当前位置:首页 > Giải trí

Con cái chúng ta học gì từ Tết

Vậy các bậc phụ huynh sẽ tận dụng cơ hội này như thế nào để chia sẻ với con những giá trị tốt đẹp,áichúngtahọcgìtừTếnottm forest đấu với newcastle gợi mở những bài học nhân văn?

Câu hỏi được gửi tới ThS Tâm lý Nguyễn Bảo Ân, đang nghiên cứu và làm việc tại TP.HCM, chuyên về hỗ trợ trẻ có nhu cầu đặc biệt.

Với người Việt, Tết có thể nói là dịp thiêng liêng, khởi đầu của một năm với mọi sự tốt lành. Vậy trong ý nghĩa đó, phụ huynh có thể giáo dục con mình những gì?

- Tôi nghĩ Tết là dịp mà trẻ nhỏ được học hỏi và trao truyền những truyền thống dân tộc. Cha mẹ có thể nói cho con cái về ý nghĩa của ngày Tết cũng như những nghi lễ, những món ăn truyền thống và cách thực hiện những món ăn đó.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh nên khuyến khích con em mình nói lên cảm nhận của bản thân về ngày Tết và lắng nghe thật sâu sắc để hiểu được các em nhiều hơn. Qua đó cha mẹ có thể chia sẻ và làm rõ hơn những vấn đề mà các em chưa hiểu về ngày Tết truyền thống của quê hương.

Vậy làm sao để tạo được sợi dây liên kết con cái với cha mẹ, với ông bà tổ tiên, để con cái lớn lên gìn giữ được nếp nhà, văn hóa dân tộc, truyền thống của cha ông?

{ keywords}
ThS Tâm lý Nguyễn Bảo Ân.

- Đây là một câu hỏi rất hay, có ý nghĩa rất sâu sắc. Khi ta muốn trao truyền một cái gì đó cho một ai khác thì trước hết ta phải có thứ đó trước đã. Những giá trị truyền thống phải thực sống trong mỗi người chúng ta thì ta mới có thể trao truyền cho thế hệ sau.

Để làm được điều đó, ta cần phải học hỏi để hiểu rõ được bản chất của những giá trị truyền thống chứ không phải vỏ bọc bề ngoài theo kiểu 'giàu sang sinh lễ nghĩa'.

Kinh nghiệm cá nhân tôi thấy rằng dân tộc Việt Nam có những giá trị truyền thống vô cùng sâu sắc, những giá trị này đủ vững chãi để chúng ta nương tựa, giúp chúng ta vượt qua được những khó khăn của thời cuộc. Ta phải học hỏi, khám phá được những giá trị đó để có lợi lạc cho bản thân mình và trao truyền cho thế hệ mai sau.

Ngày Tết, đặt ra một vấn đề được nhiều người nhận định - là sự gắn kết của cha mẹ, con cái ngày càng có nhiều lỏng lẻo. Theo anh điều đó đúng không và nếu có thì nguyên nhân do đâu?

- Nội dung câu hỏi chỉ đúng trong một số trường hợp. Bản thân tôi nhận thấy hiện có rất nhiều gia đình mà sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái rất tốt.

Vậy câu hỏi cần đặt ra là điều gì khiến cho sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái ở một số gia đình bị lỏng lẻo trong khi ở một số gia đình khác lại không như vậy?

Chúng ta không phủ nhận đời sống hối hả hiện đại đã chi phối và tạo nhiều áp lực cho những cư dân hiện thời. Ai cũng phải vất vả cố gắng để hoàn thành tốt vai trò của mình. Vì vậy, có đôi khi chúng ta không còn tâm trí để ý tới những điều xung quanh, trong đó có cả những người thân yêu của mình.

Theo tôi, cả người lớn cũng như trẻ em cần học hỏi, trang bị cho mình những kỹ năng để quản trị đời sống, công việc, học tập để ta được tự chủ trong đời sống cũng như có thì giờ dành cho bản thân, những người thân yêu và những điều tuyệt vời khác trong cuộc sống.

