Video HLV Akira Nishino trong buổi họp báo trước trận:Mở đầu buổi họp báo, HLV Akira Nishino thừa nhận ông có những áp lực nhất định trong chuyến làm khách trước tuyển Việt Nam, vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á, ngày 19/11.
|
HLV Thái Lan, Akira Nishino thừa nhận những áp lực gặp phải khi cùng Thái Lan tái đấu Việt Nam. Ảnh: SN |
Nhà cầm quân người Nhật chia sẻ: “Chơi trên sân nhà cảm giác an tâm hơn vì có CĐV hỗ trợ chúng tôi. Tôi thừa nhận trận gặp Việt Nam có đôi chút áp lực. Việc thi đấu trên sân khách tôi không phủ nhận điều này”.
Về việc đội tuyển Thái Lan bất ngờ thuê một sân tập cách trung tâm Hà Nội 40km và không cho phóng viên Việt Nam tác nghiệp, HLV Akira Nishino lý giải: “VFF có bố trí sân tập nhưng do chúng tôi có một số thay đổi nhân sự, chiến thuật, nên cần một sân tập khác và không có sự tham gia của báo chí. Tất cả những gì mà chúng tôi thể hiện ở trên sân Mỹ Đình chứ không phải sân tập.
Sân mà chúng tôi thuê còn vì ở đó có trang thiết bị khác với BHL, cầu thủ. Đó là quyết định sáng suốt, mang lại nhiều lợi ích hơn. Chúng tôi cần một sự riêng tư”.
HLV Akira Nishino đánh giá cao sự tiến bộ của tuyển Việt Nam, nhưng cũng không quên nhấn mạnh Thái Lan cũng đang hoàn thiện sức mạnh: “Trong thời gian tôi làm việc ở Nhật Bản, khi được LĐBĐ Thái Lan mời, tôi nhận thấy bóng đá Việt Nam đang lên, có nhiều kết quả tốt trên đấu trường quốc tế.
Còn cầu thủ Thái Lan có nhiều tiềm năng phát triển, có nhiều giải đấu nữa để thể hiện. Tôi biết một số thất bại của Thái Lan trước các đối thủ khác, nhưng chúng tôi đang tập luyện chăm chỉ, luôn cải thiện đấu pháp, tìm hiểu kỹ đối thủ, giành kết quả tốt cả trên sân nhà lẫn sân khách”.
Cuối cùng, HLV Akira Nishino cho biết: “Tôi thán phục về phong độ của tuyển Việt Nam gần đây. Họ có nhiều trận thắng với các đối thủ mạnh ở khu vực và châu lục. Đó là điều vô cùng tuyệt vời. Bóng đá Đông Nam Á có sự cạnh tranh, mỗi đối thủ có sự tiến bộ nhất định. Việt Nam và Thái Lan là kình địch từ lâu trong khu vực. Bóng đá Việt Nam giúp Thái Lan có sự học hỏi về sự tiến bộ, và cải thiện được bức tranh bóng đá khu vực”.
|
Thủ môn Kawin tuyên bố Thái Lan có sự chuẩn bị kỹ lưỡng đấu Việt Nam. Ảnh: SN |
Cũng có mặt trong buổi họp báo trước trận, thủ môn Kawin phát biểu với sự quyết tâm lớn: “Năm 2010, Thái Lan từng thắng tuyển Việt Nam ở Mỹ Đình. Đó là kỷ niệm đẹp. Thái Lan đã làm nên lịch sử ở Mỹ Đình. Chúng tôi có sự chuẩn bị kỹ để đối đầu với đối thủ mạnh. Trận đấu ngày mai mang tính quyết định cho cả hai đội. Chúng tôi sẽ chiến đấu hết mình.
So với thời HLV Kiatisuk các cầu thủ đã trưởng thành hơn về lối chơi và phong độ. Trận ngày mai toàn đội có sự đồng lòng, quyết tâm có trận đấu xuất sắc nhất trước một tuyển Việt Nam đang lên. Chúng tôi tập trung cao độ, làm hết mình vì màu cờ sắc áo”.
Nhiệm vụ của chúng tôi trong vòng bảng là thu được nhiều điểm số nhất. Trận ngày mai mang lại nhiều điều tích cực nếu thắng tuyển Việt Nam. Sân Mỹ Đình có nhiều CĐV, phong độ của tuyển Việt Nam không thể cản phá. Nhưng chúng tôi có sự quyết tâm và đoàn kết, sẽ giành kết quả tốt nhất”.
Huy Phong
" alt="HLV Thái Lan Akira Nishino nói gì trước trận Việt Nam Thái Lan?"/>
HLV Thái Lan Akira Nishino nói gì trước trận Việt Nam Thái Lan?
