Lý do nào khiến bạn muốn chuyển việc?Khi có ý định thay đổi môi trường làm việc, bạn nên ngẫm xem điều gì khiến bạn thích/ không thích ở công việc cũ. Lúc này, bạn nên tạo 2 danh sách là: “Những điều không thích ở nghề nghiệp hiện tại” và “Những điều muốn có ở vị trí mới”. Sau đó, bạn hãy sắp xếp danh sách theo mức độ quan trọng giảm dần trong mục tiêu sự nghiệp.
Cần lưu ý, danh sách chỉ nên bao gồm các vấn đề đúng với vị trí hoặc nghề nghiệp của bạn. Ngoài ra, bạn cần ghi nhớ tiêu chí nào trong “sự nghiệp mới” là quan trọng nhất cho cả lối sống và mục tiêu dài hạn. Có thể bạn sẽ không đạt được mọi tiêu chí trong danh sách, nhưng cần chú trọng đến các yêu cầu cấp thiết.
Kỹ năng và kinh nghiệm của bạn ra sao?
Kể cả khi sự nghiệp mới chưa cần đến những kinh nghiệm bạn đã có, bạn vẫn nên xem mình có các kỹ năng phù hợp để nhà tuyển dụng cân nhắc không. Một số các kỹ năng từ sự nghiệp hiện tại vẫn có thể ứng dụng trong các lĩnh vực khác.
Lúc này, bạn nên tạo một danh sách về cả kỹ năng cứng và mềm. Kỹ năng cứng thường có được qua đào tạo và thực hành, ví dụ cách dùng phần mềm, hoặc ngoại ngữ. Kỹ năng mềm thường liên quan đến tính cách, khả năng giao tiếp, sự sáng tạo, khả năng làm việc nhóm và tính nguyên tắc...
Cùng với đó, bạn hãy ngẫm về những phẩm chất, kỹ năng nào đã giúp bạn đạt được thành tựu trong công việc, các nền tảng công nghệ đã biết sử dụng… Kể cả khi công việc tương lai sử dụng công cụ khác, thì tư duy sử dụng công nghệ mà bạn có sẵn vẫn có ích.
Còn với những kỹ năng mà bạn đã thực hiện nhưng không thích, hay cảm thấy không phù hợp, bạn nên cân nhắc bỏ nó.
Bạn hướng đến ngành nghề nào?
Khi biết mình cần gì và có gì, bạn cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Bạn có thể phân tích nghề nghiệp mới thành các mối quan tâm như sau: Những công việc nào không yêu cầu kiến thức hoặc đào tạo mới? (kỹ năng cứng hiện tại của bạn có thể đáp ứng được luôn) - Những công việc yêu cầu đào tạo bổ sung ít? (bạn vẫn có thể hòa nhập ngay, chỉ cần tìm hiểu thêm trong thời gian ngắn) - Những công việc nào đòi hỏi lượng kiến thức mới đáng kể? (những công việc mà kỹ năng cứng hiện tại của bạn chỉ đáp ứng được một phần nhỏ công việc).
Cần lưu ý rằng, bạn không nhất thiết phải tìm kiếm một công việc cụ thể, mà là một sự thay đổi nghề nghiệp nói chung. Có những nghề nghiệp mới mà bạn chưa biết rõ về nó nhưng lại đủ điều kiện về kỹ năng để hòa nhập nhanh.
Vì thế, ứng viên nên đọc kỹ mô tả công việc và không nên ngại tìm hiểu những ngành nghề mới trên thị trường tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo đánh giá của người từng làm trong lĩnh vực này, xem liệu những kỹ năng của bạn có thể ứng dụng được ngay không, hay bạn cần thêm các kỹ năng mới nào…
CV của bạn đã sẵn sàng chưa?
Sau khi đã tìm thấy một vài lựa chọn nghề nghiệp tiềm năng, ứng viên nên cập nhật CV để chứng minh bạn có các kỹ năng, kinh nghiệm có thể đáp ứng những vị trí này.
Bạn có thể làm nhiều bản CV khác nhau, tùy thuộc vào vị trí muốn ứng tuyển. Với những nghề nghiệp bạn tin mình đã đủ điều kiện, bạn vẫn nên cập nhật để nhấn mạnh các kỹ năng cứng và mềm của mình.
Bạn nên tập trung những kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Để khiến mình xuất sắc hơn nữa, bạn có thể sử dụng “thủ thuật” để “nhân đôi” lời mời phỏng vấn, hoặc rà soát lại bản CV của mình theo những điều CareerBuilder đã cung cấp.
Bạn cần bổ sung kỹ năng nào?
Nếu bạn quyết tâm chuyển sang một nghề mà các kỹ năng hiện tại không đáp ứng được, bạn cần bổ sung vào kho kiến thức của mình càng nhiều kỹ năng cần thiết càng tốt trước khi ứng tuyển.
Điều đó có nghĩa, bạn phải trì hoãn kế hoạch thay đổi nghề nghiệp trong vài tuần hoặc vài tháng để trau dồi kỹ năng mới. Điều này có ý nghĩa lớn nếu nghề nghiệp mới xứng đáng để bạn bỏ công sức. Trong một số trường hợp, công việc mới mang đến mức lương cao hơn, nhiều phúc lợi và niềm vui trong công việc hơn…
Bạn có nhiều sự lựa chọn về đào tạo như: các khóa tự học online; các khóa online của các trường đại học, cao đẳng; làm cộng tác viên, tình nguyện viên tại các tổ chức có thể giúp bạn trau dồi kỹ năng cần thiết…
Dù chọn con đường nào, bạn nên chắc chắn rằng tìm đúng kỹ năng nhà tuyển dụng yêu cầu. Có thể bạn làm chủ bộ kỹ năng mới được ngay, nhưng ít nhất điều đó sẽ giúp bạn tự tin khi ứng tuyển. Một số doanh nghiệp sẵn sàng tuyển ứng viên chưa thành thạo và tiếp tục đào tạo trong quá trình làm việc. Bạn cũng nên trau dồi những kỹ năng mềm phù hợp để giúp mình trở thành một ứng viên sáng giá.
Kế hoạch chuyển việc của bạn như thế nào?
Bạn có thể muốn rời bỏ công việc hiện tại càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, lời khuyên của nhiều chuyên gia là: Đừng rời bỏ sự nghiệp hiện tại cho đến khi có lời mời làm việc mới trong tay bởi không có gì đảm bảo thời cơ có thể đến ngay.
Sau khi nhận được lời mời làm việc mới, bạn nên giữ quan hệ tốt với sếp hiện tại. Một lá thư nghỉ việc lịch sự và tôn trọng sẽ giúp duy trì mối quan hệ tích cực với người tuyển dụng, bạn ngay cả khi bạn đã rời đi.
(Nguồn: CareerBuilder)
" alt="6 câu hỏi ‘tự vấn’ trước khi chuyển việc" width="90" height="59"/>