Trở lại với sinh hoạt Tết, là dịp thích hợp để ngồi lại, để giãi bày, để nói với nhau những gì cần nói, thật cởi mở. Anh có gợi ý gì cho cha mẹ, các bạn trẻ về 'chương trình Tết' trong mỗi gia đình ngày nay?

- Mỗi gia đình đều có một chương trình Tết mang ý nghĩa riêng của mình. Đúng như anh nói, Tết là dịp thích hợp để ngồi lại, để giãi bày, để nói với nhau những gì cần nói, thật cởi mở. Tôi cho rằng mỗi gia đình có thể thêm vào chương trình Tết nhà mình một buổi 'Làm mới'.

Làm mới là thực tập nhìn lại tình trạng của mình và mối liên hệ giữa mình và người thân để có thể hóa giải buồn giận, phá tan mây mù của sự hiểu lầm, đem hạnh phúc trở về để nuôi lớn hạnh phúc ấy.

Làm mới cũng là dịp cho ta cơ hội để nói lời cảm ơn, xin lỗi chân thành, cơ hội để mỗi người cam kết không nghĩ, không nói năng, không hành động những gì làm tổn thương bản thân và những người thương của mình, cam kết chỉ nghĩ suy, nói năng và làm những gì có thể vun bồi được hiểu biết và thương yêu mà thôi.

Xin cảm ơn anh!

Nét đẹp lì xì cần được phát huy đúng

Với câu chuyện lì xì Tết, sau đây là góc chia sẻ của Ths. Trần Thị Lê Dung (Giảng viên ĐH KHXH&NV TP.HCM), chị đang làm nghiên cứu sinh tại Canberra, Úc:

{ keywords}
Ths. Trần Thị Lê Dung.

Theo tôi, lì xì là một nét đẹp văn hoá lâu đời vào dịp Tết. Ngày nay trẻ vẫn hào hứng khi nhận lì xì nhưng ý nghĩa của nó cũng biến tướng đi ít nhiều. Việc dạy con trẻ về văn hoá ngày Tết, trong đó có lì xì là hết sức cần thiết.

Người lớn có thể kể cho con nghe về tục lệ nhận lì xì để trẻ hiểu được ý nghĩa tục lệ tặng lì xì. Cha mẹ có thể dặn con phong bao lì xì là giúp xua đuổi quỷ dữ khi con ngủ nên trẻ không nên xé bọc lì xì ra. Cha mẹ có thể dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết. Dạy con cách cảm ơn khi nhận phong bao lì xì. Những việc làm này của trẻ sẽ khiến tất cả mọi người hài lòng.

Khi hết 3 ngày Tết, cha mẹ có thể giúp con mở các phong bao lì xì. Nếu các con đã đến tuổi sử dụng tiền, từ 8 tuổi trở lên thì cha mẹ có thể giúp con sử dụng hợp lý số tiền đó.

Cha mẹ có thể thảo luận và gợi ý cách sử dụng số tiền này hợp lý như mua đồ dùng học tập, mua đồ chơi, sách hoặc để dành sử dụng dần trong một năm. Hiện nay, một số cha mẹ khuyến khích con bỏ vào sổ tiết kiệm mang tên con cũng là một cách làm hay.

Tôi nghĩ người lớn có vai trò quan trọng trong việc duy trì ý nghĩa của phong tục lì xì. Do đó, cha mẹ nên làm gương cho trẻ: không nên chê bai, so sánh tiền lì xì. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu ý nghĩa của phong tục này để nói chuyện với trẻ, giúp cho trẻ hiểu và hành xử đúng.

Hương xuân phủ khắp làng hoa ngoại thành Sài Gòn

Hương xuân phủ khắp làng hoa ngoại thành Sài Gòn

Làng hoa quận 12, TP. HCM đang vào vụ. Nông dân ráo riết chăm sóc đêm ngày để hoa tươi tốt phục vụ tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

分享到: