当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Stoke City vs Sheffield Wednesday, 21h00 ngày 18/4: Khách tự tin 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo Marseille vs Montpellier, 2h05 ngày 20/4: Cơ hội của chủ nhà
Theo quan niệm của người xưa, xây nhà thường rất coi trọng việc tựa lưng vào núi vì đảm bảo thế chắc chắn và tạo tầm nhìn cảnh quan. Nhà tựa lưng vào núi sẽ ngoảnh mặt ra phía xa, không bị chắn tầm nhìn, không gian trước mặt trở nên rộng mở. Về mặt khoa học, những ngôi nhà tựa lưng vào núi sẽ tránh được gió bão bởi dãy núi như bức bình phong vững chãi giúp chống chọi lại sức mạnh thiên nhiên.
![]() |
Về mặt phong thủy, nhà tựa lưng vào núi được coi là thế tốt |
Còn về mặt phong thủy, nhà tựa lưng vào núi được coi là thế tốt. Nhà ở xây dựng theo kiểu kết cấu “tiền đề hậu cao” (mặt trước thấp, mặt sau cao) là tốt nhất, gọi là “núi ôm nước bọc” (sơn hoàng thuỷ bão) hay “phụ âm bão dương”. Thế đất phía sau nhà cao hơn thế đất trước nhà, có cảm giác như dựa lưng vào núi, cũng được coi là “dựa núi”. Địa thế như vậy rất thích hợp với việc xây cất nhà ở. Gia chủ sẽ có cảm giác an tâm, tâm thế vững chãi không lo sợ gì hết, không gian phía trước rộng mở đồng nghĩa với nhìn xa trông rộng, tốt cho mọi mặt của cuộc sống.
Tuy nhiên cần lưu ý, việc xây nhà tựa núi cũng cần xem núi như thế nào. Nếu núi quá cao, quá dốc sẽ khiến gia chủ có cảm giác bất an, tinh thần luôn căng thẳng, đặc biệt còn tiềm tàng mối họa khi trời mưa to gió lớn. Vì vậy, xây nhà nơi thế núi thoải, không cao, không dốc sẽ là tốt nhất.
Hiện nay, người ta thường tìm nơi bằng phẳng để cất nhà dựng cửa. Tìm một nơi có tiền đề hậu cao sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên với một vùng bằng phẳng ta vẫn có thể tạo ra được thế tựa lưng vào núi với phương pháp nhân tạo như sử dụng các hòn non bộ. Đặc biệt trong thành phố, với các nhà chung cư cao tầng, các nhà biệt thự thấp tầng thường được xây dựng quay lưng lại với tòa chung cư và nhìn ra phía hồ, đây cũng là một việc làm mang tính ứng dụng phong thủy trong đời sống hiện đại tại thành phố. Tòa chung cư đóng vai trò là núi, mặt hồ trước mặt là tụ thủy của ngôi nhà.
Sofa trong phòng khách tựa vào tường
Phòng khách là nơi tập trung tài khí, phúc khí của cả gia đình, mà bộ ghế sofa chính là đồ vật quan trọng nhất nhì trong phòng khách.
![]() |
Sofa có chỗ dựa như có quý nhân đỡ đần, trợ lực để tiến về phía trước |
Ghế sofa đại diện cho quyền lực, sự nghiệp, địa vị xã hội và quan hệ ngoại giao của chủ nhân. Sofa có chỗ dựa như có quý nhân đỡ đần, trợ lực để tiến về phía trước. "Điểm tựa" sau ghế sofa mang nghĩa là lưng ghế sofa nên dựa vào một bức tường vững chắc. Nếu phía sau sofa là cửa sổ, là cửa ra vào hay lối đi lại, không gian trống, có nghĩa phía sau hư không chẳng có chỗ dựa vững chắc, khiến cho người ngồi có cảm giác không an toàn, kém thoải mái dễ chịu, không tốt về mặt phong thủy.
“Điểm tựa” của bàn làm việc
Phong thủy bàn làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, sự nghiệp, quan hệ xã giao của chủ nhân. Bàn làm việc dựa vào tường, tủ to thì sẽ nâng cao tín nhiệm, tăng cường quý nhân vận, giúp sự nghiệp hanh thông, thuận lợi hơn.