Xem toàn bộ nội dung buổi toạ đàm: Giáo dục nghề nghiệp - Bước chuyển mạnh mẽ thu hút giới trẻ.- Đào tạo đại học đang ngày càng phát triển về quy mô lẫn đa dạng các phương thức, nhiều đại học bây giờ còn tìm mọi cách để hút thí sinh. Liệu đây có phải là “cửa ải” khó vượt qua của các trường trung cấp, cao đẳng?
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội): Đây đúng cũng là một trong những vấn đề khó khăn đối với việc tuyển sinh của các trường cao đẳng, trung cấp.
Việt Nam là một quốc gia có tinh thần hiếu học, vì vậy mong muốn được học tập ở trình độ ĐH là hoàn toàn chính đáng của đại đa số người học khi rời ghế nhà trường phổ thông, do vậy phần lớn học sinh khi tốt nghiệp THPT đều nghĩ đến việc vào ĐH. Tuy nhiên có thể thấy để học tập ở trình độ đại học cần phải có một nền tảng kiến thức phổ thông tương đối vững chắc thì mới có kết quả học tập, nghiên cứu tốt.
Với tình trạng mở cửa hết mức trong tuyển sinh ĐH như hiện nay, những học sinh có kết quả học tập trung bình, thậm chí dưới trung bình vẫn có thể vào học đại học nếu như có nhu cầu (có những trường tuyển sinh chỉ cần đạt 12-15 điểm/3 môn đã trúng tuyển vào hệ đại học hoặc xét tuyển bằng học bạ theo tổ hợp môn).
Thời gian qua, quan niệm “trọng thầy hơn thợ” của các bậc phụ huynh và chính cả của học sinh đã gây trở ngại lớn trong việc thu hút thí sinh theo học giáo dục nghề nghiệp. Đây là khó khăn trong tuyển sinh đầu vào đối với các trường TC, CĐ khi mong muốn tuyển được những học sinh có kết quả học tập phổ thông ở mức khá, giỏi.
Đó cũng là lí do vì sao mà nhiều doanh nghiệp rất dễ tuyển người tốt nghiệp ĐH, nhưng lại gặp khó trong tuyển người có kỹ năng nghề do cung không đáp ứng được cầu. Chính vì thế, để tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ, các học sinh cũng cần cân nhắc kỹ những lựa chọn trước ngưỡng cửa tương lai.
|
Ông Vũ Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) |
Trong thời gian gần đây, do làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, người học và xã hội đã nhìn nhận lại và không còn nghĩ “đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp”. Đã có rất nhiều trường hợp ngay từ đầu đã lựa chọn học nghề tại các trường CĐ, thậm chí có nhiều em đang học ĐH nhưng bỏ dở để chuyển sang học nghề vì nhận thấy những hiệu quả rõ rệt trong việc tiết kiệm thời gian, chi phí, nhanh chóng có việc làm, có thu nhập và khi có điều kiện, có nhu cầu vẫn có thể tiếp tục học liên thông lên ĐH hoặc các bậc học cao hơn.
Vấn đề mấu chốt là giáo dục nghề nghiệp trong thời gian qua đã khẳng định được vị thế trong xã hội cũng như thị trường lao động. Đó chính là chất lượng đào tạo, gắn kết rất chặt chẽ với các doanh nghiệp, gắn tuyển sinh với tuyển dụng và thông qua việc giải quyết việc làm cho học viên ngay sau khi tốt nghiệp, thậm chí khi đang ngồi trên ghế nhà trường đã có việc làm và thu nhập ổn định. Điều quan trọng là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp không ngừng sáng tạo, chủ động trong công tác tuyển sinh và quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo để thu hút sự quan tâm của người học, đồng thời thể hiện trách nhiệm của nhà trường với người học và với toàn xã hội.
- Những kênh thông tin tìm kiếm việc làm và một số ví dụ về cơ hội việc làm, mức thu nhập tốt ở một số ngành nghề mà thị trường đang thiếu nguồn nhân lực?
Ông Vũ Văn Hà: Hiện nay công tác thông tin và truyền thông phát triển rất mạnh mẽ và đa dạng hóa các hình thức, công khai, minh bạch do đó các thí sinh có nhiều kênh thông tin để tìm kiếm cơ hội việc làm trong tương lai.
Thời gian qua, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp với Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các trung tâm giới thiệu việc làm trên khắp các tỉnh thành để tổ chức các chương trình định hướng, tuyển sinh gắn với tuyển dụng. Thông qua các chương trình đó, thí sinh có được những thông tin chính thống về cơ hội việc làm. Thí sinh có thể theo dõi tại địa chỉ website Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hay chính trên các trang thông tin điện tử của các trường.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cũng thành lập một tổ gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Qua đó nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp như thế nào sẽ được thông tin tới các thí sinh một cách tin cậy, sớm nhất. Tôi cho rằng đây là một cách thức hiệu quả trong thời gian vừa qua.
Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động: Những ngành nghề đang là xu hướng trên thị trường như cơ khí, công nghệ thông tin, marketing, quản lý du lịch, công nghệ thực phẩm,...
Trên thế giới hiện nay cũng có những nhu cầu về nhân lực giống như Việt Nam với lĩnh vực marketing bán hàng, kỹ sư, xây dựng và đặc biệt là chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra những ngành nghề liên quan đến công nghiệp 4.0 như sản xuất tự động hóa, thương mại điện tử, IT, thanh toán online, công nghệ trong tài chính,... trong tương lai sẽ là nhu cầu lớn của thị trường lao động không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới. Trong bối cảnh hội nhập nên các bạn trẻ phải hướng tới việc không chỉ làm việc ở Việt Nam mà có thể là ở quốc tế.
|
Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam |
Tuy nhiên, đến 65% số các công việc mà thế hệ Z- tức là thế hệ trẻ hiện nay đang còn ở phía trước và chúng ta cũng chưa thể xác định được. Vì vậy nhiệm vụ của các bạn trẻ là nắm bắt những kiến thức cốt lõi, kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, phản biện,... Với những hành trang như vậy thì tương lai dù có thay đổi ra sao thì các em đều có thể vượt qua.
- Kinh nghiệm cho các bạn trẻ, đặc biệt là các học sinh phổ thông bước vào độ tuổi trưởng thành đi làm trong việc việc hướng nghiệp, chọn nghề, chọn trường?
Anh Trương Thế Diệu, nhân viên Công ty TNHH Denso Việt Nam, giành Huy chương Bạc kỳ thi Tay nghề thế giới năm 2019: Kinh nghiệm của tôi khi chọn nghề này là đầu tiên phải biết được điểm mạnh của bản thân mình ở đâu, tiếp theo là xem điểm mạnh đó phù hợp với những ngành nghề nào và cuối cùng là xã hội đang cần những ngành nghề nào.
Lúc học THPT, tôi nhận thấy điểm mạnh của mình trong việc tưởng tượng các mặt cắt 3D của các vật thể. Theo tìm hiểu và hỏi các anh chị đi trước, tôi nhận được tư vấn rằng bản thân phù hợp với những ngành như cơ khí (có thể thiết kế hoặc gia công). Vì vậy đến năm học lớp 12, biết khả năng của mình không thể theo học các trường đại học tốt hay có cơ sở vật chất đủ để đáp ứng đào tạo ngành nghề mà mình muốn theo học nên lúc ấy tôi đã quyết định chuyển hướng sang học nghề để có thể phát huy tốt những khả năng của mình.
|
Anh Trương Thế Diệu, nhân viên Công ty TNHH Denso Việt Nam, giành Huy chương Bạc kỳ thi Tay nghề thế giới năm 2019 |
- Gia đình em khó khăn nên em không muốn theo học Đại học vì thời gian học khá lâu. Em dự định sẽ chọn học cao đẳng rồi sau này liên thông lên đại học, nhưng nếu học cao đẳng thì em sợ lại không tìm được việc làm. Thầy/cô có thể cho em lời khuyên em có nên học cao đẳng hay không? Hoặc có thể giới thiệu cho em trường cao đẳng nào có thể hỗ trợ cho em vừa đi học, vừa đi làm được không ạ? (Học sinh Trần Quốc Kiên).
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM): Con đường đề liên thông từ cao đẳng lên đại học hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên, học cao đẳng cũng có rất nhiều thuận lợi. Thứ nhất là thời gian học tập ngắn, đồng nghĩa với đó là chi phí giảm. Thứ hai sau khi tốt nghiệp rất dễ tìm kiếm được việc làm.
Ví dụ như tại Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp luôn lớn hơn số lượng học viên của trường tốt nghiệp hằng năm từ 5 đến 10 lần. Ví dụ trong mùa dịch Covid-19 này, số lượng doanh nghiệp đến đặt vấn đề với trường cũng vẫn rất nhiều. Do đó cơ hội việc làm đúng ngành nghề của trình độ cao đẳng cũng nhiều.
|
Ông Lê Đình Kha, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng (TP.HCM) |
Còn nếu em muốn tiếp tục học liên thông lên đại học, đối với những chương trình mà trường đạt chuẩn kiểm định, sau này có thể liên thông tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Tức nếu năm 2020 học xong CĐ có thể đi làm ngay hoặc có thể học tiếp thêm 1,5 năm nữa và tốt nghiệp tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
Ngoài ra, nếu khả năng tiếng Anh của em tốt thì có thể vừa đi học vừa đi làm tại các công ty đa quốc gia. Một số học viên của Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng hiện nay vẫn được các tập đoàn đa quốc gia vừa cho đi làm, vừa cho đi học như Unilever, Intel,... Chính vì vậy tôi nghĩ em nên mạnh dạn chọn vào các ngành nghề mà mình yêu thích, đăng ký xét tuyển vào hệ CĐ để có thể tốt nghiệp ra trường, đóng góp cho gia đình và xã hội sớm.
