Năm 2019, điểm chuẩn cao nhất vào quân đội là 27,09 thuộc về thí sinh vào Học viện Khoa học quân sự.Trong số 18 trường quân đội, Trường Sĩ quan phòng hóa có điểm chuẩn thấp nhất khi chỉ 15, cho cả thí sinh nam hai miền Bắc - Nam. Điểm chuẩn Trường Sĩ quan không quân cũng không khá hơn, khi chỉ 16.
Dù chỉ tiêu chỉ 4.822 thí sinh, ngay sau khi công bố điểm chuẩn, Ban tuyển quân sự Bộ Quốc phòng đã phát đi thông báo tuyển nguyện vọng bổ sung ở cả bậc đại học và cao đẳng 255 chỉ tiêu (trong đó có 230 chỉ tiêu hệ cao đẳng).
Một năm trước đó (2018), điểm chuẩn cao nhất vào quân đội là 27,75 dành cho thí sinh nam, quân khu IV, ngành Luật, Học viện Biên phòng. Nhưng trường này cũng có điểm chuẩn thấp nhất trong khối này khi thí sinh nam, quân khu IV, ngành Biên phòng chỉ 16,85 điểm.
Riêng Trường Sĩ quan phòng hóa, điểm chuẩn thấp nhất là 19,05 cho thí sinh nam miền Nam. Dù phải tuyển bổ sung 51 thí sinh, nhưng chỉ tiêu quân đội năm 2018 là 5.475 thí sinh cũng nhiều hơn năm 2019 hơn 650 em.
Trong khi đó, ở khối trường công an, sau nhiều năm chiếm lĩnh ngôi đầu điểm chuẩn năm 2019 được gọi là "lao dốc".
Chỉ còn 3 trường khối này được giao chỉ tiêu là Học viện An ninh nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy với chỉ tiêu 1.200 thí sinh, nhưng điểm chuẩn năm 2019 cao nhất là 26,64, vẫn thấp hơn năm 2018.
Riêng Học viện Cảnh sát nhân dân đã mất ngôi tốp đầu khi mức điểm chuẩn năm nay giảm quá mạnh. Ngành nghiệp vụ cảnh sát, phía Bắc với thí sinh nam, nếu như năm 2018 khối A1 là 27,15 thì năm nay lao dốc còn 19,62; khối D1 năm ngoái là 24,65 thì năm nay còn 19,88. Điểm chuẩn Học viện An ninh nhân dân cũng giảm mạnh trong đó ngành Nghiệp vụ an ninh đối với nam ở tổ hợp C01 giảm 2,35 điểm ở phía Bắc; 4,15 điểm ở phía Nam so với năm ngoái.
Khối các trường công an phải tuyển bổ sung 76 thí sinh (riêng Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy tuyển bổ sung nhưng không công bố chỉ tiêu).
Như vậy, chỉ tiêu tuyển sinh không tăng (thậm chí giảm) nhưng trong 2 năm liên tục, điểm chuẩn của các trường khối quân đội, công an giảm và đều tăng lượng thí sinh phải tuyển bổ sung.
Trong khi đó nếu so sánh, chỉ tiêu của mỗi khối này chỉ tương đương chỉ tiêu của một trường đại học thuộc khối dân sự, thậm chí chưa bằng chỉ tiêu của một trường đại học tư thục khối dân sự.
Vì sao mất ngôi đầu?
Theo ông Phùng Quán, Trường trực tuyển sinh, Trường ĐH Khoa học tự nhiên, (ĐH Quốc gia TP.HCM), nếu trước đây, các trường quân đội và công an có điểm chuẩn rất cao thì trong vòng 2 năm gần đây phải tuyển bổ sung bởi có nhiều lý do.
"Thứ nhất, "việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 06/8/2018 của Chính phủ giúp điều chỉnh, sắp xếp, bố trí lực lượng, giảm tỷ lệ cán bộ ở cơ quan Bộ Công an, tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, hướng về cơ sở và từng bước chính quy hóa lực lượng Công an xã, thị trấn nhưng bảo đảm không tăng biên chế chung cũng ảnh hưởng đến học sinh và phụ huynh.
Thứ hai, các chính sách tuyển sinh như điểm chuẩn quá cao ở các năm trước, tiêu chuẩn sức khỏe, tiêu chuẩn học lực của thí sinh các năm học THPT; tiêu chuẩn về chính trị… và đặc biệt là nghiêm cấm tình trạng thí sinh đăng ký sơ tuyển tại nhiều Ban tuyển sinh đã ảnh hương trực tiếp tới khối này.
