Theo Softpedia, nhiều khách hàng đã cáo buộc Apple cố tình phóng đại thời gian pin chờ trên chiếc MacBook sau mỗi lần sạc, trong số đó có khách hàng còn tuyên bố Apple đã từ chối kiểm tra hoặc sửa các laptop bị lỗi.
Cụ thể, Apple hứa hẹn thời gian pin chờ của một chiếc MacBook lên đến 30 ngày, nhưng nhiều người dùng phàn nàn pin tụt nhanh hơn nhiều khi máy ở chế độ chờ (standby) và do đó thời gian pin chờ chỉ vào khoảng 10-15 ngày sau mỗi lần sạc đầy.
Khá khó để chứng minh Apple đã phóng đại khi tuyên bố con số 30 ngày này, bởi công ty chỉ tiến hành các bài test trong những điều kiện tốt nhất với mức tiêu thụ pin thấp nhất có thể. Nhưng vẫn có những người dùng khẳng định dù đã tắt máy hoàn toàn thì mỗi ngày pin vẫn tụt đến 15%.
Một người dùng MacBook cho biết máy của anh tụt 7% pin mỗi ngày khi tắt máy hoàn toàn (shutdown), dẫn đến việc chỉ sau 10 ngày, pin máy tụt xuống gần 0%. Sau đó, anh quyết định mang máy đến Apple Store và sử dụng gói bảo hành AppleCare để sửa pin. Thế nhưng các kỹ thuật viên của Apple không hề tiến hành bài test thời gian pin chờ và từ chối luôn việc bảo hành MacBook cho anh.
Không hài lòng, anh chàng này gởi mail đến CEO Apple Tim Cook để thông báo vụ việc, và được người phát ngôn của Apple là Shane Barton liên hệ, cho rằng chiếc MacBook của anh chẳng bị lỗi gì cả.
"Họ thậm chí còn ngăn không cho tôi mua pin mới ở Apple Store địa phương", anh này cho biết.
Đồng thời, người phát ngôn của Apple còn nói với anh rằng "nếu anh muốn sự can thiệp của pháp luật thì cứ làm đi". Nói cách khác, anh có thể kiện nếu muốn bởi đằng nào Apple cũng chẳng thay pin cho anh.
Dù cách trả lời của Apple sẽ làm tổn hại hình ảnh của hãng, đặc biệt sau sự cố pin iPhone và bản cập nhật iOS 11 và macOS khiến các thiết bị của hãng chạy chậm đi, nó còn làm nhiều người thắc mắc tại sao Táo khuyết lại từ chối nói về vụ lùm xùm pin MacBook này cụ thể hơn.
Nhiều người dùng đã cho biết các kỹ thuật viên Apple trả lời rằng việc hao pin này là bình thường. Có nghĩa là Apple thực sự đã phóng đại thời gian pin chờ 30 ngày, và chắc chắn họ sẽ phải giải trình vụ việc này không sớm thì muộn nếu không muốn thêm rắc rối.
Trước sức ép của nhà chức trách Trung Quốc, Apple rốt cuộc đã phải nhượng bộ và cho phép một công ty ở đại lục cùng tham gia quản lý các tài khoản iCloud của người dùng nước này.
" alt=""/>Apple bị tố 'phóng đại' thời gian pin chờ trên MacBookTrong tờ trình của Thế Giới Di Động, ông Đào Thế Vinh là Tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng, công ty chủ sở hữu các chuỗi ăn uống danh tiếng như Vuvuzela, Kichi-Kichi, SumoBBQ, Gogi House, lẩu nấm Ashima, Ba Con Cừu,...
Ông Đào Thế Vinh (bên trái), trong một dịp ký kết giữa Cổng Vàng (Golden Gate) với Vietinbank.- Ảnh: Vietinbank |
Thế Giới Di Động thành lập năm 2004, được Mekong Capital đầu tư năm 2007. Khi thoái vốn khỏi công ty này năm 2018, Tổng giám đốc Mekong Capital cho biết khoản đầu tư vào Thế Giới Di Động là một trong những khoản đầu tư thành công nhất trong lịch sử đầu tư cổ phần tư nhân của châu Á, vượt ra ngoài phạm vi Việt Nam.
Một năm sau khi đầu tư vào Thế Giới Di Động, Mekong Capital rót 2,6 triệu USD vào Cổng Vàng. Từ 5 nhà hàng tại thời điểm Mekong Capital đầu tư, Cổng Vàng có 67 nhà hàng với 11 thương hiệu sau 5 năm, trong đó có các thương hiệu được biết đến nhiều như đề cập phía trên. Ông Đào Thế Vinh chính là một trong 3 người sáng lập nên Cổng Vàng, khi ông xấp xỉ 30 tuổi.
Theo các tài liệu, ông Vinh học đại học tại Nga và làm việc một thời gian sau đó trở về Hà Nội. Ông mở nhà hàng lẩu nấm Ashima đầu tiên tại Hà Nội cuối năm 2005, một năm sau mở tại TP.HCM. Đến năm 2008, công ty của ông Vinh được Mekong Capital đầu tư và bắt đầu phát triển các chuỗi ăn uống với các tên tuổi được biết đến như hiện nay.
Cùng thành lập trong những năm 2000, cùng được nhận đầu tư từ quỹ ngoại, cùng đón đầu làn sóng tiêu dùng mới và tạo ra những quy chuẩn mạnh mẽ trong ngành nghề của hai công ty, Thế Giới Di Động và Cổng Vàng rõ ràng có nhiều điểm chung, nhiều giá trị cốt lõi giống nhau.
" alt=""/>Đào Thế Vinh, 'kẻ ngoại đạo' được đề cử vào hội đồng quản trị Thế Giới Di Động, là ai?