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông (TP.HCM): Trước hết bạn phải xác định khả năng tài chính, khả năng học tập của bản thân để lựa chọn có thể học đại học được hay không?
Trường hợp học đại học thời điểm này là không khả thi đối với bạn thì học cao đẳng là lựa chọn hợp lý. Cơ hội việc làm cho người tốt nghiệp trình độ cao đẳng là rất lớn, thậm chí, nhiều trường cao đẳng còn cam kết 100% việc làm sau khi tốt nghiệp. Tất nhiên, một trọng những điều quan trọng là bạn phải cố gắng đạt kết quả học tập tốt để ghi điểm đối với nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp.
- Hiện nay con tôi đang học lớp 9, tôi có định hướng sau khi cháu tốt nghiệp sẽ cho cháu đi học nghề Kỹ thuật chế biến món ăn chứ không đi học THPT nữa. Thầy, cô có thể cho tôi biết cháu có thể học được hay không và có trường cao đẳng nào tuyển học sinh tốt nghiệp THCS ngành này không? Liệu học như thế sau này nếu cháu có hướng học lên cao đẳng, đại học có bị thiệt thòi gì không?
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông (TP.HCM): Tuỳ thuộc vào trình độ đào tạo sẽ yêu cầu khác nhau. Sau khi tốt nghiệp THCS, cháu có thể đăng ký dự tuyển vào trình độ trung cấp.
Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định rất rõ về đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng, liên thông từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học. Vì vậy, cơ hội học tập lên trình độ cao hơn không bị hạn chế.
Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành, nghề Kỹ thuật chế biến món ăn. Xin phép được đưa ra một vài gợi ý như sau:
- Hà Nội: Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại; CĐ Du lịch Hà Nội
- Hải Phòng: CĐ Du lịch Hải phòng
- Đà Nẵng: CĐN Đà Nẵng, CĐ Du lịch Đà Nẵng
- Huế: CĐ Du lịch Huế
- Tp. Hồ Chí Minh: CĐ Viễn Đông; CĐ Du lịch Sài Gòn; CĐ Kỹ nghệ II.
|
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông (TP.HCM) |
- Tôi có con trai hiện đang học lớp 12 tại Trường THPT Phạm Văn Sáng, Hóc Môn, TPHCM. Tôi đang tìm hiểu trường cho cháu để tham gia xét tuyển. Gia đình thấy cháu rất đam mê ngành CNTT, tuy nhiên học lực của cháu chỉ đạt loại khá nên tôi đang hướng cháu đi học cao đẳng. Tôi thấy Trường CĐ Viễn Đông nằm trong khu phần mềm Quang Trung, gần nhà nên tôi muốn biết nếu cháu học ngành này thì chất lượng thế nào, sau này ra trường có được hỗ trợ việc làm hay không và đặc biệt có được làm tại các doanh nghiệp trong khu phần mềm không? Nhà trường có những chế độ chính sách học bổng nào cho các cháu không? -(Phụ huynh Nguyễn Văn Nam)
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Viễn Đông (TP.HCM): Về khối ngành CNTT, nhà trường đã được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp để tuyển sinh 3 ngành, nghề (Tin học ứng dụng; Truyền thông và mạng máy tính; Thiết kế đồ họa).
Quý phụ huynh có thể tham khảo cho con em mình theo học ngành, nghề nêu trên.
Trong quá trình học, học viên sẽ được trường hỗ trợ giới thiệu ngay việc làm bán thời gian đúng chuyên ngành trực tiếp tại các đơn vị doanh nghiệp về ngành CNTT gần trường.
Trường ký hợp đồng cam kết đảm bảo 100% việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp khối ngành CNTT nên phụ huynh và thí sinh có thể yên tâm.
Những thông tin này được chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề: "Giáo dục nghề nghiệp: Những bước chuyển mình mạnh mẽ thu hút giới trẻ" do báo VietNamNet phối hợp với Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 7/5 vừa qua.
Thanh Hùng
Trực tuyến: Giáo dục nghề nghiệp - Bước chuyển mạnh mẽ thu hút giới trẻ
Các khách mời tại trường quay VietNamNet từ Hà Nội và TP.HCM đã sẵn sàng tham gia tọa đàm trực tuyến về các cơ hội nghề nghiệp cho giới trẻ.
" alt="Những nghề đang thiếu nhân lực, có thu nhập tốt mà bạn trẻ có thể theo học"/>
Những nghề đang thiếu nhân lực, có thu nhập tốt mà bạn trẻ có thể theo học