Thứ ba, thí sinh đã đăng ký sơ tuyển vào các trường Bộ Công an, không đăng ký sơ tuyển vào các trường thuộc Bộ Quốc phòng (hệ quân sự)… và các trường công an và quân đội đều yêu cầu bắt buộc thí sinh phải qua vòng sơ tuyển mới đủ điều kiện để đăng ký xét tuyển vào trường" - ông Quán phân tích.
Theo ông Quán, những chính sách này làm học sinh và phụ huynh cân nhắc trước khi đăng ký vào hai khối trường này.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, nhìn nhận hiện nay khối quân đôi, công an đang bão hòa nên việc chỉ tiêu không tăng (thậm chí giảm), điểm chuẩn giảm và phải tuyển bổ sung là điều đương nhiên.
"Qua đó có thể thấy thị trường lao động quyết định tất cả. Ngành nào ra trường có việc nhiều lương cao thu hút nhiều thí sinh và ngược lại"- ông Dũng nói.
Theo ông Dũng, ngay cả nhưng ngành kỹ thuật dù được thu hút nhất như năm nay cũng tùy thuộc thị trường, có nhiều ngành khó tuyển vì ra trường ít việc hoặc có thì không đến lượt con em người lao động
Ở góc độ giáo viên phổ thông, theo ông Nguyễn Viết Đăng Du, Trường THPT Lê Quý Đôn, TP.HCM, chính những vụ bê bối của lực lượng công an làm hình ảnh của lực lượng này xấu đi trong xã hội, khiến các thí sinh thực dụng sẽ từ chối.
Ông Du cho rằng, đã đến lúc xem lại đầu ra của hai khối ngành này xem 100% tốt nghiệp có được phân công nhiệm sở hay không.
Xu hướng nào cho các trường công an?
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cho rằng nhóm ngành công an, quân đội vẫn còn thu hút thí sinh, tuy nhiên đang có dấu hiệu giảm và các học sinh loại giỏi có nhiều cơ hội ở các nhóm ngành khác nên số lượng giản hơn.
"Hiện nay thí sinh quan tâm đến cơ hội việc làm và cơ hội phát triển. Thí sinh thế hệ Z (sinh sau năm 2.000) có suy nghĩ khác. Các em đã có sự đánh giá và khám phá bản thân tốt hơn trước khi lựa chọn ngành, không phải chỉ chọn vì yếu tố việc làm nữa. Bằng chứng là các trường khối công an, quân đội và các ngành khối sức khỏe vẫn phải tuyển bổ sung"- ông Sơn nói.
Theo ông Sơn, cùng với sự tinh giản biên chế, những quy tắc đặt ra trong tuyển sinh, và sự suy nghĩ của thế hệ học sinh sau này, tương lai độ nóng của các ngành quân đội, công an sẽ giảm nữa.
Còn ông Phùng Quán cho rằng, không chỉ riêng khối quân đội, công an mà ghi nhận trong vài năm trở lại đây với ngành y, trừ các trường nổi tiếng thì các trường khác cũng khó khăn trong tuyển sinh.
"Điều đó có nghĩa học sinh và phụ huynh cân nhắc kỹ trước khi quyết định cho con mình học khối ngành này. Như vậy để đáp ứng xu hướng về nguồn nhân lực trong tương lai cần có chuyên môn giỏi, kỹ năng tốt, thái độ tích cực, và trong đó việc thành thạo sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ là quan trọng trong môi trường hội nhập của kỷ nguyên số".
Ông Quán cho rằng, hiện nay xu hướng tuyển sinh đã lệch chuyển cùng với sự chuyển dịch của lao động. Quan sát nhiều năm gần đây, nhóm ngành được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm bao gồm Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh tài chính cùng nhiều lĩnh vực khác….
Ý kiến của một chuyên gia tuyển sinh, nhóm các trường ngành quân đội, công an vẫn có sức hút nhưng không cao sẽ theo phân khúc địa lý. Những thí sinh ở các địa phương có xu hướng thi vào hai ngành này nhiều hơn. Còn ở Hà Nội, TP.HCM dù có số lượng học sinh lớn nhưng sẽ không phải là lựa chọn số 1.
"Xu hướng là ngành quân đội, công an sẽ giảm và các ngành có nhu cầu tuyển dụng cũng như mức lương cao được các em chọn lựa khá nhiều. Ngoài ra sự lựa chọn hệ CĐ cũng được các em quan tâm hơn, nhiều thí sinh đủ điểm chuẩn vào đại học nhưng vẫn chọn học cao đẳng vì chi phí học tập ít hơn và nhanh chóng tốt nghiệp để đi làm, và nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng cũng rất nhiều"
Lê Huyền

Cả 3 trường công an đều tuyển sinh đại học bổ sung năm 2019
- Các trường công an nhân dân vừa thông báo tuyển sinh bổ sung đại học hệ chính quy. Trong đó Học viện Cảnh sát nhân dân xét tuyển bổ sung 60 chỉ tiêu, còn Học viện An ninh nhân dân là 16 chỉ tiêu.
