“Thái tử” Lee Jae Yong đã được chuẩn bị trong nhiều thập kỷ để tiếp quản Samsung, tập đoàn do ông nội thành lập và được người cha quá cố Lee Kun Hee nhào nặn thành đế chế công nghệ toàn cầu. Dù vậy, Lee Jae Yong có thể phải chờ lâu hơn để ngồi vào chiếc ghế cao nhất tại Samsung.
Ông Lee đang vướng vào các cáo buộc hối lộ và sử dụng thủ đoạn kế toán để “bôi trơn” quá trình thừa kế. Dù phủ nhận mọi hành vi sai trái, ông Lee đối mặt với khả năng quay lại tù lần nữa nếu bị kết án.
Theo Bloomberg, Samsungcó thể trì hoãn việc bổ nhiệm ông Lee vào ghế Chủ tịch Samsung Electronics, ít nhất đến khi phiên xử đầu tiên kết thúc trong vài tháng tới để tránh viễn cảnh tân Chủ tịch ngồi tù. Điều đó đồng nghĩa Samsung sẽ hoạt động mà không có Chủ tịch trong một vài tháng. Dù vậy, công ty vẫn còn nhiều lãnh đạo đáng kính trọng để điều hành bộ phận quan trọng. Ông Lee với tư cách Phó Chủ tịch cũng có quyền đưa ra quyết định chiến lược sâu rộng khi cần.
Nhà phân tích Lee Sang Hun của hãng đầu tư và chứng khoán HI dự đoán Samsung sẽ thăng chức cho ông Lee vào đầu năm 2021. Samsung từ chối bình luận. Công ty cũng không tiết lộ ai sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch.
Thời điểm chính thức nhậm chức của ông Lee vô cùng nhạy cảm xét tới việc công chúng Hàn Quốc ngày càng bất mãn với các tập đoàn gia đình trị (chaebol) quyền lực của nước này. Phản ứng dữ dội đó xuất phát một phần từ cáo buộc tham nhũng cao cấp liên quan đến ông Lee và Tổng thống bị phế truất Park Geun Hye.
Kế hoạch còn phức tạp hơn vì khoản thuế thừa kế khổng lồ mà gia đình ông Lee sẽ phải trả. Tài sản ước tính của cố Chủ tịch Lee Kun Hee là 20,7 tỷ USD và ông có thể đang nợ thuế 10 tỷ USD. Hầu hết các chaebol lựa chọn trả thuế bằng tiền mặt thay vì cổ phiếu để duy trì quyền lực, theo CEO Chung Sun Sup của hãng phân tích Chaebul.com. Họ có thể mất 5 năm để trả xong số tiền này.
Ông Lee theo học tại Đại học Keio và Harvard sau khi tốt nghiệp Đại học quốc gia Seoul. Phong cách quản trị của ông mang tính toàn cầu nhiều hơn, tạo dựng các mối quan hệ với những đối tác quan trọng như cố CEO Apple Steve Jobs.
Dù Samsung nổi tiếng nhất với smartphone và đồ gia dùng, phần lớn doanh thu của hãng lại đến từ cung ứng linh kiện cho những khách hàng như Apple.
Tuy nhiên, Giáo sư Chang Sea Jin của Đại học quốc gia Singapore lại cho rằng, ông Lee nên tiếp quản chức vị Chủ tịch ngay. Nếu xướng tên Chủ tịch tạm thời từ hàng ngũ lãnh đạo Samsung, quá trình đưa quyết định sẽ phức tạp hơn vì cần thêm một lớp quản trị mới.
Samsung không thể hoạt động một cách vô định. Công ty đang đối mặt với nhiều thách thức mới từ Apple và các đối thủ Trung Quốc trên thị trường smartphone, cùng những khó khăn trên thị trường chip nhớ. Họ còn đang đầu tư vào các công nghệ đắt đỏ như 5G, bán dẫn.
Theo Giáo sư Chang, ông Lee sẽ không phải điều hành từng bộ phận vì đã có quản lý chuyên trách. Điều này trái ngược hoàn toàn với những ngày đầu nhiệm kỳ của cha ông khi ông Lee Kun Hee tham gia khá sâu vào các bộ phận trọng điểm.
“Ông ấy không cần phải là một Lee Kun Hee thứ hai, họ đã có bộ máy quản trị chuyên nghiệp mạnh hơn nhiều. Ông ấy nên là một Chủ tịch khác so với cha mình”, ông Chang nói.
Những rắc rối pháp lý của ông Lee có thể kéo dài hàng năm. Phiên xử lại cáo buộc tham nhũng và hối lộ sẽ được tổ chức trong năm nay và quyết định cuối cùng phải chờ sang đầu năm sau. Một vụ khác liên quan đến kế toán sẽ được xử trong tháng 1 và cũng mất nhiều tháng.
