![](<p>Ngày 17/10, Bộ Y tế có công văn gửi UBND TP Hà Nội và UBND các tỉnh thành phố, đề nghị phối hợp với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đưa Bệnh viện trở lại hoạt động khám, chữa bệnh bình thường trong tình hình mới kể từ 0h ngày 18/10.</p><p>Trước đó, ngày 15/10, đoàn công tác Bộ Y tế đã đến làm việc, đánh giá tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác phòng chống dịch của Bệnh viện.</p><p>PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế nhận định, Bệnh viện đã nỗ lực trong phòng, chống dịch thời gian qua, phối hợp với các đơn vị ngăn chặn được chùm ca bệnh SARS-CoV-2.</p><p>Đoàn công tác yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lập kế hoạch thông báo hết dịch và đón người bệnh theo phướng án “Bệnh viện hoạt động tách đôi”, có vùng đệm, vùng sạch. Đồng thời, khử khuẩn lại các khu vực trong bệnh viện trước khi quay trở lại tiếp nhận người bệnh mới.</p><p>Về vấn đề phong tỏa, thời điểm này đủ 14 ngày theo quyết định phong tỏa áp dụng với tầng 7 và tầng 8 nhà D. Bộ Y tế đề nghị Bệnh viện có báo cáo hoàn thiện nội dung gửi UBND quận để rút các chốt phong tỏa hiện nay tại Cổng Tràng Thi, Quán Sứ.</p><p>Đến ngày 14/10, ngoại trừ đơn vị cách ly B5, trong bệnh viện không có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 kể từ ngày 1/10. Hiện tại, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức còn 334 người bệnh, 242 người nhà, 38 người đến khám bệnh, 1.045 nhân viên, 425 đối tượng khác (bác sĩ nội trú, học viên, nhân viên vệ sinh, kỹ thuật hãng…), tổng cộng 2.084 người.</p><table class=)
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/17/13/benh-vien-viet-duc-het-dich-kham-chua-benh-binh-thuong-tu-ngay-18-10-2.jpg) |
Sàng lọc, khai báo y tế cho người bệnh đi khám tại BV Hữu nghị Việt Đức |
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/17/13/benh-vien-viet-duc-het-dich-kham-chua-benh-binh-thuong-tu-ngay-18-10-1.jpg) |
Tiêm vắc xin cho người bệnh và người nhà bệnh nhân trong các khoa của bệnh viện |
Chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức bắt đầu được phát hiện ngày 30/9 tại Khoa Ung bướu, tầng 8 nhà D. Ca đầu tiên là người nhà người bệnh, có kết quả dương tính SARS-CoV-2 khi xét nghiệm sàng lọc để làm thủ tục ra viện.
Ngay sau khi ghi nhận ca bệnh trên, Bệnh viện đã phong tỏa Khoa Ung bướu, báo cáo Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh), thông báo cho Sở Y tế Hà Nội, CDC Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm. Đồng thời, tạm phong tỏa tòa nhà D và kích hoạt phương án phòng chống dịch khẩn cấp, xét nghiệm toàn bộ người có mặt trong bệnh viện.
Đến ngày 1/10, tại Bệnh viện phát hiện thêm 18 trường hợp dương tính, tập trung tại tầng 7 nhà D (Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa và Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng và tầng sinh môn) và 1 ca nhiễm là nhân viên nhà ăn. Bệnh viện phong tỏa chặt tầng 7, Khoa Ung bướu tầng 8 nhà D và tiến hành truy vết các trường hợp liên quan. Tổng số đã ghi nhận 34 F0 là những người lây nhiễm trong Bệnh viện.
Từ 1/10, cơ sở y tế này tạm dừng hoạt động khám bệnh bình thường, chỉ tiếp nhận người bệnh cấp cứu, mổ cấp cứu và chạy thận chu kỳ cho một số người bệnh suy thận.