" alt="Điểm chuẩn hạ, phải tuyển bổ sung: Xu hướng nào cho tuyển sinh quân đội, công an?"/>
Điểm chuẩn hạ, phải tuyển bổ sung: Xu hướng nào cho tuyển sinh quân đội, công an?

- Cô giáo Phùng Thị Hà (Trường THPT Yên Lãng, huyện Mê Linh, Hà Nội) cho rằng nếu bản thân giáo viên tâm huyết và sáng tạo trong dạy học thì khoảng cách môn chính - môn phụ không còn là vấn đề, và môn học nào cũng có thể hút sự quan tâm của học sinh. Sáng tạo từ những điều gần gũi
Cô giáo Phùng Thị Hà hút sự chú ý khi là giáo viên môn Công nghệ - môn học vốn được coi là phụ - nhưng vượt qua nhiều giáo viên bộ môn khác lọt danh sách 50 cá nhân tiêu biểu nhận giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2016-2017.
|
 Cô giáo Phùng Thị Hà hướng dẫn và trực tiếp tham gia cùng học sinh tạo nên những sản phẩm giá trị hơn, tận dụng từ nguồn lực có sẵn từ địa phương. |
Điểm nhấn lớn nhất trong sáng tạo của cô giáo Hà là là ứng dụng kiến thức bộ môn vào thực tế.
“Bộ môn Công nghệ có 3 phần Trồng trọt, Chăn nuôi và Tạo lập doanh nghiệp. Tôi tìm cách xâu chuỗi các phần của bộ môn lại với nhau để ứng dụng vào thực tế, giúp học sinh định hướng phương án kinh doanh cho gia đình từ việc tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp đến tất cả những gì địa phương hiện có để xây dựng nên quy trình chuẩn chế biến sản phẩm. Các em tập làm quen với kinh doanh sau khi được hướng dẫn cách bán hàng hiệu quả, mang lại thu nhập cho gia đình”- cô Hà kể về cách làm của mình.
Nghe thì có vẻ... mơ hồ, nhưng sự dẫn dắt học sinh của cô giáo sinh năm 1983 đi từ những điều thiết thực, gần gũi với cuộc sống hàng ngày ở địa phương.
Trong môn học, cô Hà luôn định hướng học sinh biết cách thực hiện các kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với gia đình; chế biến những sản phẩm mà gia đình các em nuôi trồng được như: cốm, sữa chua túi, khoai lang lắc và khoai lang kén...
|
 Cô giáo Phùng Thị Hà (áo đỏ) đang hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức môn Công nghệ vào thực tiễn cuộc sống |
Trường THPT Yên Lãng nằm ở ngoại thành Hà Nội, đa số học sinh xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp. Thấy người dân vẫn theo thói quen cũ đốt rơm rạ khắp nơi mỗi khi vào vụ gặt mới, gây khói bụi, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và cuộc sống... cô Hà trăn trở: “Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng đốt rơm rạ? Làm thế nào để vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tế?”.
Sau nhiều ngày đau đáu, cô Hà nghĩ ra một số phương án hữu ích trong việc tái sử dụng rơm rạ để phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường.
Rồi sau đó, trong quá trình giảng dạy, cô Hà định hướng, cùng học sinh đưa ra và thực hiện các giải pháp như: dùng rơm làm thức ăn cho bò, làm phân bón, làm chổi, làm chất độn…, đặc biệt là làm nấm rơm. Những giải pháp này không những xử lí được vấn đề rơm rạ mà còn tạo được sản phẩm, tăng thu nhập, bảo vệ môi trường…
Không chỉ dừng lại ở lời nói, cô Hà còn trực tiếp thực hiện, hướng dẫn học sinh từ làm nấm đến kẹo lạc, kẹo vừng…
“Địa phương tôi có nhiều nhà làm kẹo, nên tôi định hướng các em phát triển các sản phẩm đó lên. Đơn giản như nổ bỏng ngô, không chỉ dừng lại ở nổ bỏng đơn thuần mà có thể cho thêm gừng và đường… sẽ cho ra những sản phẩm độc đáo, lạ vị và thu hút người mua hơn”.
|
 Với sự hướng dẫn của cô giáo, học sinh Trường THPT Yên Lãng có thể tự tạo nên các sản phẩm giá trị hơn |
Với phần “Kinh doanh”, không chỉ là dạy lại kiến thức lý thuyết, cô Hà còn giúp học sinh biết cách tiêu thụ những sản phẩm làm ra.
“Các em cùng trải nghiệm và thu về có thể chỉ 300-400 nghìn cho mỗi đợt bán hàng nhỏ, nhưng cái được là kiến thức, tư duy kinh doanh. Ở một số lớp, tôi định hướng cho các em thành lập “Hội kinh doanh nhỏ”, số tiền lãi thu được sẽ đưa vào quỹ lớp để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Việc này được các em hưởng ứng rất nhiệt tình vì vừa để gây quỹ vừa để thực hành kiến thức có hiệu quả” - cô Hà kể.
Ngoài ra, qua đó cô Hà cũng định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo nhóm, giúp các em phát huy khả năng của bản thân và có thể tự tin lập nghiệp ngay khi học xong THPT.
Nếu tâm huyết, môn nào cũng là chính
Chính sự nhiệt tình của cô đã truyền cảm hứng khiến học sinh yêu thích và vận dụng kiến thức bộ môn vào thực tiễn.
“Các em sẽ là những tuyên truyền viên hữu ích nhất, giúp lan tỏa nhanh nhất đến người thân. Tôi tin rằng nếu người thầy đem tâm huyết thực sự vào bộ môn, thì Công nghệ tuy “phụ” nhưng sẽ không hề “phụ” chút nào. Bởi thành quả tuyệt vời nhất của giáo dục là các em biết cách ứng dụng kiến thức, từ đó cải tạo và làm chủ cuộc sống, chứ không đơn thuần chỉ nói lý thuyết”.
|
 Các học sinh gần gũi hơn với cô giáo sau những giờ học là những trải nghiệm thực tế. |
“Mỗi môn học đều có những thế mạnh, khía cạnh riêng và cần phải giáo dục cho các học sinh một cách toàn diện. Kể cả các môn vốn được coi là phụ vẫn có thể sáng tạo được, thậm chí là sáng tạo rất nhiều.
Khi tôi làm những điều này, học sinh thực sự rất tập trung chứ không hề có tâm lý coi là môn phụ. Tôi nghĩ, nếu các giáo viên nỗ lực thì cũng chẳng có giới hạn là môn phụ - môn chính nữa” - cô Hà chia sẻ quan niệm về công việc của mình.
Cũng vì thế, cô Hà mong muốn ở các bộ môn khác ngoài kiến thức sách vở thì giáo viên cũng cần trang bị cho học sinh cách giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Khi tôi hỏiđiều chị trăn trở trước yêu cầu đổi mới giáo dục, câu trả lời là: “Tôi nghĩ dù có đổi mới ra sao đi chăng nữa cũng không đáng ngại, nếu mình đam mê và nhiệt tình trong công việc rồi cũng sẽ làm được”.
Tuy nhiên, cô Hà cũng nhìn nhận cần có chế độ hỗ trợ để giáo viên có thể thực hiện hóa được những ý tưởng đổi mới, sáng tạo chớm nở trong đầu. “Bởi nghĩ ra các ý tưởng là một chuyện, việc thực hiện sẽ mất thời gian, và để đến thành công hẳn cũng phải trải qua đôi ba lần thất bại, thử nghiệm”.
|
 Cô giáo Phùng Thị Hà nhận giải thưởng tại cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm |
Mười ba năm đứng trên bục giảng trên cương vị giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm lớp, bằng sự cảm thông chia sẻ, gần gũi, cô giáo Hà còn giúp học sinh cởi mở và thân thiện hơn.
Cô Hà luôn tâm niệm thước đo công sức, tâm huyết, sáng tạo của người thầy chính là sự trưởng thành của các học sinh. Trong tiết sinh hoạt lớp, cô hạn chế thấp nhất việc kiểm điểm, phê bình học sinh, thay vào đó là thường xuyên biểu dương khen thưởng kịp thời các em dù là những tiến bộ nhỏ nhất, thành lập các nhóm học sinh giúp đỡ nhau…, từ đó tạo động lực để các em chăm ngoan hơn.
Hẳn vì thế mà các lớp cô Hà giảng dạy luôn trong top đầu của trường, có nhiều học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, đạt giải cao trong các kì thi Olympic cấp cụm trường…
Với nỗ lực không mệt mỏi, cô Hà đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ như: giải Nhất giáo viên dạy giỏi, giải Nhì đồ dùng dạy học tự làm, giải Khuyến khích giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Thành phố và nhiều năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Thanh Hùng
" alt="Cô giáo môn Công nghệ giành giải nhà giáo tâm huyết sáng tạo"/>
Cô giáo môn Công nghệ giành giải nhà giáo tâm huyết sáng tạo