Đầu giường ngủ kê sát tường
Giường ngủ liên quan trực tiếp đến sức khỏe thể chất, tình cảm vợ chồng, thậm chí là sự nghiệp, tài lộc của người nằm trên đó.
![]() |
Khi đặt giường ngủ nên chọn vị trí đầu giường áp sát vào bức tường vững chắc |
Khi đặt giường ngủ nên chọn vị trí đầu giường áp sát vào bức tường vững chắc, như vậy mới có thể gọi là đầu giường có điểm tựa.
Giường ngủ không có chỗ dựa không tốt về mặt phong thủy, gia chủ có thể sẽ bị khó ngủ, mơ thấy ác mộng, tinh thần uể oải, tiền tài không tụ, vợ chồng cãi cọ, sự nghiệp lụi bại….
* Thông tin trong bài mang tính tham khảo
Minh Châu (Tổng hợp)
Chọn mảnh đất lành có sinh khí, vượng khí để làm nhà, gia chủ sẽ được che chở, gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.
" alt="Phong thuỷ nhà ở kiêng kỵ sofa không có điểm tựa"/>Trước đó, ngày 4/7, tại xã Quỳnh Giang (huyện Quỳnh Lưu), Công an huyện Quỳnh Lưu chủ trì, phối hợp phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Nghệ An bắt 2 đối tượng Nguyễn Trí Ngọc và Ngô Sỹ Thành về hành vi vận chuyển trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm.
Lực lượng chức năng đã thu giữ con hổ nặng 235kg, 1 xe ô tô, 2 điện thoại di động.
Vụ việc đang được Công an huyện Quỳnh Lưu điều tra mở rộng.
" alt="Bắt giữ 2 đối tượng vận chuyển con hổ nặng 235kg"/>![]() |
Bốn cha con anh Nguyễn Công Tuấn sống chen chúc tại ngôi nhà tí hon ở con hẻm 107 đường Bùi Viện. |
Sống trong nhà, ngủ… ngoài đường
Ba, bốn thế hệ sống chen chúc trong căn nhà “hộp” chỉ vỏn vẹn vài mét vuông suốt vài chục năm ròng là cảnh thường thấy ở con hẻm 185, Cống Quỳnh, quận 1. Ở hẻm này là địa điểm có những căn nhà chỉ rộng từ hơn mét vuông đến gần 10 mét vuông chen chúc nhau. Cư dân ở con hẻm đa phần đều là trẻ ở cô nhi viện lớn lên có gia đình, được cấp mảnh đất nhỏ để xây nhà ở. Từ đó thế hệ này tiếp nối thế hệ kia đều sống trong con hẻm này.
“Thật sự được chỗ để chui ra chui vào như vầy ở Sài Gòn đã là quí giá lắm rồi. Không dám mơ đến việc có tiện nghi hay thoải mái thêm nữa với hoàn cảnh của mình. Đã ở thành phố thì phải chấp nhận thôi”. Anh Tuấn cười buồn |
Căn nhà của bà Bùi Thị Kim Ngọc có chiều cao 1 mét 6 và chiều dài là 3 mét 9 nhưng có đến 3 thế hệ với 6 con người sinh sống. Nhà nhỏ, nên đồ đạc cái gì cũng nhỏ và được sắp xếp gọn gàng để bà Ngọc có chỗ để bàn máy may may gia công kiếm thêm thu nhập. Không gian nấu nướng và không gian cho những đứa trẻ cũng được thu gọn lại tối đa.
“Đa phần cư dân ở đây đều là trẻ cô nhi ở cô nhi viện, sau đó lớn lên có công việc rồi được cấp nhà. Hồi đó, một nhà có mấy hộ ở. Nhưng rồi sau này ngăn cách ra. Nhà nhỏ quá nên cũng chẳng có số riêng, tất cả giấy tờ kê khai, sổ hộ khẩu cho con cháu đi học đều lấy chung là hẻm 185 Cống Quỳnh”- bà Ngọc kể.
Sống ở môi trường chật hẹp, làm gì cũng không được thoải mái. Theo bà Ngọc, cơm thì chưa bao giờ cả nhà ngồi được vào cùng mâm mà ăn chung cả, chỉ có nấu sẵn rồi tùy ý ai muốn ăn gì thì lấy rồi ra một góc ngồi ăn. Nhiều khi muốn ăn được một bữa cơm quây quần cả nhà cũng khó.