Bên cạnh đó, quán triệt nghiêm túc việc cách ly theo đúng nguyên tắc, quy định phòng chống dịch, đặc biệt là người giãn cách người, phòng cách ly phòng, khoa cách ly khoa, tầng cách ly tầng, tòa nhà cách ly tòa nhà.
Từ ngày 5/10 đến 8/10, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chuyển 881 người bệnh và 802 người nhà người bệnh đến 6 bệnh viện (Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện E, Bệnh viện Nhi Trung ương) để cách ly, theo dõi điều trị. Nhóm này đều được xét nghiệm RT-PCR 2 lần âm tính trước khi chuyển.
Trong ngày 6/10, Đơn vị thu dung và điều trị người bệnh có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được thành lập ở nhà B5, cách ly tuyệt đối với các khu vực còn lại. Bệnh viện cũng tiến hành tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho 229 người bệnh, 290 người nhà người bệnh và 38 nhân viên y tế.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Nguyễn Liên
![BV Việt Đức đã hoàn thành “sứ mệnh” tại TP.HCM](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/10/13/22/q3.jpg?w=145&h=101)
BV Việt Đức đã hoàn thành “sứ mệnh” tại TP.HCM
Hoàn thành nhiệm vụ chống dịch tại TP.HCM, các bác sĩ của Bệnh viện Việt Đức sẽ trở về Hà Nội, thực hiện cách ly và gặp lại người thân, đồng nghiệp.
" alt=""/>Bệnh viện Việt Đức ‘hết dịch Covid
![ứng dụng lừa đảo trên app store ảnh 1 ung dung lua dao tren app store anh 1](<table><tbody><tr><td><center><img class=)
|
Thay vì phải kiểm tra trên máy tính, Phillipe Christodoulou muốn xem lượng Bitcoin ở trong ví lạnh Trezor trên điện thoại. Anh lên App Store, tìm đúng tên nhà sản xuất đó, và chọn ứng dụng cùng tên được chấm 5 sao.
Chỉ chưa đầy một giây sau khi nhập mật khẩu, toàn bộ 17,1 Bitcoin của Christodoulou, có giá 600.000 USD vào lúc đó, đã biến mất. Hóa ra thứ mà anh tải về là ứng dụng giả mạo, được thiết kế với nhiều đặc điểm như logo giống hàng xịn và đánh giá cao để lừa người dùng.
“Apple đã phản bội niềm tin tôi đặt vào họ”, thay vì trách kẻ lừa đảo, Christodoulou tin rằng Apple đã để lọt ứng dụng và là nguyên nhân lớn nhất khiến anh mất tiền.
“Kho ứng dụng an toàn và đáng tin cậy”
Đó là cách Apple mô tả App Store, kho ứng dụng trên iOS, macOS của hãng. Mỗi ứng dụng muốn đưa lên đây đều trải qua quá trình thẩm định, kiểm duyệt để đảm bảo chúng an toàn và không lừa người dùng. Apple cho biết mức phí 15-30% mà họ thu của các nhà phát triển được trích ra để đảm bảo kho ứng dụng này luôn an toàn.
![ứng dụng lừa đảo trên app store ảnh 2 ung dung lua dao tren app store anh 2](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/znews-photo.zadn.vn/Uploaded/lce_jwquc/2021_04_01/trezor_wallet_captain_alt_coin.jpg) |
Để đảm bảo an toàn, nhiều người trữ Bitcoin vào các ví lạnh. Tuy nhiên, hacker vẫn có cách lấy hết lượng tiền trong ví lạnh mà không cần tiếp cận thiết bị. Ảnh: Captain Alt Coin. |
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng những bước thẩm định này vẫn có thể bị vượt qua, khiến người dùng mất tiền. Apple sẽ xóa ứng dụng và cấm nhà phát triển nếu nhận thấy lừa đảo, nhưng khi đó thì đã có nhiều người bị thiệt hại.
Theo Washington Post, những ứng dụng hoặc trang web lừa tiền mã hóa khá phổ biến trên hệ điều hành Android và web. Tuy nhiên, vẫn có những ứng dụng lừa đảo trên App Store. Người dùng có xu hướng tin tưởng App Store, nên khi app lọt qua cửa kiểm duyệt thì sẽ dễ dàng lừa đảo hơn.
“Apple thường đưa ra những thông điệp về tôn trọng người dùng và bảo mật để biện minh cho hành vi độc quyền trên App Store. Thực tế là các tiêu chuẩn bảo mật của Apple rất thiếu ổn định và không nhất quán giữa các ứng dụng, chủ yếu được dùng để bảo vệ chính họ”, Meghan DiMuzio, Giám đốc tổ chức Công bằng ứng dụng cho biết. Tổ chức này có sứ mệnh chính là yêu cầu Apple thay đổi mô hình độc quyền trên App Store.
Apple thừa nhận trên App Store tồn tại những ứng dụng lừa tiền mã hóa, nhưng không nói rõ số lượng.
“Ứng dụng lừa tiền mã hóa trên Play Store và App Store đều có rất nhiều”, Pawel Aleksander, Giám đốc thông tin của công ty tư vấn luật về tiền mã hóa Coinfirm nhận xét.
Theo dữ liệu của Coinfirm, đã có 5 người báo với họ về việc mất tiền do app Trezor trên iOS. Tổng số tiền thiệt hại lên tới 1,6 triệu USD. Ứng dụng lừa đảo này cũng có trên Android, nhưng mới lừa được 3 người với tổng số tiền 600.000 USD.
Apple từ chối cung cấp thêm thông tin về nhà phát triển ứng dụng lừa đảo Trezor, hay liệu họ có ứng dụng nào khác trên App Store không.
Trong khi đó, Google xác nhận đã có 2 ứng dụng giả mạo Trezor xuất hiện trên Play Store, và hãng đã xóa cả 2. Tuy nhiên, Google không tiết lộ vì sao ứng dụng lừa đảo lại lên được kho.
Theo công ty phân tích App Figures, có tới 8 ứng dụng Trezor giả mạo trên Play Store.
Thủ thuật lừa đảo của hacker
Trong số những trò lừa đảo trên mạng, lừa lấy tiền mã hóa là thứ mang lại hiệu quả cao nhất. Hacker có thể lấy cắp hàng triệu USD tiền mã hóa trong vài giây. Năm 2018, khi Coincheck bị hack, thiệt hại lên tới 530 triệu USD.
Vào năm 2014, Apple đã cấm các ứng dụng ví tiền mã hóa, nhưng sau đó lại cho phép chúng trở lại trên App Store. Tuy nhiên, người sở hữu nhiều tiền mã hóa thường dùng những “ví lạnh”, là những thiết bị lưu trữ như ổ nhớ USB để chuyển lượng tiền mã hóa vào đây.
Để truy cập ví lạnh, chủ sở hữu sẽ phải cắm nó vào máy tính, nhập mã PIN hoặc mật khẩu. Sau khi qua bước xác thực, người chủ mới có thể thực hiện lệnh chuyển tiền khỏi ví.
![ứng dụng lừa đảo trên app store ảnh 3 ung dung lua dao tren app store anh 3](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/znews-photo.zadn.vn/Uploaded/lce_jwquc/2021_04_01/trezor_app_reddit.jpg) |
Ứng dụng giả mạo Trezor trên App Store. Ảnh: Reddit. |
Nếu như làm mất ổ lưu trữ này, người chủ vẫn có thể dùng một mã đặc biệt gọi là seed phrase. Mã này cho phép nhập vào một ví ảo tương thích để rút toàn bộ số tiền trong ví lạnh. Những người sở hữu ví lạnh có thể viết cụm mã seed phrase ra giấy và cất vào két, để đảm bảo nó khó bị hư hại nhất.
