Có vẻ như va chạm đã xảy ra khi tài xế chiếc xe công-ten-nơ không thể nhìn thấy xe du lịch đang chuyển làn ở vị trí điểm mù của gương chiếu hậu. Clip do bạn Hoàng Quân (Hà Nội) chia sẻ.
Dưới đây là một số kinh nghiệm khi lưu thông cùng xe cỡ lớn đặc biệt hữu ích cho các bạn lái mới:
- Tránh đi quá gần các loại xe cỡ lớn. Nếu buộc phải đi sauthì hãy cố gắng để người lái xe lớn có thể nhìn thấy xe bạn qua gương chiếu hậu hai bên.
- Khi có xe lớn tiến lại gần, hãy nhường đường ngay khi có thể. Tuy nhiên, khi nhường đường, hãy phát tín hiệu nép vào lề phải bằng đèn báo rẽ.
- Khi chờ đèn đỏ tại các giao lộ, cố tránh đỗ phía sau các loại xe quá khổ, hoặc giữ khoảng cách xa hơn so với các loại xe khác. Điều này giúp bạn có tầm quan sát tốt hơn, tránh được bất trắc khi xe phía trước bị trôi, hay bị xe phía sau không làm chủ tốc độ lao tới (đặc biệt khi đang lái xe)
-Tránh đi song song với các loại xe cỡ lớn, đặc biệt là khi vào cua, để phòng trường hợp bị "cướp làn" hoặc bị đuôi chiếc xe cỡ lớn quệt vào.
- Chỉ vượt xe công-ten-nơ, xe moóc khi phía trước có đủ khoảng cách trống và không có xe đi ngược chiều. Nếu phía trước là các giao lộ hay đoạn đường có tầm nhìn bị hạn chế thì không nên vượt. Một điều quan trọng nữa là bạn đừng cố vượt khi tài xế xe phía trước chưa sẵn sàng nhường đường.
- Khi vượt, bạn cần phát tín hiệu với xe phía trước bằng đèn pha, còi và đèn báo rẽ để xin vượt. Điều này giúp lái xe phía trước biết vị trí xe bạn để xử lý tình huống đảm bảo an toàn.
- Hãy cân nhắc thật kỹ nếu bạn muốn vượt cùng lúc 2 xe cỡ lớn, bởi đây là tình huống tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao. Nếu thực sự phải vượt thì hãy cảnh giác và đánh giá tình huống (tốc độ, khoảng trống,...) thật cẩn thận.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Theo Dân trí
Thương lượng bất thành, anh Dương Văn Nam (Hà Nội) đã đến cơ quan Công an tỉnh Thái Nguyên tố cáo chủ showroom ô tô Thọ Hương (Thái Nguyên) vì lẩn trách nhiệm khi bán xe "cắm" ngân hàng với giấy tờ đăng ký xe nghi làm giả.
" alt=""/>Thử một lần ngồi trong xe bị côngBác sĩ thay van tim cho bệnh nhân bằng phương pháp mới không cần phẫu thuật. Ảnh: Nam Phương
Người đầu tiên là cụ ông T.S.C (81 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Người bệnh C. nhập viện cấp cứu vào buổi chiều ngày 28/12/2015 vì khó thở. Trong vòng một tháng trước đó, ông thường xuyên bị nặng ngực, thở gắng sức.
Các bác sĩ chẩn đoán ông bị suy tim mức độ III do hẹp van động mạch chủ nặng, đồng thời mang bệnh mạn tính là tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, bệnh thận mạn. Đến ngày 30/12/2015, ông C là người bệnh đầu tiên được thay van động mạch chủ qua ống thông. Sau đó, bệnh nhân đã tỉnh lại tiếp xúc tốt và qua kiểm tra siêu âm, điện tim các chức năng tim về mức bình thường.
Người thứ 2 là cụ Lê Thị K. (78 tuổi, ở Gia Lai) được thay van động mạch chủ qua ống thông. Tim bà K. có tình trạng hẹp khít van động mạch chủ do vôi hóa, van động mạch chủ của chỉ có 2 mảnh (van tim bình thường có 3 mảnh) đã 3 năm nay. Các bác sĩ chỉ định mổ để thay van tim cách đây nhiều năm, song do sức khỏe yếu nên gia đình chưa quyết định mổ. Sau điều trị, bà K. đã xuất viện, sức khỏe tốt.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vừa nhận chứng nhận độc lập làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da. Ảnh: Nam Phương
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch cho biết, từ 60 tuổi trở lên van tim bắt đầu bị thoái hóa. Các van tim dễ bị tổn thương và gây ra tình trạng hẹp van hoặc hở van. Khi van động mạch chủ bị hẹp, người bệnh thường có triệu chứng mệt, khó thở, có khi đau ngực, ngất, không điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong sau 2-3 năm rất cao.
"Thường các phương pháp truyền thống đặt van tim phải mở lồng ngực và dùng máy tim phổi nhân tạo và kéo dài 2-3 tiếng. Bệnh nhân phải nằm viện 2 tuần và mất 1-2 tháng mới hồi phục.
Với kỹ thuật TAVI, người bệnh sẽ được gây tê thay cho gây mê. Bác sĩ sẽ dùng ống thông đi qua động mạch đùi vào bên trong tim. Bên trong ống thông có một van tim nhân tạo được để sẵn, khi ống thông và van tim nhân tạo vào đúng vị trí, van nhân tạo này sẽ được bung ra thay thế cho van động mạch chủ cũ bị hẹp", bác sĩ Định nói.
PGS-TS-BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc BV ĐH Y Dược TP.HCM, đánh giá kĩ thuật trên có nhiều ưu điểm và thuận lợi cho người bệnh, cần áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, mặt hạn chế và rào cản chi phí cao vì chưa được bảo hiểm chi trả.
Phan Nhơn
" alt=""/>Những bệnh nhân đầu tiên được thay van tim qua da không cần mổ