóc Môn để tiếp tục chạy thận, chi phí ngày càng tốn kém, mỗi tháng khoảng 7 triệu đồng. Cũng bởi 2 năm dịch bệnh hoành hành, chồng chị Hạnh đi làm bữa có bữa không, số nợ của gia đình đến nay lãi mẹ đẻ lãi con chẳng thể tính xuể, mà cũng không còn ai dám cho anh chị vay tiền.
Chiến không thể tự đi bằng đôi chân của mình, chị Hạnh phải cõng hoặc đẩy con trên xe lăn. |
Vào tháng 6, căn nhà trọ của gia đình chị nằm trong vùng bị phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19, cuộc sống càng rơi vào bế tắc. May mắn được chủ nhà giảm tiền thuê trọ, thỉnh thoảng có nhà hảo tâm tặng cho thùng mì tôm, vài ký gạo đủ để cầm hơi. Điều vợ chồng chị lo lắng nhất lúc này là khoản chi phí cho con trai đáng thương đi chạy thận.
“Có đêm, vợ chồng tôi nghĩ con ngủ rồi nên nhỏ giọng nói với nhau nỗi lo lắng trong lòng, bất chợt nghe con nói: “Cha mẹ đừng cố nữa, chạy thận mệt lắm, con không đi nữa đâu”. Mà thực tình là không đi chạy thận con mới bị mệt, vì khi ấy chất độc ngấm vào cơ thể, thậm chí là tử vong”, chị Hạnh bần thần.
Giờ đây, chị không biết tìm đâu lối ra cho con trai của mình. Dịch Covid-19 vẫn kéo dài, mà bệnh của con trai lại chẳng thể chờ đợi, người mẹ nghèo đã nhiều đêm thức trắng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Sài Gòn mùa dịch: Cha thất nghiệp, con khóc nghẹn vì không có tiền chạy thận
友情链接