Trong trường hợp của người dùng Phillipe Christodoulou, anh đã bị lừa nhập seed phrase vào ứng dụng giả mạo Trezor. Có cụm mã này, hacker có thể rút hết số Bitcoin trong ví lạnh của Christodoulou từ xa. Trezor là hãng ví lạnh nổi tiếng của Czech, và họ không có ứng dụng trên di động. Tất cả những ứng dụng mang tên Trezor ở các kho đều là lừa đảo.
Kristyna Mazankova, đại diện của Trezor cho biết công ty này đã cảnh báo Apple, Google về ứng dụng giả mạo nhiều năm nay. Bà Mazankova cho rằng báo cáo vi phạm là quá trình rất mệt mỏi, và chẳng có đại diện nào của Apple hay Google phản hồi. Cứ mỗi lần một ứng dụng bị xóa, lại có thêm ứng dụng giả mạo khác xuất hiện chỉ sau vài ngày.
Theo Apple, ứng dụng Trezor được nhắc tới ở đầu bài viết giả là một ứng dụng mã hóa, cho phép khóa các tập tin iPhone và lưu trữ mật khẩu. Nhà phát triển của ứng dụng này cam đoan với Apple họ không liên quan gì đến tiền mã hóa.
Ứng dụng được cấp phép vào ngày 22/1. Sau đó, lập trình viên của Trezor đã thay đổi app này thành ví tiền mã hóa mà Apple không biết. Theo Apple, họ chỉ biết được nếu người dùng phản ánh lại. Theo công ty thống kê Sensor Tower, ứng dụng Trezor giả mạo tồn tại trên App Store từ 22/1 - 3/2, được tải về khoảng 1.000 lần.
Christodoulou không phải nạn nhân duy nhất. James Fajcz, kỹ sư tại Georgia, Mỹ cũng mất tiền vì ứng dụng Trezor. Vào tháng 12/2020, khi thấy tiền mã hóa tăng giá, anh mua Ethereum và Bitcoin trên các sàn giao dịch, sau đó chuyển vào ví lạnh Trezor Model T.
![ứng dụng lừa đảo trên app store ảnh 4 ung dung lua dao tren app store anh 4](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/znews-photo.zadn.vn/Uploaded/lce_jwquc/2021_04_01/seed_phrase_bitgear.jpg) |
Khi thiết lập lần đầu, người dùng sẽ phải tự nghĩ ra cụm mã khóa đặt cho ví lạnh để có thể khôi phục sau này nếu cần. Đây chính là điểm yếu để hacker tấn công. Ảnh: Bitgear. |
Sau khi mua ví, Fajcz tải ứng dụng Trezor về iPhone. Ứng dụng này yêu cầu anh nhập seed phrase. Thiết lập xong vẫn không thấy ứng dụng kết nối với ví, Fajcz chỉ nghĩ rằng có lỗi gì đó. Anh chỉ nhận ra mình đã mất tiền sau vài tuần, khi mua thêm Ethereum và chuyển vào ví lạnh nhưng nhận ra số tiền trước đó đã mất hết.
“Tôi há hốc miệng, tim chùng xuống khi nhận ra mình đã sai lầm”, Fajcz kể lại.
Apple từ chối trách nhiệm
Khi anh liên lạc với Apple, nhân viên chăm sóc khách hàng của Apple cho rằng công ty này không chịu trách nhiệm.
“Đây là ứng dụng được tin cậy trên App Store, nơi tự gọi mình là kho ứng dụng tốt nhất và đáng tin cậy nhất. Thế mà họ để lọt app lừa đảo này. Tôi nghĩ rằng Apple phải chịu một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm”, Fajcz chia sẻ.
Lượng Bitcoin trong ví được Phillipe Christodoulou mua dần trong nhiều năm. Tới tháng 2, khi giáBitcoin vượt trên 40.000 USD, anh đã hi vọng số tiền này sẽ giúp công ty của mình vượt qua khó khăn.
Ngày 1/2, Christodoulou muốn có thêm cách để kiểm tra số dư trong ví thay vì phải cắm vào máy tính. Do vậy anh tìm ứng dụng trên App Store, tải về app Trezor giả mạo, nhập seed phrase, và nhận ra ngay lập tức rằng mình đã mất tiền.
![ứng dụng lừa đảo trên app store ảnh 5 ung dung lua dao tren app store anh 5](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/znews-photo.zadn.vn/Uploaded/lce_jwquc/2021_04_01/trezor_app_cointelegraph.jpg) |
Những người dùng bị mất tiền cho rằng Apple nên chịu trách nhiệm khi ứng dụng lừa đảo xuất hiện trên App Store. Ảnh: Coin Telegraph. |
Trước khi bị xóa, Christodoulou cho biết ứng dụng Trezor có 155 bài đánh giá trên App Store, đạt gần 5 sao. Tuy nhiên, hầu hết bài đánh giá đều là của những người đã bị lừa. Anh cho rằng điểm số cao, yếu tố tạo ra niềm tin để cài đặt ứng dụng, chắc chắn cũng là một chiêu trò.
Chainalysis, công ty tư vấn về blockchain nhận định lượng tiền mã hóa của Fajcz và Christodoulou đều đã bị chuyển tới những tài khoản rất đáng ngờ, và có thể hai vụ trộm liên quan đến nhau.
“Có bằng chứng cho thấy đây là vụ lừa đảo tới hàng trăm nghìn USD”, Madeleine Kennedy, đại diện của Chainalysis cho biết.
Christodoulou đã bị lấy cắp 17,1 Bitcoin. Lượng tiền mã hóa trị giá 600.000 USD vào đầu tháng 2, nhưng giờ đã lên tới hơn 1 triệu USD.
“Vụ việc đã khiến tôi gục ngã. Đến giờ tôi vẫn chưa gượng dậy được”, Christodoulou chia sẻ. Anh cũng chưa nhận được một phản hồi nào từ Apple.
Theo Zing/Washington Post
![Ứng dụng ví Bitcoin giả mạo trên App Store, Google Play](https://vnn-imgs-a1.vgcloud.vn/icdn.dantri.com.vn/zoom/1200_630/2021/04/01/whatisacryptowallet-1617261234017.png?w=145&h=101)
Ứng dụng ví Bitcoin giả mạo trên App Store, Google Play
Một người đàn ông bị mất số Bitcoin trị giá 600.000 USD do tải nhầm ví tiền ảo giả mạo trên cửa hàng ứng dụng.
" alt=""/>'Tôi mất nửa triệu USD vì một ứng dụng trên iPhone'
![](<p style=)
Để siết chặt hoạt động môi giới, cơ quan chức năng đã từng có nhiều dự thảo, quy định như: Môi giới phải có bằng đại học, phải có chứng chỉ hành nghề… Tuy nhiên, điều này dường như chỉ có giá trị trên văn bản, còn dịch vụ môi giới vẫn vận hành theo luật ngầm riêng của nó.Chứng chỉ môi giới, học để đối phó
Đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản từ nhiều năm trước được kỳ vọng là phương thuốc giúp lành mạnh thị trường, thanh lọc đội ngũ cò đất chụp giật. Tuy nhiên, thực tế thị trường đã không diễn ra như mong đợi.
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/03/08/08/20160308084746-1a.jpg) |
Môi giới có chứng chỉ nhưng doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại
|
Việc học để lấy chứng chỉ vẫn mang động cơ đối phó là chính. Anh Nguyễn Lộc, quản lý tại một sàn bất động sản lớn tại TP.HCM, chia sẻ: “Nhiều trung tâm trước đây, mọc lên để đào tạo môi giới, nhưng giáo trình và giảng viên thì cũng “vàng thau lẫn lộn”. Một số đơn vị chạy theo mục đích thương mại nên không quan tâm nhiều đến khả năng tiếp thu của học viên. Miễn sao họ lấy được tiền và cuối khóa cho học viên “học tủ” để thi cho qua”.