Gia đình ông Trần Văn Đỏ ở trong con hẻm 56/69, đường Thích Quảng Đức, thuộc quận Phú Nhuận. Căn nhà như một cái chòi nhỏ có hình tam giác. Với một cạnh hơn 1m, hai cạnh dài 3m. Chóp tam giác là nhà vệ sinh. Bên ngoài vừa là nơi để chứa đồ, là nơi để nấu nướng và cũng là nơi ngả lưng của hai vợ chồng anh. Còn trên gác là nơi ở của 3 cậu con trai. “Nhà đông anh em, nên khi ra ở riêng, cha mẹ cho miếng đất nhỏ này nên hai vợ chồng đi mua thêm vật liệu về cất và ở cũng được hơn 15 năm nay”, ông Đỏ cho hay.
![]() |
Sống trong căn nhà nhỏ, bà Bùi Thị Kim Ngọc vẫn cố gắng thu xếp một góc để may vá gia công kiếm thêm thu nhập. |
Khác với gia đình ông Đỏ, gia đình bà Phan Thị Hoàng (62 tuổi) sống tại căn nhà trong con hẻm 408, đường Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) có chiều rộng 1,8m và dài 2m. Nhưng đây lại là nơi sinh sống của 7 người gia đình bà Hoàng suốt hơn 20 năm nay.
“Đến chỗ ngủ còn không đủ thì lấy đâu ra không gian mà ăn cơm với sinh hoạt gia đình. Mỗi lần đi vệ sinh, cả gia đình phải đi nhờ nhà hàng xóm. Diện tích của căn nhà chỉ đủ để cái gường tầng và vài thứ đồ đạc. Thấy thương con cháu nên tôi thường mang ghế xếp ra đường để ngủ và nhường chỗ lại cho mấy đứa nhỏ”, bà Hoàng tâm sự. Theo bà Hoàng nhà đã chật chội, tù túng nhưng giữa nhà còn có cây cột gỗ nên lại chật như nêm.
Chị Phan Thị Bé Ba, con gái bà Hoàng (39 tuổi) kể: “Trước năm 1975 gia đình tôi làm gì có nhà, cứ vật vạ ngoài đường vậy. Sau đó, chính quyền mới cấp cho căn nhà nhỏ này, tôi không nhớ rõ từ năm nào nhưng ở đây cũng phải hơn 20 năm rồi”. Ban đầu, chỉ vài ba người ở, nhưng sau con cái lập gia đình, sinh nở và sống ở đây luôn.
Bên trong căn nhà chỉ hơn 2 mét vuông lỉnh kỉnh tủ lạnh, tủ quần áo. Chỗ ngủ của ba thế hệ là chiếc giường tầng bằng sắt hoen gỉ. Khi có khách vào nhà, thì phải ra đường hoặc đứng ngoài cửa tiếp chuyện vì không còn chỗ vào nhà. Vì nhà chật nên bên trong nhà thường chỉ có 4 người.
Bi hài thuê nhà tắm, vệ sinh
Sống trong những căn nhà chật hẹp, nên các khoảng không gian dành cho việc vệ sinh hay phục vụ các nhu cầu thiết yếu cũng bị hạn chế rất nhiều. Ông Trần Văn Đỏ chia sẻ rằng, thiếu thốn, cấp bách nhất là nhà vệ sinh. “Nhà chật hẹp, đôi khi thành viên trong gia đình phải đi nhờ…nhà vệ sinh của hàng xóm. Việc đó rất bất tiện nhưng không thể nào tránh khỏi. Tôi cũng không biết làm gì ngoài việc đôi khi…gửi tiền cho hàng xóm như thuê nhà vệ sinh”, ông Đỏ trình bày.
![]() |
Cận cảnh không gian trong ngôi nhà tí hon của ông Trần Văn Đỏ |
Ông Mai Văn Lam, một hộ dân sống trong “xóm nhà hộp” này nói, dù sống trong nhà bằng “cái lỗ mũi”, bất tiện đủ đường nhưng mấy chục năm giờ cũng quen, quan trọng là liệu cơm mà gắp mắm. Khi được hỏi “gắp mắm làm sao”, ông Lam cười và cho biết: Nhà nhỏ nên vật dụng phải tối giản: không giường, không ghế, không tủ. Ngoài ra những thứ cần thiết thì treo hết: tivi treo, quạt treo... ban ngày xe cộ để hết ngoài đường. “Khách đến uống nước trên sàn, ăn cơm trên sàn, con cũng học trên sàn. Tối ngủ, ngoài 2 cái xe máy, mỗi người cũng còn được một hàng gạch (khoảng 40cm) cứ nằm thẳng ra mà ngủ thôi”, ông Lam chia sẻ.
Tuy đã sắp xếp hết sức chu đáo, nhưng ông Lam còn một điều băn khoăn, hiện con trai duy nhất của ông gần 30 tuổi đã đến tuổi lập gia đình, nhưng lấy vợ rồi về biết ở đâu. Ông đang dự định làm thêm cái gác xép để con trai lấy vợ. Cũng sống trong căn nhà chật hẹp, nhưng hoàn cảnh của anh Nguyễn Công Tuấn lại éo le hơn rất nhiều. Trong một cơn bạo bệnh, anh phải cắt bỏ đi đôi chân và hiện đang sống cùng 3 đứa con tại một căn nhà nằm ở hẻm 107 đường Bùi Viện, quận 1.
Không chịu nổi cuộc sống chật vật, vợ anh bỏ đi. Anh Tuấn hàng ngày đi bán vé số, tối về chui vào cái “ổ” mà anh gọi là nhà để nghỉ ngơi, chăm con. Hàng ngày, khi đến giờ tắm giặt, anh đều gửi các con qua nhà cô, chú để được chăm sóc. Riêng anh thì phải thuê “nhà tắm” của hàng xóm để sử dụng.
Theo Tiền Phong
5 bị cáo khác là Nguyễn Minh Công (cựu cán bộ Phòng TN&MT), Lục Văn Cường, Nguyễn Tuấn Anh (cựu cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố), Hoàng Minh Đức (cựu cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng) và Vũ Quý Dương (cựu Phó trưởng phòng TN&MT) nhận mức án từ 24- 36 tháng tù treo vì tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
VKSND TP Hà Nội (VKS) đã kháng nghị bản án vì cho rằng, TAND TP Hà Nội áp dụng tình tiết giảm nhẹ, mức án đối với bị cáo Khiêm và Gấm chưa phù hợp. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án mà Tòa tuyên cũng chưa hợp quy định của pháp luật.
VKS cho rằng, các bị cáo chỉ xuất trình được các giấy khen do UBND huyện Từ Liêm (cũ) cấp, ngoài ra không có tài liệu nào chứng minh thêm về thành tích trong quá trình công tác.
Việc án sơ thẩm áp dụng khoản 1, điều 51 cho tình tiết giảm nhẹ này là không có cơ sở.
Về hình phạt, VKS đưa ra quan điểm: Thiệt hại về tài sản của công ty TNHH phát triển THT mà các bị cáo đã gây ra đặc biệt lớn, hiện vẫn chưa được khắc phục.
Án sơ thẩm áp dụng khoản 1, 2, điều 54 BLHS năm 2015 để tuyên hình phạt đối với bị cáo Khiêm và Gấm dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3, điều 281, BLHS năm 1999 là quá nhẹ, không có căn cứ.
Theo VKS, các bị cáo chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, điều 51 nên mức án dành cho các bị cáo chưa tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội, chưa đảm bảo cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
Đền bù sai, thiệt hại ai phải gánh?
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, VKS cho rằng, thiệt hại do chính các bị cáo Khiêm, Gấm và Hương gây ra, cần phải buộc các bị cáo này có trách nhiệm bồi thường thay vì buộc hàng chục hộ gia đình đã nhận số tiền bồi thường hỗ trợ trái pháp luật phải có trách nhiệm hoàn trả cho công ty THT như bản án sơ thẩm đã tuyên.
VKS đề nghị Tòa án Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng sửa bản án sơ thẩm: Không án dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1, điều 51 và khoản 1, 2, điều 54 BHLS năm 2015 đối với các bị cáo Khiêm và Gấm. Đề nghị tăng mức hình phạt đối với các bị cáo này.
Buộc các bị cáo Khiêm, Gấm, Hương phải có trách nhiệm bồi thường cho công ty TNHH phát triển THT hơn 25 tỷ đồng.
Theo cáo buộc trước đó, triển khai dự án Tây Hồ Tây, công ty TNHH phát triển THT ký hợp đồng với trung tâm phát triển quỹ đất Hà Nội để bồi thường, giải phóng mặt bằng.
UBND huyện Từ Liêm ra quyết định thu hồi đất để bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Từ tháng 6-11/2010, 29 hộ dân có diện tích đất thừa (theo tiêu chuẩn mỗi khẩu được 525m2). Các hộ này đã tự điều chuyển cho 29 hộ khác với tổng diện tích 5.344m2 và có đơn xin điều chuyển đất nông nghiệp để được nhận tiền đền bù.
Thời kỳ đó, ông Nguyễn Hữu Khiêm là Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh và bị cáo Hương, Gấm là cán bộ xã đều biết việc làm của các hộ dân là trái luật, nhưng vẫn ký, đóng dấu xác nhận.
Các bị cáo khác dù không đến thực địa để xác minh hiện trạng đất nhưng đã ký vào biên bản điều tra xác minh để hoàn thiện hồ sơ.
Trên thực tế, không có việc xác minh hiện trạng đất, không đối chiếu hồ sơ quản lý đất đai. Phòng TN&MT huyện đã thẩm định nhưng cũng không đến thực địa để điều tra.
Dựa vào tờ trình cấp dưới, Chủ tịch UBND huyện đã ký quyết định phê duyệt phương án bồi thường cho 29 hộ gia đình nhận số tiền 20,9 tỷ đồng. Trung tâm phát triển quỹ đất đã trả tiền mặt cho các hộ dân.
Sau khi CQĐT vào cuộc xác minh, năm 2013, UBND huyện Từ Liêm mới ra các quyết định thu hồi và hủy bỏ quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường với 4 hộ dân số tiền là 576 triệu đồng. Đến nay còn 20,4 tỷ đồng chưa thu hồi được.
Cáo trạng còn thể hiện, từ tháng 6-11/2010, có 11 hộ gia đình kê khai 4.929m2 đất mương, đường giao thông là đất nông nghiệp để nhận bồi thường 5,9 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra xác định, 29 hộ nhận đất và 11 hộ gia đình kê đất nhận tiền đền bù sai quy định nhưng chưa đến mức xử lý bằng hình sự. Do thời hiệu xử phạt hành chính đã hết nên CQĐT không đề cập xử lý.
TAND TP Hà Nội mới tuyên phạt cựu Chủ tịch UBND xã Xuân Đỉnh Nguyễn Hữu Khiêm 8 năm tù vì tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
" alt="Kháng nghị vụ sai phạm trong dự án Tây Hồ Tây, Hà Nội"/>Theo đó, UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo, Sở Xây dựng khẩn trương thẩm định giá bán, giá cho thuê dự án nhà ở xã hội đã đưa vào sử dụng nhằm đẩy nhanh quá trình cấp sổ đỏ cho các dự án đã hoàn thành.
Đồng thời, Sở Xây dựng đôn đốc các chủ đầu tư tổ chức hội nghị nhà chung cư, bầu Ban Quản trị theo quy định; Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xã hội của khu nhà ở…
![]() |
Khu nhà ở thu nhập thấp tại Khu Đô thị Đặng Xá 1 (Gia Lâm, Hà Nội), cư dân về ở từ năm 2012, đến nay vẫn chưa được quyết toán giá, cấp sổ đỏ |
Đối với dự án đã được UBND Thành phố chấp thuận đầu tư, cho phép chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội nhưng chậm triển khai quá 12 tháng, giao Sở Xây dựng kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân, đề xuất để chủ đầu tư tiếp tục triển khai hoặc thu hồi giao chủ đầu tư khác có năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND thành phố trong tháng 9.
Đối với dự án đã được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương, giao chủ đầu tư nghiên cứu dự án nhưng chậm triển khai quá 12 tháng, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân, đề xuất để triển khai tiếp hoặc giao chủ đầu tư khác, báo cáo UBND thành phố trong tháng 9.
Theo VOV
Có sổ đỏ nhưng không xây được nhà" alt="Khẩn trương cấp “sổ đỏ” cho nhà ở xã hội"/>