Những vụ truy tố như vậy không gây nhiều tác động tại Hàn Quốc như các nước khác. Ông Lee Kun Hee từng bị kết án hai lần và đều được ân xá. Chủ tịch SK Group cũng bị giam năm 2013 nhưng quay lại công ty năm 2016 và tiếp tục tại vị đến bây giờ.
Du Lam(Theo Bloomberg)
Chủ tịch Lee Kun Hee khi còn sống đã tạo dựng một tương lai tốt đẹp cho Samsung.
" alt=""/>'Thái tử' Lee Jae Yong không dễ dàng tiếp quản SamsungBệnh thường gặp, nhiều hệ lụy
COPD là một trong các bệnh lý hô hấp thường gặp và gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe cộng đồng, là một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử vong hàng đầu trên thế giới.
Tại Việt Nam, gánh nặng COPD tiếp tục gia tăng trong những thập kỷ tới do gia tăng tiếp xúc các yếu tố nguy cơ COPD và tình trạng già đi của dân số. Được đưa vào Chương trình mục tiêu quốc gia, tuy nhiên, việc lựa chọn liệu pháp điều trị hợp lý cho căn bệnh này vẫn còn nhiều thách thức.
Cứ mỗi 100 người Việt Nam sẽ có 2 - 6 người có bệnh COPD. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh là hít phải khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, bụi nghề nghiệp trong thời gian dài…
Người mắc bệnh ở giai đoạn I và II thường có các biểu hiện chính như ho kéo dài, khạc đờm kéo dài, có thể xuất hiện khó thở khi gắng sức.
Sang giai đoạn III và IV, COPD đã ở thể nặng hoặc rất nặng. Bệnh nhân có khó thở khi gắng sức nhẹ hoặc liên tục. Tình trạng của bệnh nhân có thể xấu đi khi mắc phải các đợt kịch phát của bệnh. Các biểu hiện phù chân, tím môi... có thể xuất hiện kèm với giai đoạn nặng 1
Mặc dù là bệnh có thể dự phòng và điều trị được, nhưng việc có thể tránh tối đa tiếp xúc các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đặc biệt là khói thuốc lá, thuốc lào, môi trường ô nhiễm trong và ngoài nhà còn nhiều hạn chế.
Tránh tiếp xúc khói thuốc lá tại nơi ở, nơi làm việc là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả
Người bệnh cần phải đi khám ngay nếu mắc phải các dấu hiệu như ho, khạc đờm và khó thở khi làm nặng. Giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sao cho thông thoáng, ít khói bụi cũng góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe người bệnh. Hơn nữa người bệnh cần phải chủ động tập luyện thể dục thể thao đều đặn, tập thở và giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ.
Người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn và giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ
Xu hướng cá thể hóa trong điều trị COPD
Nhằm cập nhật các kiến thức lâm sàng trong việc quản lý và điều trị COPD, Hội Hô Hấp Việt Nam, Hội Hô Hấp TpHCM đã phối hợp VPĐD GSK tại Việt Nam tổ chức buổi hội thảo khoa học thường niên với chủ đề “Cá thể hóa điều trị COPD” lần lượt tại Hà Nội và TP.HCM để các chuyên gia y tế đầu ngành cùng chia sẻ các hướng dẫn điều trị hiện nay với khuyến cáo nên cá thể hóa điều trị, và kết hợp liệu pháp dùng thuốc với không dùng thuốc để tối ưu hóa hiệu quả kiểm soát và điều trị COPD.
COPD là bệnh mạn tính với nhiều biểu hiện kiểu hình khác nhau, nên việc chẩn đoán và phân loại đúng bệnh là rất quan trọng và cần thiết để có chiến lược điều trị thích hợp theo từng cá thể bệnh nhân.
COPD cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh về tim mạch, loãng xương hoặc thậm chí là ung thư phổi ở người bệnh, điều này kéo theo sự suy giảm chất lượng sống của bệnh nhân, gây nhiều tốn kém về chi phí y tế cũng như tổn thất về sức lao động của toàn xã hội.
Cần phải tư vấn và nâng cao nhận thức về COPD cho mọi người để kiểm soát bệnh tốt hơn
Phần lớn người mắc bệnh đều e ngại chi phí điều trị và nhanh nản lòng, nên việc điều trị cũng bị dang dở, điều này như một sự nhắc nhở với ngành y tế đó là cần phải đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức về COPD với người dân hơn, để họ nhận biết được tình trạng bệnh, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống.
Bằng cách tầm soát, chẩn đoán và tiên lượng bệnh theo hướng cá thể hóa, thuốc điều trị đã được lựa chọn phù hợp theo từng bệnh nhân. Điều này giúp tránh việc cần phải đổi thuốc nhiều lần do bệnh nhân không đáp ứng. Kiểm soát bệnh tốt hơn sẽ giúp làm giảm độ nặng của bệnh nhiều hơn, từ đó góp phần giảm gánh nặng y tế, kinh tế cho cộng đồng và xã hội.
Thu Hằng
" alt=""/>Tăng hiệu quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính