Siêu máy tính dự đoán Bodo Glimt vs Lazio, 23h45 ngày 10/4
Hoàng Ngọc - 10/04/2025 09:38 Máy tính dự đoá trận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia thái lantrận đấu đội tuyển bóng đá quốc gia thái lan、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Kèo vàng bóng đá Valencia vs Sevilla, 02h00 ngày 12/4: Los Ches thất thế
2025-04-13 07:58
-
Câu chuyện tình đẹp
Minh Anh (27 tuổi, sinh ra tại Đà Nẵng) học chuyên ngành Marketing ở Nhật Bản từ năm 2014. Cô cùng bạn trai của mình là Matsushita (40 tuổi, người Nhật Bản) đã tạo nên một cuộc tình đẹp được cộng đồng mạng ngưỡng mộ cách đây một năm.
Minh Anh và bạn trai được mọi người ngưỡng mộ về tình yêu đẹp. Hai người biết nhau từ gần 3 năm trước, khi đó Matsushita là quản lý chính ở công ty - nơi Minh Anh đi làm thêm.
Ban đầu, họ chỉ biết nhau qua công việc, đến khi được phân công vào cùng một bộ phận hai người mới tiếp xúc và nói chuyện nhiều hơn. Cuối cùng Minh Anh đồng ý làm bạn gái của Matsushita.
Yêu nhau được một thời gian, Minh Anh phát hiện ra mình bị căn bệnh ung thư phổi. Minh Anh mong muốn về nhà chữa trị nhưng bạn trai lại muốn cô ở Nhật Bản để có thể điều trị tốt hơn.
Bạn trai (áo trắng) tiễn chân Minh Anh từ Nhật Bản về Việt Nam. Matsushita đã ở bên bạn gái để chăm sóc, nấu những món ăn phù hợp với bệnh của cô. Minh Anh cũng lạc quan rất nhiều về bệnh tật cũng như tương lai nên cặp đôi được cộng đồng mạng chú ý, ngưỡng mộ.
Ra đi trong niềm lạc quan
Từ khi phát hiện bệnh hồi đầu năm 2020, Minh Anh trải qua hai lần hóa trị, sức khỏe dần chuyển biến tốt, có thể dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm đơn giản trong nhà. Đến tháng 4, tình trạng bệnh của Minh Anh có chuyển biến xấu phải nhập viện.
Lo ngại sức khỏe có thể diễn biến xấu hơn nên các bác sĩ khuyên cô nên về Việt Nam cùng gia đình nhân lúc còn di chuyển được.
Sau khi được Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản hỗ trợ mặc dù đang trong giai đoạn dịch Covid-19 hoành hành, Minh Anh được đoàn tụ với gia đình từ giữa tháng 4.
Minh Anh luôn lạc quan khi điều trị bệnh. Về đến Việt Nam, cô thường xuyên cập nhật hình ảnh chữa trị bệnh của mình lên trang cá nhân.
Cô cũng quay lại những video ngắn chia sẻ về bệnh tình với biểu cảm hóm hỉnh mặc dù cơ thể yếu mệt, tóc cũng không còn vì hóa trị.
Bạn trai của cô vì dịch nên không thể sang Việt Nam chăm sóc cho cô cũng thường xuyên gọi video chia sẻ, động viên người bạn gái của mình. Đây cũng chính là chỗ dựa tinh thần của Minh Anh trong thời gian cô điều trị căn bệnh quái ác này.
Sau gần một năm chống chọi với bệnh, Minh Anh qua đời vào trưa ngày 21/1 vừa qua. Sự ra đi của cô làm cho gia đình và nhiều người tiếc nuối.
Dự định dang dở
Chia sẻ với VietNamNet, Phương Anh - chị gái của Minh Anh nghẹn ngào: “Minh Anh trước khi ra đi có những dự định mà vẫn chưa thể thực hiện được. Đó là một lần mặc áo cô dâu đứng trên sân khấu và đưa bố mẹ sang Nhật Bản du lịch".
Dự định dang dở của cô gái mạnh mẽ 27 tuổi. "Dự định đầu tiên, Minh Anh từng mặc áo cô dâu nhưng tại bệnh viện, dự định thứ hai đã không còn cơ hội nữa rồi". Chị Phương Anh tiếp lời.
Trên trang cá nhân của Minh Anh, nhiều bạn bè, người thân, người theo dõi đã để lại lời vĩnh biệt với cô gái 27 tuổi.
Là cô gái với niềm lạc quan, mạnh mẽ trước bệnh tật của mình, Minh Anh đã truyền cảm hứng rất lớn cho những người ở lại...
Xem thêm video: Xót xa phút cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời: Hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng
'Ông chú' Nhật yêu tha thiết cô gái Việt bị ung thư
Gọi là chú nhưng Minh Anh lại bị hớp hồn khi nghe người đàn ông Nhật đeo khẩu trang, trao đổi công việc với nhân viên.
" width="175" height="115" alt="Cô gái Việt bị ung thư vừa qua đời, khép lại chuyện tình đẹp với bạn trai người Nhật" />Cô gái Việt bị ung thư vừa qua đời, khép lại chuyện tình đẹp với bạn trai người Nhật
2025-04-13 07:03
-
Những đứa trẻ không được vui tết Trung thu bên gia đình
2025-04-13 06:35
-
Ngon mê ly bông bí xào tôm
2025-04-13 06:25


2. Lúc ấy, tôi rất tức giận, nhưng không còn đủ sự kiên gan để cãi vã, đôi co. Im lặng có lẽ là hình hài mỏng manh nhất của một dạng thất vọng.
![]() |
Có muôn vàn nguyên do khiến nỗi thất vọng chất đầy. (Ảnh: Lê Kim Hưng) |
3. Năm tháng tuổi trẻ ấy tôi gom đủ chân thành, nồng nhiệt trao trọn cho anh. Nhưng rồi, sự xuất hiện của cô gái ấy chỉ một khoảnh khắc ngắn đã đốn gục tim anh. Có chăng đó chính là thời điểm mà người ta vẫn thường nhắc khi nói đến tình yêu?
4. Có một quãng thời gian, mỗi lần giận nhau, tôi đều nghĩ đến chuyện chia tay. Không phải vì tim đã hết tình, mà suy cho cùng, nhiệt huyết đối với mảnh tình này sớm đã tàn theo vô số lần thất hứa. Hứa hẹn rất quan trọng, nhưng thường thì, người nói chóng quên, còn người nghe lại ôm hoài nhớ mãi.
![]() |
Bạn hãy cứ xem rằng, mỗi một sự việc xảy đến trong đời đều có những nguyên do nhất định. Điều bạn nên làm là bình tâm đón nhận. (Ảnh: Lê Kim Hưng) |
5. Tôi còn nhớ, tôi và anh đã lên kế hoạch cho chuyến đi kỷ niệm 1 năm ngày yêu. Tôi đã rất hào hứng và chuẩn bị xong xuôi. Đến phút cuối, vì một cuộc hẹn, anh để tôi chơ vơ giữa ga tàu. Giây phút ấy, tôi không gọi đó là thất vọng nữa, mà cạn cùng tin yêu đã vỡ tan tành.
6. Mọi sự quan tâm trong tình yêu đều là tự nguyện. Một người thật tâm yêu bạn, tự khắc sẽ biết cách khiến cho bạn hạnh phúc. Còn nếu đến một lời hỏi han cũng hóa gượng gạo thì hà khắc bạn phải "mua dây buộc mình". Đừng bao giờ tự huyễn hoặc rồi tự gom đủ thất vọng, vì người buồn chỉ riêng bạn mà thôi.
7. Tuổi trẻ này ai cũng đều trải qua đôi ba lần thất vọng. Có muôn vàn lý do khiến bạn hụt hẫng tiếc nuối khi thời gian đã trôi tuột qua kẽ tay. Tôi từng chôn vùi hết những xúc cảm rung động với người ấy, sau này, gặp lại mới hiểu ra, năm ấy chúng tôi bỏ lỡ nhau vì không ai đủ can đảm để ngỏ lời yêu.
8. Tình yêu cũng giống như một loại ảo ảnh vậy. Điều bạn nên làm là gạt bỏ cảm giác hoài nghi, nếu không muốn tự mình ôm nỗi thất vọng. Khi bước chân vào thế giới của tình yêu, bạn thường hoài mộng nhiều. Tình yêu là cảm xúc nhưng cũng là thực tế.
9. Có những thời khắc bạn không nhất thiết phải để tâm rằng tại sao bạn lại thất vọng về câu chuyện mà ngay từ đầu đã biết trước kết cục. Người đủ yêu, bạn buồn chút thôi cũng đã đau lòng, còn người không thương, dù bạn ôm thất vọng đầy tim, họ cũng chẳng may may để tâm. Thế nên, suy cho cùng, mọi nỗi thất vọng đều tự mình mà ra.

Nguyên tắc hẹn hò thông minh để có một tình yêu dài lâu
Bạn vẫn luôn than vãn rằng, tình yêu lạc đường nên mãi vẫn chưa tìm đến với mình. Đôi khi, chuyện yêu đương không chỉ phụ thuộc vào duyên số trời ban, mà dựa vào năng lực của chính bạn.
" alt="Thất vọng quá nhiều lần, bạn sẽ học được cách buông bỏ" width="90" height="59"/>
Chúng tôi cùng đi dạo trên đường Nguyễn Huệ. Nằm ngay trung tâm thành phố, con đường lúc nào cũng nhộn nhịp. Người bạn đi cùng - chị Ngọc Thuần - bất chợt hỏi tôi: "Anh có biết lịch sử con đường này không?".
Từng là một con kênh
Chị Thuần là người Sài Gòn. Chị có một thời gian dài, từ thuở thiếu thời cho đến quá nửa đời người sống tại khu vực này. Chị yêu con đường, yêu từng ngõ ngách, từng mái ngói cong vênh trên những ngôi nhà cũ xưa.
![]() |
Ngày 11/04/1861, Kinh Lớn được đổi tên thành kênh đào Charner, hai bên bờ kênh là hai con đường chạy song song được mang tên đường Rigault de Genouilly và đường Charner. (Ảnh Internet). |
"Anh có nghĩ rằng, đường Nguyễn Huệ nguyên thủy là con kênh không?" chị hỏi.
Chị nói tiếp: "Ông nội tôi từng kể, trước khi có con đường nơi đây là con kênh, gọi là Kênh Lớn. Kênh chạy dài từ bờ sông Bến Nghé đến chỗ bây giờ là UBND TP.HCM, rồi con kênh rẽ sang phía Nhà hát Thành phố và tiếp tục chạy dài tới Sở Thú bên cầu Thị Nghè.
Hồi ấy, chợ Bến Thành được triều đình nhà Nguyễn xây dựng bên bờ kênh. Sinh hoạt nơi đây nhộn nhịp. Người Việt, người Hoa, người Chà, người Miên... xây nhà san sát để buôn bán dọc theo kênh. Họ dựng những tiệm hủ tiếu, thịt quay, cháo cá, cà phê, thuốc bắc của người Hoa và đôi ba tiệm của người Chà bán vải, tạp hoá, nước hoa ...
Năm 1860 chợ Bến Thành mới được xây dựng lại ở phía nam Kênh Lớn. Trước mặt chợ là một con đường dọc theo kênh được đặt tên đường Charner. Bên kia bờ kênh là đường Rigault de Genouilly.
![]() |
Trở thành đại lộ Nguyễn Huệ vào năm 1956, một trong những con đường đẹp nhất, chốn 'cực phẩm phong lưu' của Sài Gòn xưa. Ảnh: Internet. |
Vào năm 1887, người Pháp cho lấp con kênh và sát nhập hai con đường lại làm một thành đại lộ Charner. Dân địa phương thường gọi là đường Kinh Lấp để đến năm 1956 trở thành Đại lộ Nguyễn Huệ.