“Tôi chưa thấy ai đi học, đóng tiền mà thi trượt cả. Thậm chí, một số trung tâm trước đây còn quảng cáo “bao đậu”. Với khối lượng kiến thức lớn, học trong 3 tháng để nắm kiến thức môi giới, quản lý sàn, định giá bất động sản rất khó và chỉ học lý thuyết là chủ yếu, thiếu hẳn thực tiễn. Do vậy, học xong cũng chỉ nắm vài định nghĩa, khái niệm chứ chưa thể nào làm môi giới được” - anh Lộc chia sẻ.
Anh Điềm, chủ một doanh nghiệp bất động sản, chia sẻ: “Nhiều quản lý đi học để đáp ứng yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ theo quy định, chứ thực tế công việc không cần thiết. Với nhu cầu tuyển dụng môi giới ồ ạt như thời gian qua, chắc chắn sẽ nhiều người chưa có chứng chỉ và doanh nghiệp phải tự đào tạo”.
“Việc kiểm tra, giám sát môi giới phải có chứng chỉ là cực khó vì sàn có thể lách bằng cách này hay cách khác. Cùng là một công việc như nhau, nhưng nếu sàn họ bảo người của họ là “nhân viên chăm sóc khách hàng” thì cần gì chứng chỉ hành nghề môi giới?” – anh Điềm nói.
Doanh nghiệp cũng tổ chức sát hạch
Nếu lấy chứng chỉ ở một số trung tâm khá dễ dàng thì thực tế khi tuyển dụng và làm việc trong môi trường doanh nghiệp hoàn toàn không đơn giản như vậy. Anh Nguyên Khoa, nhân viên thuộc một hệ thống sàn giao dịch 3.000 môi giới, có trụ sở tại quận 7, chia sẻ, hồi mới vào làm, anh phải mất 1 tháng để học về sản phẩm, học về quy trình, kỹ năng môi giới, học kỹ năng mềm… trải qua rất nhiều bài kiểm tra, đánh giá của công ty. Chỉ khi nào nhân viên thi đạt thì mới được ra tiếp khách.
Từ thực tế tuyển dụng tại công ty, một lãnh đạo Khải Hoàn Land, cho biết, có chứng chỉ môi giới là lợi thế, nhưng mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng vẫn là kết quả bán hàng trước đó của ứng viên. Nhiều ứng viên có chứng chỉ nhưng vẫn phải qua Trung tâm Huấn luyện Chuyên biệt - Coaching Center, để đào tạo lại cho phù hợp với thực tiễn.
Theo các chuyên gia, việc đào tạo tại doanh nghiệp sẽ giúp cho môi giới có điều kiện “học đi đôi với hành”. Điều này sẽ tránh được sự giáo điều, lý thuyết suông, học đối phó như đã từng xảy ra ở các môi trường đào tạo khác. Đó cũng là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp như Novaland, Hưng Thịnh, Phúc Khang, Nam Long… đang áp dụng cho nhân viên môi giới.
Với thực trạng hiện nay, việc trông chờ quy định môi giới phải có chứng chỉ, đi vào thực tế để làm lành mạnh thị trường, vẫn còn nhiều rào cản. Trong khi đó, để việc đào tạo tại doanh nghiệp thực sự hiệu quả, chuyên nghiệp và đi vào chiều sâu, thì chỉ một số doanh nghiệp thực sự có tiềm lực tài chính và ý thức xây dựng thương hiệu từ hình ảnh những người môi giới, mới mạnh dạn đầu tư.
Quốc Tuấn
Môi giới nhà đất tung quân ‘dàn trận’, khách chưa vội xuống tiền" alt=""/>Luật ngầm của môi giới địa ốc thời nhiễu loạn