Chị Thuần nói tiếp: "Để có được như hôm nay, đường Nguyễn Huệ phải trải qua một chặng đường khá dài, 129 năm để hình thành và phát triển".
Ngày 29/4/2015, đường Nguyễn Huệ chính thức trở thành phố đi bộ đầu tiên trên cả nước. Phố đi bộ Nguyễn Huệ có chiều dài 670m, rộng 64m với những tiện nghi hiện đại đang chờ đón những người yêu mến Sài Gòn.
Con hẻm đặc biệt nhất Sài Thành
Chúng tôi tiếp tục dạo chơi trên đường Nguyễn Huệ và dừng trước một con hẻm.
Con hẻm mang số 53, dài chưa đầy 100m rộng chừng 4m. Vào đầu thập niên 1970, hẻm có tên là hẻm Ba Sườn, vì đầu hẻm có hàng hủ tíu xào, mì xào giòn của anh Ba Sườn.
![]() |
Hẻm 53 chật hẹp |
Những năm đầu thập niên 80, cặp vợ chồng tài danh, ca sĩ Phương Hồng Ngọc và kịch sĩ Ngọc Đức thường hay lui tới để ăn món mì xào giòn ngon tuyệt vời của anh chàng Ba Sườn. Người này chuyên mặc áo ba lỗ và quần xà lỏn để "thao tác".
Ngày trước, cư dân trong hẻm 53 đa phần là người Hoa. Họ đa phần là những người lao động chân tay.
![]() |
Nhiều nhà xuống cấp được che đậy. |
Họ sống thành từng cụm, ít qua lại với những người Việt ở mặt tiền. Bà con trong hẻm làm nhiều ngành nghề như lao động phổ thông hoặc buôn bán lặt vặt. Nhưng dù nghèo hay giàu cuộc sống của người dân trong hẻm 53 cũng rất hiền hòa.
"Cả một thời gian dài sống ở đây, tôi chưa bao giờ thấy họ to tiếng, đánh lộn với nhau", chị Thuần khẳng định.
Hồi ấy, những người buôn bán trước hiên nhà như chú Mười bán viết Parker, chị Cửu bán thuốc lá... hoặc những người buôn bán nhỏ trong hẻm đều thể hiện mối thân tình với nhau.
![]() |
Chế biến thức ăn ngay tại hẻm |
Chúng tôi gặp ông Trần Thành đang cởi trần ngồi trước cửa nhà. Ông là cư dân lâu đời nhất trong con hẻm này. Cựu huấn luyện viên bơi lội 80 tuổi này cho chúng tôi biết, cả hẻm có khoảng hơn 20 căn nhà nhưng đã đổi chủ. Nhiều nhà đã xuống cấp.
Người xưa không còn nhiều nhưng vẫn giữ được nét thuần khiết của con hẻm xưa. Cả hẻm bây giờ ai nấy đầu lao vào cuộc mưu sinh, bán cơm, giữ xe và nhiều công việc lặt vặt khác.
![]() |
Ông Trần Thành, cư dân lâu đời nhất tại hẻm. |
Chúng tôi dạo một vòng. Buổi trưa, công nhân các công trình, viên chức các cơ quan gần đó tấp nập đi vào. Nơi đây có những bữa cơm trưa ngon miệng nhưng rẻ tiền đang chờ họ. Họ ngồi cạnh nhưng bức tường đầy rêu phong. Cuối hẻm, một cầu thang bằng bê tông chắn ngang một phần đường.
"Đã là người Sài Gòn xưa không ai không biết nơi này. Dấu tích một thời quán cơm Bà Cả Đọi vẫn còn đây nhưng những người khách năm xưa và cả bà chủ quán đều không còn", chị Thuần cho biết.
Có thể thấy, khó có thể tìm được con hẻm thứ 2 mang đầy ấn tượng của Sài Gòn như hẻm 53.